1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. WHO: Trẻ em và thanh thiếu niên có thể không cần tiêm phòng COVID-19?

WHO: Trẻ em và thanh thiếu niên có thể không cần tiêm phòng COVID-19?

WHO: Trẻ em và thanh thiếu niên có thể không cần tiêm phòng COVID-19?

Hiện nay xu hướng tiêm chủng vaccin COVID-19 đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Sau khi kết thúc cuộc họp vào ngày 23 tháng 03 năm 2023, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm phòng (SAGE) của WHO đã đưa ra những thay đổi trong lộ trình tiêm phòng vaccin COVID-19. Những thay đổi này gắn liền với tác động của chủng Omicron và khả năng miễn dịch của các bộ phận dân số. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về vấn đề tiêm phòng vaccin COVID-19 trên trẻ em và thanh thiếu niên.

Trước đó, vào đợt bùng phát của biến thể Omicron, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã phê duyệt các mũi tiêm nhắc lại cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Khi đó, với hầu hết những người khỏe mạnh có thể chỉ cần tiêm 2 mũi, trong khi những người bị suy giảm miễn dịch có thể cần ba hoặc bốn mũi. 

Tuy nhiên, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tiến sĩ Soumya Swaminathan đã nói trong một cuộc họp báo rằng “chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc trẻ em và thành thiếu niên khỏe mạnh cần sử dụng mũi tiêm nhắc lại để phòng ngừa COVID-19. [1]

Tiến sĩ Soumya Swaminathan tại buổi họp báo
Tiến sĩ Soumya Swaminathan tại buổi họp báo

Đến ngày 23 tháng 03 năm 2023, nhóm SAGE đã đưa ra những cập nhật mới nhất trong các khuyến nghị tiêm chủng COVID-19 của họ trên toàn cầu. Lộ trình sử đổi dựa trên việc ưu tiên tiêm chủng vaccin COVID-19 cho nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao nhất. 

Các khuyến nghị mới của nhóm SAGE tập chung vào 3 nhóm đối tượng chính: nhóm có rủi ro cao, trung bình và nhóm có rủi ro thấp. 

1 Vaccin COVID-19 đối với nhóm có rủi ro cao

Nhóm có rủi ro cao là người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh mắc kèm nghiêm trọng (ví dụ như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch) nhân viên y tế tuyến đầu và phụ nữ mang thai sau 6-12 tháng kể từ mũi tiêm gần nhất. 

Đây là các đối tượng được ưu tiên tiêm nhắc lại liều vaccin COVID-19 vì nguy cơ họ mắc bệnh hoặc gặp các biến chứng nghiêm trọng là rất cao. SAGE khuyến nghị những người thuộc nhóm này nên thực hiện tiêm nhắc lại sau 6 hoặc 12 tháng kể từ liều vaccin COVID-19 cuối cùng.

2 Vaccin COVID-19 đối với nhóm có rủi ro trung bình

Nhóm có rủi ro trung bình là trẻ em và thanh thiếu niên có bệnh mắc kèm hoặc người lớn khỏe mạnh dưới 60 tuổi (không có bệnh mắc kèm). Đối với nhóm này, SAGE khuyến nghị nên tiêm 2 mũi vaccin COVID-19, bao gồm 1 liều có bản và và 1 liều tăng cường. 

Mặc dù, các mũi tiêm tăng cường của vaccin COVID-19 khá an toàn với nhóm này nhưng SAGE không khuyến nghị việc tiêm liều nhắc lại thường xuyên. Điều này là do, lợi ích của các mũi tiêm này đối với sức khỏe cộng đồng tương đối thấp. 

3 Vaccin COVID-19 đối với nhóm có rủi ro thấp

Nhóm có rủi ro thấp là trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh, từ 6 tháng đến 17 tuổi. Các chuyên gia cho biết, hiệu quả của việc tiêm phòng vaccin COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh tương đối thấp. 

Nếu so sánh với lợi ích đã được công nhận của các loại vaccin thiết yếu khác cho trẻ em (ví dụ như vaccin sởi, rotavirus, phê cầu,...) thì hiệu quả của vaccin COVID-19 thấp hơn nhiều. Mặc dù liều cơ bản và liều tăng cường của vaccin COVID-19 vẫn đảm bảo an toàn với trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng nguy cơ mắc bệnh và rủi ro của nhóm này khá thấp.

Hiệu quả của vaccin Covid-19 trên trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh khá thấp
Hiệu quả của vaccin Covid-19 trên trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh khá thấp

Vì thế, SAGE kêu gọi các quốc gia nên xem xét lại các chương trình tiêm chủng vaccin COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh. Việc tiêm chủng ở nhóm có rủi ro thấp nên dựa trên các yếu tố về dịch tễ học tại quốc gia, chẳng hạn như gánh nặng bệnh tật, hiệu quả đạt được, chi phí và các ưu tiên về sức khỏe khác. [2]

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Jessica Bursztynsky (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 01 năm 2022). WHO says there’s no evidence healthy children and adolescents need Covid boosters, CNBC. Ngày truy cập: Ngày 03 tháng 04 năm 2023.
  2. ^ WHO (Ngày đăng: Ngày 28 tháng 03 năm 2023). SAGE updates COVID-19 vaccination guidance, WHO. Ngày truy cập: Ngày 03 tháng 04 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bé nhà em 12 tuổi có cần tiêm vaccin mũi tăng cường không ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn. Nếu bé có thể trạng khỏe mạnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thì có thể không cần tiêm mũi tăng cường nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Thu Trang vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633