1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024

Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024

Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024

Trungtamthuoc.com - Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố thường niên xếp hạng top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2024. Liệu có sự thay đổi nào về thứ hạng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy cập nhật những thông tin mới nhất về bảng xếp hạng năm nay

1 Tiêu chí xếp hạng Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2024

Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2024 chính thức được công bố vào ngày 22/11/2024 với nguyên tắc khách quan và khoa học. 3 tiêu chí chính nhằm bao gồm:

  • Năng lực tài chính của công ty thông qua báo cáo tài chính năm gần nhất.
  • Uy tín truyền thông của công ty được đánh giá thông qua phương pháp Media Coding, đây là phương pháp hoạt động dựa trên sự mã hóa các bài viết có liên quan đến công ty được đăng trên các kênh truyền thông có sức ảnh hưởng.
  • Khảo sát các đối tượng liên quan. Việc này được thực hiện vào tháng 10 và tháng 11 năm 2024.

Năm 2023 có thể được coi là một năm khởi sắc của ngành Dược, tuy nhiên, đà tăng này đã chậm lại trong vòng 10 tháng đầu năm 2024, đặc biệt ở ở 2 quý đầu của năm. Mặc dù doanh thu không có nhiều sự biến động mạnh so với cùng kỳ năm ngoài nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận sụt giảm lại tăng lên đáng kể, từ 21,1% lên 37,5%. Nguyên nhân được cho là do sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào, sức mua sụt giảm do người dân thắt chặt chi tiêu, các sản phẩm chống dịch chậm luân chuyển và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

2 Danh sách Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2024

2.1 Top 10 Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024

Top 10 Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024
Top 10 Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024

Dẫn đầu danh sách vẫn là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, tiếp theo đó là Công ty cổ phần Traphaco. Năm 2024 có sự bứt phá của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm vươn lên từ vị trí thứ 4 (năm 2023) lên vị trí thứ 3 (năm 2024).

Bảng xếp hạng Top 10 công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024 không còn sự hiện diện của Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam và Công ty TNHH B.Braun Việt Nam mà thay vào đó là một cái tên hoàn toàn mới đó là Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam) và Công ty cổ phần Dược phẩm OPC.

Năm 2024 cũng là năm đột phá của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm khi vươn lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng, năm 2023 công ty này nằm ở vị trí thứ 10.

2.2 Top 10 Công ty Phân phối dược phẩm uy tín năm 2024

Top 10 Công ty Phân phối dược phẩm uy tín năm 2024
Top 10 Công ty Phân phối dược phẩm uy tín năm 2024

Về lĩnh vực phân phối dược phẩm, không quá bất ngờ khi mà Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC vẫn nằm ở vị trí đầu tiên. Bảng xếp hạng top 10 công ty phân phối dược phẩm uy tín năm 2024 nhìn chung không có nhiều sự thay đổi. Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng năm nay không còn trong bảng xếp hạng mà đã được thay thế bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Hà bởi vì năm 2024, bảng xếp hạng đã phân thành 2 lĩnh vực là phân phối dược phẩm và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe.

2.3 Top 10 Công ty Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe uy tín năm 2024

Top 10 Công ty Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe uy tín năm 2024
Top 10 Công ty Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe uy tín năm 2024

Trong danh sách này, Công ty TNHH B.Braun Việt Nam là cái tên đứng ở vị trí đầu tiên, tiếp theo đó là Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông, Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm, Công ty TNHH Medicon, Công ty TNHH Medtronic Việt Nam, Công ty TNHH xuất nhập khẩu phát triển Đông Dương, Công ty CP nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthecare, Công ty TNHH ICT Vina, Công ty Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng, Công ty cổ phần Meditronic.

2.4 Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2024

Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2024
Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2024

Bảng xếp hạng top 5 công ty Đông dược uy tín vẫn là 5 cái tên quen thuộc bao gồm Công ty cổ phần Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần Nam Dược, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Linh, Công ty TNHH Dược phẩm Nam Hà. Tuy nhiên, thứ tự bảng xếp hạng năm nay có thay đổi một chút, thay vì đứng ở vị trí thứ 5 như năm 2023 thì Công ty Cổ phần dược phẩm Hoa Linh đã vươn lên vị trí thứ 4 vào năm 2024.

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 10 tháng đầu năm giai đoạn 2023-2024

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 10 tháng đầu năm giai đoạn 2023-2024
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 10 tháng đầu năm giai đoạn 2023-2024

Năm 2023 có thể được coi là một năm khởi sắc của ngành Dược, tuy nhiên, đà tăng này đã chậm lại trong vòng 10 tháng đầu năm 2024, đặc biệt ở ở 2 quý đầu của năm. Mặc dù doanh thu không có nhiều sự biến động mạnh so với cùng kỳ năm ngoài nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận sụt giảm lại tăng lên đáng kể, từ 21,1% lên 37,5%. Nguyên nhân được cho là do sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào, sức mua sụt giảm do người dân thắt chặt chi tiêu, các sản phẩm chống dịch chậm luân chuyển và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

4 Góc nhìn của doanh nghiệp về năm 2025

Góc nhìn của doanh nghiệp về năm 2025
Góc nhìn của doanh nghiệp về năm 2025

Mặc dù những tháng đầu năm nay có nhiều thách thức nhưng chúng ta vẫn kỳ vọng vào những tháng cuối năm với những chuyển biến tích cực hơn. Nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển biến và cải thiện rõ rệt, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng chia sẻ rằng, những tháng cuố năm thường có hoạt động kinh doanh sôi động nhất đặc biệt là đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe do đây là thời điểm giao mùa, dịch bệnh thường phát sinh nhiều hơn.

Nhờ chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, các quy chế đầu thầu thuốc được nới lỏng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chuyên biệt, thuốc hiếm, thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo cũng ngày càng gia tăng thì kênh phân phối thuốc ở các bệnh viện (ETC) vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì và tăng trưởng hơn nữa.

Kênh phân phối qua nhà thuốc (OTC) lại không có nhiều ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn ở năm 2025.

5 Khó khăn - Thách thức

Nhìn chung, ngành Dược và Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe của Việt Nam được đánh giá là có sự thay đổi mạnh mẽ mặc dù còn rất nhiều yếu tố rủi ro, động lực to lớn này đến từ những chính sách hỗ trọ của chính phủ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân gia răng, người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sức khỏe cũng như chủ động phòng tránh bệnh tật và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện mở rộng mạng lưới phân phối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều sự hợp tác và tiếp tận.

Bên cạnh những thuận lợi có được thì ngành Dược và Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động và phát triển. Hiện nay, quy mô doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo, cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, quá trình dịch chuyển từ thuốc hóa dược sang thuốc sinh học đòi hỏi công nghệ cao. Quá trình chuyển đổi số trong ngành Dược phẩm vẫn còn chậm, những yếu tố này đặt không ít áp lực cho doanh nghiệp.

Do đó, để tạo được những bước đột phá, ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe cần phải nâng cao năng lực để củng cố giá trị và vị thế của mình.

6 Đổi mới thị trường

Có nhiều chính sách quan trọng đang được chỉnh sửa nhằm tạo môi trường để ngành Dược có điều kiện phát triển bền vững. Có 5 điểm nổi bật đã được đưu ra trong Dự thảo về Luật Dược (2016), bao gồm:

  • Thể chế toàn bộ các cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù liên quan lĩnh vực dược trong giai đoạn dịch Covid-19.
  • Đẩy mạnh công nghiệp dược.
  • Đa dạng hóa phương thức kinh doanh, phân phối thuốc.
  • Đơn giản hóa thủ tục hành chính.
  • Xây dựng thêm các giải pháp nhằm mục đích quản lý giá thuốc.

7 Chính sách phát triển ưu tiên

Chính sách phát triển ưu tiên
Chính sách phát triển ưu tiên

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, có 5 chính sách được các doanh nghiệp ưu tiên bao gồm:

  • Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe.
  • Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến đến giải quyết thủ tục hành chính hoàn toàn trên không gian mạng.
  • Hoàn thiện và minh bạch quy trình đấu thầu tại các bệnh viên.
  • Phát triển, hoài thiện cơ sở dữ liệu quốc gia toàn diện về dược phẩm và thiết bị y tế, ứng dụng Big Data trong lưu trữ, phân tích dữ liệu ngành.
  • Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt với sản phẩm mới đưa ra thị trường.

7.1 Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế không chỉ giúp mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường mà có giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được những công nghệ sản xuất tiên tiết, cải thiện hiệu quả cung ứng, quản lý được nguồn nguyên liệu.

7.2 Xây dựng chính sách nhằm thu hút nguồn vốn ngoại

Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI) là rất cần thiết để thúc đẩy quá trình thực hiện hóa mục tiêu giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm chất lượng cao trong khu vực.

7.3 Hợp tác quốc tế để cải thiện năng lực

Hợp tác quốc tế là cơ hội rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cải thiện năng lực, cải thiện khả năng sản xuất, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

7.4 Xây dựng vị thế

Để thành công thâm nhập được vào thị trường lớn, khó tính thì mỗi doanh nghiệp cần có những giá trị riêng cho mình, kết hợp xây dựng thương hiệu cũng như chất lượng, uy tín để tạo dựng được lòng tin đối với đối tác và người tiêu dùng.

7.5 Tìm kiếm doanh nghiệp tiên phong để dẫn dắt thị trường

Để vươn mình được ra thế giới, ngành Dược phẩm rất cần những doanh nghiệp có tầm nhìn, giúp thị trường Dược phẩm đi đúng hướng, thúc đẩy được sự liên kết trong ngành, tạo dựng được vị thế để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

8 Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông giai đoạn 2020-2024

Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông giai đoạn 2020-2024
Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông giai đoạn 2020-2024

Các chủ đề này bao gồm:

  • Sản phẩm.
  • Hình ảnh/PR/Scandals.
  • Trách nhiệm xã hội.
  • Tài chính/Kết quả kinh doanh.
  • Vị thế thị trường.

9 Danh sách Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2023

9.1 Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023

Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023
Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023

Đứng ở 5 vị trí đầu tiên vẫn là những các tên quen thuộc, lần lượt là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, công ty cổ phần Traphaco, công ty TNHH Sanifi Aventis Việt Nam, công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định. Đây là 5 cái tên vẫn giữ được vị trí từ năm 2022.

Top 10 công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023 không còn sự hiện diện của công ty cổ phần Pymepharco, công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây mà thay vào đó là công ty TNHH B.Braun Việt Nam và công ty TNHH liên doanh Stellapharm.

9.2 Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2023

Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2023
Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2023

Không quá ngạc nhiên khi Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) vẫn giữ vững ngôi đầu bảng.

Bảng xếp hạng 'Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2023' có sự hiện diện của 2 nhân tố mới là Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu và Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh.

9.3 Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023

Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023
Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023

'Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023' lần lượt gọi tiên Công ty cổ pahafn Traphaco, công ty cổ phần Dược phẩm OPC, công ty cổ phần Nam Dược, công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà và công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh.

10 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm giai đoạn 2022-2023

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm giai đoạn 2022-2023
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm giai đoạn 2022-2023

6 tháng đầu năm đã ghi nhận những kết quả đầy khởi sắc của ngành dược phẩm, tuy nhiên, sức cầu thấp đã khiến sự tăng trưởng của ngành Dược sụt giảm trong quý 3.

So với kết quả khảo sát của Vietnam Report cách đây 1 năm, 26,3 % doanh nghiệp ghi nhận có doanh thu kém hơn cùng kỳ (+12% so với năm 2022).

Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả kinh doanh trong 10 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong ngành dược vẫn có gam màu tích cực là chủ đạo với sự ổn định về doanh thu (73,7% số doanh nghiệp) và về lợi nhuận (78,9% số doanh nghiệp).

Top 5 khó khăn lớn nhất qua sự đánh giá của các doanh nghiệp dược bao gồm:

  • Kinh tế chậm tăng trưởng.
  • Cầu tiêu dùng yếu.
  • Biến động đánh giá năng lượng, nguyên liệu đầu vào.
  • Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
  • Sức ép từ tỷ giá gia tăng.

11 Triển vọng của ngành Dược trong năm 2024 và những năm tiếp theo

Triển vọng trong năm 2024 và những năm tiếp theo
Triển vọng trong năm 2024 và những năm tiếp theo

Theo dự báo của Tổ chức IQVIA, ngành dược phẩm trong nước sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu (đạt khoảng 8%) trong giai đoạn 2019-2023.

Theo các chuyên gia doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report, những tháng cuối năm của 2023, ngành dược phẩm vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là kênh OTC (thuốc không kê đơn) do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và phục hồi chậm.

Mặc dù cần phải theo dõi sát sao tốc độ của nền kinh tế song đa số các doanh nghiệp vẫn đưa ra góc nhìn lạc quan trong năm 2024.

Về tầm nhìn dài hạn, thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường 'dược phẩm mới nổi' với các yếu tố đi kèm bao gồm:

  • Quy mô dân số, tốc độ già hóa dân số, trình độ dân trí, mức sống của người dân. Dân số Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa nhanh khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, vào năm 2038, tỷ lệ người trên 60 tuổi ở Việt Nam đạt trên 20%, đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Dược.
  • Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) do Việt Nam ký kết tạo điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu.
  • Chính sách của Chính phủ, các đơn vị chủ động của các doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh.

12 Một số chiến lược được các doanh nghiệp ngành Dược ưu tiên áp dụng

Một số chiến lược được các doanh nghiệp ngành dược ưu tiên áp dụng
Một số chiến lược được các doanh nghiệp ngành dược ưu tiên áp dụng

Chiến lược ngắn hạn:

  • Ưu tiên tập trung xây dựng nhóm hàng chiến lược có lợi nhuận cao, doanh số lớn.
  • Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tập trung đẩy mạnh Marketing.
  • Mở rộng và đa dạng các kênh phân phối.
  • Ứng dụng công nghệ trong bán hàng.
  • Xây dựng, nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc.

Chiến lược dài hạn:

  • Nghiên cứu các dược phẩm mới.
  • Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
  • Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

13 Top 5 chính sách trọng tâm theo kiến nghị của doanh nghiệp ngành dược

Top 5 chính sách trọng tâm
Top 5 chính sách trọng tâm

Trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm và có nhiều chính sách phát triển dược liệu.

Năm 2023, nhiều chính sách liên quan đến ngành Dược được ban hành ngằm tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh doanh có thể kể đến như Nghị định 07/2023/NĐ-CP, Thông tư số 06/2023/TT-BYT, Nghị quyết 80/2023/QH15,...

73,7% doanh nghiệp cho rằng việc tập trung hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý trong việc sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho ngành Dược, tạo điều kiện phát triển tối đa.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 'vàng thau lẫn lộn', việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, siết chặt việc 'dược liệu rác' sẽ giúp cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Việc minh bạch, hoàn thiện quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện cũng nhận được sự bình chọn đáng kể của các doanh nghiệp nhằm xác định xu hướng, tối ưu hóa quy trình phát triển.

14 Tiêu chí đánh giá Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2022

Như thường lệ, Vietnam Report đã nghiên cứu độc lập ngành Dược phẩm tại Việt Nam trên nguyên tắc khách quan, khoa học nhất, cộng thêm đó là dựa trên rất nhiều tiêu chí để đưa ra bảng xếp hạng top các Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất 2022. Cơ sở đánh giá căn cứ vào 3 tiêu chí chính:

  • Thứ nhất: Năng lực tài chính. Thông số này được tổng kết và đánh giá trên báo cáo tài chính của các công ty trong năm gần nhất.
  • Thứ hai: Uy tín truyền thông. Tiêu chí này được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - công cụ mã hóa dữ liệu báo chí. 
  • Thứ ba: Khảo sát các đối tượng liên quan. Tiêu chí này được khảo sát trong tháng 10-11 năm 2022.

15 Danh sách các Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2022

15.1 Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2022

Danh sách top 10 vẫn là những cái tên quen thuộc nhưng vị trí của các công ty đã có sự biến động một cách đáng kể.

Dẫn đầu danh sách này là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và Công ty Cổ phần Traphaco, so với năm 2021, 2 cái tên này vẫn giữ vững ngôi vị của mình. Trong khi đó, Pymepharco và Sanofi Aventis Việt Nam lại có sự thay đổi vị trí cho nhau. Sanofi Aventis mạnh mẽ vươn mình từ vị trí thứ 6 ở bảng xếp hạng năm ngoái để lên vị trí thứ 3 trong năm nay.

Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2022
Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2022

15.2 Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2022

Ngôi đầu bảng của nhóm ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế năm 2022 vẫn thuộc về Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam.

Vị trí á quân thuộc về Tổng công ty dược Việt Nam - CTCP, đơn vị xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng năm 2021.

Dược liệu Trung ương 2 tụt dốc từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 8 trong năm 2022, nhìn vào biểu đồ có thể thấy đánh giá tài chính và đáng giá qua khảo sát của Dược liệu Trung ương 2 có vẻ ngang bằng với Tổng công ty dược Việt Nam - CTCP nhưng so sánh chỉ số đánh giá truyền thông thì Dược liệu Trung ương 2 kém hơn hẳn.

Đại diện có chỉ số đánh giá tài chính cao nhất là Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy, đơn vị từ vị trí thứ 8 năm 2021 vươn lên vị trí thứ 4 trong năm 2022.

Không thể không nhắc đến sự góp mặt của 2 đơn vị hoàn toàn mới trong bảng xếp hạng năm 2022 là Dược phẩm Việt Hà và chuỗi Pharmacity. Dược phẩm Việt Hà có chỉ số đánh giá tài chính tương đối tốt so với các gương mặt nằm trong bảng xếp hạng.

Cùng với Mekong Capital và TR Capital, chuỗi Pharmacity chính thức đón thêm nhà đầu tư mới đến từ Hàn Quốc là SK Group. Theo thông tin từ nhà đầu tư của chuỗi, Pharmacity đã giảm số cửa hàng của mình từ 1.148 xuống còn 1073 cửa hàng vào cuối quý 3 năm nay. Chris Blank đã rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật vào ngày 1/9. Bà Trần Tuệ Tri được bổ nhiệm đảm nhận vị trí tân Tổng Giám đốc.

Top 10 công ty dược Việt Nam uy tín năm 2022 nhóm ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế
Top 10 công ty dược Việt Nam uy tín năm 2022 nhóm ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế

15.3 Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2022

Không quá ngạc nhiên khi Traphaco vẫn tiếp tục giữ vững vị trí ngôi đầu bảng của mình. Tiếp theo đó là Công ty cổ phần dược phẩm OPC, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần Nam Dược và công ty TNHH sản xuất và thương mại Dược phẩm Tâm Bình.

Top 5 công ty đông dược Việt Nam uy tín năm 2022
Top 5 công ty đông dược Việt Nam uy tín năm 2022

15.4 Tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe và dược phẩm năm 2022

Theo các số liệu thống kê, doanh thu của thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam vào năm 2020 đạt 16,2 tỷ USD. Tổng chi tiêu cho Y tế tăng từ 16,1 tỷ USD (năm 2017) lên hơn 20 tỷ USD (năm 2021) và dự kiến mức chi tiêu này tiếp tục tăng và đạt khoảng 23,3 tỷ USD (năm 2025) và 33,8 tỷ USD (năm 2030). Bên cạnh đó, chi tiêu cho dược phẩm trong năm 2021 cũng tăng hơn 6,6 tỷ USD.

Có khoảng gần 90% doang nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh ghi nhận doanh thu tăng và có khoảng gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận được tăng trưởng trong vòng 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. (theo khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 10-11/2022).

Vào quý I năm 2022, các chỉ số liên quan đến sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu đã bắt đầu ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau khi giảm liên tục trong vòng 9 tháng cuối năm 2021.

Dựa theo bối cảnh của thế giới, ngành dược phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ. 4 thách thức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được Vietnam Report khảo sát bao gồm:

  • Rủi ro chuỗi cung ứng, chi phí hậu cần gia tăng.
  • Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
  • Sự leo thang chi phí nguyên liệu thô.
  • Sức ép từ tỷ giá gia tăng.
Top 4 khó khăn hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022
Top 4 khó khăn hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022

15.5 Doanh thu từ dược phẩm trong nước sẽ đạt trên 7,5 tỷ USD

IQVIA  dự báo, thị trường dược phẩm toàn cầu được thiết lập trị giá 1,7 nghìn tỷ USD theo giá của nhà sản xuất vào năm 2025. Fitch Solutions cho rằng tổng doanh Dược phẩm trong nước đạt trên 7,5 tỷ USD (chiếm gần 1,8% GDP).

69,2% số doanh nghiệp trong ngành Dược có niềm tin vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và 42,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan vào triển vọng của ngành Dược trong năm tiếp theo. (Khảo sát của Vietnam Report).

Về lĩnh vực điều trị, nhu cầu với các sản phẩm tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và điều trị, hỗ trợ điều trị ung thư có xu hướng gia tăng trong tối thiểu 1 năm tiếp theo, ước tính khoảng 85,7%.

Top 3 chiến lược Doanh nghiệp cần tập trung trong giai đoạn tiếp theo bao gồm:

  • Nghiên cứu các sản phẩm thuốc mới, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
  • Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn.
Xu hướng gia tăng nhu cầu đối với một số nhóm sản phẩm điều trị
Xu hướng gia tăng nhu cầu đối với một số nhóm sản phẩm điều trị

16 Danh sách các Công ty Dược Việt Nam uy tín năm 2021

16.1 Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2021

Có thể thấy so với năm 2020, top các công ty sản xuất dược phẩm uy tín không có sự xáo rộn nhiều, đặc biệt top 3 công ty uy tín vẫn là 3 cái tên quen thuộc là Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Traphaco và Công ty CP Pymepharco.

Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2021
Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2021

16.2 Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2021

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế, khiến nhóm ngành này sôi động và top các công ty góp mặt cũng thay đổi chóng mặt.

Không khó để dự đoán Công ty CP Vacxin Việt Nam góp mặt vào top 1 các công ty hàng đầu, vượt mặt rất nhiều doanh nghiệp khác để leo lên top đầu.

Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2021
Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2021

16.3 Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2021

Danh sách các công ty Đông dược cũng không có sự xáo trộn quá lớn trong thời kỳ COVID. So với cùng kỳ năm 2020, dẫn đầu các công ty uy tín vẫn là Công ty CP Traphaco và Công ty CP Dược phẩm Hoa Linh. Hai công ty vẫn khẳng định vị thế và khó có thể soái ngôi được.

Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2021
Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2021

17 Kết quả tài chính kinh doanh của doanh nghiệp Dược năm 2021

17.1 Covid-19 và những bước chuyển mình của ngành Dược

So với các chuỗi ngành dịch vụ, ăn uống… khác, ngành Dược được đánh giá là một trong những ngành ít ảnh hưởng bởi đại dịch nhất, vì suy cho cùng chăm sóc sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu của người bệnh kể cả trong kỳ dịch bệnh phức tạp hoặc cho thời kỳ bình thường mới. Tuy nhiên, việc COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo quá dài cũng làm cho thị trường Dược phẩm phân hóa rõ rệt. 

17.1.1 Tác động tích cực

Rất nhiều các công ty đặc biệt chuỗi ngành cung ứng vật tư y tế, trang thiết bị y tế, các dụng cụ bảo hộ… có mức tăng trưởng chóng mặt, thậm chí có thể nói là thu về lãi khủng do nhu cầu phòng chống dịch tăng cao.  

Công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 là cú hit cực lớn trong ngành Dược phẩm năm 2021, đặc biệt là công nghệ nano trong sản xuất vắc-xin mRNA Covid-19 đã được Moderna và BiONTech phát triển cực thành công. Việt Nam hiện tại là nơi nghiên cứu của 5 loại vaccine.

Thủ tục cấp phép thuốc nhanh chóng hơn: Trong bối cảnh chạy đua cùng dịch bệnh, việc cấp phép thuốc, vắc xin nhanh chóng là tiền đề để có miễn dịch cộng đồng sớm nhất. Nước ta hiện nay có 9 loại vắc-xin Covid-19 đã được cấp phép sử dụng. Các nhà nghiên cứu cũng đang tích cực để sản xuất vắc xin "Made In Vietnam". Các thuốc khác cũng đang diễn ra nhanh hơn nhiều, số loại thuốc được phê duyệt tăng nhanh và thời gian cấp phép giảm xuống đáng kể.

Các hãng dược phẩm hàng đầu hợp tác với nhau: Nhiều hãng dược đã cùng hợp tác, bắt tay nhau để cùng nghiên cứu, sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19. Việt Nam cũng là nước nằm trong chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Đẩy mạnh số hóa trong ngành dược phẩm: Thời đại công nghệ 4.0 cũng giúp làm việc từ xa hiệu quả, cộng với đó là sự tiếp cận công nghệ số của toàn dân giúp việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe được dễ dàng nhất.

Covid-19 và những bước chuyển mình của ngành Dược
Covid-19 và những bước chuyển mình của ngành Dược

17.1.2 Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp dược nào cũng được hưởng lợi mà ngược lại, có rất nhiều công ty do giãn cách xã hội, việc thay đổi thói quen của người dân ra đường khi không thật cần thiết, giảm lượt đến cơ sở khám chữa bệnh, cộng với đó là việc đứt gãy cung ứng thuốc, vận chuyển khó khăn… cũng dẫn đến những hệ lụy trong suy thoái tài chính doanh nghiệp.

Việc đối mặt đầu tiên của doanh nghiệp khi COVID bùng phát đó chính là chuỗi cung ứng bị đứt gãy, dẫn đến vận hành bị đình trệ.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu, vận chuyển tăng cao kèm thêm chi phí test COVID là bài toán khó của nhiều doanh nghiệp. Việc vận hành cũng bị ảnh hưởng vì chính sách cách ly tránh lây nhiễm chéo khiến cho việc đảm bảo, sản xuất kinh doanh liên tục là thách thức lớn.

Khi đại dịch bùng phát, sự siết chặt đi lại của người bệnh đến các cơ sở điều trị bệnh, phòng khám giảm mạnh gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh số của nhiều công ty. Việc kiểm soát các nguồn lây trong bệnh viện lớn khiến một số khoa đóng cửa, số bệnh nhân đến khám hạn chế kéo theo doanh thu của kênh ETC đi xuống. 

17.2 Phân hóa thị trường dược phẩm

Vietnam Report cho biết trong năm 2021 có:

  • 57,14% doanh nghiệp Dược có kinh doanh xấu đi một chút.
  • 14,29% doanh nghiệp Dược có kinh doanh không bị ảnh hưởng.
  • 7,14% doanh nghiệp Dược có kinh doanh tốt hơn.

Năm 2021, trong tổng số 20 doanh nghiệp Dược niêm yết trên sàn chứng khoán có:

50% doanh nghiệp có sự tăng trưởng (về mặt doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2020).

57,14% doanh nghiệp Dược có kinh doanh xấu đi một chút
57,14% doanh nghiệp Dược có kinh doanh xấu đi một chút

18 Triển vọng tăng trưởng ngành Dược năm 2022

18.1 Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành Dược năm 2022

Nhìn vào bảng các yếu tố ảnh hưởng cho thấy, với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng hàng đầu đó chính là kiểm soát dịch bệnh. Yếu tố bên trong hàng đầu là tốc độ ứng phó và sự thích ứng của doanh nghiệp.

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành Dược năm 2022
Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành Dược năm 2022

18.2 Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

18.2.1 Tăng trưởng phụ thuộc vào kiểm soát dịch

Việc xuất hiện biến chủng mới omicron có mức độ lây lan chóng mặt cũng là yếu tố đe dọa sự phục hồi của kinh tế. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có chiến lược mới “sống chung an toàn với dịch” sẽ là tín hiệu đáng mừng để nền kinh tế Dược phục hồi mạnh mẽ.

18.2.2 Biến động giá nguyên vật liệu đầu vào

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nguồn cung nguyên liệu cung cấp đến 80-90% đến Việt Nam. Tuy nhiên việc giá thành hoạt chất dược phẩm tăng cao đột ngột là yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế doanh nghiệp vào năm 2021. Đến thời điểm hiện tại, hai nước này đều thúc đẩy xuất khẩu nguyên liệu, giảm giá thành, do đó chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng 2022 là năm gỡ rối cho các doanh nghiệp Dược để tăng trưởng.

18.2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là cầu nối giúp ngành Dược trong thời gian sắp tới có thể xóa bỏ rào cản. Cộng với đó là làn sóng M&A (Sáp nhập và Mua lại) sẽ khiến thị trường xuất khẩu nhộn nhịp hơn rất nhiều. 

Với những lý do trên, 2022 đối với thị trường Dược phẩm Việt Nam được đánh giá là bớt ảm đạm, thậm chí có thể kỳ vọng về mức độ tăng trưởng tích cực hơn rất nhiều so với năm 2021.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 5 Thích

    Tiêu chí nào đánh giá uy tín của công ty Dược


    Thích (5) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024 5/ 5 3
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024
    N
    Điểm đánh giá: 5/5

    DHG tăng 30% thời gian qua cũng có lý do nhỉ

    Trả lời Cảm ơn (16)
  • Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Khá hay. Toàn cty lớn

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Điểm mặt top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín nhất năm 2024
    M
    Điểm đánh giá: 5/5

    cập nhật nhanh, rất hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633