1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Mật được sản xuất như thế nào? Vai trò và thành phần của mật

Mật được sản xuất như thế nào? Vai trò và thành phần của mật

Mật được sản xuất như thế nào? Vai trò và thành phần của mật

Trungtamthuoc.com - Mật được sản xuất tại gan và được dự trữ tại túi mật. Mật là một chất lỏng trong suốt có màu thay đổi tùy theo mức độ cô đặc và thành phần của sắc tố chứa đựng, từ màu xanh tới màu vàng. Thành phần chủ yếu của mật là muối mật, chiếm khoảng 50% các chất hòa tan của mật. Ngoài ra trong mật còn có các sắc tố mật (bilirubin), cholesterol, lecithin và các chất điện giải như Na+, K+, Ca2+, Cl-, HCO3-.

1 Các thành phần trong mật

1.1 Muối mật

Muối mật là thành phần duy nhất của mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu mỡ. Các tế bào gan bài tiết khoảng 0,5g muối mật mỗi ngày. Tiền chất của muối mật là cholesterol, nó được chuyển thành acid cholic hoặc acid chonodesoxycholic. Các acid này gắn với glycin và taurin để tạo ra acid glycocholic và acid taurochonic. Muối của các acid này được bài tiết vào mật.[1]

Hình ảnh túi mật
Hình ảnh túi mật

Ở dạng cấu trúc không gian của muối mật, tất cả các nhóm phân cực ở về một phía, nhóm không cực về một phía, tác dụng như một chất nhũ hóa, làm giảm sức căng bề mặt giữa pha dầu (mỡ) và pha nước. Đồng thời dưới sự co bóp của ruột thì các hạt mỡ vỡ thành các hạt có kích thước rất nhỏ để các men Lipase có thể tiếp xúc và tác dụng trên bề mặt các hạt mỡ đó.

Muối mật giúp cho sự hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid là aicd béo, monoglycerid, cholesterol và các lipid ở ruột non bằng cách cùng với lipid tạo ra những phức hợp rất nhỏ, chúng có thể hòa tan trong nước nhờ nhóm thân nước của muối mật, sau đó được hấp thu nhờ tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

Muối mật cũng cần thiết cho hấp thu và quá trình chuyển hóa của những vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, K, E.

Khi bài tiết mật giảm, dẫn tới tiêu hóa lipid giảm, hàm lượng lipid trong phân tăng lên, đồng thời xuất hiện các triệu chứng thiếu vitamin đặc biệt vitamin K.

Các thành phần trong mật
Các thành phần trong mật

1.2 Sắc tố mật

Nguồn gốc của sắc tố mật do tế bào liên võng và tế bào Kuffer của gan sản xuất ra từ hemoglobin trong quá trình tiêu hủy hồng cầu ở gan.

Sắc tố mật không có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhưng ở ruột, một phần bilirubin liên hợp chịu tác động của hệ vi sinh vật sống trong ruột chuyển thành stercobilin có tác dụng nhuộm vàng các chất, những dịch có chứa nó, vì vậy bình thường phân có màu vàng.

Khi sắc tố mật không xuống được ruột (do tắc mật hay xơ gan,..), sắc tố mật bị ứ lại trong máu làm phân mất màu vàng.

1.3 Cholesterol

Các tế bào gan sản xuất muối mật từ cholesterol, hay nói cách khác cholesterol là nguyên liệu chính sản xuất muối mật. Cholesterol không tan trong nước, nhưng dưới sự nhũ hóa của lecithin và muối mật, chúng không bị kết tủa. Lượng cholesterol trong mật phụ thuộc vào lượng lipid ăn hàng ngày. Do đó, nếu ăn nhiều lipid trong một thời gian dài thì có thể bị sỏi mật.

Ngoài ra, khi các tế bào biểu mô túi mật bị viêm mạn tính, dẫn tới hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecithin, làm cho cholesterol bắt đầu bị kết của, dần dần sỏi mật được hình thành.[2]

2 Quá trình bài tiết dịch mật

Quá trình bào tiết dịch mật được chia thành 2 giai đoạn như sau:

2.1 Sự bài tiết mật

Mật được sản xuất liên tục từ các tế bào gan, qua các ống dẫn mật rồi được đưa xuống dự trữ và cô đặc ở túi mật, từ đó được bơm vào ruột trong các bữa ăn để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Thể tích tối đa của tủi mật khoảng 20-60ml, trong khi đó lượng dịch mật bài tiết ra trong 12h là 450ml, lượng mật này vẫn được dự trữ trong túi mật vì nước và các chất điện giải khác được niêm mạc túi mật hấp thu liên tục. Do đó các thành phần khác của mật như muối mật, cholesterol, lecithin, bilirubin được cô đặc trong túi mật. Khả năng cô đặc tối đa lên tới 12 đến 20 lần.

Lượng mật được gan tiết ra hàng ngày trung bình khoảng 1 lít. Tuy nhiên sự bài tiết mật ở gan phụ thuộc rất nhiều vào lượng muối mật trong tuần hoàn gan ruột, lượng muối mật càng lớn thì khả năng bài tiết mật của gan càng lớn.

Quá trình bài tiết dịch mật
Quá trình bài tiết dịch mật

2.2 Sự bài xuất mật

Bài xuất mật từ túi mật vào tá tràng được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch gây co bóp túi mật và giãn cơ vòng oddi.

Cơ chế thần kinh: Khi bị kích thích, hệ thần kinh ruột sẽ làm các sợi thần kinh này bài tiết cetylcholin, có tác dụng làm cho túi mật co lại bơm mật đã được cô đặc xuống tá tràng. Khi tiêu hóa, phản xạ co bóp túi mật đẩy mật xuống ruột.

Cơ chế thể dịch: Khi thức ăn vào tá tràng, sự có mặt của mỡ trong thức ăn sẽ kích thích niêm mạc tá tràng và phần trên hỗng tràng bài tiết chất làm co bóp túi mật gọi là hormon cholecyskinin. Chất này làm co bóp túi mât và giãn cơ vòng oddi, do đó mật được bài xuất vào tá tràng. Khi thức ăn ít mỡ, sự bài xuất này sẽ giảm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: James L. Boyer (Ngày đăng: ngày 10 tháng 7 năm 2014). Bile, Medline Plus. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medline Plus (Ngày đăng: ngày 13 tháng 8 năm 2020). Bile, Medline Plus. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633