1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Trẻ trốn lẫy, trốn lật có sao không? Làm sao để trẻ nhanh biết lẫy

Trẻ trốn lẫy, trốn lật có sao không? Làm sao để trẻ nhanh biết lẫy

Trẻ trốn lẫy, trốn lật có sao không? Làm sao để trẻ nhanh biết lẫy

Trungtamthuoc.com - Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là điều dễ dàng, cha mẹ cần quan sát quá trình phát triển vận động của con để hỗ trợ con hoặc đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời. Lẫy là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của trẻ. Vậy, bé trốn lẫy có sao không? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc

1 Quá trình phát triển vận động của trẻ

Quá trình phát triển vận động của trẻ
Quá trình phát triển vận động của trẻ

1.1 Giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bình thường sau khi sinh ra sẽ có biểu hiện khóc, tay nắm chặt hoặc giật mình khi có tiếng động mạnh. Đây đều là những phản xạ tự nhiên của trẻ. Thời gian trẻ ngủ một ngày có thể lên đến 16 đến 18 tiếng. Trẻ thường quấy khóc, khó chịu khi có tiếng động mạnh, khi đói hoặc khi ướt tã.

Cuối giai đoạn này, trẻ bắt đầu có xu hướng ngủ nhiều hơn vào ban đêm do đã phân biệt được ngày và đêm.

Ngoài khóc, trẻ bắt đầu có các âm sắc khác như oe, a,...

Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể quay cổ, nắm chặt tay, dụi đầu vào mẹ, đưa mắt nhìn theo đồ vật và hóng chuyện khi ở tháng thứ 2.

1.2 Giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi

Đây là cột mốc đánh dấu một giai đoạn mới của trẻ, giai đoạn trẻ biết lẫy. Trẻ đã có thể ngẩng đầu và vươn người lên phía trước. Khi được 4 tháng thì trẻ đã có thể lật đi lật lại mà không cần cha mẹ giúp đỡ.

1.3 Giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi

Trẻ biết lật người qua lại một cách dễ dàng và thành thạo. Ở giai đoạn này, khi cha mẹ bế con thẳng thì trẻ có thể giữ được đầu mà cha mẹ không cần đỡ.

1.4 Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi

Sau giai đoạn lẫy, khi được 7-9 tháng tuổi trẻ đã có thể bò, trườn và ngồi vững mà không cần cha mẹ đỡ.

Đây cũng là giai đoạn trẻ chập chững tập đi, có thói quen bám vào thành giường, thành ghế để đi những bước đi đầu tiên.

1.5 Giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Giai đoạn này, khả năng đi lại của con đã thành thạo hơn, biết phối hợp các vận động của tay và chân khi vui chơi hoặc thích thú với chuyện gì đó.

2 Trẻ trốn lẫy là gì?

Lật và lẫy khác nhau như thế nào?
Lật và lẫy khác nhau như thế nào?

Lật và lẫy khác nhau như thế nào? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các ông bố bà mẹ đặc biệt là những người lần đầu nuôi con. Về bản chất, lật và lẫy là giống nhau, đều chỉ hoạt động của trẻ chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại.

Trốn lẫy là hiện tượng trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy để bước vào giai đoạn tiếp theo là ngồi, bò hoặc đứng.

Sự phát triển về vận động của mỗi trẻ là không giống nhau, có những trẻ nhanh hơn hoặc chậm hơn những trẻ khác, đặc biệt là những trẻ sinh non thường đạt được các mốc phát triển tâm thần, vận động chậm hơn những trẻ khác.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu rằng, nếu trải qua những mốc thời gian quan trọng mà trẻ không làm được những vận động bình thường thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ chậm phát triển.

Trẻ trốn lẫy là trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy để chuyển qua các giai đoạn khác. Thông thường, trẻ biết lẫy sau khi được 2 đến 3 tháng tuổi. Việc trẻ biết lẫy giúp hạn chế tình trạng méo đầu do nằm nhiều cũng như thúc đẩy kỹ năng quan sát xung quanh.

3 Dấu hiệu trẻ trốn lẫy

Dấu hiệu trẻ trốn lẫy
Dấu hiệu trẻ trốn lẫy

Cha mẹ cần phát hiện được những dấu hiệu trẻ trốn lẫy những dấu hiệu trốn lẫy của trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Thông thường, khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết ngóc đầu dậy do đó khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ cần quan sát trẻ và tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để có lời khuyên cần thiết.

Sau khi được 4 tháng tuổi, trẻ vẫn không biết ngóc đầu dậy.

Trẻ thường ít có vận động tay chân.

Trẻ không tự giữ được thẳng đầu khi được cha mẹ bế thẳng lên.

Trẻ ít có nhu cầu vận động.

Khi nhìn thấy đồ vật mới, trẻ có hứng thú nhưng không biết dịch chuyển về phía những đồ vật này.

4 Nguyên nhân trẻ trốn lẫy

Theo quan điểm của nhiều cha mẹ, trẻ trốn lẫy là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trẻ em cần trải qua các giai đoạn phát triển để kích thích chức năng thần kinh thông qua các hoạt động hàng ngày. Việc trốn lẫy có thể gây khó khăn cho trẻ trong cuộc sống sau này.

4.1 Cân nặng vượt chuẩn

Cân nặng của trẻ sơ sinh không phải là yếu tố quyết định sức khỏe của trẻ. Nhiều trẻ sơ sinh vượt quá cân nặng tiêu chuẩn cũng gây nên vấn đề trẻ chậm biết lẫy.

Hệ xương của trẻ sơ sinh rất non yếu, tình trạng cân nặng quá lớn gây khó khăn trong quá trình trẻ tập lẫy đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và các giai đoạn phát triển khác của con. Do đó, cha mẹ cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để con vừa phát triển khỏe mạnh vừa đạt được những cột mốc phát triển quan trọng trong giai đoạn đầu đời.

4.2 Thiếu hụt canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và răng của trẻ. Thiếu hụt canxi gây nên tình trạng khung xương yếu, chậm phát triển dẫn đến tình trạng trẻ trốn lẫy.

Trong quá trình cho con bú, mẹ bỉm vẫn cần phải bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu của con. Khung xương kém chắc khỏe sẽ gây khó khăn trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ chậm lớn, còi xương, khó đạt được những cột mốc cần thiết trong quá trình phát triển cơ thể.

Ngoài ra, mẹ nên tích cực cho trẻ tắm nắng, bổ sung Vitamin D3 và K2 khi có khuyến nghị của bác sĩ để tăng khả năng gắn canxi vào xương giúp xương của trẻ chắc khỏe.

4.3 Trẻ ít có nhu cầu vận động

Nguyên nhân này có thể xuất phát từ việc cha mẹ hoặc người chăm sóc bế ẵm trẻ quá nhiều, trẻ được cung cấp đồ chơi nên ít có nhu cầu vận động từ đó dẫn đến tình trạng trẻ trốn lẫy. Do đó, để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của con, dành thời gian cho con tiếp xúc với môi trường xung quanh nhằm khơi gợi sự hứng thú.

4.4 Trẻ không có không gian vận động

Có nhiều trẻ trốn lẫy vì lý do không có không gian cho trẻ vận động, cha mẹ luôn lo lắng rằng con dễ bị nôn trớ, nguy hiểm sợ con tiếp xúc với sàn nhà bẩn. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể cho con tập lẫy ở những không gian rộng, đảm bảo an toàn với con.

4.5 Trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm

Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày không kể ngày hay đêm. Sau khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu phân biệt được và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Do đó, nếu cha mẹ gộp tất cả những hoạt động ăn, ngủ, chơi của con vào cùng một không gian và thời gian thì sẽ khiến trẻ khó phân biệt được ngày và đêm, hình thành thói quen trốn lẫy. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần tách biệt môi trường khi ngủ và khi chơi để con ý thức được những việc sắp diễn ra.

4.6 Do mặc quần áo không thoải mái

Quần áo quá chật có thể cản trở quá trình vận động của trẻ, khiến trẻ trốn lẫy. Do đó, cha mẹ nên lựa chọn những loại quần áo làm bằng cotton mềm, dễ thấm hút mồ hôi, thoải mái để con tự do vận động.

5 Trẻ trốn lẫy có sao không?

Trẻ trốn lẫy có sao không?
Trẻ trốn lẫy có sao không?

Quá trình phát triển vận động của mỗi trẻ là không giống nhau, do đó, việc trẻ chậm lẫy có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một số những bất lợi có thể xảy ra nếu trẻ trốn lẫy bao gồm:

5.1 Kỹ năng vận động chậm

Trẻ trốn lẫy dễ làm cho các vận động khác chậm theo điển hình như bò, trườn và biết đi. Khi trẻ trốn lẫy, cơ thể con kém linh hoạt, khung xương yếu làm hạn chế khả năng khám phá thế giới xung quanh.  Bên cạnh đó, tập lẫy giúp thay đổi tư thế nằm của trẻ, ngăn ngừa tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Quá trình trẻ tập lẫy giúp con phát triển được các kỹ năng vận động chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau này điển hình như khả năng biết đi, cầm nắm đồ vật,...

5.2 Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ

Vận động thô là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển não bộ của trẻ. Vận động thô giúp con biết cách phối hợp các cử chỉ, tư thế vận động để cầm nắm đồ dùng, khám phá thế giới xung quanh.

5.3 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhận thức và giác quan

Quá trình phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bất kể giai đoạn nào cũng đều quan trọng đối với con.

Lẫy giúp con di chuyển phần đầu, tạo điều kiện khám phá và nhìn nhận các đồ vật theo những góc độ khác nhau, kích thích sự phát triển nhận thức và giác quan. Do đó, trốn lẫy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của trẻ.

6 Cách tập lẫy cho trẻ

Khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, cha mẹ có thể dạy con tập lẫy để trẻ thích nghi với những vận động thô để con phát triển. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tập lẫy cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng:

Bước 1: Hàng ngày, cha mẹ tập cho trẻ việc nằm sấp, nếu con quấy khóc, khó chịu thì mẹ có thể để đồ chơi mà con thích bên cạnh con hoặc cho con nằm lên ngực để con quen với việc nằm sấp.

Bước 2: Cha mẹ đặt con trên mặt phẳng, dưới lưng có đặt một chiếc chăn nhỏ, để con nằm ở phần rìa của chăn, có thể cho con nhìn thấy đồ chơi để con cảm thấy thích thú hơn.

Bước 3: Khi con nhìn thấy đồ chơi sẽ cảm thấy thích thú và muốn với tay để cầm nắm thì mẹ cầm mép của chiếc chăn để lật con sang 1 bên. Luyện tập hàng ngày để tạo thói quen lẫy cho trẻ.

7 Một số lưu ý trong quá trình tập lẫy cho trẻ

Mỗi trẻ đều có những thời điểm lẫy khác nhau do sự tác động của nhiều yếu tố như cân nặng, sức khỏe, trẻ sinh non hay không. Một số lưu ý trong quá trình tập lẫy mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Dạy con tập lẫy khi con đã có thể ngẩng đầu lên. Khi trẻ chưa ngẩng được đầu thì con chưa thể tập lẫy được.
  • Không nên đặt đồ chơi quá xa tầm với của trẻ.
  • Các động tác nên làm từ từ và nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho con.
  • Khi dạy trẻ tập lẫy, cha mẹ nên kiên trì thực hiện để trẻ làm quen được với những vận động này. Mỗi ngày có thể thực hiện từ 5-10 lần tùy thuộc vào thể trạng của trẻ.
  • Không nên cho con tập lẫy ngay sau khi trẻ vừa ăn xong vì có thể gây nên tình trạng khó chịu, nôn trớ cho trẻ.
  • Khi trẻ đã biết cách lẫy thì cha mẹ tuyệt đối không nên để con nằm một mình ở những vị trí như trên giường, trên ghế cao vì con có thể ngã bất kỳ lúc nào.
  • Thường xuyên massage nhẹ nhàng cho trẻ, cho con vận động những bài tập để các cơ và khung xương trở nên linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong quá trình phát triển.
  • Khi con làm được động tác lật, mẹ nên cười, vỗ tay để khích lệ con, giúp con hứng thú và cảm thấy tự tin hơn.
  • Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ, không nên đặt quá nhiều đồ dùng vật dụng như gối, quần áo,...vì có thể gây nguy hiểm cho con.

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Bé biết lật sớm có tốt không?

Lật là giai đoạn phát triển kỹ năng vận động thô mà hầu hết các trẻ sơ sinh đều phải trải qua.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa cho thấy, những đứa trẻ phát triển kỹ năng vận động thô sớm góp phần đáng kể vào sự thành công sau này trong cuộc sống. Thông qua phát triển các kỹ năng vận động, trẻ học được cách tiếp xúc với thế giới xung quanh theo những góc nhìn khác nhau, từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển giác quan và sự tương tác với các đồ vật xung quanh. [1]

Lợi ích của việc tập lật ở trẻ:

  • Tránh tình trạng móp, bẹp đầu do nằm nhiều.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các cơ, tăng độ cứng cáp cho khung xương để trẻ có thể phát triển những kỹ năng khác.
  • Vận động nhiều giúp trẻ tiêu hao năng lượng, từ đó giúp trẻ ăn và ngủ ngon hơn.
  • Kích thích phát triển các giác quan, khả năng quan sát, kỹ năng phối hợp vận động để cầm nắm đồ vật.
  • Giúp trẻ linh hoạt hơn.
  • Tạo tiền đề để con phát triển các kỹ năng bò, ngồi và đi về sau.

8.2 Dấu hiệu bé sắp biết lật

Khi con được 2-3 tháng tuổi, cha mẹ hãy quan sát con liên tục và tiến hành tập lẫy cho con nếu con có các dấu hiệu sau đây:

Trẻ có thể tự ngẩng đầu dậy khi nằm sấp, biết sử dụng cánh tay để hướng người lên trên. Lúc này, khung xương và các cơ của trẻ đã phát triển tốt, có khả năng chịu được sức nặng của cơ thể.

Khi mẹ để bé nằm ngửa trên giường, trẻ có xu hướng giơ 2 chân lên và đung đưa qua lại.

Trẻ đặc biệt thích nằm nghiêng, thích với lấy những món đồ chơi khi chúng nhìn thấy.

Khi mẹ để bé nằm sấp, bé thường thực hiện những động tác giống như đang bơi.

8.3 Trẻ 5 tháng chưa biết lật có sao không?

Như đã đề cập, mỗi trẻ có giai đoạn phát triển không giống nhau. Những trẻ đẻ non thường đạt được các cột mốc phát triển chậm hơn. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa biết lẫy cũng không chuyển qua giai đoạn tập bò thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

9 Kết luận

Lẫy là một loại vận động thô mà gần như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nào cũng cần phải trải qua để phát triển. Khi trẻ có dấu hiệu chậm vận động, trốn lẫy, cha mẹ cần đưa con thăm khám để được can thiệp sớm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Akhgar Ghassabian và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 7 năm 2016). Gross Motor Milestones and Subsequent Development, Pediatrics. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633