1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Bánh cho người tiểu đường: Cách lựa chọn, mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Bánh cho người tiểu đường: Cách lựa chọn, mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Bánh cho người tiểu đường: Cách lựa chọn, mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn đồ ngọt để tránh tăng đường huyết. Hiện nay, nhiều sản phẩm bánh dành cho người tiểu đường đã ra đời giúp người bệnh giảm được nỗi lo đường huyết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về các loại bánh dành cho người tiểu đường.

1 Người bị tiểu đường ăn bánh ngọt được không?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu ở mức quá cao. Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên nên thận trọng trong chế độ ăn uống. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, người mắc bệnh tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn các món ngọt, miễn là nó nằm trong kế hoạch ăn uống lành mạnh. Quan niệm người mắc bệnh tiểu đường phải tránh tất cả đồ ngọt và thức ăn có đường là sai lầm. 

Cụ thể, lượng carbohydrate và đường mà một bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ hoạt động của họ trong ngày
  • Họ có đang thực hiện chế độ ăn giảm cân không
  • Họ có đang cố gắng giảm mức đường huyết không

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, sô cô la hoặc các thực phẩm có đường khác miễn là chúng vẫn tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường cần đáp ứng những yếu tố như:

  • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa
  • Chứa lượng muối và lượng đường vừa phải
  • Bao gồm các thực phẩm lành mạnh như thịt nạc, rau không chứa tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và chất béo lành mạnh

Tuy nhiên, người bị tiểu đường vẫn nên thận trọng với đồ ngọt để tránh việc nồng độ đường máu tăng quá cao. Khi lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào, người bệnh tiểu đường cần phải xem xét kỹ về thành phần để biết về việc nó sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ như thế nào. 

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo lượng đường ăn vào không nên vượt quá 10% tổng lượng calo hàng ngày. Thậm chí, đối với một số bệnh nhân, nhu cầu này cần giảm xuống còn 5% (khoảng 30g đường). Đối với trẻ em, mức khuyến nghị là 24g/ ngày đối với trẻ từ 5-11 tuổi và 19g/ngày đối với trẻ từ 4-6 tuổi.[1] 

Hãy chú ý rằng, nhiều lợi thực phẩm được quảng cáo là “không đường” hoặc “không thêm đường”. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn có thể chứa calo và các loại carbohydrate (chẳng hạn như tinh bột) có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

Người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi ăn đồ ngọt
Người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi ăn đồ ngọt

2 Có nên sử dụng sản phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo không?

Hiện nay, nhiều loại thực phẩm (bao gồm bánh kẹo, nước giải khát) được quảng cáo là sử dụng chất thay thế đường với mục đích làm giảm sự ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các nhà sản xuất gọi chúng là thực phẩm “ít đường”, “giảm đường”, “ăn kiêng” hoặc “ít calo”. 

Các sản phẩm này có thể giúp người bị tiểu đường giảm được cơn thèm đồ ngọt hơn nữa lại không ảnh hưởng nhiều đến mức đường máu. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các thành phần khác trong các sản phẩm này vẫn có thể thêm calo hoặc carbohydrate vào tổng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, một số chuyên gia nói rằng, chất thay thế đường có thể khiến con người ăn nhiều hơn. 

Các chất thay thế đường phổ biến bao gồm: 

  • Chất làm ngọt nhân tạo: Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kì, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt 6 chất làm ngọt nhân tạo an toàn để đưa vào thực phẩm là: Aspartame, acesulfame, saccharin, Sucralose, neotame, advantame. 
  • Rượu đường: là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong thực vật, có cấu trúc gần giống như đường và rượu nhưng ít calo hơn đường thông thường. Các rượu đường phổ biến bao gồm: Sorbitol, mannitol, Xylitol, erythritol, maltitol,...
  • Cỏ ngọt: Đây là một loại thảo dược có tác dụng làm ngọt và được coi là an toàn. Cỏ Ngọt không chứa đường hoặc calo nên thường được thêm vào các loại đồ uống như trà thảo mộc.[2]

3 Cách lựa chọn bánh kẹo cho người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh kẹo với hàm lượng đường và carbohydrate khác nhau. Đa số các sản phẩm bánh kẹo, nước ngọt đều chứa hàm lượng đường cao, ảnh hưởng đến mức đường máu của bệnh nhân. Vì thế, bạn cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm trước khi lựa chọn chúng cho người bị đái tháo đường. 

Bạn có thể dựa vào một số tiêu chí sau để lựa chọn được loại bánh kẹo phù hợp với người tiểu đường:

3.1 Xem xét hàm lượng đường

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không đường, ít đường hoặc chứa đường thay thế. Bạn có thể nhận biết các sản phẩm này dựa trên thành phần hoặc nhãn trên bao bì.

Các chuyên gia khuyên rằng, các loại bánh có hàm lượng đường dưới 25g là phù hợp với người tiểu đường. Vì đây là mức đường trung bình thấp, gần bằng với hàm lượng đường trong thực phẩm.

Hãy chú ý rằng, một số loại thực phẩm và đồ uống mặc dù trong bảng thành phần không có từ “đường” nhưng vẫn có thể làm tăng mức đường huyết. Chẳng hạn như: Mật Ong, sucrose, Glucose, xi-rô glucose, dextrose, Fructose, tinh bột thủy phân,...

3.2 Xem xét hàm lượng calo

Nên lựa chọn các sản phẩm có tổng lượng calo thấp. Điều này giúp tránh tình trạng thừa calo hoặc béo phì ở người tiểu đường. Đặc biệt là những bệnh nhân đang cần giảm cân. Khuyến cáo lượng calo tối đa mỗi ngày đối với phụ nữ là 2000 calo và với nam giới là 2500 calo. 

3.3 Xem xét các thành phần khác

Nên ưu tiên các sản phẩm bổ sung khoáng chất, chất xơ và vitamin khi lựa chọn bánh cho người tiểu đường. 

3.4 Xem xét nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hoặc của thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Người mắc bệnh tiểu đường rất nhạy cảm với các biến chứng khi sử dụng các sản phẩm không đảm bảo. Vì thế, hãy chú trọng yếu tố này khi lựa chọn bánh cho người đái tháo đường. 

4 Các loại bánh cho người tiểu đường 

Nếu đang phân vân trong việc lựa chọn bánh cho người bị đái tháo đường, bạn có thể tham khảo các sản phẩm sau:

4.1 Bánh quy cho người tiểu đường Gullon Maria

Bánh quy Gullon Maria là sản phẩm thuộc Công ty Galletas Gullon S.A, có nguồn gốc tại Tây Ban Nha. Đây là loại bánh quy không đường, nhiều chất xơ được nhiều người ăn kiêng hoặc mắc bệnh tiểu đường lựa chọn. Bánh có vị ngọt dịu của các chất thay thế đường, rất dễ ăn, không có cảm giác ngấy và phù hợp với nhiều lứa tuổi. 

Thay vì sử dụng đường, nhà sản xuất đã sử dụng chất làm ngọt nhân tạo isomalt để giảm lượng đường và lượng calo hấp thụ. Ngoài ra, thành phần sản phẩm được bổ sung thêm nhiều chất xơ, giảm chất béo nên đây là một lựa chọn yêu thích của nhiều người.

Thành phần của bánh quy Gullon Maria bao gồm: Bột mì nguyên cám, dầu hướng dương, isomalt, chất xơ trong ngũ cốc (ngô và yến mạch), chất xơ trong đậu xanh, gạo, bột nổi (sodium và ammonium bicarbonates), muối, hương vị vani.

Giá thành: Khoảng 180.000 đồng/hộp 400g

Bánh quy cho người tiểu đường Gullon Maria
Bánh quy cho người tiểu đường Gullon Maria

4.2 Bánh bông lan Quasure Light cho người tiểu đường

Nếu bạn muốn ăn bánh bông lan nhưng lại lo sợ chúng chứa nhiều đường và calo, bạn có thể lựa chọn Quasure Light. Đây là sản phẩm bánh bông lan không đường nổi tiếng của thương hiệu Bibica, Việt Nam. 

Bánh bông lan Quasure Light có 2 hương vị cốm hoặc dâu đặc trưng được nhiều người ưa thích. Sản phẩm này được đánh giá là ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết (GI=27,6%) và tổng lượng calo ít hơn so với các sản phẩm bánh bông lan khác. 

Tuy nhiên, vì thành phần của bánh có chứa đường và carbohydrate nên cần lưu ý khi sử dụng. Không nên ăn nhiều bánh trong một khoảng thời gian ngắn. 

Thành phần của bánh bông lan Quasure Light bao gồm: Bột mì, trứng, chất tạo ngọt (isomalt), chất béo thực vật, mạch nha, chất giữ ẩm (Glycerol), đường, sữa bột, chất nhũ hóa (E471), tinh bột bắp, chất tạo xốp (E500ii, E503ii), muối , chất xơ hòa tan (Inulin), hương (cốm,vani) tổng hợp, chất bảo quản (E202), vitamin (A,C), màu thực phẩm tổng hợp (E133, E160ai), axit folic.

Giá thành: Khoảng 30.000 đồng/hộp 7 cái 126g.

Bánh bông lan Quasure Light
Bánh bông lan Quasure Light

4.3 Bánh gạo lức Ohsawa Zozin

Với thành phần đều là các nguyên liệu phổ biến với người ăn kiêng, bánh gạo lức Ohsawa Zozin phù hợp cho nhiều đối tượng bao gồm cả người cần kiêng đường hoặc giảm cân. Gạo lức là loại gạo có ít tinh bột , nhiều chất xơ nên được nhiều người lựa chọn cho mục đích ăn kiêng hoặc giảm đường. 

Bánh gạo lức Ohsawa Zozin là sản phẩm thuộc Công ty TNHH Thương mại Việt Hải, Việt Nam. Sản phẩm có 2 vị thoải mái cho khách hàng lựa chọn tùy sở thích: Bánh vị Mè đen và vị Rong biển. 

Thành phần của sản phẩm bao gồm: Gạo Lứt, muối, dầu ô liu. Không chứa các chất tạo màu, tạo hương vị, hoặc các chất làm ngọt nên khá đảm bảo cho người sử dụng. Bánh gạo lức Ohsawa Zozin là lựa chọn tốt cho những người tiểu đường đang không kiểm soát tốt mức đường huyết. 

Giá thành: Khoảng 40.000 đồng/hộp tùy loại.

Bánh gạo lức Ohsawa Zozin
Bánh gạo lức Ohsawa Zozin

4.4 Bánh yến sào Sanest Cake

Nếu bạn cảm thấy các loại bánh trên không có gì đặc biệt, thì bánh Yến Sào Sanest Cake có thể là lựa chọn mới mẻ hơn cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc đảm bảo đường huyết ở mức ổn định, bánh yến sào còn mang tới nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác để bồi bổ cơ thể. 

Bánh yến sào Sanest Cake là sản phẩm thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa, Việt Nam, nơi có chất lượng yến sào hàng đầu cả nước. Đây cũng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để biếu hoặc tặng cho người thân hoặc bạn bè mắc bệnh đái tháo đường. 

Thành phần sản phẩm bao gồm: Bột mì, yến sào (2%), phomai, bột sữa, chất xơ bột năng, bột bắp, dầu thực vật tinh luyện, shortening, hương tổng hợp (vani, 8492042), chất tạo ngọt isomalt (953) (20%-30%), chất nhũ hóa lecithin (322), chất bảo quản natri benzoat (211), chất chống oxy hóa Acid citric (330), enzyme Protease (1101i).

Lưu ý: Sản phẩm khi dùng lạnh sẽ ngon hơn.

Giá thành: Khoảng: 115.000 đồng/hộp 120g/12 cái

Bánh yến sào Sanest Cake
Bánh yến sào Sanest Cake

4.5 Bánh ngũ cốc HAPIKI

Bánh ngũ cốc HAPIKI là sản phẩm thuộc Công ty TNHH MTV YOUNGBACK, Việt Nam. Đây là thương hiệu thực phẩm an toàn và lành mạnh được nhiều người ưa chuộng. 

Bánh dành cho người tiểu đường HAPIKI được các chuyên gia tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên khẩu vị cũng như chế độ ăn của người Việt Nam. Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh được đánh giá là phù hợp với người đang ăn kiêng hoặc mắc bệnh tiểu đường. 

Bánh là sự kết hợp của nhiều loại hạt nên khá mềm và xốp, có mùi thơm và vị ngọt dịu. Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn với sữa và ngũ cốc. Bánh có ưu điểm là không có chất bảo quản hay hương liệu tổng hợp, giúp đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bánh có chứa đường nên việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. 

Giá thành: Khoảng 65.000 đồng/hộp 120g.

Bánh ngũ cốc HAPIKI
Bánh ngũ cốc HAPIKI

4.6 Bánh xốp cho người tiểu đường Gullon

Công ty Galletas Gullon còn có một dòng bánh xốp hương vani dành cho người tiểu đường hoặc người ăn kiêng. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp bởi Công ty TNHH Tiếng Vang, Việt Nam. Đây là loại bánh được nhiều người ưa thích vì dễ ăn và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Thay vì sử dụng đường, các nhà sản xuất đã sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo để giảm thiểu ảnh hưởng đến mức đường huyết. Ngoài ra, sản phẩm còn có nhiều chất xơ và vitamin giúp bổ sung đủ các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Vì thế, bánh xốp Gullon là lựa chọn phù hợp cho những người đang có mức đường huyết không ổn định, thừa cân hoặc tăng huyết áp

Thành phần của bánh xốp Gullon bao gồm: Tinh bột mì, kem hương vani, Manitol, isomalt, muối, chất béo thực vật, chất nhũ hóa (lecithin đậu nành, bột vani), chất xơ, chất tạo màu, chất tạo nổi: sodium bicarbonate và ammonium carbonate,...

Mặc dù là sản phẩm bánh ngọt tốt cho người tiểu đường nhưng cũng cần chú ý là không nên ăn quá nhiều. 

Giá thành: Khoảng 110.000đ/ 1 hộp 210g

Bánh xốp Gullon cho người tiểu đường
Bánh xốp Gullon cho người tiểu đường

4.7 Bánh AFC dành cho người tiểu đường

AFC là dòng sản phẩm bánh quy nổi tiếng thuộc thương hiệu Kinh Đô, Việt Nam. Nhiều người ưa chuộng vì bánh có mùi thơm của rau củ nướng, bánh có vị hơi mặn và không quá ngọt.

Hiện nay, các dòng AFC rau củ đã được phát triển dành riêng cho người tiểu đường và người ăn kiêng. Các nhà sản xuất đã cố gắng giảm thiểu lượng đường và chất béo xuống mức thấp nhất có thể và bổ xung thêm nhiều loại chất xơ. Lượng chất xơ và chất béo tốt trong bánh có thể hỗ trợ cho quá trình đào thải cholesterol có hại ra ngoài cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng mạch máu như mờ mắt, xơ vữa động mạch,... ở người mắc bệnh tiểu đường. 

Vì thế, đây là lựa chọn lý tưởng với một bữa ăn nhẹ cho nhiều người đặc biệt là người tiểu đường.

Giá thành: Giá bánh AFC rau củ khoảng 15.000 đồng/ hộp.

Bánh AFC dành cho người tiểu đường
Bánh AFC dành cho người tiểu đường

5 Mua bánh dành cho người tiểu đường ở đâu?

Hiện nay, thị trường bánh cho người tiểu đường khá đa dạng và phổ biến với nhiều mẫu mã gần giống nhau. Rất nhiều sản phẩm có dán nhãn “dành cho người tiểu đường” hoặc “có lợi cho sức khỏe” nhưng thực chất chúng vẫn chứa đường, các chất phụ gia và chất bảo quản. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại, lúng túng và không biết bánh dành cho người tiểu đường mua ở đâu tốt?

Mọi người có thể dễ dàng tìm mua được các sản phẩm này tại các cửa hàng bán lẻ hoặc các trang thương mại điện tử trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần chú ý xem xét kỳ thông tin sản phẩm. Vì mỗi thương hiệu đều có nhiều sản phẩm với mẫu mã tương tự nhau. Vì thế, khi mua bánh cho người bị đái tháo đường, hãy chú ý đến thành phần và các nhãn trên sản phẩm. 

6 Lưu ý khi làm bánh cho người tiểu đường

Nếu bạn lo sợ các loại bánh trên thị trường chứa nhiều chất bảo quản hoặc hương liệu tổng hợp, và muốn tự làm cho mình hoặc người thân một chiếc bánh, hãy lưu ý đến nguyên liệu khi làm bánh. Hãy đảm bảo một chiếc bánh có hương vị thơm ngon nhưng cũng cần đảm bảo được lượng đường và lượng calo phù hợp.

Sau đây là một số gợi ý để làm bánh dành cho người tiểu đường:

6.1 Chọn chất tạo ngọt thay cho đường Glucose

Để giảm lượng đường cho vào bánh, bạn có thể sử dụng các chất tạo ngọt thay thế cho đường tự nhiên. Các chất tạo ngọt nhân tạo như: Saccharin, sucralose,… là lựa chọn thay thế phù hợp cho glucose. Tuy nhiên, những loại đường thay thế này thường ngọt gấp nhiều lần đường tự nhiên nên bạn cần điều chỉnh một chút về hàm lượng. Ngoài ra, bạn cần chú ý rằng, một số loại đường thay thế có thể bị biến đổi thành chất độc khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ngoài ra, nếu không muốn sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, siro hoặc sử dụng cây cỏ ngọt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng chúng quá nhiều.

6.2 Lựa chọn bột làm bánh

Thông thường, bột để làm bánh ngọt thường có nguồn gốc từ lúa mì, chứa nhiều carbohydrate nên rất dễ gây tăng đường huyết. Vì thế, bạn nên chú ý lựa chọn một loại bột khác thay thế, ví dụ như bột từ hạnh nhân để giảm lượng carbohydrate hấp thụ xuống.

Đừng lo lắng về hương vị của chiếc bánh vì chất lượng của bột hạnh nhân cũng không hề kém cạnh so với bột mì.

6.3 Lựa chọn các thành phần khác

Hãy chú ý đến việc lựa chọn hương liệu hoặc các thực phẩm để trang trí bánh làm sao để ít đường và ít calo nhất có thể. Bạn có thể lựa chọn trái cây ít ngọt thay vì socola.

6.4 Cách làm chín bánh

Đối với người tiểu đường, nên lựa chọn phương pháp là hấp bánh hoặc sử dụng nồi chiên không dầu để hạn chế lượng chất béo hấp thụ. Không nên chiên rán hoặc sử dụng nhiều mỡ động vật để làm chín bánh. Vì lượng dầu mỡ trong quá trình chế biến có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

7 Lưu ý khi ăn bánh cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường được khuyên là nên hạn chế đồ ngọt nên họ có xu hướng thèm ăn những loại thực phẩm này hơn mức bình thường. Tuy nhiên, đừng vì nhãn “ít đường’ hoặc “không đường” mà ăn nhiều hơn. Người bị tiểu đường cần nhớ rằng, hầu hết các loại bánh đều có chứa đường và tinh bột làm ảnh hưởng đến mức đường huyết. 

Vì thế các chuyên gia khuyên rằng, người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 1-2 chiếc bánh mỗi ngày, cho dù đó là bánh “không đường”. 

Ngoài ra, cần chú ý không nên ăn bánh kem hoặc các loại bánh được chế biến bằng cách chiên rán.

Nếu lỡ ăn nhiều bánh, hãy chú ý bổ sung đủ nước (2-2,5l nước mỗi ngày) và ăn thêm nhiều chất xơ để giảm khả năng hấp thụ đường của hệ tiêu hóa. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Action on Sugar. Sugars and type 2 diabetes, Action on Sugar. Ngày truy cập: Ngày 07 tháng 07 năm 2023
  2. ^ Katherine Marengo (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 10 năm 2018). Is it safe for a person with diabetes to eat sweets?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 07 tháng 07 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bên mình có bán những loại này không ạ


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ đến số hotline để được hỗ trợ thông tin chi tiết và chính xác nhất ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Thu Hà vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633