1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Cùng tìm hiểu về trứng cá do thuốc, cơ học và do mỹ phẩm

Cùng tìm hiểu về trứng cá do thuốc, cơ học và do mỹ phẩm

Cùng tìm hiểu về trứng cá do thuốc, cơ học và do mỹ phẩm

Nguồn: Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 2

Chủ biên: PGS.TS.Nguyên Văn Thường

1 TRỨNG CÁ DO THUỐC

1.1 Đại cương

Trứng cá do thuốc (drug-induced acne - DIA) là một bệnh da phổ biến có biểu hiện giống với trứng cá thông thường. DIA đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các tổn thương dạng sẩn viêm hoặc sẩn mủ đồng dạng có thể xuất hiện ở những vùng không tiết nhiều bã. Bệnh nhân có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau, tiền sử sử dụng các thuốc có khả năng gây trứng cá theo đường toàn thân, đường bôi, thậm chí là đường hít.

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn đặc hiệu để chẩn đoán DIA, việc chẩn đoán dựa vào khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc, biểu hiện lâm sàng cũng như sự vắng mặt của các yếu tố khác gây trứng cá cấp tính. - Việc điều trị trứng cá do thuốc hiện nay còn chưa được chuẩn hóa.

Nguyên nhân: một số thuốc gây trứng cá đã được biết và phân loại như sau:

1.2 Lâm sàng

Tổn thương cơ bản chủ yếu là các sẩn viêm hoặc mụn mủ đồng dạng, xuất hiện sau khi dùng thuốc một thời gian, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng tùy theo nguyên nhân mà có một số đặc điểm khác nhau. Trứng cá do các thuốc thường gặp đã biết đến được trình bày dưới đây.

1.2.1 Trứng cá do corticoid

Sử dụng corticoid đường toàn thân, đường hít hoặc lượng thuốc bôi lớn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tổn thương trứng cá. Trứng cá do steroid ngày càng phổ biến sau sự phát triển của phẫu thuật ghép tạng và hoá trị liệu.

Cơ chế bệnh sinh chính xác vẫn chưa được biết rõ, giả thuyết có thể là do tăng tốc độ sừng hóa, hình thành các mụn nhân nhỏ (microcomedon), sự vỡ của nang lông có liên quan với sự hình thành các tổn thương sẩn, mụn mủ trong trứng cá do steroid.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ trứng cá do steroid bao gồm: liều thuốc/nồng độ cao, thời gian sử dụng, dùng thuốc trứng cá ở những vùng tiết nhiều bã (mặt, phần trên của lưng), băng bịt, người trẻ < 30 tuổi, người da trắng, tiền sử bị trứng cá trước đó.

Thời gian xuất hiện tổn thương: sau dùng thuốc từ 2 - 4 tuần tới vài tháng.

Tổn thương cơ bản là các sẩn viêm và mụn mủ đồng dạng, sẩn có dạng vòm, kích thước đồng đều hồng hoặc đỏ.

Vị trí thường gặp khi dùng steroid toàn thân thường là vùng mặt, thân mình và có thể lan ra các chi; với corticoid bôi, tổn thương liên quan tới vùng bôi thuốc. Mụn nhân có thể xuất hiện nổi bật trong trường hợp dùng corticoid đường bôi hoặc dùng liều corticoid thấp hoặc ở giai đoạn thay thế các mụn viêm trong một vài tháng sau khi mụn viêm biến mất. Tổn thương nang, nốt hiểm gặp. Trứng cá do steroid dễ nhầm lẫn tổn thương của viêm nang lông do malassezia (Pity-rosporum folliculitis).

1.2.2 Trứng cá do steroid đồng hoá (anabolic steroids)

Steroid đồng hoá (Anabolic-andro-genic steroids-AAS) đại diện cho một nhóm các hormon steroid tổng hợp liên quan tới testosteron. Trứng cá xảy ra ở khoảng 50% ở những người tập thể hình lạm dụng AAS.

Cơ chế liên quan tới tăng sổ lượng p.ac-ne, cholesterol và acid béo tự do ở lớp lipid bề mặt da, phì đại tuyến bã. Cơ chế hoạt động của ASS khác nhau giữa các hợp chất do sự thay đổi trong phân tử và ái lực với các thụ thể androgen.

Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ tăng tiết bã nhờn tới sẩn mủ, trứng cá tối cấp, trứng cá mạch lươn. Nếu trứng cá có từ trước thì trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.

Các biểu hiện khác gợi ý lạm dụng AAS là rậm lông, hói, chứng vú to, rạn da, phù, tăng BMI, giảm thể tích tinh hoàn.

1.2.3 Trứng cá do testosteron

Trên lâm sàng, hầu hết testosteron được sử dụng dưới dạng este có tác dụng kéo dài hơn thông qua đường tiêm bắp, cấy ghép hoặc qua da (miếng dán, gel). Những đường dùng này không thuận tiện và nồng độ testosteron thường dao động trong máu dẫn tới biểu hiện mụn trứng cá.

Testosteron gây trứng cá ở cả hai giới.

  • Ở nam giới, testosteron được sử dụng để điều trị chứng suy sinh dục (hypo-gonadism) và vóc dáng quá cao hoặc liệu pháp hormon thay thế ở đàn ông cao tuổi. Điều trị testosteron liều cao dường như gây khởi phát trứng cá tối cấp, người ta quan sát thấy 1 - 2% trẻ vị thành niên được điều trị tầm vóc quá cao bằng testosteron xuất hiện trứng cá tối cấp. Một nghiên cứu của Fyrand và cộng sự (1992) trên 176 trẻ ở Nauy (trung bình 14 tuổi), 90 trẻ được điều trị vóc dáng quá cao bằng tiêm testosteron, sau 1-2 tháng có sự tăng rõ rệt trứng cá ở nhóm dùng thuốc, một số trẻ xuất hiện sẩn mủ nặng và nang, 4 trường hợp trứng cá tối cấp.
  • Ở phụ nữ, trứng cá khởi phát muộn được quan sát thấy khi điều trị thay thế testosteron sau cắt bỏ buồng trứng hoặc phụ nữ sau mạn kinh (bằng miếng dán testosteron do chứng rối loạn ham muốn tình dục). Một nghiên cứu chỉ ra trứng cá và/hoặc rậm lông xuất hiện sau sử dụng methyltestosteron thay thế là 38% và 36%, một số nghiên cứu khác chỉ ra tỷ lệ thấp hơn chỉ khoảng 5%. Ngoài ra còn gặp các biểu hiện khác như rậm lông, rụng tóc, giọng trầm. Trong 30- 60% phụ nữ bị ảnh hưởng, những tác dụng phụ này không tự mất đi khi ngừng điều trị.
  • Ở cả hai giới, testosteron còn được sử dụng để điều trị các bệnh mất protein như ung thư, bỏng, chấn thương, AIDS, thiếu máu thứ phát sau suy thận mạn, thiếu máu bất sản tủy và phù mạch di truyền. Tất cả các trường hợp trên đều ghi nhận tác dụng phụ là mụn trứng cá.

1.2.4 Trứng cá do lithium

Lithium được dùng trong chuyên khoa tâm thần dưới dạng lithium citrate và lithium carbonat, chủ yếu trong điều trị và dự phòng rối loạn cảm xúc. Liệu pháp lithium lâu dài gây ra nhiều vấn đề da liễu như DIA và vảy nến.

Cơ chế: lithium không phải tác động theo cơ chế thụ thể androgen mà thông qua tác động trực tiếp, đôi khi ảnh hưởng độc trên biểu mô nang lông. Trứng cá do lithium gây ra có thể do tác dụng hóa ứng động bạch cầu đa nhân trung tính, giải phóng các hạt gây ra hiện tượng viêm (như trong vảy nến). Nút sừng nang lông có thể do lithium ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào sừng nang lông làm tăng hoạt động. Không có mối liên quan rõ rệt với nồng độ lithium huyết thanh, trứng cá có thể xuất hiện ngay cả khi nồng độ lithi-um trong huyết thanh bình thường mặc dù nồng độ lithium cao trong da, điều này gợi ý thuốc có thể tích luỹ trong da.

Trứng cá do lithium thường gặp hơn ở nam giới, xuất hiện sau 2-6 tháng điều trị, tổn thương cơ bản bao gồm sẩn, mụn mủ đơn dạng ở mặt, thân mình và chi, tổn thương thường nghiêm trọng như trứng cá mạch lươn, viêm tuyến mồ hôi mủ cũng được nhắc tới. Thường có tổn thương sẹo sau viêm.

1.2.5 Trứng cá do isoniazid

Isoniazid được báo cáo gây ra mụn trứng cá khi dùng một mình hoặc kết hợp với Rifampicin và ethabutol, tỷ lệ gặp từ 1,42% - 2,5%. Trứng cá xuất hiện sau một thời gian dài (tối đa 18 tháng) điều trị bằng isoniazid. Tổn thương cơ bản chủ yếu là sẩn viêm, thường ở mức độ nhẹ. Một số báo cáo mô tả dạng trứng cá nghiêm trọng hơn như hội chứng SA-PHO.

1.2.6 Trứng cá do halogens (Iod, Clo, Brom)

Chất hoá học chứa iod, brom, hoặc các halogen khác có lẽ cũng được bài tiết bởi các tuyến bã và có liên quan tới các phát ban đặc hiệu được gọi là iododerma, bro-moderma và chloracne. Iod và brom có thể gây ra các tổn thương nốt viêm lớn hoặc đôi khi là tổn thương sùi, bọng nước hoặc tổn thương tương tự viêm da mủ hoại thư và chốc loét. Tổn thương cũng có thể chỉ xuất hiện dưới dạng trứng cá viêm nặng ở mặt, thân mình hoặc bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

Iod thường được sử dụng dưới dạng uống, tiêm và tại chỗ, thường xuất hiện trên bệnh nhân suy thận, được báo cáo sau khi tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, đặt thông tim, chụp cản quang đường niệu, chụp hạch, dùng muối iod, sử dụng KI điều trị bệnh tuyến giáp, dùng amiodaron, tào biển. Các tổn thương da có thể xuất hiện dưới dạng sẩn, mụn nước, mụn mủ nhưng có thể là ban đỏ, nhọt, nhọt cụm, mày đay và dạng sùi, dạng trứng cá, xuất hiện ở vùng bã nhờn (mặt, cổ, lưng) rồi lan ra các vị trí khác của cơ thể.

Brom được tìm thấy trong các loại thuốc an thần, chống co giật, thuốc chống co thắt và thuốc long đờm. Triệu chứng da khá giống với nguyên nhân iod, ngoài ra còn có biểu hiện như giảm sắc tổ, nhạy cảm ánh sáng, phát ban dạng dát. Xét nghiệm có tăng nồng độ iod hoặc brom trong huyết thanh và nước tiểu.

Trứng cá do clo thứ phát sau nhiễm độc hệ thống với các chất có clo liên kết với nhóm hidrocarbon thơm (dioxins, naph-thalenes, biphenyls, dibenzofurans, azo-benzenes, và azoxybenzenes), có thể do nghề nghiệp hoặc ô nhiễm môi trường cục bộ. Biểu hiện lâm sàng khá khác biệt với trứng cá thông thường và do hal-ogen khác bao gồm mụn nhân đóng và mở vùng mặt, chủ yếu ở má, nếp gấp sau tai, đặc biệt mũi hầu như không bị ảnh hưởng tạo nên hình ảnh “đảo trên biển”, ngoài ra có thể ở cẳng tay, lưng, ngực, chân và sinh dục, nách cũng là một vùng đặc biệt bị ảnh hưởng. Tổn thương xuất hiện sau 6-12 tuần tiếp xúc, trong một số trường hợp nặng hơn có thể có các nang màu vàng không viêm ở mặt, cổ, đôi khi có biểu hiện như da gà, các biểu hiện da khác như viêm nang lông, dày sừng nang lông, da khô, tăng sắc tố, không có mụn mủ.

1.2.7 Trứng cá do vitamin B16, B12 

Chỉ có một vài nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của Vitamin B6 và B12 trong việc gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng trứng cá. Tổn thương xuất hiện sau khi dùng Vitamin B12 (5 - 10 mg/tuần) tiêm bắp hoặc uống, liều vitamin B6 chưa được xác định.

Cơ chế có thể do sự bài tiết vitamin B12 kéo dài gây kích thích biểu mô nang lông và gây ra phản ứng viêm. Thêm vào đó, Sorbitol hoặc iod xuất hiện trong một số chế phấm với B12 có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh.

Tổn thương thường xuất hiện sau 2 tuần với các tổn thương đốm dạng bao gồm sẩn nang lồng nhỏ hoặc sẩn mủ ở mặt, đặc biệt là trán và cằm hoặc phần trên của lưng, ngực và cánh tay.

1.2.8 Trứng cá do thuốc điều trị ung thư

Chất ức chế thụ thể yếu tố tăng sinh biểu bì (EGFRi)

Chất ức chế thụ thể yếu tố tăng sinh biểu bì là chất ức chế tyrosin kinase hoặc kháng thể đơn dòng, có vai trò làm chậm hoặc ngừng sự tăng trưởng của tế bào. Các thuốc ức chế kinase thường được nhắc tới là Erlotinib, dovitinib, imati-nib, lapatinib, sorafenib và sunitinib, các kháng thể đơn dòng như cetuximab, panitumumab. Cơ chế của thuốc không rõ ràng, EGFRI có thể ngăn cản sự phát triển bình thường, sự biệt hóa và hoạt động của các tế bào sừng, do đó gây ra sự tắc nghẽn của các nang lông. Ngoài ra, EGFRI có thể khiến tuyến bã tăng sản xuất các chất trung gian gây viêm. Trứng cá phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng.

Thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư và thường gây ra trứng cá (85% trường hợp xuất hiện trứng cá mức độ nhẹ đến nặng). Tổn thương thường xuất hiện sau 1 tuần - vài tháng sau khi điều trị, tổn thương thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình gồm các sẩn, mụn mủ vô khuẩn ảnh hưởng tới mặt và phần trên thân mình, ngoài ra có thể ảnh hưởng tới chân và mặt duỗi của tay. Mụn nhân hiếm khi quan sát thấy nhưng một số báo cáo đã mô tả sự xuất hiện mụn nhân sau khi dùng sorafinib và dovitinib. - Phân loại mức độ nặng theo NCI CTCAE v5.0 (National Cancer Institute Com-mon Terminology Criteria for Adverse Events):

  • Mức độ 1: sẩn và/hoặc mụn mủ chiếm < 10% diện tích cơ thể, có hoặc không liên quan tới triệu chứng ngứa hoặc nhạy cảm đau.
  • Mức độ 2: sẩn và/hoặc mụn mủ chiếm từ 10% - 30% diện tích cơ thể, có/không liên quan tới triệu chứng ngứa hoặc nhạy cảm đau, ảnh hưởng tới tâm lý và hoạt động hàng ngày hoặc sẩn và/hoặc mụn mủ chiếm từ > 30% diện tích cơ thể, có thể có triệu chứng mức độ nhẹ.
  • Mức độ 3: sẩn và/hoặc mụn mủ chiếm từ > 30% diện tích cơ thế, có thể có triệu chứng mức độ vừa - nặng, hạn chế hoạt động tự chăm sóc bản thân, có bội nhiễm tại chỗ và cần dùng kháng sinh đường uống.
  • Mức độ 4: đe doạ tính mạng, sẩn và/hoặc mụn mủ bao phủ toàn bộ cơ thể, có thể có triệu chứng và bội nhiễm lan tỏa, cần điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Mức độ 5: tử vong.

Thuốc ức chế BRAF (BRAFi) và thuốc ức chế MEK (MRKi)

Những thuốc này làm tăng tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư hắc tố di căn có đột biến BRAF. Chất ức chế MEF trame-tinid đã được thử nghiệm rộng rãi cho ung thư hắc tố di căn cho thấy lợi ích sống vượt trên điều trị hóa trị liệu thông thường.

Trametinib thường gây trứng cá, trong một nghiên cứu 10/13 bệnh nhân xuất hiện trứng cá sau 2 tuần đầu điều trị, tổn thương cơ bản là mụn viêm, mụn mủ có vảy tiết xuất hiện nhanh, không có mụn nhân. Điều trị băng các phương pháp điêu trị trứng cá thông thường thấy có hiệu quả trong 3-6 tuần.

Thuốc ức chế tăng sinh tế bào nội mạch (VEGFi)

Bevacizumab hiện đang được sử dụng đế điều trị các khối u khác nhau ở đại trực tràng, phổi, vú, thận và u nguyên bào đệm. Sự phát triển của trứng cá cũng đã được báo cáo trong y văn.

Thuốc kháng TNFa

Là thuốc sinh học được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, vảy nến, viêm khớp vảy nến. Một số thuốc thường được sử dụng như infliximab, adalim-umab và etanercept, tuy nhiên báo cáo cho thấy chỉ có một vài trường hợp xuất hiện trứng cá do sử dụng nhóm thuốc này.

Hóa trị liệu

Capecitabin là một tác nhân hóa học được chuyển đổi từ fluorouracil bởi thy-midin phosphorylase, thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư ở đại tràng và ung thư vú di căn. Tổn thương trứng cá thường tự hết sau khi ngừng thuốc.

Thuốc ức chế miễn dịch

Nghiên cứu của Formicon F và cộng sự (2005) phát hiện 54% bệnh nhân ghép thận xuất hiện tổn thương trứng cá ở mặt, thân trên và cánh tay, các thuốc kết hợp được sử dụng bao gồm cyclo-sporin, corticosteroid toàn thân, aza-thioprin, Tacrolimus, Mycophenolate mofetil. Một nghiên cứu khác trên một bệnh nhân ghép thận được điều trị ba loại thuốc kết hợp là tacrolimus, leflun-omid và prednison, bệnh nhân xuất hiện tổn thương trứng cá vùng da trên vú, tổn thương giảm đáng kể khi ngừng sử dụng tacrolimus. Trứng cá xuất hiện liên quan đến cyclophosphamid cũng được báo cáo trong một nghiên cứu.

1.3 Cận lâm sàng

Thường không có thay đổi gì đặc biệt.

Xét nghiệm máu, nước tiểu có thể thấy tăng nồng độ của các halogens trong trường hợp trứng cá do halogens.

Có thể phát hiện các biến chứng của steroid trong trường hợp trứng cá do dùng steroid toàn thân kéo dài như: suy thượng thận, loãng xương...

Các xét nghiệm phát hiện các bệnh lý kèm theo.

1.4 Chẩn đoán

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định DIA, cần kết hợp nhiều yếu tố về tiền sử dùng thuốc và triệu chứng lâm sàng cũng như đáp ứng với điều trị thông thường. Có thể dựa vào một số các đặc trưng sau để hướng tới chẩn đoán DIA.

Tiền sử bệnh

Tuổi khởi phát bẩt thường: trước hoặc sau tuổi thanh thiếu niên.

Khởi phát đột ngột trứng cá ở bệnh nhân không có tiền sử trứng cá thông thường. Hoặc bùng phát trứng cá nặng ở bệnh nhân có tiền sử tiền cá thông thường mức độ nhẹ. Hoặc trầm trọng thêm trứng cá trước đó.

Triệu chứng lâm sàng

Tổn thương trứng cá viêm, đơn dạng.

Vắng mặt của mụn nhân và nang hoặc chúng xuất hiện muộn và thứ phát.

Vị trí tổn thương: có thể ở ngoài vùng da dầu như tay, thân, phần thấp của lưng, bộ phận sinh dục.

Kháng hoặc dai dẳng với các điều trị trứng cá thông thường

Mối liên quan với thời gian:

  • Tổn thương xuất hiện sau dùng thuốc gần đây.
  • Triệu chứng cải thiện sau khi ngừng thuốc.
  • Tái phát sau khi dùng lại thuốc.

Jana Kazandjieva (2017) lun ý 4 điểm khi cân nhắc chẩn đoán DIA là:

  • Tiền sử về thuốc đã dùng bao gồm: thời điểm dùng thuốc, chế độ dùng thuốc, thời gian dùng thuốc.
  • Sự vắng mặt của các yếu tố khởi phát (tăng tiết hormon, bít tắc).
  • Mối liên quan giữa thuốc dùng và khởi phát của tổn thương trứng cá.
  • Việc ngừng thuốc dẫn tới cải thiện triệu chứng.

1.5 Chẩn đoán phân biệt

Viêm nang lông do Malassezia. Trứng cá thông thường. Trứng cá đỏ. Viêm nang lông do căn nguyên khác.

1.6 Điều trị

Hầu hết các tổn thương trứng cá do thuốc ở mức độ nhẹ sẽ giảm và hết sau khi ngừng thuốc đang dùng. Trường hợp trứng cá do vitamin B, tổn thương trứng cá thường mất đi rất nhanh sau khi ngừng thuốc 8-10 ngàỵ. Trường hợp trứng cá nặng, dai dẳng, trứng cá do tes-tosteron hoặc steroid đồng hóa có thể điều trị bằng các thuốc điều trị trứng cá thông thường.

Với trứng cá do clo (chloracne) tổn thương có thể kéo dài tới 15 - 30 năm sau khi tiếp xúc với clo, điều trị thường khó khăn vì các phương pháp điều trị trứng cá thông thường ít hiệu quả.

Trứng cá do lithium điều trị vô cùng khó khăn vì retinoid đường uống không thích hợp trong trường hợp này do nguy cơ tác dụng phụ trầm cảm có thể xảy ra (1%), ngoài ra tương tác thuốc giữa lith-ium và tetracyclin gây ra tác dụng hiệp đồng, làm tăng nồng độ lithum trong máu. Một số bác sĩ tâm thần đề nghị ngừng lithium và thay thế sang các loại thuốc khác.

Với trứng cá do chất điều trị ung thư ức chế thụ thể yếu tố tăng sinh biểu bì (EG-FRi), có thể lựa chọn thuốc điều trị theo phân loại mức độ điều trị như sau:

  • Mức độ 1: thuốc bôi tại chỗ hydrocor-tison (kem 1 - 2,5%) hoặc clindamy-cin (gel 1%) hoặc kết hợp. Sau 2 tuần nếu tổn thương không đỡ hoặc nặng hơn thì chuyên sang bước tiếp theo.
  • Mức độ 2: thuốc bồi tại chỗ hydrocor-tison (cream 1 - 2,5%) hoặc clinda-mycin (gel 1%) hoặc pimecrolimus (cream 1%) kết hợp với doxycyclin (100mg X 2 lần/ngày) hoặc mino-cyclin (100mg X 2 lần/ngày). Sau 2 tuần nếu tổn thương không đỡ hoặc nặng hơn thì chuyển sang bước tiếp theo.
  • Mức độ 3, 4: giảm liều thuốc chống ung thư, thuốc bôi tại chỗ hydrocorti-son (kem 1-2,5%) hoặc Clindamycin (gel 1%) hoặc pimecrolimus (cream 1%) kết hợp với doxycyclin (100mg X 2 lần/ngày) hoặc minocyclin (100mg X 2 lần/ngày) và methyl predniso-lon (10 14 ngày). Sau 2 tuần nếu tổn thương không đỡ hoặc nặng hơn thì cân nhắc giảm liều thuốc chống ung thư hoặc dùng cách quãng.

 

2 Trứng cá cơ học (Acne mechanica)

2.1 Đại cương

Trứng cá cơ học được mô tả lần đầu năm 1975 bởi Mills và Kligman, chỉ những tổn thương viêm da do tác nhân cơ học như áp lực, cọ xát, ép, kéo dãn. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, thanh thiếu niên và người lớn tuổi, có hoặc không có tiền sử gia đình bị trứng cá.

Yếu tố khởi phát: thường gặp ở những người biểu diễn nhạc cụ như: violin, cel-los, sáo, clarinet; mặc đồ bảo vệ trong chơi thể thao; dùng các dụng cụ chỉnh hình; mát xa mạnh, đặc biệt là sử dụng dầu khi mát xa.

Cơ chế bệnh sinh: có hai giả thuyết được đặt ra:

  • Các yếu tố khởi phát tác động đến tế bào sừng gây dày thượng bì, sừng hóa, thay đổi lớp sừng, giảm khả năng giữ nước, tổn thương hàng rào bảo vệ da. Đồng thời các yếu tố này cũng tác động đến vi hệ trên da và hệ miễn dịch bẩm sinh. Tình trạng áp lực, cọ xát lặp đi lặp lại làm biến đổi lớp lip-id bề mặt và vi hệ da, hoạt hóa các receptor LT và PA trên tế bào sừng và sản xuất các cytokin viêm (IL-1, IL-6, IL-8, TNF-a). Trong đó, IL-1 và nấm Malassezia furfur đóng vai trò quan trọng.
  • Cơ chế thứ hai giống trứng cá thông thường: tăng tiết bã nhờn, vai trò của p.acne và hoạt hóa viêm. - Có hai thuật ngữ: + Viêm nang lông cơ học (folliculitis mechanica): viêm nang lông do yểu tố cơ học khởi phát, không có đặc điểm của trứng cá thông thường điển hình.
  • Trứng cá cơ học (acne mechanica): thường gặp ở vùng có xu hướng bị trứng cá như mặt, ngực, lưng, gây ra bởi tổn thương cơ học, có đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học giống trứng cá thông thường.

2.2 Lâm sàng

Tổn thương là các nốt, sẩn sâu, có mủ, đau, một vài trường hợp lichen hóa. Không có hoặc có các mụn nhân mở rải rác. Có thể ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, không chỉ ở vùng da dầu như trứng cá thông thường.

Phân lớn tổn thương cần mất thời gian dài để lành và để lại tăng săc tố, nhưng không để lại sẹo.

2.3 Điều trị

Dừng yếu tố khởi phát là điều trị quan trọng nhất trong trứng cá cơ học.

Các phương pháp khác tùy thuộc vào mức độ nặng của trứng cá, cách điều trị như trứng cá thể thông thường.

3 Trứng cá do mỹ phẩm (Acne cosmetica)

3.1 Đại cương

Trứng cá do mỹ phẩm là một dạng mụn trứng cá mức độ nhẹ, bệnh nhân thường không có biểu hiện trứng cá từ trước.

Bệnh hay gặp ở giới nữ, lứa tuổi từ 20 - 50 tuổi, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 20 - 30, cao hơn so với trứng cá thể thông thường.

Nguyên nhân:

  • Hay gặp nhất: isopropyl isostearate, isopropyl myristate, myristyl myri-state, laureth-4, oleth-3...
  • Nguyên nhân khác: acetylated lano-lin, dầu dừa, acid lauric, con...
  • Những sản phẩm thường liên quan đến mụn trứng cá như: sản phẩm có Coticosteroid bôitại chỗ, kem lột làm trắng da, kem nền trang điểm, lacto-celamine, kem massage da mặt...

Chỉ số đánh giá mức độ phơi nhiễm với mỹ phẩm: CEI - cosmetic exposure index (chỉ số phơi nhiễm với mỹ phẩm tính theo số lần dùng trong mỗi tháng và số tháng dùng). Tổng CEI của tất cả các loại mỹ phẩm dùng trên một bệnh nhân là CCEI - cumulative cosmetic exposure in-dex (chỉ số phơi nhiễm với mỹ phẩm tích lũy). Theo một số nghiên cứu, CCEI tỉ lệ thuận với mức độ nặng của mụn trứng cá, nhưng không có sự liên quan giữa CCEI với sự xuất hiện của mụn trứng cá.

3.2 Lâm sàng

Thường trứng cá ở mức độ nhẹ, có hai thể lâm sàng chính: mụn nhân và mụn viêm.

  • Mụn nhân với tổn thương cơ bản là các nhân (comedon) đóng và mở. Comedon đóng hay gặp hơn, biểu hiện là những sẩn nhỏ màu trắng, rắn khi căng da, phân bố rải rác nhưng cũng có thể tập trung thành từng đám. Thường chỉ xuất hiện ở mặt, tập trung chủ yếu ở cằm và hai bên má (vùng trán ít bị). Tổn thương xuất hiện vài tuần cho tới vài tháng sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm.
  • Mụn viêm với tổn thương là các mụn viêm, mụn mủ xuất hiện vài ngày đến một tuần sau khi sử dụng mỹ phẩm.

Các trường hợp mụn trứng cá mức độ nặng do mỹ phẩm thường gặp ở những người có tiền sử mụn trứng cá tuổi dậy thì, những phụ nữ dùng lớp trang điểm dày để che tổn thương hoặc dùng nhiều loại mỹ phẩm.

3.3 Điều trị

Dừng các loại mỹ phẩm nghi ngờ gây ra mụn trứng cá, đặc biệt tránh các sản phẩm có chứa những thành phần kể trên. Khác với trứng cá thông thường và trứng cá dai dẳng ở người lớn tuổi, trứng cá mỹ phẩm điều trị khỏi hoàn toàn khi loại bỏ tác nhân và sử dụng thuốc bôi.

Vitamin A acid thường dùng trong thể lâm sàng mụn nhân: hay dùng nhất là Tretinoin 0,05% bôi ngày 1 lần buổi tối, khoảng sau 4-6 tuần có thể đạt hiệu quả.

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633