1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Ung thư đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Ung thư đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Ung thư đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Trungtamthuoc.com - Ung thư đường mật là bệnh tiêu hóa xảy ra gây tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu về thông tin bệnh ung thư đường mật qua bài viết ngay sau đây. 

1 Ung thư đường mật là gì?

1.1 Định nghĩa

Ung thư đường mật là ung thư hình thành trong các ống mật mang mật dịch tiêu hóa. Ống mật nối gan với túi mật và ruột non. Loại ung thư này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến ở người trên 50 tuổi.

Ung thư đường mật
Ung thư đường mật

Ung thư đường mật diễn biến chậm và thường xâm lấn tại chỗ, di căn xa vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

1.2 Phân loại ung thư đường mật

Ung thư đường mật trong ruột xảy ra ở các bộ phận của ống mật trong gan và đôi khi được các chuyên gia phân loại là một loại ung thư gan.

Ung thư đường mật Hilar xảy ra ở các ống mật ngay bên ngoài gan. 

Ung thư đường mật xa xảy ra ở một phần của ống mật gần ruột non. [1] 

2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư đường mật

Viêm đường mật nguyên phát: bệnh này gây ra cứng và sẹo của các ống mật.

Bệnh gan mạn tính: sẹo gan do tiền sử bệnh gan mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đường mật.

Người mắc bệnh nang đường mật bẩm sinh: những người sinh ra với u nang đường mật, làm các ống mật bị giãn và không đều, có nguy cơ mắc ung thư đường mật.

Nhiễm ký sinh trùng đường mật: như nhiễm sán lá gan có thể xảy ra do ăn cá sống hoặc nấu chưa chín.

Người từng bị sỏi túi mật, sỏi gan.

Những người đã sử dụng các thuốc hóa học như: thuốc cản quang, các chất phóng xạ hay một số thuốc như thuốc ngừa thai, Methyldopa, Isoniazid,...cũng là nguy cơ dẫn đến mắc ung thư đường mật. [2] 

3 Chẩn đoán ung thư đường mật

3.1 Triệu chứng lâm sàng ung thư đường mật

Biểu hiện trên lâm sàng thường không đặc hiệu nhưng có thể thấy tình trạng vàng da, ngứa, nếu gãi nhiều thì sẽ để lại vết xước trên da. 

Tình trạng tắc mật dẫn đến sờ thấy gan lớn, cứng và chắc.

Thường túi mật sẽ không căng và không sờ thấy, nếu sờ thấy thì có thể do túi mật tắc ở xa hoặc có khi là một dấu hiệu của bệnh khác.

Người bệnh sẽ thấy ngứa, chán ăn, ăn khó tiêu dẫn đến cơ thể mệt mỏi và sút cân.

Đôi khi bệnh nhân thấy có sốt kèm theo.

Vàng da, mệt mỏi là triệu chứng của ung thư đường mật
Vàng da, mệt mỏi là triệu chứng của ung thư đường mật

3.2 Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư đường mật

Khi tiến hành các xét nghiệm máu thấy có sự tăng bilirubin máu, tăng men phosphatase kiềm rõ rệt. Để chẩn đoán rõ hơn có thể thấy chất chỉ điểm khối u: tăng CA 19.9, nếu CEA cũng tăng theo thì càng đặc hiệu hơn.

3.3 Chẩn đoán hình ảnh

Để đánh giá tình trạng tắc mật có thể chẩn đoán thông qua hình ảnh như siêu âm bụng, chụp CT bụng. Phương pháp này sẽ cho thấy hình ảnh bị tổn thương, mức lan rộng ở đường mật, gan và các dấu hiệu xâm lấn mạch máu, di căn xa. Từ đó có hướng điều trị kịp thời và phù hợp.

Đánh giá khả năng cắt bỏ: sau khi biết được vị trí bị tổn thương, cần đánh giá xem mức độ lan rộng về phía gan để có thể cắt bỏ bằng cách chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP), chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC) hay nội soi mật tụy ngược dòng(ERCP). Tuy nhiên 2 phương pháp PTC và ERCP không đủ để có thể biết được sự xâm lấn.

Sinh thiết có thể giúp chẩn đoán xác định tuy nhiên lại độ nhạy thấp, vì vậy mà kết quả âm tính không loại trừ được khả năng bị ung thư. 

3.4 Chẩn đoán phân biệt

Để chẩn đoán chính xác, không bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan thì cần làm các chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như ung thư đầu tụy, ung thư tá tràng, ung thư túi mật, nang đường mật, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát hay tắc mật do bị viêm tụy mạn tính,....

4 Điều trị ung thư đường mật

4.1 Nguyên tắc điều trị

Hiện nay phẫu thuật chính là phương pháp điều trị duy nhất nếu bị ung thư đường mật ngoài gan, dùng hóa trị đơn thuần thường không cải thiện được nhiều.

Chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật như thế nào sẽ phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn tiến triển của khối u, đã di căn xa hay chưa.

4.2 Phẫu thuật triệt để

Là phương pháp loại bỏ toàn bộ các mô bị ung thư và nạo hạch. Nếu ung thư đường mật trong gan thì cần cắt gan và nạo vét hạch vùng rốn gan, còn ung thư đường mật ngoài gan sẽ phẫu thuật cắt bỏ tùy thuộc vào vị trí của các mô và các hạch di căn.

Đánh giá trước mổ

Như các loại phẫu thuật khác, trước khi mổ bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số như sự lan rộng của khối u trong lòng đường mật đến đâu, mức độ xâm lấn vào mạch máu, các tế bào ung thư đã di căn đến đâu, có teo thùy gan hay không rồi mới đưa ra quyết định mổ như nào.

Ngày nay, các phương pháp siêu âm đặc biệt như siêu âm doppler và MRCP là phương pháp được ưa chuộng để đánh giá trước mổ.

4.3 Hóa trị

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư đường mật như Gemcitabine,  Gemox (Gemcitabine+oxaliplatin),...các thuốc này được tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.

4.4 Theo dõi, tái khám

Nếu có các dấu hiệu như da vàng, ngứa, đau bụng bất thường, giảm cân ngoài ý muốn có thể nghi ngờ mắc ung thư đường mật. Khi đó cần đến các cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán xác định.

Nếu đã xác định mắc ung thư đường mật thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ các tế bào bị ung thư. Sau khi làm phẫu  thuật xong , tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà sẽ được xuất viện tự dưỡng bệnh ở nhà hay tiếp tục nằm viện theo dõi. Khi người bệnh không có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, vàng da giảm dần thì bác sĩ có thể cho về nhà tự chăm sóc. Tuy nhiên cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cần tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ đã hẹn để đánh giá kết quả sau khi phẫu thuật. thường sẽ đến tái khám sau 1 tuần, 1 tháng sau mổ. 

Phẫu thuật điều trị ung thư đường mật
Phẫu thuật điều trị ung thư đường mật

5 Phòng ngừa ung thư đường mật

Để giảm nguy cơ ung thư đường mật, bạn có thể:

Bỏ thuốc lá. Hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đường mật, do đó nên bỏ thuốc sớm. 

Giảm nguy cơ mắc bệnh gan như ăn uống lành mạnh, bỏ rượu bia, thải độc cho gan, ăn nhiều rau xanh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính. Nguyên nhân do bệnh gan mãn tính có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đường mật. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Nhóm nội dung biên tập và y tế của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (Ngày đăng 2 tháng 3 năm 2021). What Is Bile Duct Cancer?, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Viện ung thư quốc gia (Ngày đăng 20 tháng 8 năm 2021). Bile Duct Cancer (Cholangiocarcinoma) Treatment (PDQ®)–Patient Version, Viện ung thư quốc gia. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 2 tháng 9 năm 2021). Cholangiocarcinoma (bile duct cancer), Mayo Clinic. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng tránh bệnh ung thư đường mật như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Ung thư đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Ung thư đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
    MA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633