1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Bệnh trụt nướu răng: nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Bệnh trụt nướu răng: nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Bệnh trụt nướu răng: nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Trungtamthuoc.com - Răng tụt nướu (hay còn được gọi là tụt chân răng, tụt lợi) là một bệnh lý nha khoa phổ biến, thường gặp ở người lớn do. Đây là bệnh lý nha khoa gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng do nướu bị tụt làm cho răng trông dài hơn và xấu hơn. Bên cạnh đó, tụt nướu lâu ngày không được điều trị còn có thể gây ra tình trạng viêm nướu, viêm chân răng và có thể gây mất răng vĩnh viễn. Vậy tụt nướu răng do nguyên nhân gì gây ra để biết cách phòng tránh? Cùng trung tâm thuốc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Tụt nướu răng (tụt lợi) là gì?

Tụt nướu (hay còn gọi là tụt lợi, tụt chân răng) là bệnh lý răng miệng xảy ra khi có dấu hiệu phần chân răng bị lộ, lợi bị tụt xuống làm hở chân răng và trông răng có vẻ dài ra. [1] 

Tụt lợi gây ảnh hưởng thẩm mỹ và còn gây tiềm ẩn các nguy cơ viêm nhiễm răng miệng khác như viêm quanh chân răng, viêm lợi, mất răng,...Tụt nướu cũng gây cản trở, khó chịu khi nhai cho người bệnh. Khiến người bệnh dễ bị ê buốt răng.

Hình ảnh minh họa tụt nướu răng
Hình ảnh minh họa tụt nướu răng

2 Nguyên nhân gây tụt chân răng

Do các bệnh lý răng miệng: bệnh viêm nha chu, viêm quanh chân răng, viêm nướu là nguyên nhân gây ra tụt lợi chân răng. Đây là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (từ mảng bám thức ăn, vi khẩn gây sâu răng,...) phá hủy mô nướu và các men răng hỗ trợ cho răng. 

Đánh răng không đúng cách: dùng bàn chải đánh răng quá cứng hoặc đánh răng không đúng cách, làm mất các men trên răng và khiến nướu sẽ bị tụt xuống. 

Xỉa răng bằng tăm nhọn sau khi ăn, hóc xương cá,... cũng có thể gây tổn thương đến nướu và gây tụt nướu. 

Lực kéo của dụng cụ chỉnh nha khi niềng răng.

Do cấu trúc răng. 

Tụt chân răng có thể xảy ra sau 1 thời gian sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc bọc cầu răng sứ.

Người lớn nếu trải qua các tác động lực cơ học nhiều có thể dẫn đến tụt nướu răng như đánh răng, bọc răng sức, lấy cao răng quá nhiều,... Do đó, tỷ lệ người bị tụt nướu răng thường cao hơn ở người lớn. [2] 

Biến chứng của tụt nướu chân răng
Biến chứng của tụt nướu chân răng

3 Biến chứng của tụt nướu chân răng

Tụt lợi có tự khỏi không? Thông thường tụt lợi không tự khỏi, nếu bị lâu ngày gây ảnh hưởng thẩm mỹ: răng dài ra, lớp chân răng bị tụt dễ bị viêm, vàng, có mùi hôi. Người bệnh ngại giao tiếp, ngại nói, cười.

Thức ăn dễ bám lại tạo cơ hội cho vi khuẩn lưu trú dễ gây viêm nhiễm, dễ bị hỏng răng. 

Răng dễ bị ê buốt.

Mòn cổ răng, răng dễ gặp chấn thương.

Răng rất dễ bị rơi ra ngoài. Trong một số trường hợp, nha sĩ nhổ bỏ nhiều răng lung lay trước khi rụng.

4 Chẩn đoán tụt nướu chân răng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng cho biết dấu hiệu tụt lợi là:

Quan sát thấy nướu trụt > 2mm vùng cổ răng.

Lộ ngà răng. 

Ê buốt răng kéo dài, viêm nướu quanh chân răng. 

Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Nướu sưng đỏ.

Hơi thở hôi.

Đau ở đường viền nướu.

Nướu co lại rõ rệt.

Chân răng lộ ra ngoài.

Răng lung lay.

5 Điều trị trụt nướu chân răng

5.1 Thuốc điều trị

Phát hiện thấy nhiễm trùng ở nướu, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn.

Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị vấn đề cơ bản đang gây ra tình trạng tụt nướu. Các tùy chọn bao gồm:

  • Gel kháng sinh tại chỗ.
  • Chất sát trùng.
  • Nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Chất ức chế enzym.

5.2 Phẫu thuật ghép mô liên kết

Các bác sĩ nha khoa sẽ gấp, bọc lại các mô nướu và loại bỏ các vi khuẩn. 

Phác đồ điều trị

- Khám và làm bệnh án. Thực hiện các xét nghiệm máu (công thức máu, TS, TC), chụp phim X-quang.

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, tiến hành cạo vôi răng.

- Gây tê tại chỗ vùng cho mô bằng Lidocain 2%. 

- Cắt, tách mô liên kết bằng dao 15C, lấy mô liên kết.

- Khâu vùng cho bằng silk 3.0/ 4.0.

- Gây tê tại chỗ vùng nhận, cắt tách vạt vùng nhận.

- Ghép mô liên kết.

- Khâu bằng chỉ tiêu 4.0 và Silk 4.0.

- Tái khám sau: 07 ngày. 

Lấy cao răng phòng tụt lợi
Lấy cao răng phòng tụt lợi

6 Phòng ngừa tụt nướu răng

Làm sạch mảng bám trên răng và kiểm tra thường xuyên. 

Lấy cao răng định kỳ.

Trong khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên.

Lựa chọn đồ ăn thích hợp tránh bệnh răng miệng dẫn đến tụt nướu. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Kristeen Cherney (Ngày cập nhật 17 tháng 9 năm 2018). Receding Gums, Healthline. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Markus MacGill (Ngày đăng 21 tháng 8 năm 2018). Everything you need to know about receding gums, Medical News Today. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Hedy Marks (Ngày đăng 11 tháng 10 năm 2019). Receding Gums, WebMD. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Lấy cao răng có gây tụt nướu chân răng không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị, Lấy cao răng không gây tụt mà còn là phương pháp phòng ngừa tụt nướu răng c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
  • 3 Thích

    Hậu quả của tụt nướu chân răng là gì?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh trụt nướu răng: nguyên nhân gây bệnh và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh trụt nướu răng: nguyên nhân gây bệnh và điều trị
    KN
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (4)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633