1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Ung thư dạ dày: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhất, điều trị

Ung thư dạ dày: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhất, điều trị

Ung thư dạ dày: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhất, điều trị

Trungtamthuoc.com - Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư nguy hiểm, tiên triển chậm. Do đó người bệnh thường phát hiện được bệnh khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Lúc này tiên lượng bệnh khó và tỷ lệ tử vong cao. Vậy, dấu hiệu để nhận biết ung thư dạ dày là gì? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Đại cương về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào của dạ dày tăng sinh quá mức và không kiểm soát được, các tế bào này có thể lan ra các bộ phận xung quanh hoặc ra xa hơn thông qua hệ bạch huyết (ung thư di căn sang bộ phận khác). Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người trong độ tuổi từ 60 đến 80. Hầu hết tất cả các bệnh ung thư dạ dày (khoảng 95%) đều bắt đầu từ mô tuyến nằm trong dạ dày. Loại ung thư này rất khó chẩn đoán vì trong hầu hết các trường hợp mọi người thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. 

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được phân loại theo loại mô mà chúng bắt đầu.

  • Adenocarcinomas - loại phổ biến nhất - bắt đầu ở niêm mạc dạ dày tuyến.
  • Các tế bào bạch huyết phát triển từ các tế bào lympho.
  • Sarcoma liên quan đến mô liên kết (cơ, mỡ hoặc mạch máu ).
  • Các loại khác bao gồm carcinoid, ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Ung thư di căn từ ung thư vú, u ác tính và các vị trí ung thư nguyên phát khác cũng được nhìn thấy trong dạ dày. [1] 

2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

2.1 Các yếu tố nguy cơ 

Nhiễm H. pylori trong dạ dày.

Loét dạ dày.

Viêm dạ dày mạn tính làm cho niêm mạc dạ dày mỏng hơn.

Thiếu máu ác tính.

Polyp dạ dày.

2.2 Yếu tố rủi ro

Di truyền: Nếu có người thân, họ hàng đã bị ung thư dạ dày thì có nguy cơ cao mắc cao hơn. Khi đó nên thường xuyên thăm khám, sàng lọc để có thể phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

Hút thuốc: Những người hút thuốc thường xuyên, lâu dài có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người không hút thuốc.

Chế độ ăn: Những người thường xuyên ăn đồ mặn, dưa muối hoặc đồ ăn hun khói có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Một lượng lớn thịt đỏ và ngũ cốc tinh chế cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 

Tuổi tác: Nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng đáng kể sau tuổi 50. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 60% những người nhận được chẩn đoán ung thư dạ dày ít nhất là 65 tuổi.

Giới tính: Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày hơn phụ nữ. [2] 

Phẫu thuật: Phẫu thuật cho dạ dày hoặc một bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như điều trị loét, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nhiều năm sau đó.

Nhiễm H. pylori có thể gây ung thư dạ dày
Nhiễm H. pylori có thể gây ung thư dạ dày

3 Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh khó phát hiện sớm do trong thời gian đầu của bệnh thường không biểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng không điển hình. Khi xuất hiện các triệu chứng thường ung thư đã di căn sang các phần khác của cơ thể. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng sau:

Ban đầu có thể khó tiêu hoặc ợ chua, ợ nóng.

Khó chịu hoặc đau ở bụng.

Ung thư dạ dày khi phát triển làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đầy bụng sau ăn, đau vùng bụng trên, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Ung thư dạ dày tiếp tục phát triển có thể dẫn tới giảm cân, chảy máu (nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu).

Bất kì một triệu chứng nào kể trên có thể là do ung thư dạ dày hoặc một bệnh khác ít nguy hiểm đến tính mạng gây ra chẳng hạn như virus dạ dày hoặc loét. Khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Nhiều bệnh Đường tiêu hóa có thể gây ra chảy máu, vì thế có máu trong phân không nhất thiết có nghĩa là bị ung thư. [3] 

4 Chẩn đoán ung thư dạ dày

4.1 Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

Để chẩn đoán, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cơ thể xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được bác sĩ tiến hành để có thể chẩn đoán được đúng bệnh, bao gồm:

Có thể yêu cầu xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm xem có vi khuẩn H. pylori hay không, hay xét nghiệm máu toàn bộ để đo số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu, cũng như tiểu cầu và huyết sắc tố.

Các xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt để tìm kiếm các khối u nghi ngờ và các bất thường khác trong dạ dày và thực quản. Những xét nghiệm này có thể bao gồm: nội soi đường tiêu hóa trên; sinh thiết; xét nghiệm hình ảnh ví dụ như chụp CT tạo ra hình ảnh chi tiết, đa góc của các vùng bên trong cơ thể. [4] 

4.2 Chẩn đoán phân biệt

Để xác định được đúng bệnh cần phân biệt với các bệnh lý khác có một số biểu hiện triệu chứng gần giống với ung thư dạ dày như: 

- Viêm - loét dạ dày tá tràng: có thể nội soi và nếu cần thì sinh thiết để chẩn đoán xác định.

- Phân biệt với polyp dạ dày có cuống hoặc không cuống, khi đó làm sinh thiết để chẩn đoán là cần thiết.

- viêm tụy mạn.

- trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Nội soi và xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày
Nội soi và xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

5 Điều trị ung thư dạ dày

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau, có thể  điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị , xạ trị hay dùng thuốc. [5] 

5.1 Phẫu thuật

Cắt bỏ niêm mạc nội soi: Thường dùng khi người bệnh đang ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư chưa lan sang các mô khác, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng phương pháp nội soi để loại bỏ các khối u nhỏ ra khỏi lớp niêm mạc. 

Cắt dạ dày: Điều này sẽ liên quan đến việc loại bỏ một phần của dạ dày.

Cắt dạ dày toàn bộ : Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ toàn bộ dạ dày.

Sau khi phẫu thuật người bệnh cần một thời gian phục hồi lâu. Mọi người có thể phải ở lại bệnh viện trong 2 tuần sau khi làm thủ thuật và tiếp tục dưỡng bệnh vài tuần ở nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt dạ dày
Phẫu thuật cắt dạ dày 

5.2 Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị chuyên khoa sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng khỏi sự phân chia và nhân lên. Những loại thuốc này được gọi là thuốc gây độc tế bào. Hóa trị sẽ được chỉ định nếu tế bào ung thư đã lan đến các vị trí xa trong cơ thể.

Thuốc đi khắp cơ thể người và tấn công các tế bào ung thư tại vị trí chính của ung thư và bất kỳ khu vực nào khác mà nó đã lan rộng.

Trong điều trị ung thư dạ dày bác sĩ có thể chỉ định điều trị hóa trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư vẫn còn sau phẫu thuật.

===> Xem thêm bài viết: Phân loại thuốc điều trị ung thư dạ dày và phác đồ điều trị theo Bộ Y tế

5.3 Xạ trị

Là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại trị liệu này không phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày vì có nguy cơ gây hại cho các cơ quan lân cận xung quanh.

Tuy nhiên, nếu ung thư tiến triển hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu hoặc đau dữ dội, xạ trị cũng là một lựa chọn.

Trong một số trường hợp có thể kết hợp xạ trị với hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Điều này cho phép loại bỏ phẫu thuật dễ dàng hơn. Họ cũng có thể sử dụng bức xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại quanh dạ dày.

Ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị từ sớm có thể chữa khỏi. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể của bạn đó là thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bạn tầm soát ung thư dạ dày mà còn giúp tầm soát các căn bệnh khác, giúp bảo vệ cơ thể bạn một cách hiệu quả và toàn diện hơn. 

6 ​Phòng bệnh ung thư dạ dày

Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày hoàn toàn.Tuy nhiên, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày như: 

Chế độ ăn lành mạnh: không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều hoa quả. 

Không hút thuốc.

Tập thể dục thường xuyên, ăn đúng giờ, đúng bữa. 

Nên ăn tối trước 7h tối, không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. 

Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh và đúng giờ giấc. Không nên thức khuya quá nhiều. Bên cạnh đó, hạn chế suy nghĩ, stress. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Susan Bernstein (Ngày đăng 01 tháng 10 năm 2021). Stomach Cancer, WebMD. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ NHS (Ngày đăng 21 tháng 10 năm 2019). Stomach cancer, NHS. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 27 tháng 4 năm 2021). Stomach cancer, Mayo Clinic. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  4. ^  Kristeen Cherney (Ngày đăng 17 tháng 9 năm 2018). Stomach Cancer (Gastric Adenocarcinoma), Healthline. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  5. ^  National Cancer Institute at the National Institutes of Health Ngày 24 tháng 8 năm 2021). Gastric Cancer Treatment (PDQ®)–Patient Version, National Cancer Institute at the National Institutes of Health, Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Hoá trị bệnh ung thư dạ dày trong vòng bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Ung thư dạ dày: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhất, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Ung thư dạ dày: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhất, điều trị
    XL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595