1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Trẻ em biếng ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách giúp trẻ ăn ngon hơn

Trẻ em biếng ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách giúp trẻ ăn ngon hơn

Trẻ em biếng ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách giúp trẻ ăn ngon hơn

Trungtamthuoc.com - Biếng ăn là tình trạng phổ biến của trẻ từ 1 – 6 tuổi. Theo định nghĩa, trẻ được coi là biếng ăn khi ăn không đủ khẩu phần theo nhu cầu, dẫn đến chậm tăng trưởng. Trẻ biếng ăn chủ yếu là do tâm lý của trẻ chứ không phải do bệnh. Vì vậy, khi trẻ em biếng ăn, đừng vội lo lắng mà hãy thật bình tĩnh để có cách xử trí khoa học nhất.

1 Nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn

1.1 Nguyên nhân từ phía trẻ

Nguyên nhân thường gặp nhất đó là: Do tâm lý trẻ sợ ăn. Ở đây có nhiều nhà đình, cha mẹ thường gượng ép trẻ ăn theo ý mình, tạo ra bầu không khí căng thẳng. Điều này tác động rất nhiều đến tâm lý trẻ, khi càng ép trẻ ăn, trẻ càng sợ ăn.

Do trẻ thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển: Ở mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ như lật, bò, hay đi đứng đặc biệt là lúc mọc răng, đều có thể khiến trẻ biếng ăn. Các khoảng thời gian trẻ dễ mắc biếng ăn sinh lý nhất là: trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi và giai đoạn từ 9 đến 10 tháng tuổi khi biết đi. Hay cả kể khi trẻ trong giai đoạn thích khám phá xung quanh lúc 16 đến 18 tháng tuổi.

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoạt động của hệ tiêu hóa yếu có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, bụng ậm ạch khó tiêu, hay buồn nôn. Với các triệu chứng như vậy, khi đến bữa ăn trẻ thường không muốn ăn, sợ ăn.

Hay khi trẻ mắc các bệnh lý ở trong khoang miệng như mọc răng gây đau, sốt, nhiệt miệng, sâu răng...Lúc này, trẻ thường cảm thấy đau và rất khó chịu khi ăn, nên thường không muốn ăn.

Nguyên nhân gì khiến trẻ biếng ăn
Nguyên nhân gì khiến trẻ biếng ăn

1.2 Nguyên nhân từ phía gia đình

Khi thấy trẻ ăn ít hơn, nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nghĩ rằng trẻ biếng ăn nên ép buộc trẻ ăn nhiều hơn. Mặc dù lúc đó trẻ vẫn phát triển bình thường. Vì có suy nghĩ này, nên nhiều cha mẹ ép buộc con ăn bằng được, ăn nhiều hơn so với mức ăn của trẻ. Như vậy sẽ khiến trẻ sợ thức ăn, nôn ói. Lâu dần gây ra cảm giác sợ ăn và biếng ăn.

Hoặc cũng có thể trong một số trường hợp, trẻ nhận thấy bố mẹ thiếu quan tâm đến mình, như vậy trẻ sẽ nhịn ăn để chống đối hay được bố mẹ quan tâm.

Hay nhiều gia đình trong lúc cho trẻ ăn thường cho trẻ xem tivi, điện thoại hay chơi đồ chơi… Điều này, khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn, hay ngậm thức ăn trong miệng dẫn đến không muốn ăn.

Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ. Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng, không phải cứ món ăn mình thích ăn thì trẻ sẽ thích. Có thể bạn nấu không hợp khẩu vị của trẻ khiến trẻ không muốn ăn. Hay khi đồ ăn được nấu quá lâu, ăn cùng một món trong nhiều ngày, làm cho trẻ cảm giác ngán và không thích ăn.

Cũng có nhiều gia đình, thường hay cho trẻ ăn bữa phụ hoặc cho trẻ ăn vặt tự do. Như vậy sẽ khiến trẻ có cảm giác ngang bụng, nên đến bữa chính trẻ sẽ không muốn ăn nữa. Cha mẹ cũng cần lưu ý thêm, các món ăn vặt được trẻ ưa thích thường là bánh kẹo, bim bim… Chúng không những khiến cho trẻ bỏ bữa chính mà còn có thể gây hại về thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn này, và không cho trẻ ăn gần bữa chính.[1]

Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn gây biếng ăn
Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn gây biếng ăn

Thậm chí, hiện tượng biếng ăn ở trẻ còn có thể xảy ra khi bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Hoặc sau một thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài, hay có thể là do bổ sung quá liều Sắt, vitamin.

Từ các nguyên nhân trên,có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn trong một khoảng thời gian dài. Vậy điều này có những nguy hại gì cho trẻ không?

2 Những tác hại của hiện tượng biếng ăn kéo dài ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ biếng ăn trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như sau:

2.1 Suy dinh dưỡng và rối loạn tăng trưởng

Khi trẻ biếng ăn, cơ thể sẽ không có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khiến cho trẻ còi cọc, nhẹ cân. Đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh cho đến 2 tuổi, các trẻ biếng ăn sẽ có nguy cơ nhẹ cân hơn trẻ bình thường rất nhiều. Không những thế, khi cơ thể không đủ dưỡng chất quan trọng có thể khiến trẻ mắc một số bệnh lý như: Thiếu máu, còi xương hay các bệnh lý về mắt…

2.2 Hệ miễn dịch ở trẻ bị suy giảm

Khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thì sức đề kháng ở trẻ cũng suy giảm. Điều này, khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh dưới sự tấn công của môi trường xung quanh như các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa…

2.3 Trẻ bị chậm phát triển trí não

Những bé biếng ăn có nguy cơ kém về trí tuệ hơn các bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Và nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong vòng 5 năm của trẻ. Bởi vì sao? Vì các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ là: Protein, DHA, Omega 3, Omega 6… Trong khi các trẻ biếng ăn sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất này.

2.4 Chỉ số cảm xúc EQ giảm

Các chỉ số đánh giá cảm xúc (EQ) của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu biếng ăn thời gian dài. Bởi ở một số trẻ biếng ăn, có xu hướng sống khép mình, hướng nội và khó hòa nhập cùng với cộng đồng. Hay nói cách khác là chỉ số EQ ở một số trẻ này sẽ thấp. Nếu tình trạng này kéo dài, khiến trẻ tự kỷ, học kém.

3 Những dấu hiệu cảnh báo trẻ biếng ăn

Để nhận biết trẻ biếng ăn, ta dựa vào sự thay đổi về ăn uống và sinh hoạt của trẻ ở từng giai đoạn:

Với các bé từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi: Khi bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không đủ giấc, bú ít hơn 500ml/ngày.

Với các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi: Khi bé bú ít hơn 450ml/ngày, có dấu hiệu bú không đủ. Đồng thời, lúc này trẻ hầu như không muốn ăn dặm, khóc lóc khi thấy đồ ăn, hay nhè thức ăn ra.

Với các bé 1 tuổi trở lên: Trẻ có hiện tượng chỉ thích bú, không muốn ăn dặm. Trẻ hầu như không ăn hoặc có ăn thì  ăn ít hơn 3/4 lần lượng thức ăn bình thường trong mỗi ngày. Thời gian dành cho bữa ăn phải kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ.

Trẻ quấy khóc không chịu ăn dặm
Trẻ quấy khóc không chịu ăn dặm

Để điều trị biếng ăn ở trẻ cần phải có sự tinh tế và kiên trì của cha mẹ. Không nên tạo ra thay đổi lớn với chế độ ăn hiện tại mà nên áp dụng dần dần cho đến khi lượng ăn đạt được yêu cầu. Trường hợp có bệnh lý kèm theo, không uống quá nhiều loại thuốc điều trị triệu chứng. Chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

- Trẻ bú mẹ: Mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa rồi dùng thìa cho trẻ uống.

- Nếu trẻ đã ăn bổ sung: Nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, cho hệ tiêu hóa dễ hoạt động và chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn. Đồng thời thay đổi liên tục các món ăn và cổ vũ để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

- Thêm vào khẩu phần ăn của trẻ các thức ăn có nhiều chất nhiều dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường. Các bậc cha mẹ cũng không được quên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ hoa quả tươi.

4 Phòng tránh biếng ăn ở trẻ nhỏ

Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất cha mẹ cho trẻ ăn dặm.

Trong mỗi bữa ăn không ép trẻ ăn quá nhiều, nếu cho trẻ ăn thành nhiều bữa thì cần lưu ý thời gian giữa các bữa ăn. Không làm trẻ ăn quá no, gây nôn trớ, và sợ ăn.

Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn đa dạng khi ăn dặm. Giai đoạn này, thần kinh vị giác của trẻ chưa phát triển nên có thể ăn dễ dàng các loại thức ăn có nhiều mùi vị khác nhau. Từ đó tạo thành thói quen ăn uống đa dạng, không kén ăn khi lớn.

Cổ vũ, tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ.
Cổ vũ, tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ.

Cho trẻ ăn theo sở thích của mình, để trẻ tự xúc thức ăn theo cách của mình. Dùng bát đũa có nhiều hình thù ngộ nghĩnh tạo hứng thú của trẻ với bữa ăn.

Không cho trẻ ăn vặt gần ngay trước bữa ăn chính, để tránh làm bé ngang dạ khi vào bữa ăn. Nếu có, cho bé ăn vặt xa trước bữa ăn khoảng 2 tiếng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Karen Gill, MD (Ngày đăng: ngày 11 tháng 9 năm 2019). What Can You Do If Your Child Refuses to Eat Anything?, Healthline. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Làm thế nào để cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Trẻ em biếng ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách giúp trẻ ăn ngon hơn 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Trẻ em biếng ăn: Nguyên nhân, tác hại và cách giúp trẻ ăn ngon hơn
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633