U nguyên bào thần kinh ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Trungtamthuoc.com - Các dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào thần kinh thay đổi tùy từng mức độ và vị trí bị bệnh. Thông thường, các triệu chứng bao gồm đau bụng, nôn, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi và đau xương. Vậy u nguyên bào thần kinh ở trẻ em được phát hiện và điều trị như thế nào?
1 U nguyên bào thần kinh là gì?
U nguyên bào thần kinh là khối u rắn ngoại bào ác tính của hệ thống thần kinh giao cảm phát sinh từ các nguyên bào thần kinh. Các tế bào bất thường thường được tìm thấy trong các mô thần kinh có trong thai nhi và sau đó phát triển thành một khối u. U nguyên bào thần kinh thường thấy ở trẻ nhỏ, hiếm gặp ở trẻ lớn hơn 10 tuổi, đôi khi có thể xảy ra ở người lớn.
Khối u thường bắt đầu ở các mô của tuyến thượng thận, cũng có thể bắt đầu ở mô thần kinh ở cổ, ngực hoặc tủy sống. Các tế bào ung thư u nguyên bào thần kinh có khả năng di căn nhanh chóng đến các khu vực khác của cơ thể như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương.... Có đến ⅔ trẻ được xác định u nguyên bào thần kinh là có di căn.
2 Nguyên nhân gây u nguyên bào thần kinh ở trẻ
Phần lớn các trường hợp u nguyên bào thần kinh đều phát sinh riêng lẻ mà không có tiền sử gia định. không được di truyền. Khả năng bệnh có ở anh chị em của của một đứa trẻ bị u nguyên bào thần kinh là khoảng 1 đến 2%. Bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh gia đình thường xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn hoặc có một số khối u nguyên phát khác biệt. Khi phân tích toàn bộ gen của u nguyên bào thần kinh của những trường hợp này xác định được một khiếm khuyết di truyền liên quan.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có một số biến thể di truyền nhất định làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh này.
U nguyên bào thần kinh có thể xảy ra trong trường hợp liên quan đến các rối loạn phát triển bất thường của các mô mào thần kinh như bệnh Hirschsprung...
Hầu hết các tế bào u nguyên bào thần kinh đều có những bất thường liên quan đến một nhiễm sắc thể đặc biệt và các khối u ác tính hơn. Và thường có nhiều bản sao MYCN gây ung thư trong các tế bào khối u, nhưng cũng có thể có một số bất thường di truyền khác.
Hiện nay, người ta đang xác định mẹ mang thai phơi nhiễm với các chất độc hại, các chất ô nhiễm môi trường hoặc phóng xạ có ảnh hưởng đến bệnh không.
3 Các triệu chứng của u nguyên bào thần kinh trên trẻ em
Các dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào thần kinh thay đổi tùy từng mức độ và vị trí bị bệnh. Thông thường, các triệu chứng bao gồm đau bụng, nôn, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi và đau xương. Tăng huyết áp là một dấu hiệu không phổ biến của bệnh và thường được gây ra do sự chèn ép động mạch thận, không phải là dư thừa catecholamine. Sau khi xảy ra sự bài tiết của khối u peptide theo đường ruột vận mạch trẻ có thể bị tiêu chảy.
Khi khối u đã di căn đến xương và tủy xương, trẻ sẽ có biểu hiện đau xương và khập khiễng. Không những thể, trẻ có thể bị sốt không rõ nguyên nhân, sụt cân, khó chịu và rối loạn tiền đình thứ phát sau khi bệnh di căn đến trung ương. Những trẻ bị biến chứng đến xương có thể gây gãy xương.
Trẻ có thể có khối cơ bụng hay cảm thấy bụng sưng, triệu chứng này thường được phát hiện bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc.
Các khối u phát sinh từ hạch giao cảm cột sống có thể phát triển thông qua các tủy sống vào ống sống và nằm trên tủy sống. Từ đó khiến trẻ có triệu chứng thần kinh như yếu, đi khập khiễng, tê liệt, thậm chí rối loạn chức năng bàng quang và ruột.
Nếu trẻ bị u nguyên bào thần kinh lồng ngực thì có thể không có triệu chứng và thường được chẩn đoán bằng các nghiên cứu hình ảnh. Các triệu chứng lúc này không đáng kể và thường liên quan đến tắc nghẽn đường thở nhẹ hoặc ho mãn tính.
Khi các khối u lồng ngực kéo dài đến cổ có thể tạo ra hội chứng Horner, gây các biến chứng trên mặt và mắt.
Một phần nhỏ các bé dưới 6 tháng tuổi, u nguyên bào thần kinh có biểu hiện một khối u nguyên phát nhỏ và di căn ở gan, da và tủy xương. Nếu khối u này mà phát triển ở trẻ sơ sinh, các tổn thương da có thể bị nhầm lẫn với rubella bẩm sinh.
Khoảng 2% bệnh nhân có hội chứng opsoclonus - myoclonus, một hội chứng cận ung thư đặc trưng triệu chứng giật cơ và chuyển động mắt ngẫu nhiên. Những bệnh nhân này thường có bệnh cục bộ và tiên lượng tốt về lâu dài. Tuy nhiên, các bất thường về thần kinh có thể tồn tại hoặc tiến triển và bị tàn phá.[1]
4 Phân loại u nguyên bào thần kinh ở trẻ nhỏ
Từ lâu, u nguyên bào thần kinh được phân loại các giai đoạn theo hệ thống INSS như sau:
- Giai đoạn 1: Lúc này các khối u cục bộ có thể cắt bỏ hoàn toàn và không lan sang các khu vực khác của cơ thể. Các hạch bạch huyết trong khối u có thể chứa các tế bào u nguyên bào thần kinh, nhưng các hạch bạch huyết bên ngoài khối u thì không có.
- Giai đoạn 2A: Các khối u chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể, và các hạch bạch huyết ở cùng phía với khối u không có các tế bào u. Nhưng lúc này khối u lại không thể cắt bỏ hoàn toàn là khỏi.
- Giai đoạn 2B: Các khối u cục bộ, có thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc không và không lan sang các khu vực khác. Nhưng các hạch bạch huyết ở cùng phía với khối u có các tế bào u nguyên bào thần kinh, còn phía đối diện thì không có.
- Giai đoạn 3: Lúc này các khối u đã xâm nhập qua đường giữa của cơ thể và không thể cắt bỏ hoàn toàn. Nó có thể lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Cũng có một số trường hợp khối u chưa vượt qua đường giữa nhưng các hạch bạch huyết ở lân cận và đối diện đã chứa các tế bào khối u.
- Giai đoạn 4: Khối u đã di căn sang các hạch bạch huyết ở xa hơn như xương, tủy xương, gan, da hay cơ quan khác (trừ khi xác định cho giai đoạn 4S).
- Giai đoạn 4S: Thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và khối u có thể đã di căn đến gan, da, tủy xương. Các khối u này nằm ở 1 bên của cơ thể và khu trí. Nó có thể lan đến các hạch bạch huyết khác ở cùng một phía cơ thể.
Hiện nay, bệnh còn được phân loại theo INRGSS như sau:
- Giai đoạn L1: Lúc này các khối u cục bộ không liên quan đến các cấu trúc quan trọng, các yếu tố nguy cơ có thể xuất hiện trên kết quả hình ảnh.
- Giai đoạn L2: Các khối u cục bộ với sự hiện diện của một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ được xác định trên hình ảnh.
- Giai đoạn M: là các khối u đã di căn đi xa.
- Giai đoạn MS: là khối u di căn ở các bé dưới 18 tháng tuổi, có di căn ở da, gan, tủy xương.
5 Điều trị u nguyên bào thần kinh
5.1 Điều trị nhóm u nguyên bào thần kinh có nguy cơ thấp
Trẻ bị u nguyên bào thần kinh giai đoạn 1, có tỷ lệ sống sót không còn bệnh rất cao chỉ bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phương pháp hóa trị hỗ trợ thường không cần thiết cho những trẻ này, ngay cả kể mô bệnh còn sót lại cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót này. Nếu trẻ bị tái phát bệnh trở lại thì có thể sử dụng phương pháp hóa trị, lúc này tỷ lệ sống sót chung cũng đạt trên 95%.
Những trẻ mắc bệnh ở giai đoạn 2A, 2B cũng thuộc nhóm nguy cơ thấp và áp dụng liệu pháp trên nếu trẻ có khối u không có khuếch đại gen MYCN. Các bé mắc bệnh ở giai đoạn 2A, 2B có khuếch đại MYCN được coi là nguy cơ cao.
Hầu hết các bé bị u nguyên bào thần kinh giai đoạn 4S cũng được coi là thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Ở các đối tượng này thường chỉ cần phẫu thuật loại bỏ khối khu. Tuy nhiên, khi cần kiểm soát các tình huống đe dọa tính mạng như suy hô hấp hoặc tắc nghẽn cơ học thì sử dụng hóa trị
5.2 Chiến lược điều trị u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ trung gian
Bệnh nhân có nguy cơ trung bình bao gồm trẻ dưới 18 tháng tuổi mắc bệnh ở giai đoạn 3, 4 và không có khuếch đại gen MYCN.
Nhóm bệnh nhân này được kết hợp phẫu thuật và hóa trị liệu để điều trị.
Những trẻ này được sử dụng liệu pháp với 4 loại thuốc hoạt động mạnh nhất chống lại u nguyên bào thần kinh như Cyclophosphamide, Doxorubicin, Carboplatin, Etoposide... Phương pháp này được tiến hành trong 4 chu kỳ, 6 chu kỳ hoặc 8 chu kỳ, tùy vào mô học và chỉ số DNA và đáp ứng với điều trị.
Trẻ có thể được tiến hành phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán hoặc sau khi hóa trị.
Nếu sau khi hóa trị và phẫu thuật, mà bệnh vẫn còn có thể xem xét đến xạ trị.
5.3 Chiến lược điều trị nhóm u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao
Bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm giai đoạn 2A, 2B, 3, 4, 4S có khuếch đại gen MYCN. Cả kể các bé không có khuếch đại gen MYCN nhưng từ 18 tháng trở lên ở giai đoạn 3,4 cũng thuộc nhóm này.
Trường hợp này hầu như trẻ đều cần điều trị hóa trị, phẫu thuật và xạ trị, rồi củng cố bằng hóa trị liệu liều cao, cứu tế bào gốc máu ngoại vi.
Các phác đồ điều trị hiện tại bao gồm 4 giai đoạn trị liệu, bao gồm cảm ứng, kiểm soát tại chỗ, củng cố và điều trị bệnh còn lại ở mức ít nhất. Tỷ lệ sống sót không còn bệnh 3 năm ở nhóm trẻ này được điều trị mà không dùng liệu pháp cường độ cao như trên là dưới 20%. Còn nếu, bệnh nhân được điều trị bằng ghép tủy xương và axit cis-retinoic sau cấy sẽ có tỷ lệ sống sót không còn bệnh 3 năm là 38%...
Phác đồ phù hợp được sử dụng trong u nguyên bào thần kinh bao gồm:
- Thuốc chứa thành phần Carboplatin và Etoposide kết hợp với Melphalan hoặc Cyclophosphamide.
- Thuốc có thành phần tác dụng là Thiotepa và Cyclophosphamide.
- Thuốc chống ung thư có thành phần Melphalan và chiếu xạ toàn thân.[2]
6 Chăm sóc phẫu thuật u nguyên bào thần kinh
Phẫu thuật cắt bỏ có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh nhân u nguyên bào thần kinh.
Nếu trẻ bị mắc bệnh cục bộ, phẫu thuật cắt bỏ đã cho kết quả điều trị tốt.
Nếu trẻ mắc bệnh thành từng khu vực hay di căn phẫu thuật để chẩn đoán và lấy mẫu cho các xét nghiệm sinh học cần thiết. Thông thường, hóa trị liệu được sử dụng tiếp theo đó để loại bỏ hoàn toàn u nguyên bào thần kinh.
Nếu sau hóa trị liệu và phẫu thuật khối u vẫn còn sót lại có thể trẻ được tiến hành xạ trị.
Sau khi điều trị trẻ cần được cung cấp lượng calo đầy đủ để đạt được sự tăng trưởng và phát triển bình thường, và để phục hồi sau trị liệu.
Trẻ không phải hạn chế hoạt động cụ thể nào, tuy nhiên nếu trẻ bị giảm tiểu cầu, nên tránh hoạt động gắng sức và thể thao mạnh.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh u nguyên bào ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Manisha Makker Bansal, MD (Ngày đăng: tháng 5 năm 2021). Neuroblastoma, KidsHealth. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tác giả: Norman J Lacayo, MD (Ngày đăng: ngày 14 tháng 5 năm 2021). Pediatric Neuroblastoma Medication, Medscape. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.