1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Ung thư thanh quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ung thư thanh quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ung thư thanh quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Ung thư thanh quản hình thành trên dây thanh (thanh môn) thường gây khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói. Điều này có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm. 

1 Ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào ác tính hình thành trong thanh quản. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư thanh quản xảy ra trong các tế bào vảy, nằm bên trong thanh quản.

Ung thư thanh quản là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư tai mũi họng. Bệnh thường gặp ở nam giới với tỷ lệ mắc mắc ở nam giới lên tới 95%. Một trong các yếu tố nguy cơ làm tỷ lệ mắc này cao là do hút thuốc và rượu bia nhiều. 

Ung thư thanh quản chiếm 1/3 các trường hợp ung thư đầu và cổ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh ở giai đoạn đầu thường có khả năng chữa khỏi cao bằng phẫu thuật hoặc đơn trị liệu bằng tia xạ, thường là bảo tồn thanh quản. Bệnh ở giai đoạn muộn có kết quả xấu hơn, cần điều trị đa phương thức và ít có khả năng cho phép bảo tồn thanh quản. [1]

Hình ảnh ung thư thanh quản

2 Ung thư thanh quản có chữa khỏi không?

Giai đoạn sớm (Giai đoạn 0, I và II), khối u nhỏ và ung thư vẫn còn trong thanh quản. Ở những giai đoạn sớm này, ung thư thanh quản có thể chữa khỏi thành công mà không cần cắt bỏ thanh quản.

Giai đoạn tiến triển (Giai đoạn III và IV), khối u lớn hơn và đã ảnh hưởng đến dây thanh âm, hoặc đã xâm lấn các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. ​

Ung thư thanh quản sống được bao lâu? Đối với bệnh ung thư thanh quản, tỷ lệ sống sót khác nhau dựa trên phần nào của thanh quản mà bệnh ung thư bắt đầu (viêm thanh quản, thanh môn hoặc viêm dưới thanh quản). Nếu ung thư ở dạng khu trú, tỉ lệ sống sót sau 5 năm lên tới 83%, khi đã di căn thì tỷ lệ này khoảng hơn 40%. [2]

3 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản

3.1 Nguyên nhân gây ung thư thanh quản

Nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nhưng cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ. 

3.2 Yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản

  • Hút thuốc lá hay thường xuyên uống rượu là các yếu tố nguy cơ quan trọng với ung thư thanh quản. Nhất là khi sử dụng đồng thời thuốc lá và rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc hơn nữa.
  • Tuổi : Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao hơn.
  • Giới tính : Nam giới sẽ có nhiều khả năng phát triển ung thư thanh quản hơn nữ giới.
  • Nghề nghiệp : Những người tiếp xúc với các chất độc, ví dụ như amiăng sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Người mắc một số bệnh di truyền, ví dụ như thiếu máu Fanconi.

4 Phân loại theo mô bệnh học 

Phân loại ung thư thanh quản thường chi thành hai loại đó là:

Ung thư biểu mô (carcinoma), đây là loại ung thư thanh quản thường gặp. 

Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma).

5 Triệu chứng ung thư thanh quản

So với các loại ung thư khác, các triệu chứng của ung thư thanh quản dễ phát hiện hơn. Một số dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau họng hoặc ho không hết.
  • Khó thở.
  • Ho dai dẳng, có khi ho ra máu.
  • Thay đổi giọng nói ví dụ như khàn giọng, và không đỡ sau 2 tuần.
  • Khó nuốt.
  • Đau tai.
  • Sưng cổ.
  • Sút cân đáng kể, nếu kèm theo các triệu chứng trên cần thăm khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện với bệnh nhân bị ung thư thanh quản. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một tuần. Chìa khóa để điều trị ung thư hiệu quả là chẩn đoán sớm.

Triệu chứng ung thư thanh quản là gì?

6 Chẩn đoán ung thư thanh quản

- Chẩn đoán ung thư thanh quản sẽ bắt đầu với các triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân. Nếu có các triệu chứng ung thư tiềm ẩn, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

- Thử nghiệm đầu tiên được thực hiện thường là soi thanh quản . Có thể sử dụng một loạt gương để kiểm tra thanh quản của bạn. Khi thấy bất kỳ sự bất thường nào bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để chẩn đoán xác định. 

- Xét nghiệm hình ảnh không phải là một phương pháp phổ biến để chẩn đoán ung thư thanh quản. Tuy nhiên, các xét nghiệm như CT hoặc MRI có thể biết liệu ung thư đã lan rộng hay chưa từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

7 Ung thư thanh quản có chữa khỏi không?

Có nhiều hình thức điều trị khác nhau cho bệnh nhân ung thư thanh quản. Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng sự kết hợp của các phương pháp này.

Bốn loại xử lý tiêu chuẩn được sử dụng:

  • Xạ trị
  • Ca phẫu thuật
  • Hóa trị liệu
  • Liệu pháp miễn dịch

Các loại điều trị mới đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng.

  • Liệu pháp nhắm mục tiêu
  • Chất làm nhạy cảm bức xạ

7.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp phổ biến để loại bỏ khối u thường được bác sĩ chỉ định để bệnh nhân giữ các chức năng chính của thanh quản, bao gồm nói và nuốt. Mục tiêu là để loại bỏ ung thư mà không phải loại bỏ toàn bộ thanh quản. Trong trường hợp ung thư thanh quản đã tiến triển, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn thanh quản thường được thực hiện, ở giai đoạn này có thể cần kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. [3]

7.2 Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nhân lên nhanh chóng. Những loại thuốc này thường được tiêm tĩnh mạch. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng  nhiều tác dụng phụ như rụng tóc và buồn nôn, sút cân....

7.3 Xạ trị

Xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Bác sĩ sẽ dùng một chùm bức xạ chiếu vào khối u ở cổ. Chùm tia này rất mạnh và có thể đốt cháy da cùng với bất kỳ tế bào ung thư nào nên có thể gây đau đớn.

Điều trị ung thu thanh quản

7.4 Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư. Các chất do cơ thể tạo ra hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm được sử dụng để thúc đẩy, chỉ đạo hoặc khôi phục khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư. Phương pháp điều trị ung thư này là một loại liệu pháp sinh học. [4]

8 Phòng bệnh ung thư thanh quản

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản là tránh hút thuốc và không uống quá nhiều rượu, bia. 

Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp nếu tiếp xúc với amiăng hoặc các chất độc khác tại nơi làm việc.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Không nên ăn quá cay, quá nóng. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Antony Koroulakis ; Manuj Agarwal, Laryngeal Cancer, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Howlader N, Noone AM, Krapcho M, et al (eds). SEER Cancer Statistics Review, 1975-2016, NIH. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Is Laryngeal Cancer?, WebMD. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Cancer.org, Laryngeal Cancer Treatment (Adult) (PDQ®), cancer.org. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Hoá trị bệnh ung thư thanh quản trong bao nhiêu đợt, mỗi đợt bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Ung thư thanh quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Ung thư thanh quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
    VA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633