1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. U mềm lây: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

U mềm lây: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

U mềm lây: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh u mềm lây lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người lành với người bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân ăn và lây truyền qua đường tình dục.

1 U mềm lây là bệnh gì?

U mềm lây là bệnh da liễu do virus gây ra với biểu hiện là các nốt màu đỏ hoặc trắng sáp. Nếu có nổi u ở cơ quan sinh dục thì u miền lây sẽ được xếp vào các bệnh lây qua đường tình dục.

Virus gây ra bệnh u mềm lây có tên khoa học là Molluscum contagiosum (MCV).[1]

Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người lành với người bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân ăn và lây truyền qua đường tình dục.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, có khoảng 1% số người khi bị mắc u mềm lây ít nhất một lần trong đời.

U mềm lây
U mềm lây

2 Tác nhân gây bệnh u mềm lây

Virus Molluscum contagiosum gây ra bệnh u mềm lây có kích thước khá lớn Phạm được chia thành 4 type là MCV 1, 2, 3, 4. Trong đó, chủ yếu là MCV type 1 gây ra bệnh, thường gặp ở trẻ em. MCV type 2 thường gây u mềm lây sinh dục ở người lớn và lây truyền qua đường tình dục.

Dựa trên lâm sàng thì rất khó phân biệt được các type gây bệnh. Cần phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì mới chẩn đoán chính xác được bệnh do type virus MCV nào gây ra.

Những người bị nhiễm HIV thường có rất nhiều u mềm lây trên da làm tăng nguy cơ lây lan.[2]

3 Triệu chứng và chẩn đoán u mềm lây

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Sau khi nhiễm virus bệnh có thể ủ trong thời gian từ 2 tuần đến 6 tháng. Khi phát bệnh, da người bệnh có các biểu hiện sau:

  • Trên bề mặt da nổi lên các sẩn nhỏ kích thước từ 1 đến 2mm, hình bán cầu, tròn, oval,... và có rốn ở giữa.
  • Các sẩn này có đặc điểm là chắc, màu hồng nhạt, trắng đục hoặc giống như màu da bình thường.
  • Chúng có thể đứng riêng rẽ hoặc chụm thành từng đám nhỏ hoặc xếp thành dải theo vệt.
  • Vùng da xung quanh có thể bị đỏ, ngứa.
  • Ở trẻ xem, các nốt sẩn này thường thấy trên da mặt, cổ,... Ở người lớn là vùng bụng dưới, trong đùi, xương mu và bộ phận sinh dục.
Các sẩn tập trung thành đám hoặc vệt dài
Các sẩn tập trung thành đám hoặc vệt dài

3.2 Xét nghiệm cận lâm sàng

Mô bệnh học: Thượng bì quá sản gấp 6 lần so với bình thường. Có nhiều tiêu thể mềm bắt màu axit đứng sát nhau, nén chặt thành từng thùy nhỏ.

Xét nghiệm phát hiện kháng thể virus gây bệnh trong huyết thanh.

Áp dụng kĩ thuật nhuộm Giemsa hoặc nhuộm Gram để tìm các tế bào sừng có kích thước lớn.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên virus bằng miễn dịch huỳnh quang.

3.3 Chẩn đoán bệnh

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng đế kết luận bệnh.

Một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Milia, hạt cơm phẳng, u ống tuyến mồ hôi,...

  • Milia: nguyên nhân không phải do virus mà là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Các sẩn không đau, không ngứa, thường gặp ở mặt, ngực và thân mình,...
  • Hạt cơm phẳng: Các sẩn hơi nổi cao trên da, hơi sần sùi, hình tròn hoặc đa giác, thẫm màu hoặc màu da.
  • U ống tuyến mồ hôi: Các sẩn nhỏ có màu vàng nhạt, màu da, nâu hoặc trắng. Sẩn khá cứng và trơn nhẵn, phân bố đối xứng. Thường xuất hiện ở vùng quanh mắt, gò má, trán, mặt, nách, ngực, sinh dục, cẳng chân,... Thậm chí là trên đầu, gây ra tình trạng rụng tóc.

Loại u to cần chẩn đoán phân biệt với ung thư tế bào gai.

4 Điều trị bệnh u mềm lây

4.1 Nguyên tắc điều trị

Một số trường hợp tổn thương có thể tự khỏi nhưng nên điều trị để tránh lây lan virus cho người khác. Nguyên tắc chữa trị như sau:

  • Loại bỏ tổn thương bằng tia laser, làm lạnh hoặc tách khối u.
  • Điều trị dứt điểm để tránh tái phát.
  • Điều trị đồng thời các bệnh kèm theo như khô da, viêm da cơ địa,...[3]

4.2 Điều trị cụ thể

4.2.1 Loại bỏ tổn thương

Nạo bỏ tổn thương bằng thìa current: bôi kem gây tê và cùng thìa current đã vô khuẩn để nạo bỏ tổn thương.

Loại bỏ tổn thương bằng laser màu, bước sóng 585nm.

4.2.2 Sử dụng thuốc bôi đặc hiệu

Các loại thuốc bôi thường dùng là:

  • Dung dịch KOH 10%: Mỗi ngày bôi 2 lần.
  • Imiquimod 5%: Mỗi tuần bôi 3 lần, dùng tối đa 16 tuần. Lưu ý ý Không dùng cho phụ nữ có thai. Có thể gây viêm da tại chỗ.
  • Mỡ salicylic 3 - 5%: Mỗi ngày bôi từ 1 đến 3 lần.
Dùng các loại kem bôi đặc hiệu để trị bệnh
Dùng các loại kem bôi đặc hiệu để trị bệnh

Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng như:

Thuốc bôi Cantharidin giúp làm bong vảy và không để lại sẹo. 

  • Thường bôi 1 lần duy nhất. Nếu nặng có thể lặp lại 1 - 2 lần vào 3 - 4 tuần sau.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân bị tăng nhạy cảm, đái đường hoặc bị suy giảm tuần hoàn ngoại vi, phụ nữ có thai.
  • Không để kem dính vào mắt, không bôi vùng hậu môn, vùng kẽ,...

Axit Trichloroacetic có tác dụng bào mòn da và các mô, ít gây kích ứng và độc toàn thân hơn các thuốc khác. Tuy nhiên, không điều trị triệt để được, bệnh dễ tái phát.

  • Bôi thuốc vào vùng da tổn thương, hạn chế bôi lan sang các vùng xung quanh. Có thể bôi vào hậu môn.
  • Chống chỉ định với người tăng huyết áo, nhũng tổn thương các tính, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Cimetidine dạng uống: dùng kết hợp với thuốc bôi khác.

Liều dùng cho người lớn là 300 - 800mg/lần mỗi ngày chia đều 3 - 4 lần. Tối đa không quá 2400mg/ngày.

Trẻ em uống với liều 20 - 30mg/kg, mỗi 4 giờ uống 1 lần.

Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng thuốc này nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc.

4.3 Điều trị kết hợp

Cùng với việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Không chà xát, gãi mạnh vào vùng tổn thương và đang bôi thuốc để tránh virus lây lan sang các vùng khác.
  • Sử dụng kem giữ ẩm để làm ẩm da.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn vùng tổn thương.
  • Hạn chế việc dùng các loại thuốc bôi chứa corticoid.

4.4 Phòng bệnh u mềm lây

Để phòng bệnh u mềm lây, mỗi người cần phải:

Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày.

Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh, hạn chế đi các bể bơi, nhà tắm công cộng,...

Nếu có dấu hiệu bệnh cần đi khám và điều trị ngay từ sớm.

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao Cao Su, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Alana Biggers, MD, MPH (Ngày đăng: ngày 5 tháng 10 năm 2018). Molluscum Contagiosum, Healthline. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Talel Badri, Grishma R. Gandhi (Ngày đăng: ngày 3 tháng 8 năm 2021). Molluscum Contagiosum, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Ashish C Bhatia, MD (Ngày đăng: Ngày 21 tháng 9 năm 2020). Molluscum Contagiosum, Medscape. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633