Viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố và cách điều trị
Trungtamthuoc.com - Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa mà nhiều chị em gặp phải nhất, đặc biệt là trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như nhiễm vi trùng, nấm, kí sinh trùng ở vùng kín hoặc do nội tiết tố giảm sút. Vậy tại sao nội tiết tố thay đổi là khiến chị em dễ bị viêm âm đạo? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
1 Viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố là như thế nào?
Viêm âm đạo là tình trạng cơ quan sinh dục nữ mà cụ thể là vùng âm đạo bị viêm nhiễm do các tác nhân xấu nhứ nấm, vi khuẩn,... xâm nhập và phát triển mạnh gây ra.
Một trong các nguyên nhân khiến vùng kín dễ bị nhiễm khuân hơn là do cơ thể người phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết tố. Bởi vùng niêm mạc âm đạo chịu sự ảnh hưởng của nội tiết tố nữ để tạo ra các dịch nhày âm đạo bình thường và giữ mức pH ở dưới 4,5 thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi sinh sống. Khi nội tiết tố nữ bị rối loạn, môi trường âm đạo bị thay đổi, thành âm đạo mất đi lớp bảo vệ khiến âm đạo dễ bị tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm có hại phát triển.[1]
2 Cách xác định viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố là:
- Viêm không đặc hiệu, ít có khí hư, có thể có mủ hôi lẫn với máu.
- Bụng dưới đau trằn, âm hộ nóng rát.
- Vùng niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, có thể viêm đỏ.
- Khi thăm khám bị đau vùng kín.
- Tiểu rắt, tiểu buốt.
Soi tươi dịch âm đạo thấy tế bào trung gian, có thể phát hiện ra vi trùng.
3 Những ảnh hưởng khi nữ giới bị suy giảm nội tiết
Không chỉ là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc viêm âm đạo hơn, rối loạn nội tiết tố còn có ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sức khỏe và tâm lý của phái nữ. Ví dụ như:
- Rối loạn kinh nguyệt: có thể là rong kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh,... thậm chí là gây vô sinh.
- Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo,...
- Mắc bệnh lý về huyết áp, thường là tăng huyết áp.
- Da bị mụn, nám, tàn nhang, mất đi sự mịn màng,...
- Tăng cân, béo phì, mông ngực chảy xệ,...
- Tâm lý tiêu cực, dễ cáu gắt, buồn vui thất thường.
4 Điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết
Viêm âm đạo co thiếu nội tiết tố chủ yếu được điều trị tại chỗ bằng các dạng kem bôi hoặc viên đặt âm đạo trong 15 đến 20 ngày.
Một số loại thuốc thường được dùng là:
- Cream estrogen bôi âm đạo.
- Estriol 0,5mg đặt âm đạo.
- Promestriene 10 mg đặt âm đạo.
- Cream Promestriene bôi âm hộ, âm đạo.
Nếu có bội nhiễm vi khuẩn cần sử dụng thêm kháng sinh toàn thân như Cephalexin, Ofloxaxin, Doxycycilin,...
Dùng thêm các thuốc chống co thắt như No-spa, Spasless,... nếu cần thiết.
Ngoài ra, chị em cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, cung cấp đủ chất để cơ thể tự bù đắp lại lượng nội tiết tố bị thiếu hụt.
Việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp cũng là cách bảo vệ niêm mạc thành âm đạo, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây hại, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Lưu ý:
- Sau khi điều trị đợt cấp cần phải duy trì để trị dứt điểm bệnh.
- Nếu có dấu hiệu bất thường cần tái khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
- Nên khám phụ khoa định kì để phát hiện và chữa trị sớm, tránh để bệnh nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó chữa trị hơn.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: M Sillem, T Rabe, B Runnebaum (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Effect of central and ovarian endocrine disturbances on the female genital tract--clinical signs and symptoms, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.