Cách tự sát (tự tử) bằng thuốc ngủ có thực sự ÊM như bạn nghĩ? 4 cách phát hiện người muốn tự tử
Trungtamthuoc.com - Thời đại công nghệ phát triển, con người ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề về tâm lý. Một số người khi rơi vào một hoàn cảnh khó khăn nào đó có thể nghĩ rằng tự tử là lối giải thoát cho họ. Và một số chọn thuốc ngủ là giải pháp cho sự ra đi nhẹ nhàng, dễ chịu. Tuy nhiên sự thực thuốc ngủ sẽ đưa ta về với đất mẹ một cách êm dịu? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin bài viết dưới đây.
1 Thông điệp cho người muốn tự tử
Hãy nên nhớ rằng mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều xứng đáng có được hạnh phúc, và bố mẹ nuôi lớn bạn đến bây giờ cũng không phải là điều dễ dàng. Bạn sống trên đời này không chỉ để tồn tại từ ngày này qua ngày khác mà còn có trách nhiệm với xã hội, báo hiếu với bố mẹ. Cuộc sống còn có rất nhiều phong cảnh đẹp, nhiều món ăn ngon, nhiều người tốt muốn bạn ở bên để chia sẻ niềm vui nên đừng vì một ai đó, một điều gì đó khiến bạn tổn thương mà lỡ cắt đứt sinh mạng của bản thân.
Một ngày tồi tệ chứ không phải một đời tồi tệ. Thế nên dù cuộc sống này có quật ngã bạn đến đâu thì hãy yêu thương và tôn trọng bản thân mình nhé.
2 Thuốc ngủ là gì
Thuốc ngủ hay còn được gọi là thuốc an thần. Là loại thuốc được sử dụng để đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ, tăng cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên chúng chỉ cho tác dụng tạm thời nên thường không được khuyến cáo sử dụng. Những giấc ngủ mà thuốc ngủ tạo ra đều không phải là giấc ngủ sinh lý.
Một số loại thuốc ngủ
- Các thuốc benzodiazepin:gồm một số loại thuốc như Ativan, Xanax, Valium và Librium: tăng cảm giác buồn ngủ, ức chế thần kinh tạo ra giấc ngủ. Thuốc có thể gây nghiện
- Barbiturate: là một nhóm thuốc an thần cho tác dụng ức chế, làm suy yếu hệ thần kinh trung ương và gây ra cảm giác buồn ngủ.
- Và một số loại thuốc khác: Ambien , Lunesta và Sonata. Những loại thuốc này ít gây ra tác dụng phụ thuốc vào thuốc hơn những loại kể trên. Ngoài ra còn có Rozerem là một thuốc ảnh hưởng đến hormon của não bộ và không gây nghiện.
3 Cơ chế hoạt động của thuốc ngủ
Cơ chế hoạt động của thuốc ngủ hầu như là ức chế dẫn truyền ở tổ chức lưới của não giữa, đồng thời làm giảm hoạt động của synap thần kinh. Tác dụng của thuốc chủ yếu bằng cách làm tăng hoạt tính của GABA và glycin (các chất dẫn truyền loại ức chế), tạo điều kiện thuận lợi để mở kênh Cl- (các Barbiturat, Benzodiazepin và Zolpidem).
Ngoài ra các thuốc an thần - gây ngủ còn tác dụng theo một số cơ chế khác như: kích thích receptor của serotonin, ức chế acid glutamic, kháng histamin và ức chế kênh Na+.
4 Tác dụng phụ của thuốc ngủ
Ngay khi sử dụng thuốc ngủ ở liều chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một trong những triệu chứng sau đây:
Cảm giác mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Mất cân bằng.
Trí nhớ suy giảm, kém minh mẫn.
Chóng mặt, đau đầu
Buồn ngủ ban ngày, lờ đờ, ngủ gà.
Hay mơ những giấc mơ kì lạ, ác mộng.
Tâm thần suy nhược.
Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, ợ hơi
Tay chân run rẩy không kiểm soát.
Nóng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc cẳng chân.
Thay đổi khẩu vị, đau dạ dày. [1]
Test đánh giá mức độ trầm cảm BECK II (BDI-II), ẤN BẮT ĐẦU ĐỂ TEST NGAY
5 Quá liều
Như đã thấy ở trên, liều điều chỉ định bệnh nhân đã có thể gặp rất nhiều tác dụng phụ. Nên khi sử dụng thuốc với nồng độ cao, bệnh nhân dễ dàng gặp phải một trong số vấn đề dưới đây:
Nôn mửa, co giật, sùi bọt ở miệng và mũi: Nôn mửa là phản ứng rất dễ gặp phải trong quá liều thuốc ngủ. Cộng thêm suy hô hấp thì có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm.
Suy hô hấp: thuốc ngủ là thuốc ức chế thần kinh , đi kèm là tác dụng ức chế hô hấp nên khi quá liều thuốc ngủ, bạn có thể bị suy hô hấp dẫn đến thiếu oxy và nhiều biến chứng khác.
Sốc phản vệ: là một tác dụng phụ rất nghiêm trọng gây ra tác dụng toàn thân và cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức.
Đau đầu, đau nhức tứ chi, cảm giác mệt mỏi.
Gây tổn thương não, chóng mặt, ảo giác.
Cảm giác ê ẩm, nóng ran tứ chi.
6 Xử lý quá liều
Ngay khi phát hiện bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều, cần đưa bệnh nhân vào viện ngay lập tức.
Rửa dạ dày
Dùng Than hoạt tính để hấp thụ lượng thuốc dư thừa.
Dùng thuốc để nhanh chóng thải trừ thuốc ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu.
Quản lý dịch truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và ổn định các chức năng cơ thể.
Sử dụng mặt nạ phòng độc nếu hơi thở bị suy giảm.
Chạy thận để làm sạch máu tốt hơn.
Thuốc ổn định chức năng tim.
Chăm sóc và theo dõi, ổn định tinh thần cho bệnh nhân.
7 Có thể tự sát bằng thuốc ngủ không?
Nếu bạn có suy nghĩ, uống 1 vỉ thuốc ngủ với mục đích là đi vào giấc ngủ ngàn thu một cách nhẹ nhàng và êm dịu thì đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Vì bạn bạn sẽ phải trải qua những cảm giác sau:
- Sốc phản vệ, suy hô hấp.
- Chóng mặt, đau đầu, ảo giác
- Nôn mửa, co giật, sùi bọt ở miệng và mũi.
- Tổn thương não…
Đau đớn về thể xác là vậy thế nhưng tỷ lệ tự sát thành công chỉ bằng thuốc ngủ lại rất thấp (Trừ khi kết hợp thuốc ngủ với các chất khác như thuốc an thần và Opioid). Bởi vì sau khi uống hết chỗ thuốc bạn có thể mua thì bạn khả năng lớn sẽ nôn hết ra vì đây là tác dụng rất phổ biến nên dễ gặp phải và mạng sống của bạn vẫn được giữ lại.
Sau khi tự sát không thành công từ thuốc ngủ, mạng sống tuy còn nhưng não bộ sẽ bị tổn thương rất nhiều do thiếu oxy và chắc chắn sẽ để lại rất nhiều biến chứng sau này. Và cơ thể tổn thương đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần chứ không hề êm dịu như lúc đầu bạn từng nghĩ. [2]
8 Cách phát hiện người có ý định muốn tự tử
Có dấu hiệu của trầm cảm: Cảm giác buồn chán, cảm thấy bản thân tồi tệ, vô dụng, mất ngủ đặc biệt là những trường hợp mất ngủ thường xuyên, kéo dài. Không muốn giao tiếp với người xung quanh, thờ ơ, lãnh đạm với mọi người.
Suy nghĩ quá nhiều: lo nghĩ về một vấn đề thường xuyên và luôn tiêu cực khi nghĩ về nó.
Có một số hành vi bất thường: thường xuất hiện ngay sau dấu hiệu trầm cảm kết thúc, đột nhiên quan tâm mọi người sau một thời gian dài không nói chuyện, dặn dò, căn dặn như sắp đi xa,...
Dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác: có suy nghĩ quỷ thần, ma quỷ đi theo, ám ảnh. Suy nghĩ có người bám theo, bị theo dõi, bị điều khiển, có người xui khiến,...
9 Ngăn chặn ý định tự tử
Ngay đầu tiên nếu gặp phải các dấu hiệu kể trên, bạn cần ngăn chặn người có ý định tự tử bằng cách:
- Tâm lý trị liệu: Đa phần nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự tử là do họ có vấn đề về tâm lý. Cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề khúc mắc của họ. Và đưa ra mục tiêu kế hoạch và phác đồ điều trị.
- Thuốc: Có thể sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc chống loạn thần, chống lo âu và một số loại thuốc điều trị các bệnh tâm lý giúp cải thiện triệu chứng, ít suy nghĩ về chuyện tự tử hơn.
- Các chất kích thích: Cần bỏ, cai các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay ma túy để có thể điều trị một cách tối ưu.
- Gia đình và bạn bè: Những người thân, bạn bè cần giúp đỡ động viên an ủi tinh thần. Có được sự đồng hành từ những người thân quen, tình trạng người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện, tâm lý ổn định trở lại.
- Một chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục thể thao thường xuyên, có thể chạy bộ, đạp xe hoặc tham gia bất kì một khóa học hoặc một môn học mà người bệnh yêu thích.
- Có thể thay đổi môi trường sống, chuyển đến một nơi mới để họ có thể quên đi những chuyện tổn thương trong quá khứ.
- Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện tâm lý, trầm cảm bạn nên liên hệ đường dây nóng 0984.104.115 để đặt lịch tư vấn trầm cảm vào các ngày trong tuần từ 7h30 đến 22h mỗi ngày đẻ được giải quyết các khúc mắc tâm lý.
Tài liệu tham khảo
- ^ Debra Fulghum Bruce ( xuất bản ngày 27/06/2021) Understanding the Side Effects of Sleeping Pills WebMD. Truy cập ngày 23/11/2022
- ^ Michael Menna ( xuất bản ngày 29/05/2022) Can You Overdose on Sleeping Pills? VeryWellmind. Truy cập ngày 23/11/2022