Vaccine HPV tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có mấy loại? Giá bao nhiêu?
Trungtamthuoc.com - ung thư cổ tử cung xếp thứ 4 loại ung thư phổ biến của phụ nữ trên thế giới, được thống kê năm 2022 với khoảng 660.000 ca mắc mới. Trong đó nhiễm virus HPV là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hiện nay. Các loại vacxin ngăn ngừa HPV trên toàn cầu đều giúp chống lại các loại HPV chủng 16 và 18, tác nhân gây bệnh cao nhất với hiệu quả cao. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về vắc xin HPV trong bài viết dưới đây.
1 Vacxin HPV là gì? Tác dụng của vaccine HPV?
Virus Human Papilloma còn gọi tắt là virus HPV chỉ nhóm virus có hơn 150 loài , trong đó khoảng 40 loại có khả năng lây nhiễm qua đường sinh dục và gây các bệnh nghiêm trọng như các bệnh ung thư ở cổ tử cung, âm đạo, hậu môn.[1]
Vắc xin HPV được coi như cách phòng bệnh đặc hiệu tránh khỏi nhiễm các loại virus HPV phát triển thành ung thư. Đây là cách được chứng minh đem lại hiệu quả cao và an toàn nếu bạn phơi nhiễm với chủng này.
Tuy nhiên vắc xin chỉ phòng ngừa nhưng không mang lại tác dụng điều trị, nên nếu đã tiếp xúc thì cần quan sát cơ thể, nếu có bất cứ bất thường nào nên đến bệnh viện gần nhất thăm khác hoặc nên tầm soát ung thư hàng năm.
Vaccine có thể bảo vệ khỏi những chủng virus chưa từng bị phơi nhiễm, cả loại nguy cơ cao và nguy cơ thấp, cụ thể là có khả năng ngăn ngừa các bệnh dưới đây:
- Ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ ở nữ
- Ung thư dương vật ở nam
- Ung thư hậu môn, ung thư vòng họng
- Mụn cóc sinh dục
Không phải tất cả các loại vắc xin đều có tác dụng như nhau, vì mỗi loại sẽ chống lại các chủng khác nhau. Ngày nay phổ biến 2 loại vacxin 4 chủng và 9 chủng.
2 Các loại vaccin HPV?
Vaccine ngừa virus HPV được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Các loại vacxin được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới từ 9-26 tuổi và khoảng 11-12 tuổi là tốt nhất và nên trước khi quan hệ tình dục. Khả năng phòng bệnh của vắc xin lên đến 30 năm kể từ mũi tiêm phòng cuối cùng. Hiện nay Việt Nam chủ yếu dùng 2 loại kháng sinh của Gardasil (Mỹ) là Gardasil và Gardasil 9
2.1 Vắc xin Gardasil
Vắc xin Gardasil được sản xuất bởi hãng dược hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme của Mỹ, và được phê duyệt phòng ngừa các bệnh do 4 tuýp HPV gây ra ở đường sinh dục như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo… vaccine chỉ đinh ở bé gái và phụ nữ trong khoảng 9-26 tuổi bất kể có gia đình hay đã quan hệ hay không [2] . Cụ thể các tuýp virus mà vắc xin Gardasil chống lại gồm:
- HPV-16 & HPV-18: liên quan đến 70% bệnh ung thư cổ tử cung, 90% bệnh ung thư hậu môn và nhiều bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến cổ họng và bộ phận sinh dục
- HPV-6 & HPV-11 : gây ra 90% mụn cóc sinh dục
2.2 Vắc xin Gardasil 9
Là loại vắc xin đặc biệt được cấp phép gần đây để phòng ngừa virus HPV cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi, vắc xin được sử dụng đầu tiên tại Mỹ từ năm 2017 và đến nay đã được tiêm tại hơn 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vắc xin có thể phòng đến 9 tuýp virus, hiệu quả lên đến 90% đối với các bệnh đường sinh dục ở cả nam và nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ…[3]
- HPV-16 & HPV-18 . Đây là hai chủng HPV có nguy cơ cao phổ biến nhất. Những chủng này gây ra 70% bệnh ung thư cổ tử cung, 90% bệnh ung thư hậu môn và nhiều bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến cổ họng và bộ phận sinh dục.
- HPV-31, 33, 45, 52 & 58 . Cùng với nhau, những chủng này gây ra thêm 20% số ca ung thư cổ tử cung.
- HPV-6 & HPV-11 . Những chủng này gây ra 90% mụn cóc sinh dục. Chúng được coi là có nguy cơ thấp vì chúng không gây ung thư.
Dưới đây là bảng so sánh tổng quát 2 vaccine Gardasil và Gardasil 9
Tiêu chí | Gardasil | Gardasil 9 |
Phòng bệnh | Ung thư cổ tử cung Ung thư âm hộ Ung thư âm đaọ Mụn cóc sinh dục Các tổn thương tiền ung thư và loạn sản | Ung thư cổ tử cung Ung thư âm hộ Ung thư âm đaọ Mụn cóc sinh dục Các tổn thương tiền ung thư và loạn sản Ung thư hậu môn Ung thư dương vật Ung thư hầu họng |
Phòng các chủng virus | 4 chủng virus HPV 6,11,6 ,18 | 9 chủng là virus HPV 6,11,16,18,31,33,45,52,58 |
Đối tượng | Trẻ gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi | Trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi |
Lịch tiêm | 3 liều trong 6 tháng | 2-3 liều tuỳ độ tuổi |
3 Chích ngừa HPV cần tiêm mấy mũi?
Vắc xin HPV thường cần tiêm từ 2-3 mũi tuỳ vào từng trường hợp và các loại vắc xin khác nhau. Cụ thể:
3.1 Vắc xin Gardasil
Phác đồ tiêm chủng được khuyến cáo tiêm 3 mũi gồm:
- Mũi 1 tiêm lần đầu tiên
- Mũi 2 tiêm cách mũi đầu tiên 2 tháng
- Mũi 3 tiêm cách mũi thứ hai 4 tháng
Cách sử dụng:
Vắc xin được chỉ định tiêm bắp tay gần vai hoặc vùng trên đùi
Không pha loãng dịch tiêm, tiềm liều duy nhất 0,5ml
Trước khi dùng lắc kỹ lọ để được hỗn dịch màu trắng
Loại bỏ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
Sử dụng bơm vô khuẩn và tiêm ngay sau khi hút ra
3.2 Vắc xin Gardasil 9
Độ tuổi | Phác đồ |
9 tuổi đến dưới 15 tuổi | Phác đồ 2 mũi Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi |
Phác đồ 3 mũi (0-2-6) Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi | |
15 tuổi đến dưới 45 tuổi | Phác đồ 3 mũi (0-2-6) Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi |
Phác đồ tiêm nhanh Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. |
Cách sử dụng:
Vắc xin được chỉ định tiêm vào bắp cơ delta phần trên cánh tay hoặc vùng trước đùi.
Không được tiêm dưới da, trong da hoặc tiêm vào mạch máu
Trước khi dùng lắc kỹ lọ để được hỗn dịch màu trắng
Loại bỏ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
Sử dụng bơm vô khuẩn và tiêm ngay sau khi hút ra
4 Ai nên chích ngừa HPV?
Mọi người, bất kể giới tính , nên tiêm vắc-xin trước khi tiếp xúc với vi-rút HPV qua quan hệ tình dục. Hãy nhớ rằng - vắc xin HPV chỉ có thể bảo vệ khỏi các chủng vi rút HPV mà bạn chưa bị nhiễm. Các khuyến nghị về độ tuổi từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) để tiêm vắc xin như sau:
- Trẻ từ 9-12 tuổi: trẻ gái có thể tiêm phòng HPV từ 9 tuổi mà không cần lo ngại vấn đề gì. Độ tuổi khuyến cáo tốt nhất lúc trước là từ 11-12 tuổi. Tuy nhiên mục tiêu thật sự của tiêm chủng là phòng ngừa virus trước khi quan hệ tình dục và có nguy cơ mắc bệnh.
- Trẻ từ 13 tuổi đến người lớn dưới 26 tuổi: nhiều nghiên cứu cho thấy dưới 26 tuổi khi tiêm phòng HPV mang lại hiệu quả điều trị cao, kể cả chưa có hoặc đã có quan hệ tình dục trước đó
- Người từ 27-45 tuổi: FDA đã phê duyệt cho người từ độ tuổi 27-45 có thể tiêm phòng HPV từ năm 2018, và gần đây Bộ Y tế cũng đã mở rộng cho tiêm chủng đến độ tuổi này. Đã có các nghiên cứu cho thấy vắc xin ngăn ngừa được HPV ở người độ tuổi này. Vắc xin được phê duyệt là chủng 9 tuýp.
5 Trường hợp không được tiêm HPV?
Một số trường hợp sau cần cân nhắc khi tiêm vaccine HPV
- Đang mang thai: chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh độ an toàn của vắc xin khi sử dụng cho đối tượng phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ và không tự ý đi tiêm chủng khi không có sự cho phép của bác sĩ, dù vắc xin không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Đã có phản ứng dị ứng với vắc xin trước đó: cần thông báo với bác sĩ các dấu hiệu bất thường khi tiêm vắc xin trước đó, các phản ứng dị ứng với thuốc tiêm và cả các tình trạng dị ứng bất thường về sau với thực phẩm, dị nguyên nào.
- Đang điều trị bệnh: thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang dùng và bệnh đang điều trị dù nhẹ hay nặng để tránh các tương tác không đáng có và biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau tiêm.
6 Tiêm HPV ở đâu? Giá hiện nay là bao nhiêu?
Có nhiều cơ sở được cấp phép tiêm chủng trên toàn quốc, tuy nhiên cần ưu tiên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế cấp.
Vắc xin HPV luôn được chị em săn đón nên tình trạng khan hiếm vắc xin xảy ra, do đó có sự chênh lệch về giá từng thời điểm. Dưới đây là giá tham khảo của các loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đang có tại trung tâm tiêm chủng VNVC
Tên vắc xin | Nước sản xuất | Giá 1 lọ (VNĐ) |
Gardasil | Mỹ | 1.790.000 |
Gardasil 9 | Mỹ | 2.950.000 |
Giá hiện tại của cơ sở có thể chênh lệch so với giá trên, bạn hãy liên hệ trực tiếp với trung tâm tiêm chủng để cập nhật được mức giá chính xác nhất.
7 Các tác dụng phụ sau khi chích ngừa virus Human Papilloma (HPV)
Vắc xin tiêm chủng HPV đã được chứng minh hiệu quả và an toàn nên không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra sau khi tiêm. Một vài triệu chứng thường gặp là các phản ứng nhẹ như:
- Đau, sưng tại vị trí tiêm, chai cứng, bầm tím trong vài ngày sau tiêm
- Có thể sốt đau đầu,, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn
- Nếu gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù da, khó thở thì tới ngay trung tâm y tế gần nhất báo cáo và xử lý kịp thời.
8 Các câu hỏi thường gặp về vaccine HPV
8.1 Đã quan hệ có tiêm HPV được không?
Dù đã quan hệ, nhưng tiêm vaccine HPV vẫn có lợi để phòng ngừa những type HPV nguy cơ khác có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
8.2 Sau 26 tuổi mà chưa quan hệ có nên tiêm phòng HPV nữa không?
Sau 26 tuổi nhưng chưa quan hệ và sắp tới tính đến chuyện hôn nhân, nên tiêm HPV. Điều này có nghĩa là chưa phơi nhiễm trước đó nhưng thời gian tới có khả năng "phơi nhiễm" cao
Gần đây Bộ Y tế đã mở rộng, không còn giới hạn tiêm vaccine HPV ở độ tuổi 9-26 mà cho phép thêm độ tuổi 27-45
8.3 Mang thai có được tiêm ngừa HPV không?
Đối với đối tượng này nên sau khi mang thai xong mới nên chích, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi
8.4 Nam giới có cần tiêm HPV không?
HPV gây các bệnh đường sinh dục thông qua quan hệ vì vậy cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh do chủng virus này gây ra. Một số loại HPV gây ra các bệnh ở nam giới như ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật… vì vậy nam giới cũng nên tiêm HPV trước khi có nguy cơ phơi nhiễm cao. Các nước châu u khuyến cáo nam thiếu niên từ độ tuổi 9-21 nên được tiêm phòng HPV.
8.5 Có nên tiêm vắc xin HPV mới nếu đã tiêm vắc xin cũ không?
Rất nhiều người đã tiêm các loại vắc xin trước đó (Gardasil và Cervarix) thắc mắc liệu họ có cần Gardasil-9 để bảo vệ chống lại nhiều chủng HPV hơn hay không?. Thì theo CDC hiện không khuyến nghị tiêm chủng bổ sung vì các phiên bản trước đó bảo vệ chống lại các chủng HPV có nguy cơ cao nhất. Kết hợp xét nghiệm HPV thường xuyên, thì những loại vắc xin này mang lại khả năng bảo vệ tuyệt vời chống lại ung thư cổ tử cung.
8.6 Vắc xin ngừa HPV có hiệu quả trong bao nhiêu năm?
Sau nhiều năm tiêm vắc-xin thì nhiều người thắc mắc có nên tiêm nhắc lại không thì câu trả lời là không cần thiết. Việc tiêm vắc xin trước đó đã cung cấp khả năng chống lại virus HPV nhiều năm sau khi hoàn thành mũi cuối cùng. Cụ thể khả năng phòng bệnh của các loại vắc-xin như sau:
- Gardasil (có sẵn từ năm 2006) vẫn có hiệu lực hơn 10 năm sau khi tiêm chủng.
- Cervarix (có sẵn từ năm 2009) vẫn có hiệu lực hơn 10 năm sau khi tiêm chủng.
- Gardasil-9 (có sẵn từ năm 2014) vẫn có hiệu lực ít nhất 6 năm sau khi tiêm chủng.
9 Kết luận
Vắc-xin HPV là một trong những vũ khí mạnh mẽ được chứng minh hiệu quả và an toàn trong chống lại ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác do chủng HPV gây ra. Nếu bạn dưới 45 tuổi mà chưa tiêm phòng trước đó hoắc đã tiêm nhưng không đầy đủ, nên đến các trung tâm tiêm chủng gần nhất để được tư vấn phòng ngừa bằng vaccine. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về vaccine HPV đến độc giả.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Lauri E Markowitz , John T Schiller (đăng ngày 30 tháng 9 năm 2021), Human Papillomavirus Vaccines. PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024
- ^ Tác giả Monica Soliman , Ololade Oredein , Crispin R Dass (đăng ngày 1 tháng 9 năm 2021), Update on Safety and Efficacy of HPV Vaccines: Focus on Gardasil. PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024
- ^ Tác giả Lukai Zhai , Ebenezer Tumban (đăng ngày 1 tháng 4 năm 2016) Gardasil-9: A global survey of projected efficacy. PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024