1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. U tuyến lệ: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

U tuyến lệ: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

U tuyến lệ: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Ở tuyến lệ, đôi khi cũng xuất hiện khối u, dù ít gặp nhưng nếu khi bị xuất hiện có thể là u ác, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu bệnh u tuyến lệ qua bài viết sau đây. 

1 Tuyến lệ là gì?

Tuyến lệ là các tuyến có vai trò tiết ra nước mắt, giúp duy trì độ ẩm trong mắt. Ở mắt có nhiều tuyến lệ, chia làm tuyến lệ chính và các tuyến lệ phụ:

  • Tuyến lệ chính có kích thước chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt. Tuyến lệ nằm trên mi trên, ở góc mắt ngoài của mắt. Tuyến lệ chính bao gồm hai phần là tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi.
  • Tuyến lệ phụ: gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới kết mạc.

Dịch tiết nước mắt có công dụng giữ ẩm cho mắt, đồng thời làm sạch mắt. Bên cạnh đó, khi có kích thích liên quan đến trạng thái như buồn bã, u uất, việc khóc sẽ làm sản sinh ra nhiều nước mắt. Lúc này nước mắt từ tuyến lệ trào ra ngoài qua các tuyến lệ phụ nằm dưới kết mạc. 

Thường tuyến lệ chỉ tiết ra ít nước mắt, để bảo vệ mắt giúp mắt không bị khô. Thường tiết vào buổi sáng, do trong lúc ngủ tuyến lệ ngừng làm việc không tiết ra nước mắt. 

Ở tuyến lệ, đôi khi cũng xuất hiện khối u. Tỷ lệ xuất hiện bệnh 1/1 triệu, mặc dù ít gặp nhưng nếu khi bị xuất hiện có thể là u ác, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. [1] 

Vị trí tuyến lệ chính
Vị trí tuyến lệ chính

Bệnh U tuyến lệ thường khó phát hiện, thường chỉ được phát hiện khi thấy các triệu chứng bất thường như chảy nước mắt. Cần kết hợp chụp CT scan để kết luận bệnh được chính xác. 

2 Triệu chứng bệnh u tuyến lệ

Bệnh u tuyến lệ là bệnh xuất hiện khối u ở tuyến lệ, nên các triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là chảy nước mắt sống. Chảy nước mắt sống là tình trạng tự chảy nước mắt mà không có bất cứ kích thích nào, bệnh nhân cảm thấy mắt ẩm ướt, nhiều nước và không kiềm chế được lượng nước mắt này như khi khóc. 

Triệu chứng chảy nước mắt này đôi khi khiến người bệnh chủ quan. Không đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, khi có u tuyến lệ, lối mắt có thể bị lệch trục. Đây được xem là triệu chứng khách quan của bệnh. 

Chảy nước mắt trong u tuyến lệ
Chảy nước mắt trong u tuyến lệ

3 Chẩn đoán bệnh u tuyến lệ

3.1 Chẩn đoán phân biệt

Có nhiều căn bệnh cũng gây nên các triệu chứng chảy nước mắt không kiềm chế được, ví dụ như bệnh viêm túi lệ, tắc lệ đạo,...Do đó, cần lưu ý để chẩn đoán bệnh được chính xác.

3.2 Các dạng u tuyến lệ 

U giả viêm: hình ảnh mô viêm bao quanh tuyến lệ trên siêu âm, trên CT scan.  Giới hạn u không rõ ràng. 

U dạng Lympho: Có hai hình ảnh đặc thù trên CT đó là: dạng đúc khuôn ôm sát nhãn cầu và xương hốc mắt hoặc u lập với thành xương hốc mắt một góc thẳng.

U lành hỗn hợp tuyến lệ: Trên siêu âm và CT scan cho thấy u giới hạn rõ.

Ung thư tuyến lệ: u ác tính gây nên bệnh ung thư, khối u phát triển nhanh, kèm triệu chứng  đau nhức, hủy xương trên CT.

Chụp CT scan là phương pháp để chẩn đoán chính xác và giúp phân biệt với các bệnh khác. 

4 Điều trị u tuyến lệ

4.1 Điều trị u tuyến lệ theo nguyên nhân

Điều trị u giả viêm: dùng thuốc chống viêm Corticoide liều cao (Solu-medrol 125mg tiêm tĩnh mạch chậm 8 giờ sáng trong vòng 5-7 ngày). Sau đó chuyển sang uống Prednisolone 1mg/kg cân nặng. Cần giảm liều dần. 

Điều trị u dạng Lympho: tùy kết quả sinh thiết khối u để quyết định xạ trị hay hóa trị.

Điều trị u lành hỗn hợp tuyến lệ: thực hiện phẫu thuật lấy khối u bằng đường mở thành ngoài hốc mắt.

Điều trị ung thư tuyến lệ: cần điều trị dựa vào kết quả sinh thiết khối u. Điều trị theo phác đồ điều trị của bệnh viện ung bướu. [2] 

Thuốc chống viêm Corticoide liều cao có thể được kê đơn
Thuốc chống viêm Corticoide liều cao có thể được kê đơn

4.2 Theo dõi sau điều trị

Sau khi điều trị, có thể người bệnh vẫn bị u tái phát. Do đó, cần thực hiện thăm khám định kỳ. 

Nước mắt có thể được tiết ít, do đó cần đề phòng bệnh khô mắt. Người bệnh nên dùng các loại thuốc nhỏ mắt nước mắt nhân tạo để duy trì độ ẩm cho mắt.

Để giúp cho đôi mắt sáng khỏe, người bệnh cần biết đến các thực phẩm bổ cho mắt và thường xuyên ăn bổ sung. Các thực phẩm tốt cho mắt là những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, thực phẩm giàu omega-3,...Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý chế độ sinh hoạt lành mạnh. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Ban biên tập Cancer.Net (Ngày đăng tháng 01 năm 2020). Lacrimal Gland Tumor: Statistics, Cancer.Net. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Anne Barmettler, MD (Ngày đăng 17 tháng 11 năm 2021). Lacrimal Gland Tumors, EyeWiki. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng tránh bệnh u tuyến lệ như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
U tuyến lệ: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • U tuyến lệ: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh
    VL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633