0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

, 4 phút đọc

, Cập nhật:
Xem:
2233

Trungtamthuoc.com - Trong vòng vài tuần sau khi sử dụng các thuốc giảm đau kết hợp giảm vận động mà các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giản, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu với các tư thế và bài tập được thiết kế để giảm thiểu sự đau đớn của một đĩa đệm thoát vị.

1 Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Thoát vị đĩa đệm là gì? Tại sao nó lại nguy hiểm nếu không được chữa trị?

Đĩa đệm chính là phần nằm giữa các đốt sống, nó chịu áp lực cho cột sống đè lên và có nhiệm vụ tạo sự dẻo dai trong vận động. Xung quanh đĩa đệm là lớp vỏ, ở giữa có lớp nhân nhầy, khi lớp nhân này thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng là hai tình trạng  phổ biến nhất của căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm 

Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh này xảy ra? Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

  • Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh, lúc này đĩa đệm và cột sống sẽ bị thoát hóa xơ cứng, dễ bị tổn thương.
  • Ngồi và làm việc sai tư thế, hoặc vận động quá sức, đặc biệt là mang vác vật nặng trên lưng dễ làm ảnh hưởng đến đốt sống.
  • Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải: ví dụ như tình trạng gù, vẹo cột sống
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố được biết đến với nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh, khả năng cao con cái của họ cũng dễ mắc bệnh.
  • Cân nặng: Khi thừa cân sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đĩa đệm cột sống, tăng nguy cơ mắc bệnh.

2 Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

Một số triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

Đau nhức tay hoặc chân: cơn đau đột ngột sẽ lan tỏa từ cổ, thắt lưng xuống các chi. Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài từ vài ngày, vài tuần cho đến vài tháng. Cũng có các cơn đau dữ dội, tăng lên khi vận động.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Tê bì chân tay: đĩa đệm thoát vị chèn ép rễ thần kinh, do đó sẽ có cảm giác tê bì, đau nhức ở cổ, thắt lưng, sau đó kéo xuống tay chân. Người bệnh sẽ thấy giống như có kiến bò khắp trong người...

Yếu cơ, bại liệt: triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã trở nặng, bệnh nhân sẽ khó đi lại, vận động khó khăn, gây teo cơ, teo chân.

3 Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh có thể sẽ tiến triển, xuất hiện các biến chứng như:

Rối loạn đại tiểu tiện, không tự chủ, người bệnh ban đầu có thể bí tiểu, sau đó chuyển sang giai đoạn đái dầm, nước tiểu chảy không thể kiểm soát một cách thụ động.

Bại liệt, tàn phế: biến chứng này có thể coi là nặng nề nhất, bệnh nhân mất khả năng vận động, chỉ có thể nằm im một chỗ, mọi hoạt động phải có sự trợ giúp từ người chăm sóc.

Teo cơ chi: Thoát vị đĩa đệm chèn ép, ngăn cản sự lưu thông của máu đến các cơ, do đó cơ bị teo dần vì không được cung cấp chất dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống.

Rối loạn cảm giác: Biến chứng thường gặp nhất là tê chân. Các rễ thần kinh chịu tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh thất thường.

Hội chứng đau khập khiễng cách quãng: Đây là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, biểu hiện đi được một bước phải nghỉ ngơi một lúc.

Thoát vị đĩa đệm sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Thoát vị đĩa đệm sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Thoát vĩ đĩa đệm có chữa được không? Có nhiều phương pháp điều trị bệnh được áp dụng như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tùy theo đáp ứng và tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin đề cập đến phương pháp vật lý trị liệu.

4 Vai trò của vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong vòng vài tuần sau khi sử dụng các thuốc giảm đau kết hợp giảm vận động mà các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giản, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu với các tư thế và bài tập được thiết kế để giảm thiểu sự đau đớn của một đĩa đệm thoát vị.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có tác dụng giúp giảm đau, hạn chế tình trạng khối thoát vị chèn ép các dây thần kinh do sai tư thế trong lao động, sinh hoạt. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu sẽ giữ cột sống ở vị trí bình thường không bị tổn thương thêm trong tất cả các hoạt động hằng ngày.

Vật lý trị liệu chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa lành hoàn toàn được bệnh. Do đó, ngoài vật lý trị liệu, bệnh nhân cần kết hợp điều trị với các phương pháp khác.[1]

5 Các phương pháp vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể sử dụng như:

Massage mô sâu: Tác dụng của phương pháp này giảm căng cơ bắp ở khu vực bị ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm, giúp giảm đau ngắn hạn cho những người thường xuyên bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Massage mô sâu trị thoát vị đĩa đệm
Massage mô sâu trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp chườm nóng, lạnh: phương pháp vật lý tri liệu thoát vị đĩa đệm dùng nhiệt giúp tăng lưu thông máu đến khu vực mục tiêu. Máu đến các khu vực bị tổn thương, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng và oxy đồng thời loại bỏ các chất phụ thải từ các cơn co thắt. Ngược lại, liệu pháp áp lạnh làm chậm lưu thông máu, giảm co thắt cơ và hạn chế cơn đau.[2]

Liệu pháp chườm nóng, lạnh
Liệu pháp chườm nóng, lạnh

Thủy liệu pháp: Thủy liệu pháp cũng là một trong những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần ngồi trong bồn tắm chứa nước hoặc tắm dưới vòi hoa Sen ấm áp để thư giãn giúp làm dịu các cơn đau.

Ngoài ra, còn có các phương pháp như:

Kéo giãn bằng máy giảm áp cột sống DTS: Bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm trên máy vận động, sau đó điều chỉnh lực nắn chỉnh phù hợp để giúp cơ xương khớp được thư giãn, tăng khả năng linh hoạt của khớp. Cột sống từ đó cũng được kéo giãn và tạo khoảng trống để đĩa đệm dần phục hồi.

Nắn chỉnh bằng tay: Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số động tác trị liệu (có thể nằm, ngồi hoặc đứng tùy trường hợp) hay các bài tập vận động khoa học, nhằm tác động một lực phù hợp lên hệ xương khớp, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Nấn chỉnh xương khớp bằng tay trong trị liệu
Nấn chỉnh xương khớp bằng tay trong trị liệu

Các phương pháp trên có thể kết hợp với các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa nắn bằng tay.. để tăng hiệu quả điều trị.

Các trường hợp không nên sử dụng vật lý trị liệu:

  • Gãy xương.
  • U cột sống.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: T Stoll, D Germann, H Hagmann (Ngày đăng: tháng 8 năm 2001). [Physiotherapy in lumbar disc herniation], PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia MayoClinic (Ngày đăng: Ngày 26 tháng 9 năm 2019). Herniated disk, MayoClinic. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
Ngày đăng

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      logo
      Nhà thuốc uy tín số 1 Nhà thuốc
      uy tín số 1
      Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100%
      chính hãng
      Dược sĩ giỏi tư vấn miễn phí Dược sĩ giỏi tư
      vấn miễn phí
      Giao hàng toàn quốc Giao hàng
      toàn quốc
      Gửi
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      1900 888 633