1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Bệnh u dạng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh u dạng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh u dạng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - U xương dạng xương là một khối u tạo xương lành tính không có khả năng trở thành ác tính. Nó thường gây ra cơn đau dữ dội vào ban đêm và thuyên giảm khi dùng thuốc chống viêm không steroid. Đôi khi, nó tự khỏi mà không cần điều trị. Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không còn tác dụng. [1]

1 Đại cương về u dạng xương

U dạng xương (Osteoid osteoma) là một khối u xương lành tính, hay gặp ở các xương dài của người bệnh. Các u nay thường nhỏ khoảng 1,5 - 2cm, được đặc trưng là các ổ nhỏ, bao quanh là các vùng xơ cứng nhưng xương bình thường. Bệnh u xương này gặp chủ yếu ở bệnh nhân nam, trẻ tuổi. Khối u này thường xuyên ảnh hưởng đến xương dài của xương đùi và xương chày. [2]

U dạng xương là một khối u xương tương đối phổ biến, chiếm khoảng 1/8 đến 1/10 của tất cả các khối u xương lành tính có triệu chứng và 5% của tất cả các khối u xương nguyên phát.

U dạng xương thường gặp ở các xương dài.

Nguyên nhân của u dạng xương vẫn chưa được biết rõ, nhưng di truyền được xem là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra, một số tác giả còn cho rằng bệnh là do nhiễm vi rút, bệnh viêm nhiễm, hay liên quan miễn dịch. Một đề xuất cho rằng sự hình thành của khối u có thể là do tân sinh hoặc là kết quả của chấn thương trước đó.

U dạng xương thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, rất hiếm ở người trên 50 tuổi [3] và ở nam nhiều hơn nữ. [4]

2 Chẩn đoán u dạng xương như thế nào?

2.1 Triệu chứng lâm sàng của bệnh u dạng xương

Các triệu chứng của bệnh u dạng xương có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm trước khi chẩn đoán và điều trị phẫu thuật cuối cùng.

Đau là triệu chứng chính của cả khi mới lần đầu và tái phát. Các cơn đau diễn ra liên tục, sâu, đau dữ dội với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Người bệnh u dạng xương thường đau khu trú ở vị trí tổn thương. Cơn đau thường tồi tệ hơn vào ban đêm ở 95% bệnh nhân và giảm dần vào buổi sáng. Cơn đau có thể đánh thức bệnh nhân trong 29% trường hợp. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những người bị tổn thương bên trong, bị viêm bao hoạt dịch thì chuyển động sẽ bị hạn chế, có thể người bệnh phải gắng sức. Cơn đau cũng có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bệnh nhân.

Sưng là triệu chứng phổ biến tiếp theo trong u dạng xương và được cho là do sự tăng cường cung cấp mạch máu cho khối u. Nếu khối u nằm trong khớp hoặc nằm gần khớp, viêm màng hoạt dịch, tràn dịch, thay đổi khớp có thể xuất hiện. Loạn sản xương khớp ảnh hưởng đến xương đùi và xương chày có thể gây ra sự khác biệt chiều dài chi.

Nếu bệnh nhân u dạng xương ở cột sống thường có biểu hiện đau ở lưng hoặc cổ, vẹo cột sống, hoặc đau xuyên tâm, đau có thể lan xuống chi dưới và vai. Các triệu chứng của những bệnh nhân này có thể giống như ở những người bị thoát vị đĩa đêm, hay các tổn thương nào đó gây triệu chứng tương tự.

U dạng xương ở bàn tay có biểu hiện giống viêm khớp, bệnh bàn tay bất thường, ngón tay dùi trống.

2.2 Chẩn đoán hình ảnh trong u dạng xương

Kết quả chụp X-quang của u dạng xương cho thấy khối xơ cứng bao quanh 1 ổ sáng và dựa vào 4 đặc điểm chẩn đoán như sau:

  • Các tổn thương nhìn được rõ nét hình tròn hay oval.
  • Khối u dạng xương có đường kính dưới 2cm.
  • Vùng trung tâm của khối u xương thấy dày đặc và đồng nhất.
  • Có thể nhìn thấy vùng thấu quang có đường kính khoảng 1-2 mm.

Chụp cắt lớp vi tính để xác định vị trí khối u. Kết quả chụp CT cho thấy một khối u hình khuyên có đường vòng bao quanh với tín hiệu giảm nhẹ.  Khi CT được thực hiện với vật liệu cản quang, cho thấy giai đoạn tăng cường động mạch sớm, nhanh chóng và sau đó thoát ra khỏi chất cản quang từ ổ u, phù hợp với dòng chảy chậm trong pha tĩnh mạch.

U dạng xương được chẩn đoán như thế nào?

MRI không hữu ích trong chẩn đoán u dạng xương. Nó được dành riêng cho các trường hợp không rõ ràng vì nó có thể gợi ý chẩn đoán u xương khớp. Nó rất nhạy cảm trong việc phát hiện tủy xương, phù màng bụng và các bất thường mô mềm.

Chụp đồng vị phóng xạ được thực hiện khi kết quả chụp X quang là bình thường hoặc không có kết luận, đặc biệt là ở bệnh nhân nhi bị đau lưng. Phương pháp này có thể xác định ổ nidus nhỏ đến 2 mm.

Chụp động mạch được áp dụng cho những người bệnh xơ cứng hóa xương mà các phương pháp khác không xác định được các nidus nhỏ.

Về mô bệnh học của u dạng xương, thường có màu đỏ anh đào và có thể được bóc ra khỏi xương, có hạt gritty.  Các nidus thường là một khoang riêng biệt, được bao quanh cẩn thận bởi xương đã xơ cứng hóa với độ dày khác nhau. Các nidus khác nhau về tính nhất quán từ mạch máu, mềm, dễ vỡ, sạn và hạt nhỏ đến xơ cứng dày đặc.

3 Điều trị bệnh u dạng xương như thế nào?

Điều trị ban đầu của u dạng xương là không phẫu thuật. Can thiệp phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau không đáp ứng với điều trị nội khoa và người không tuân thủ yêu cầu hạn chế hoạt động.

3.1 Điều trị nội khoa cho bệnh nhân u dạng xương

Điều trị ban đầu cho bệnh u dạng xương là các loại thuốc bao gồm Aspirin hoặc NSAID khác. Aspirin được dùng cho bệnh nhân u dạng xương với liều mỗi ngày từ 650 đến 3250mg. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc NSAIDs khác như naproxen, Ibuprofen.

Bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa hay không thể tiếp tục chế độ điều trị là do các cơn đau dai dẳng mà tác dụng của thuốc giảm đau giảm dần theo thời gian. Đặc biệt ở người trẻ tuổi, năng động lại ít chịu đựng được những cơn đau liên tục.

3.2 Phương pháp phẫu thuật điều trị u dạng xương

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị cho người bệnh u dạng xương. Trong đó phẫu thuật mở để loại bỏ hoàn toàn khối u, từ đó sẽ làm giảm đau cho người bệnh ngay và làm giảm nguy cơ tái phát.

Điều trị u dạng xương bằng phương pháp phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật tiếp theo cho người bệnh u dạng xương là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với các kỹ thuật sau:

CT hướng dẫn cắt bỏ qua da: Người bệnh được gây tê tại chỗ và cần được xác định chính xác vị trí của u dạng xương bằng CT. Sau đó, với hướng dẫn của CT, một dây Kirschner (dây K) được đưa vào và khoan qua vỏ xương vào nidus. Sau đó, tạo một vết rạch nhỏ, kim sinh thiết được đưa qua dây rồi loại bỏ hoàn toàn khối u. CT sau phẫu thuật được thực hiện để xác nhận sơ tán hoàn toàn nidus. Cắt bỏ qua da có hướng dẫn CT có tỷ lệ thành công là 83-100%. Các biến chứng có thể xảy ra là gãy xương sau phẫu thuật, hạn chế hoạt động và giảm cân trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật, bỏng da...[1]

Phẫu thuật loại bỏ khối u dạng xương sử dụng đồng vị phóng xạ: Để cắt bỏ, bệnh nhân được chẩn đoán bằng phương pháp xạ hình xương khi sử dụng hydroxymetylen diphosphonate (HMDP) và dichloromethylene diphosphonate (DMDP).  Ba giờ trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được dùng hạt nhân phóng xạ và 1 giờ sau khi tiêm, thực hiện kiểm soát quét điểm nóng. Một đầu dò phát hiện bức xạ sau đó được sử dụng để xác định vị trí điểm nóng trên cơ sở tín hiệu được tạo ra. Phương pháp này có thể được sử dụng để xác định vị trí của nidus với độ chính xác 2 mm, tạo điều kiện cắt bỏ các tổn thương tối thiểu nhất. Tuy nhiên, các đầu dò hẹp có thể gây ra kết quả âm tính giả.

Phẫu thuật u dạng xương với sự hỗ trợ của máy tính: Đây là một tập hợp các kỹ thuật trong đó hình ảnh và các thiết bị theo dõi ba chiều được kết hợp để cải thiện hiệu suất phẫu thuật​. Phẫu thuật này dựa trên quét CT chẩn đoán ban đầu được xử lý thành hình ảnh 3D. Ưu điểm của kỹ thuật này là nó có thể xác định chính xác các tổn thương trong xương. Nó rất hữu ích cho các tổn thương nhỏ nằm sâu trong vỏ xương, trong đó có thể không có thay đổi bề mặt.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục đề phòng tái phát tối thiểu 1 năm. Cứ cách 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng bệnh nhân được chụp  X-quang hoặc CT để kiểm tra.

Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh u dạng xương để phát hiện và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Annabelle L. Dookie ; Robert M. Joseph, Osteoid Osteoma, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Gerard Librodo, Osteoid Osteoma, Medscape. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Radiology, Osteoid Osteoma: Symptoms, Causes & Treatment, Radiology. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Frederick M. Azar MD, Campbell's Operative Orthopaedics, Chapter 44. Sciencedirect.com, Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bệnh u dạng xương triệu chứng như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh u dạng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh u dạng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    TA
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thông tin rất bổ ích. Cảm ơn nhà thuốc đã tư vấn.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633