1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Tương kỵ trong bào chế là gì? Sự khác nhau giữa tương tác và tương kỵ

Tương kỵ trong bào chế là gì? Sự khác nhau giữa tương tác và tương kỵ

Tương kỵ trong bào chế là gì? Sự khác nhau giữa tương tác và tương kỵ

Trungtamthuoc.com - Tương kỵ có thể xảy ra trong quá trình bào chế dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến tính đồng nhất, tính bền vững của chế phẩm cũng như hiệu lực điều trị. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Tương kỵ là gì?

Tương kỵ là gì?
Tương kỵ là gì?

Khi phối hợp 2 hoặc nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược khác nhau trong một dạng thuốc ở điều kiện nhất định, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào khiến cho chế phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về tính đồng nhất, giảm hoặc không có hiệu lực điều trị và tính bền vững thì được coi là có tương kỵ.

Việc xảy ra tương kỵ khiến cho sản phẩm không đảm bảo được chất lượng cũng như đáp ứng được các chỉ tiêu đã đặt ra như độ tinh khiết, độ an toàn và hiệu quả sử dụng.

Các loại tương kỵ có thể gặp trong quá trình bào chế: Vật lý, dược lý, hóa học.

2 Tại sao lại xảy ra tương kỵ?

Tại sao lại xảy ra tương kỵ?
Tại sao lại xảy ra tương kỵ?

Phối hợp quá nhiều dược chất, tá dược mà không quan tâm đến tính chất của các dược chất, tá dược dẫn đến sự tương kỵ.

Không thực hành đúng quy trình sản xuất, quy trình thao tác chuẩn. [1]

Việc sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn.

3 Tương kỵ và tương tác khác gì nhau

Tương kỵ thường diễn ra trong thời gian ngắn, có khi xảy ra tức thì. Tương tác diễn ra chậm hơn.

Kết quả của sự tương tác có thể trở thành tương kỵ.

4 Nguyên tắc và biện pháp khắc phục tương kỵ trong bào chế

Để khắc phục những tương kỵ có thể xảy ra trong quá trình bào chế, cần áp dụng những nguyên tắc và biện pháp sau đây:

Nguyên tắc

Biện pháp

Các biện pháp áp dụng cần phải đảm bảo không làm thay đổi tác dụng dược lý, đảm bảo được hiệu quả điều trị của chế phẩm

Lựa chọn được trình tự pha chế, phối hợp các thành phần một cách hợp lý

Thay đổi thành phần là nguyên nhân dẫn đến tương kỵ

Bỏ bớt một số thành phần không có vai trò quan trọng có khả năng gây tương kỵ hoặc gây khó khăn trong quá trình pha chế hoặc sản xuất

Sử dụng thêm một số thành phần phụ (dung môi, chất phụ, tá dược) để tránh tương kỵ có thể xảy ra

Sử dụng các chất làm tăng độ tan hoặc chất trung gian hòa tan trong công thức dung dịch thuốc khi không thể áp dụng được các biện pháp hòa tan thông thường

Thêm các chất có khả năng tăng tính thấm khi chuyển từ dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần của công thức hỗn dịch không chứa chất gây thấm

Thêm chất nhũ hóa khi chuyển từ dạng dung dịch sang nhũ tương hoặc trong thành phần công thức nhũ tương thiếu chất nhũ hóa

Thêm các chất trơ để bao bọc, hạn chế tình trạng các chất rắn có thể xảy ra tương kỵ đối với dạng thuốc bột

Thêm acid hoặc kiềm để điều chỉnh pH của dung dịch thuốc nhằm mục đích ổn định chế phẩm, hạn chế phản ứng thủy phân, oxy hóa khử có thể xảy ra

Thêm chất chống oxy hóa nhằm hạn chế phản ứng oxy hóa khử

Thêm chất sát khuẩn và chống nấm mốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ

Nếu không thể áp dụng được các biện pháp trên có thể đóng gói riêng từng dược chất và ghi rõ hướng dẫn sử dụng

Trong trường hợp không thể sử dụng được bất kỳ biện pháp nào thì cần cân nhắc sửa chữa đơn thuốc khi có sự đồng ý của người hoặc đơn vị thiết kế công thức

5 Một số tương tác, tương kỵ thường gặp

5.1 Tương kỵ vật lý

Dạng thuốc

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

Dạng thuốc lỏng có biểu hiện chung là dược chất không tan hoặc bị kết tủa

Do phối hợp dược chất với dung môi, tá dược không phù hợp

Phối hợp các dược chất ít tan hoặc thực tế không tan với dung môi là nước

Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực với dung môi không phân cực

Dược chất tan được trong dung môi nhưng sử dụng nồng độ dược chất cao, vượt quá độ tan

Trong thành phần có nhiều dược chất tan nhưng tổng lượng chất tan vượt quá nồng độ bão hòa

Sử dụng hỗn hợp dung môi

Sử dụng chất diện hoạt làm tăng độ tan

Sử dụng các chất làm tăng độ tan khác

Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm

Do các chất keo bị ngưng kết hoặc đông vón

Thay thế chất điện giải mạnh bằng một chất phụ hoặc tá dược thích hợp

Dạng thuốc rắn chủ yếu xuất hiện tương kỵ vật lý với biểu hiện thuốc từ thể rắn, khô tơi trở nên ẩm ướt, chảy lỏng,....

Do trong thành phần đơn thuốc hoặc công thức có các dược chất háo ẩm mạnh

Hạn chế sự tiếp xúc hoặc tránh tiếp xúc giữa các dược chất háo ẩm bằng một số biện pháp sử như sử dụng tá dược trơ, thay thế một phần hoặc toàn bộ thành phần có tính hút ẩm mạnh bằng các thành phần tương tự như ít hút ẩm hoặc không hút ẩm, chuyển dạng thuốc sang dạng thích hợp hơn như dung dịch, potio

Do chứa các dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước

Thay thế các muối ngậm nước kết tinh bằng muối khan với số lượng tương tự

Do có các dược chất tạo hỗn hợp eutecti ẩm nhão hoặc lỏng ở nhiệt độ thường

Dùng các dược chất bột có khả năng bao phủ, ngăn các các thành phần của thuốc hoặc thêm tá dược để bao riêng từng dược chất có khả năng gây tương kỵ

Đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ

Đóng trong viên nhện có vách ngăn

Sử dụng các phương pháp bào chế mới như vi nang, vi cầu sau đó đưa vào dạng thuốc viên nén, viên nang cứng,...

5.2 Tương kỵ hóa học

Tương kỵ hóa học
Tương kỵ hóa học

Thường gặp đối với các dạng thuốc lỏng, do:

  • Phản ứng kết hợp.
  • Phản ứng trao đổi.
  • Phản ứng thủy phân.
  • Phản ứng oxy hóa khử.

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

Phản ứng trao đổi ion

Hay gặp trong quá trình bào chế theo đơn, khi phối hợp dạng thuốc lỏng chứa các muối tan của cation kim loại kiềm thổ (Mg2+, Ca2+,...) với các muối tan khác như benzoat, sulfat,... của kim loại kiềm

Tăng lượng dung môi để hòa tan các dược chất ít tan mới tạo thành do phản ứng trao đổi

Thay thế một trong số các dược chất có thể tham gia vào phản ứng trao đổi bằng các dược chất có tác dụng dược lý tương tự nhưng không gây ra tương tỵ

Nếu không áp dụng được 2 biện pháp trên thì có thể bào chế thành 2 loại dung dịch khác nhau

Phản ứng trao đổi phân tử

Phối hợp muối kiềm của acid hữu cơ yếu (acid barbituric, benzoic,...) với các acid có tính mạnh hơn như Acid Boric, sulfuric

Điều chỉnh môi trường bằng biện pháp thích hợp. Ví dụ chuyển từ môi trường acid sang môi trường trung tính hoặc môi trường kiềm thì thay thế dược chất có tính acid bằng dược chất khác trung tính hơn nhưng có tác dụng dược lý tương tự hoặc trung hòa môi trường bằng cách sử dụng một loại kiềm yếu như natri bicarbonat

Dược chất được cấu tạo bởi gốc của base yếu và một acid mạnh, trong môi trường kiềm sẽ xảy ra kết tủa hợp chất mang tính base yếu, ví dụ:

Pha chế muối alcaloid như Papaverin hydroclorid, strychnin sulfat, spartein sulfat,...

Pha chế các vitamin nhóm B

Pha chế kháng sinh như Gentamicin sulfat

Pha chế thuốc gây tê như Procain hydroclorid,...

Điều chỉnh pH của dung dịch nhằm mục đích tạo môi trường trung tính hoặc acid nhẹ bằng cách thay thế dược chất tạo môi trường kiềm bằng dược chất có tác dụng dược lý tương tự nhưng không tạo môi trường kiềm hoặc điều chỉnh môi trường bằng dung dịch acid loãng trước khi phối hợp với dược chất kỵ môi trường kiềm

Khi pha chế các thuốc tiêm như strychnin sulfat, spartein sulfat, thiamin

hydrochloride, pyridoxine hydrochloride,... trong thành phần thường bổ sung thêm dung dịch acid hydrochloride loãng nhằm mục đích acid hóa môi trường, làm bền dược chất. Bên cạnh đó, cần sử dụng ống thủy tinh trung tính, nếu thủy tinh kiềm sẽ gây kết tủa trong quá trình bảo quản

Phản ứng kết hợp

Đối với các dạng thuốc lỏng xuất hiện vẩn đục, thường gặp khi phối hợp tanin với các nhóm dược chất như alkaloid, glycoside,...

Acid hóa môi trường với các acid thích hợp do một số tanat dễ tan trong môi trường acid

Với các tanat alkaloid và tanat glycosid, có thể áp dụng biện pháp hòa tan kết tủa bằng alcol ethylic hay Glycerin hoặc hỗn hợp 2 dung môi này

Nếu không áp dụng được 2 biện pháp trên thì có thể chế thành 2 dung dịch riêng

Phản ứng oxy hóa khử

Xảy ra khi phối hợp trong cùng 1 chế phẩm các chất có khả năng oxy hóa với các chất khử hoặc dược chất dễ bị oxy hóa bởi tá dược, môi trường

Thường gặp khi bào chế các loại vitamin (A, B, C, D,..), kháng sinh (gentamicin, Kanamycin,...), corticoid (betamethasone, dexamethasone,...)

Tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa dược chất, tá dược có tính khử với dược chất dễ bị oxy hóa

Thay thế các thành phần dễ có khả năng gây tương kỵ trong đơn

Đưa thêm chất chống oxy hóa vào trong đơn

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm hạn chế tới mức thấp nhất khả năng phản ứng xảy ra

Phản ứng thủy phân

Xuất hiện vẩn đục, kết tủa từ đó giảm nồng độ dược chất, tăng các sản phẩm do kết quả của phản ứng thủy phân dược chất

Thay thế dược chất dễ bị thủy phân bằng dược chất có tác dụng tương tự nhưng ít bị thủy phân

Lựa chọn dung môi, tá dược thích hợp nếu có thể

Hạn chế các tác nhân làm thúc đẩy quá trình thủy phân của dược chất

Lựa chọn biện pháp kỹ thuật thích hợp như sử dụng màng vô khuẩn thay thế cho phương pháp tiệt khuẩn dùng nhiệt ẩm trong thời gian dài

6 Tương kỵ, tương tác giữa tá dược và tá dược, giữa tá dược và dược chất trong bào chế

Tá dược hiện nay được sử dụng trong các công thức bào chế thuốc ngày càng nhiều, tá dược đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng, hấp thu của dược chất từ dạng thuốc do đó cần phải có những thông tin về tương tác và tương kỵ có thể xảy ra.

6.1 Chất bảo quản

Chất bảo quản được thêm vào công thức nhằm mục đích đảm bảo hiệu lực điều trị cho dược chất trong suốt quá trình bảo quản, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Một số dạng bào chế thường sử dụng chất bảo quản như viên nang, viên nén, thuốc mỡ, hỗn dịch, dung dịch, thuốc nhỏ mắt, nhũ tương thuốc,...

Dưới đây là bảng tóm tắt tương tác và tương kỵ có thể xảy ra giữa dược chất và tá dược

Tên dược chất và tá dược

Có thể xảy ra tương tác và tương kỵ với

Acid Acrylic và dẫn chất

Benzalkonium clorid, hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Phenol

Các chất có tính kiềm

Cetylpyridinium chloride, muối chlorhexidine

Chất diện hoạt anion

Cetylpyridinium chloride, Benzalkonium clorid

Gôm Arabic

Thimerosal, Acid sorbic

Atropin

hợp chất thủy ngân phenyl, muối chlorhexidine

Các muối borat

muối chlorhexidine

Acid bromhidric và muối

hợp chất thủy ngân phenyl

Butacaine sulfate

muối chlorhexidine

Gôm adragant

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Paraben, Phenol, Clobutanol

Dextran

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Phenol, Paraben, Clobutanol

Ephedrin

hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal

Gelatin và các sản phẩm thủy phân kiềm

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride

Kali iodid

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Thimerosal

Kali rodanat

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Thimerosal

Các acid và dược chất có tính acid

Thimerosal

Methylhydroxyethyl cellulose (MHEC)

hợp chất thủy ngân phenyl, Acid sorbic, Phenol, Paraben, Clobutanol

Methyl cellulose (MC)

Benzalkonium clorid

Natri alginat

Cetylpyridinium chloride, hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Phenol

Natri bicarbonat

Cetylpyridinium chloride

Natri carboxylmethyl cellulose (NaCMQ)

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Thimerosal, hợp chất thủy ngân phenyl, muối chlorhexidine, Acid sorbic, Phenol

Chất diện hoạt không ion hóa

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride

Acid nitric và nitrat

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Thimerosal, muối chlorhexidine, Acid sorbic, Phenol

Tinh bột

Acid sorbic, Paraben

Oxytetracycline

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride

Các paraben

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride

Natri penicilinc

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Acid sorbic

Pilocarpin

hợp chất thủy ngân phenyl, muối chlorhexidine

Polyvinyl alcol (PVA)

hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Phenol

Polyvinyl pyrolidon (PVP)

Benzalkonium clorid, hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal, Phenol, Paraben, Clobutanol

Polyethylene glycol (PEG)

Benzalkonium clorid, hợp chất thủy ngân phenyl, Acid sorbic, Phenol, Paraben, Clobutanol

Keo thân nước nguồn gốc thực vật

Benzalkonium clorid, muối chlorhexidine

Các muối salicylat

Acid sorbic, Phenol, Paraben, Clobutanol

Các protein bạc

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Acid sorbic

Các sulfat

hợp chất thủy ngân phenyl, muối chlorhexidine

Natri sulfathiazol

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Acid sorbic

Natri sulphacetamid

Acid sorbic, Clobutanol

Các hợp chất lưu huỳnh

hợp chất thủy ngân phenyl

Các tween (polysorbat)

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Phenol, Paraben, Clobutanol

Thủy ngân phenyl acetat, borat, nitrat

Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride

Physostigmin salicylat

muối chlorhexidine

Pluoresein natri

muối chlorhexidine, Benzalkonium clorid, Cetylpyridinium chloride, Acid sorbic, Clobutanol

Phosphat

muối chlorhexidine

Homatropin

hợp chất thủy ngân phenyl

Hợp chất amoni bậc 4 (chất diện hoạt cation)

hợp chất thủy ngân phenyl, Thimerosal

Tuy nhiên, việc xảy ra tương kỵ, tương tác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện pha chế, quy trình bảo quản, nồng độ các chất trong công thức có thể phản ứng.

6.2 Tá dược dùng trong bào chế viên nén, viên nang

Các loại tá dược cũng được sử dụng rất phổ biến trong các loại viên nén, viên nang. Hiện nay, tá dược dập thẳng được quan tâm rất nhiều. Việc sử dụng tá dược hay hỗn hợp các tá dược có thể xảy ra tương tác, tương kỵ do đó cần phải có nghiên cứu cụ thể vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến Sinh khả dụng của thuốc.

Dưới đây là bảng tổng hợp tương tác của một số tá dược viên nén với dược chất và tá dược khác:

Tá dược

Khả năng tương tác và tương kỵ

Tinh bột

Có thể tạo phức với benzocain, phẩm màu, Acid salicylic, iod, borax, acid o-hydroxybenzoic, natri laurysulfat,...

Lactose

Chuyển dần thành màu nâu với các amin bậc 1,2

D-manitol

Có khả năng tạo phức với một số kim loại như sắt, nhôm, đồng

Carrageenan (polymer của galactose co 20 - 30% sulfat)

Tạo muối ít tan với Ca++

Acid alginic

Có khả năng xảy ra tương tác và tương kỵ với các dược chất và tá dược có tính kiềm

Natri alginat

Dẫn chất của acridin, thủy ngân phenyl nitrat và acetat, Tím Tinh Thể,...

Avicel (cellulose vi tinh thể)

Chất điện li, các polymer cation

Na CMC (natri Carboxymethyl cellulose)

Dung dịch acid mạnh, muối tan của Sắt và một số kim loại khác, tạo phức với alcaloid, tương kỵ với protein trong sữa

EC (ethylcellulose ethocel)

Sáp, parafin

MC (Methylcellulose)

Paraben, chất điện ly ở nồng độ cao

HPC (Hydroxyethylcellulose)

Chất có tính oxy hóa

HPMC (Hydroxy propylmethylcellulose)

Dẫn chất phenol, paraben

CAP (cellulose acetophtalat)

Một số kim loại hoặc base mạnh

Aerosil

Hấp phụ các hợp chất amoni bậc 4 và các dẫn chất khác

Bột talc

Hấp phụ các hợp chất amoni bậc 4 và các dẫn chất khác

Magnesi, Calci stearat

Tăng phản ứng thủy phân và phân hủy một số dược chất kém bền trong môi trường kiềm

 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Sách Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2 (Nhà xuất bản Y học). Tương kỵ trong bào chế, trang 240-261. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633