1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Phẫu thuật tạo hình mí dưới - lấy lại sự trẻ hóa cho đôi mắt

Phẫu thuật tạo hình mí dưới - lấy lại sự trẻ hóa cho đôi mắt

Phẫu thuật tạo hình mí dưới - lấy lại sự trẻ hóa cho đôi mắt

Nguồn: Nguyên lý và thực hành Phẫu thuật thẩm mỹ Phần 1: Cắt mí và sửa mi hỏng

Chủ biên: H. Ryun Jin

Dịch giả: Bác sĩ Trần Ngọc Trung

1 PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÍ DƯỚI

Tóm tắt ý chính

  • Quy trình phẫu thuật tạo hình mí dưới hay còn gọi là cắt mí dưới có thể gồm nhiều bước khác nhau, từ cắt mỡ và da thừa cho đến kết hợp thêm các phương pháp đểlàm đầy cho vùng dưới mắt. Mỗi một trường hợp cần một cách tiếp cận khác nhau, được tùy chỉnh dựa trên đặc điểm và vấn đề cụ thể của từng người.
  • Bác sĩ cần thảo luận về những gì khả thi và không khả thi với khách hàng. Ví dụ, những nếp nhăn mảnh và nếp nhăn động, vấn đề về sắc tố da (đốm tối màu trên da) hoặc sẹo là những vấn đềmà phương pháp tạo hình mí dưới không thể khắc phục được. Khách hàng cần hiểu rõ về điều này trước khi quyết định phẫu thuật.
  • Bác sĩ cần lựa chọn một phương pháp thực hiện phù hợp: qua đường rạch kết mạc hoặc qua đường rạch trên da. Cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc là lựa chọn lý tưởng cho những người bị thoát vị mỡ hốc mắt nhưng da và mí mắt vẫn chưa bị xệ. Phương pháp này còn dành cho những người không muốn bị sẹo trên da, những người cần phẫu thuật lại để xử lý mỡ thoát vị hoặc những người dễ bị tăng sắc tố trên vùng bị da tổn thương.
  • Bác sĩ cần xác định lượng mỡ hốc mắt cần cắt bỏ hoặc phân bố lại. Nếu rãnh nước mắt bịtrũng sâu do thoát vị mỡ hốc mắt thì nên phân bố lại mỡ thay vì loại bỏ để tránh làm cho mắt càng trũng sâu hơn nữa sau phẫu thuật. Ấn nhẹ lên nhãn cầu để xác định liệu có cần cắt mỡ hay không và nếu có thì cần cắt bao nhiêu vì khi khách hàng nằm xuống, mỡ sẽ có sự thay đổi so với khi đứng thẳng.
  • Bác sĩ gần đánh giá mức độ lỏng lẻo của mí mắt dưới bằng phương pháp Snap-back (kéo mí mắt dưới xuống và thả tay ra rồi quan sát xem mất bao lâu đểmí mắt trở lại vị trí ban đầu) và Distraction test (kéo mí dưới xuống rồi đo khoảng cách từnhãn cầu đến bờmi), và nếu mí mắt lỏng lẻo thì cần thực hiện phương pháp căng da mí mắt theo chiều ngang.
  • Trong quá trình phân bố lại mỡ, tránh đểsựchuyển động của mắt bịhạn chếbởi chỉkhâu cốđịnh túi mỡ. Nếu xảy ra vấn đề này thì cần cắt chỉ, tiếp tục bóc tách thêm, đảm bảo mắt có thể chuyển động bình thường rồi mới khâu lại.
  • Cần chú ý cầm máu trong quá trình lấy mỡ hốc mắt để tránh biến chứng xuất huyết hốc mắt (chảy máu trong hốc mắt). Hạn chế kéo mô mỡ một cách tối đa để tránh chảy máu từ sâu bên trong hốc mắt. Nên dùng kỹ thuật kéo-cắt-đốt khi loại bỏ túi mỡ bên trong.
  • Với phương pháp tạo hình mí dưới qua đường rạch ngoài da thì chỉ nên cắt bỏ da một cách vừa phải để tránh biến chứng co rút mi mắt sau phẫu thuật. Nên cho khách hàngnhìn lên trên và há miệng khi xác định lượng da cần cắt để tránh cắt bỏ quá nhiều.
  • Cần hướng dẫn kỹ cho khách hàng về cách chăm sóc và những điều cần lưu ý hậu phẫu để tránh xuất huyết hốc mắt. Nên chườm lạnh trong 48 giờ và tránh cúi đầu cũng như là hạn chế các hoạt động cần dùng sức.

1.1 Giới thiệu

Nhu cầu phẫu thuật tạo hình mí mắt hay còn gọi là cắt mí đang ngày càng tăng lên và đây là một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.

Khi tạo hình mí mắt cho người Châu Á thì việc hiểu được các đặc điểm riêng biệt của mí mắt là điều vô cùng quan trọng để cho ra kết quả ưng ý. Da người Châu Á có nhiều sắc tố melanin hơn và dày hơn nên bất cứ vết cắt rạch nào trên da cũng đều dễ để lại sẹo phì đại hoặc tăng sắc tố. Mí mắt dưới ở người Châu Á thường đầy đặn hơn so với người phương Tây mà nguyên nhân là do túi mỡ hốc mắt nhô ra. Ngoài ra, người Châu Á còn có lượng mỡ má nhiều hơn nên phải chịu tác động lớn từ trọng lực. Mí mắt và các cấu trúc xung quanh cũng rất căng nên khi phẫu thuật cho vùng quanh mắt ở người Châu Á thường phải cần đến đường rạch lớn hơn. Vì thế, việc đánh giá kỹ trước khi phẫu thuật, tiến hành phẫu thuật một cách cẩn thận, chính xác và chăm sóc hậu phẫu đúng cách đều là những điều rất quan trọng để đảm bảo kết quả cao sau khi phẫu thuật cắt mí dưới.

Hiện nay, nhận thức về sự lão hóa ở mí mắt dưới cũng như là cách tiến hành phương pháp tạo hình mí dưới đã có nhiều thay đổi. Trước đây, người ta thường cho rằng những dấu hiệu lão hóa ở quanh mắt là kết quả do sự chảy xệ ở vùng giữa mặt, sự suy yếu của các cấu trúc hỗ trợ và thoát bị mỡ hốc mắt. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một nguyên nhân lớn góp phần dẫn đến các dấu hiệu lão hóa quanh mắt, đó là tình trạng teo mô mềm, từ đó các phương pháp, quy trình thẩm mỹ cũng có sự thay đổi lớn.

Nhiều năm trước đây, quy trình cắt mí dưới được thực hiện chủ yếu bằng cách lấy mỡhốc mắt qua đường rạch ngoài da. Tuy nhiên, quy trình này thường cần kết hợp với các phương pháp làm săn chắc mí dưới để ngăn ngừa hoặc xử lý lật mí – một biến chứng phổ biến nhất của phương pháp cắt mí dưới theo kỹ thuật cũ. Sau đó, kỹ thuật cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc được ra đời và trở nên phổ biến vì có ưu điểm là có thể tránh được biến chứng co rút mi mắt, không để lại sẹo và cho phép bác sĩ tiếp cận tốt hơn đến các cấu trúc bên trong mí mắt.

Tuy nhiên, do phương pháp rạch qua kết mạc không thể cắt bỏ da nên thường phải kết hợp thêm với kỹ thuật cắt da thừa ở mí mắt dưới (Skin Pinch) để có thể khắc phục vấn đề một cách toàn diện. Đối với những người đã bị thoát vị mỡ hốc mắt và rãnh nước mắt trũng thì việc loại bỏ mỡ ở mí mắt dưới có thể khiến cho vùng dưới mắt càng trũng sâu thêm. Bên cạnh đó, việc lấy mỡ hốc mắt cũng có thể khiến cho tình trạng trũng ở hốc mắt trên trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, làm đầy cho vùng dưới mắt đã trở thành một bước rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả trẻ hóa mí mắt dưới. Mặc dù vậy nhưng vì khuôn mặt mỗi người là khác nhau nên đặc điểm đôi mắt cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng để có thể xác định phương án trẻ hóa thích hợp với từng trường hợp.

1.2 Đánh giá trước phẫu thuật

Bác sĩ Goldberg và các đồng nghiệp đã phân tích tình trạng lão hóa của mímắt dưới ở những người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹvà nhận thấy rằng yếu tốgiải phẫu là nguyên nhân góp phần gây nên bọng mắt. Họ đánh giá tổng cộng 6 vấn đề khác nhau, trong đó rãnh nước mắt trũng là yếu tố lớn nhất, tiếp theo đó là thoát vị mỡ hốc mắt, mất độ đàn hồi da, tích nước mí mắt, nhô cơ vòng mi và bọng gò má (vùng mô chảy xệbên dưới bọng mắt). Tuy nhiên, so với người phương Tây thì ở người Châu Á, nguyên nhân gây bọng mắt lại rất ít khi là do rãnh nước mắt mà chủ yếu là do thoát bị mỡ hốc mắt gây nên.

1.2.1 Rãnh nước mắt trũng và rãnh bờ ổ mắt

Rãnh nước mắt là một vùng nằm ởbên dưới phần bên trong của mắt (kéo dài từ bên dưới khóe mắt xuống gần má). Khi lão hóa, rãnh nước mắt này sẽ trũng xuống (hình 16.1). Nguyên nhân là do mất mô mỡdưới da, giảm độdày của da dọc theo bờ dưới ổ mắt và những vấn đề này càng trở nên nổi bật hơn do thoát vị mỡ hốc mắt và xệ má. Kết quảmột nghiên cứu đã cho thấy các vấn đềnhư teo mô mỡ, xệ mỡ má và phình mỡ hốc mắt ở người già có mức độ nặng hơn đáng kể so với những người trẻ tuổi.

Có nhiều cách khác nhau đã được thử nghiệm để khắc phục rãnh nước mắt trũng, gồm có tạo hình mí mắt dưới và phân bố lại túi mỡ, các phương pháp tiêm và đặt miếng độn. Tiêm mỡ tự thân là một phương pháp không được khuyến khích cho vị trí này vì việc tiêm mỡtạo nên các cục nhỏ, cứng, hình thành sẹo và dẫn đến biến dạng. Trong khi đó, phương pháp tiêm các loại chất làm đầy như filler Hyaluronic Acid đang được ứng dụng ngày càng phổ biến và cho thấy những kết quả khả quan, tuy nhiên với phương pháp này thì sẽ cần tiêm lại thường xuyên.

Tình trạng trũng ở rãnh nước mắt còn có thể được khắc phục bằng cách phẫu thuật cắt mí dưới mà không loại bỏmỡ. Cho đến nay, phương pháp này đã trải qua nhiều lần điều chỉnh và quy trình có thểđược thực hiện qua hai cách khác nhau, thứnhất là qua đường rạch kết mạc và thứhai là qua đường rạch ngoài da, mỡcó thểđược chuyển bên dưới hoặc trên màng xương.

Để khắc phục rãnh bờ ổ mắt (đường rãnh ởvùng da trên bờ ổ mắt, nằm dưới nửa bên ngoài của mắt) thì cần giải phóng dây chằng giữ hốc mắt (orbital retaining ligament) và kết hợp nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi hoặc thắt chặt cơ vòng mi.

Vì người Châu Á có da và mô dưới da khá dày ở rãnh nước mắt và vùng bờ ổ mắt - má nên trong một số trường hợp, chỉ cần cắt bớt mỡthôi là đủ để đem lại sự thay đổi rõ rệt.

1.2.2 Thoát vị mỡ hốc mắt

Ba túi mỡ hốc mắt được ngăn cách bởi cơ chéo dưới. Các túi mỡ này được gọi là túi trong, túi giữa và túi ngoài. Khi thăm khám, bác sĩ cần cho khách hàng nhìn lên trên để các túi mỡ lộ rõ hơn. Ngoài ra, nên cho khách hàng nằm xuống để giống với tư thế trong khi tiến hành phẫu thuật và để xem mức độ dịch chuyển về phía sau của mỡtrước khi phẫu thuật.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tổng lượng mỡ hốc mắt sẽ tăng lên cho đến năm 60 tuổi và sau đó bắt đầu giảm đi. Vì thế, sựtăng lên của mỡhốc mắt được cho là nguyên nhân gây bọng dưới mắt ởngười Châu Á. Do người Châu Á có nhiều mỡhốc mắt nhô ra hơn nên nhiều tài liệu đã nêu lên tầm quan trọng của việc lấy mỡ hốc mắt khi cắt mí dưới. Điều này còn được nhấn mạnh ởnhiều tài liệu khác, theo đó thì những người cókhuônmặt phẳng sẽ không phù hợp với phương pháp dịch chuyển túi mỡ. Quy trình lấy mỡ cần được thực hiện một cách cẩn thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi để tránh khiến đôi mắt bị trũng sau phẫu thuật.

1.2.3 Da mất sự đàn hồi

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn và đường rãnh trên da là tổn thương do ánh nắng mặt trời và mất mô dưới da. Nên cân nhắc tiến hành các phương pháp làm săn chắc da nếu da đã bị lỏng lẻo mức độnặng, các phương pháp này gồm có phẫu thuật cắt da thừa, lột da hóa học hoặc tái tạo bềmặt da bằng laser. Tuy nhiên, ởngười Châu Á, da lại rất dễ bị đỏ và tăng sắc tố sau các phương pháp điều trị gây tổn thương đến bềmặtda nên cần cẩn thận khi lựa chọn một phương pháp phù hợp cho mỗi người.

1.2.4 Tích nước mí mắt

Hiện tượng tích nước ở mí mắt dưới do sưng phù hệ thống hoặc cục bộ cũng có thể gây ra tình trạng giống như thoát vị mỡ hốc mắt. Tuy nhiên, nếu là do tích nước thì phạm vi sưng phồng thường lớn hơn, mức độ sưng có sự thay đổi theo thời gian hoặc thậm chí còn có hiện tượng bầm tím nếu nghiêm trọng.

Mặc dù tích nước là một vấn đề hiếm khi xảy ra nhưng đôi khi cũng bịchẩn đoán nhầm là thoát vị mỡ.

1.2.5 Nhô cơ vòng mi

Nhô cơ vòng mi cũng là một trong các nguyên nhân góp phần tạo nên các dấu hiệu lão hóa ở mí mắt dưới, ví dụ như nếp nhăn tĩnh và nếp nhăn động. Các nếp nhăn nằm ngang và chéo thường hằn sâu hơn theo chuyển động của khuôn mặt. Đây là một vấn đề xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là người Châu Á (hình 16.1c,d).13,24 Có thể khắc phục vấn đề này bằng cách treo cơ vòng mi trong khi phẫu thuật cắt mí dưới.

1.2.6 Bọng gò má

Bọng gò má là một vùng nhỏ nhô lên ở vùng bờ ổ mắt – gò má, do cơ vòng mi suy yếu và da, mô mềm chảy xệ tạo nên. Đây là một vấn đềrất hiếm gặp ở người Châu Á.

1.2.7 Vị trí của nhãn cầu và bờ dưới ổ mắt

Vị trí của nhãn cầu và bờ dưới ổ mắt cần được kiểm tra trước phẫu thuật vì đây là những yếu tố quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng người. Ở người bình thường, khi nhìn nghiêng thì điểm nhô xa nhất của nhãn cầu nằm hơi thụt vào trong so với gò má và bề mặt mô mềm ở bờ dưới ổ mắt. Trong những trường hợp như vậy thì có thể lấy mỡ khi cắt mí dưới. Tuy nhiên, ở hình 16.1b thì điều này lại ngược lại, có nghĩa là gò má và bề mặt mô mềm ở bờ dưới của ổmắt lại thụt vào trong so với điểm nhô xa nhất của nhãn cầu. Những người có gò má phẳng hoặc lõm như vậy thường còn gặp phải vấn đề lật mí dưới hay lộ củng mạc (vùng màu trắng) bên dưới mống mắt (scleral show). Nếu chỉ cắt mỡ mí mắt dưới thì thường sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trũng sâu của rãnh nước mắt và tăng mức độ lật mí dưới. Do đó, trong những trường hợp này thì nên giữlại mỡ khi cắt mí dưới.

1.2.8 Mức độ lỏng lẻo của mí dưới

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến phương pháp cắt mí dưới là làm thay đổi vị trí của mí mắt, ví dụ như co rút mi mắt hay lật mí. Để tránh xảy ra những vấn đề này thì trước khi phẫu thuật, bác sĩ cần đánh giá mức độ lỏng lẻo của da mí mắt dưới.

Đầu tiên, cần đo khoảng cách từ bờ mi dưới đến điểm phản xạ ánh sáng của đồng tử (chỉ số MRD2) để xác định mức độ co rút mi dưới (nếu có) trước khi phẫu thuật.

Mức độ lỏng lẻo của da mí mắt có thể được xác định bằng phương pháp Snap-back test (kéo mí mắt dưới xuống và thả tay ra rồi quan sát xem mất bao lâu để mí mắt trở lại vị trí ban đầu) hoặc Distraction test (kéo mí dưới về phía trước rồi đo khoảng cách từ nhãn cầu đến bờ mi). Với phương pháp Snap-back, nếu sau khi thả tay mà mí mắt trở lại vị trí ban đầu ngay lập tức thì không cần phải căng da mí mắt. Nhưng nếu sau khi chớp mắt mí dưới mới trởlại vịtrí ban đầu thì sẽ cần đến các phương pháp căng da mí mắt theo chiều ngang, ví dụ như treo cơ vòng mi. Còn nếu mí không trở lại vị trí ban đầu kể cả sau khi chớp mắt thì cần tiến hành phương pháp di chuyển và cố định sụn mi dưới vào bờ ổ mắt ở vùng đuôi mắt (lateral tarsal strip) để tránh mí dưới bị co rút, lật sau khi phẫu thuật.

Với phương pháp Distraction test thì có thể đánh giá được mức độ lỏng lẻo của dây chằng đuôi mắt, dây chằng khóe mắt và mí mắt. Nếu sau khi kéo mí mắt mà khoảng cách đo được từ nhãn cầu đến bờ mi trên 8mm thì sẽ cần tiến hành căng da mí mắt theo chiều ngang.

1.2.9 Các lưu ý khi cắt mí dưới ở người Châu Á

Trước khi cắt mí dưới, các yếu tố góp phần gây nên tình trạng lão hóa ở dưới mắt cần được đánh giá kỹ và dựa theo đó mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng khách hàng.

Nếu da vẫn còn săn chắc thì có thể chỉ cần lấy mỡ qua đường rạch kết mạc. Nếu mí mắt có da thừa và nếp nhăn nhưng chưa quá lỏng lẻo thì có thể lấy mỡ qua đường rạch kết mạc và kết hợp với kỹ thuật cắt bỏ da thừa Skin pinch hoặc lấy mỡ qua đường rạch ngoài da. Ngoài ra cũng có thể kết hợp thêm phương pháp thắt chặt cơ vòng mi trong quá trình cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da đối với những trường hợp mà da mí mắt đã bị lỏng lẻo ở mức độ.

Nếu khách hàng có rãnh nước mắt trũng sâu và chảy xệ ở vùng giữa mặt do mất mô thì cần cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc hoặc đường rạch ngoài da để di chuyển vị trí của túi mỡ. Nếu có rãnh bờ ổ mắt thì cần giải phóng dây chằng giữ hốc mắt và treo cơ vòng mi hoặc nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi (SOOF).

Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần chụp ảnh khi khách hàng nhắm/mởmắt và khi nhìn lên/xuống nhằm so sánh với kết quả và đề phòng trường hợp khách hàng có khiếu nại sau phẫu thuật.

1.3 Quy trình phẫu thuật

1.3.1 Cắt mí dưới/Lấy mỡ qua đường rạch kết mạc

Với đường rạch qua kết mạc thì có thểgiữđược nguyên vẹn cơ vòng mi và vách hốc mắt mà vẫn có thểlàm lộra các túi mỡ giống như đường rạch ngoài da. Tuy nhiên, nếu có da thừa thì cần kết hợp thêm kỹ thuật cắt bỏ da thừa mí mắt dưới Skin pinch.

Đường rạch kết mạc

Trước khi phẫu thuật, cần đánh giá lượng mỡ hốc mắt bị thoát vị ở cả ba túi mỡ(trong, giữa và ngoài) khi khách hàng ngồi thẳng. Sau khi tiêm thuốc tê tại chỗ, chờ 15 phút để đảm bảo máu ngừng chảy vào khoảng trống dưới kết mạc và các túi mỡ. Rạch một đường trên lớp kết mạc ở vị trí cách rìa dưới của sụn mi 3 –4mm (hình 16.2) và bóc tách về phía bờ dưới của ổ mắt cho đến khi lộ ra các túi mỡ(hình 16.3). Đây được gọi là kỹ thuật rạch qua kết mạc sau vách hốc mắt, giúp tránh làm hình thành sẹo trên vách hốc mắt vì vách hốc mắt hoàn toàn không bịảnh hưởng. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp ngăn ngừa các biến chứng phổ biến của phương pháp cắt mí dưới như co rút mi mắ thay lộ củng mạc.

Ngoài ra còn có kỹ thuật rạch qua kết mạc trước vách hốc mắt. Kỹ thuật này được thực hiện như sau: tạo đường rạch trên lớp kết mạc ở bên dưới sụn mi, bóc tách xuống phía dưới và mởvách hốc mắt rồi tiếp cận đến các túi mỡ. Kỹ thuật này có ưu điểm là sự hình thành sẹo trên vách hốc mắt sẽ giúp giảm nguy cơ thoát bị mỡ sau phẫu thuật. Nếu được thực hiện đúng thì cả hai kỹ thuật rạch qua kết mạc trước và sau vách hốc mắt đều không gây nên thay đổi nào đáng kể đến vị trí của mí dưới.

Tiếp cận mỡ hốc mắt

Sau khi rạch kết mạc và kéo bằng banh bờmi dưới, các túi mỡ sẽ lộ ra, đặc biệt là túi trong và giữa. Có thể ấn nhẹ lên nhãn cầu để tiếp cận đến mỡ một cách dễ dàng hơn.28 Có thể phân biệt ba túi mỡbằng cách bóc tách mô liên kết giữa các túi (hình 16.4). Không được làm tổn hại đến cơ chéo dưới (nằm giữa và phân tách túi mỡtrong và túi mỡ giữa) để tránh gây nên chứng song thị sau phẫu thuật (hình 16.5).

1.3.2 Cắt mỡ

Giữ đáy của phần mỡ bị thoát vị bằng kẹp cầm máu, sau đó cắt bằng kéo và đốt điện bằng dao mổ điện lưỡng cực (hình 16.6). Giữ đáy của túi mỡ bằng kẹp phẫu tích trước khi thả kẹp cầm máu và phải chắc chắn rằng máu đã ngừng chảy. Có thể cắt mỡ bằng dao mổ điện đơn cực nhưng cần đặt mỡ trên đầu tăm bông để bảo vệcác mô bên dưới và dùng mũi kim nhọn để đạt độ chính xác cao. Cần lưu ý cầm máu trong suốt quá trình thực hiện. Nếu các mạch máu nhỏ trong túi mỡ bị thụt và chảy máu vào hốc mắt thì sẽ rất khó phát hiện và xử lý.

Nên ấn nhẹ lên nhãn cầu để xác định có cần thiết cắt mỡ không và nếu có thì cắt bao nhiêu vì khi khách hàng nằm xuống, mỡ sẽ có sự thay đổi so với khi đứng hoặc ngồi thẳng. Cần xác định lượng mỡ cần cắt ở mỗi túi bằng cách đối chiếu ảnh chụp trước khi phẫu thuật và tình hình thực tế trong khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra còn cần so sánh lượng mỡ cần cắt ở mỗi túi để duy trì sự cân đối cho mắt. Sau khi hoàn thành, đường rạch kết mạc được đóng bằng chỉ plain gut 6/0 hoặc chỉ Vicryl (Ethicon) 7/0, sử dụng mũi khâu rời và kỹ thuật khâu vùi (buried sutured) để không gây kích ứng nhãn cầu.

1.3.3 Kỹ thuật cắt da thừa mí mắt dưới

Với những người có da thừa sau khi phẫu thuật cắt mí dưới qua đường rạch qua kết mạc thì có thể xử lý da thừa bằng kỹ thuật cắt da thừa Skin Pinch trong khi vẫn giữ nguyên vẹn cơ vòng mi. Kỹ thuật này phù hợp cho những người dễ có nguy cơ bịtăng sắc tố và không phù hợp với phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser hoặc lột da hóa học.

Giữ chắc phần da thừa bằng hai kẹp phẫu tích Adson-Brown mũi mảnh, tạo nên một nếp gấp da kéo dài từ góc mắt ngoài vào góc mắt trong (hình 16.7). Trong quá trình này cần chú ý giữ nguyên vị trí của mí mắt dưới, không để mí bị kéo xuống. Nếu vị trí của mí bị thay đổi thì cần giảm bớt lượng da được nhíu lên. Sau đó dùng kéo thẳng để cắt nếp gấp da trong khi vẫn giữ nguyên vẹn cơ vòng mi (hình 16.8). Sau khi cầm máu, mép da được đóng lại bằng kỹ thuật khâu kín liên tục, sử dụng chỉ tiêu nhanh plain gut 6/0 hoặc chỉ nylon 7/0.

1.4 Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi phẫu thuật, nên chườm đá trong vòng 24 –48 tiếng để hạn chế sự tăng tính thấm thành mạch máu. Khách hàng nên nghỉ ngơi ở tư thế nằm kê cao đầu và tự kiểm tra thị lực liên tục trong 24 tiếng đầu. Sau 48 tiếng thì có thể chuyển sang chườm ấm để giảm sưng và bầm tím vì lúc này tính thấm thành mạch đã trở về bình thường. Nên dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh có chứa corticosteroid trong vòng một tuần. 

1.5 Cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da

Kỹ thuật rạch ngoài da được sử dụng khi mí mắt có da thừa hoặc có bọng gò má. Đặc biệt, khi cần tiến hành đồng thời cả các phương pháp căng da mí mắt thì kỹ thuật này thường được ưu tiên hơn so với kỹ thuật rạch qua kết mạc.

Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ rạch một đường ở vị trí dưới chân lông mi khoảng 1mm (hình 16.9). Nếu đường rạch kéo dài qua 10mm về phía đuôi mắt thì sẽ để lại sẹo nhìn rất rõ nên cần tạo đường rạch ngắn nhất có thể, chỉ cần vừa đủ để cắt da thừa và cơ vòng mi. Phần đuôi của đường rạch có thể kéo dài theo chiều ngang hoặc hơi đi xuống về phía các nếp nhăn, cách đường rạch ở mí mắt trên ít nhất 5mm (trong trường hợp cắt cả mí trên). Sau đó, một vạt da –cơ được nâng lên và bóc tách khỏi vách hốc mắt bằng dụng cụđầu tù và đầu sắc (hình 16.10). Ba túi mỡ hốc mắt sẽ lần lượt lộra sau khi mởvách hốc mắt (hình 16.11). Tiêm dung dịch gây tê vào vùng mỡ và cắt bỏ một lượng vừa đủ sao cho khi ấn nhẹ lên nhãn cầu thì bề mặt trước của lớp mỡ ngang bằng với bờ dưới của ổ mắt.

Sau đó cắt đi một phần nhỏda thừa một cách cẩn thận. Nên cho khách hàng nhìn lên trên và há miệng khi xác định lượng da thừa để tránh cắt quá nhiều (hình 16.12).

Dùng kỹ thuật khâu vùi bằng chỉ tự tiêu 6/0 cho vùng đuôi mắt để xếp vạt da -cơ thẳng hàng và giảm lực căng trên da. Sau đó khâu mép đường rạch bằng các mũi khâu kín liên tục, sử dụng chỉ nylon 7/0; cần hết sức cẩn thận khi khâu ở vùng đuôi mắt để hạn chế sự hình thành sẹo. Chỉ khâu sẽ được tháo bỏ sau 4 –5 ngày.

1.6 Cắt mí dưới không lấy mỡ

Việc giữ lại mỡ khi cắt mí dưới có khá nhiều ưu điểm, đặc biệt phù hợp cho những người có gò má phẳng hoặc lõm (nhãn cầu nhô xa hơn gò má) và có rãnh nước mắt trũng sâu. Trong quy trình cắt mí dưới này, sau khi rạch một đường qua kết mạc hoặc qua da, bác sĩ sẽ bóc tách xuống phía bờ dưới của ổ mắt và mở vách hốc mắt. Sau đó đưa túi mỡ trong và túi mỡ giữa qua bờ dưới ổ mắt và túi mỡ ngoài thường được cắt bỏ. Sau khi di chuyển các túi mỡ, nên giải phóng hoàn toàn vách hốc mắt để ngăn vách hốc mắt bị kéo lõm vào trong. Có hai cách để di chuyển mỡ:

1.6.1 Dịch chuyển dưới màng xương

Cách này giúp cho việc bóc tách dưới màng xương được thực hiện dễ dàng hơn, giảm nguy cơ chảy máu và tạo đường nét đẹp hơn sau khi i chuyển mỡ so với kỹ thuật thực hiện trên màng xương.

Sau khi tiếp cận được đến bờ dưới ổmắt, bác sĩ rạch một đường lên màng xương bằng dao mổ điện đơn cực. Sau đó bóc tách dưới màng xương ở bên dưới bờ ổ mắt và vùng đuôi mắt cho đến vị trí cần dịch chuyển mỡ. Nếu có mỡ thừa thì có thể cắt đi một phần để có kết quả tối ưu. Vì mỡ hốc mắt có liên quan đến hệ thống chuyển động của mắt nên cần cẩn thận trong quá trình di chuyển mỡ để tránh làm giới hạn sự chuyển động sau này. Trước khi tiến hành di chuyển mỡ, bác sĩ cần kiểm tra sự chuyển động của mắt bằng thử nghiệm kéo cơ cưỡng bức (Forced duction test): giữ rìa giác mạc bằng kẹp phẫu tích, sau đó yêu cầu khách hàng chuyển động nhãn cầu theo nhiều hướng khác nhau và đánh giá nhằm đảm bảo không có vấn đề bất thường nào. Sau khi mỡđược đưa đến vị trí mới, khâu hai mũi bằng kỹ thuật khâu đệm dưới da với chỉ4/0 hoặc 5/0 để cố định. Đảm bảo tình trạng trũng ởrãnh nước mắt đã được khắc phục và đóng đường rạch bằng kỹ thuật khâu trên giá đỡ (suture over bolster). Chỉ khâu và giá đỡ được tháo bỏ trong vòng 1 tuần.

1.6.2 Di chuyển mỡ trên màng xương

Một ưu điểm của phương pháp di chuyển mỡ trên màng xương là dễ gây tê và bóc tách hơn so với phương pháp di chuyển dưới màng xương vì việc bóc tách bên dưới màng xương dọc theo bổ mắt thường phức tạp hơn.

Với phương pháp di chuyển trên màng xương, bác sĩ bóc tách xuống đến bờ dưới ổ mắt sau khi rạch qua kết mạc hoặc rạch qua da. Sau đó cần thận bóc tách lớp mỡ dưới cơ vòng mi (SOOF) bằng dụng cụ đầu tù đến vị trí dưới bờ ổ mắt 8 –12mm hình 16.13). Trong quá trình bóc tách cần giữ nguyên vẹn dây thần kinh gò má (zygomatic branch), phạm vi cần tránh là một vòng tròn với bán kính khoảng 1cm, nằm chếch một góc 30 độ và cách 2.5cm tính từ đuôi mắt. Nếu bóc tách quá xa xuống phía dưới thì sẽ cắt phải cơ vòng mi và dẫn đến biến chứng lật mí. Đây là vùng có nhiều mạch máu nên cần có biện pháp cầm máu cẩn thận trong suốt quá trình thực hiện. Điều này sẽ giúp tăng khả năng sống sót của mỡ sau khi được chuyển đến vịtrí mới.18

Mỗi túi mỡ đều cần được mở ra và ấn nhẹ để mỡ hơi sa xuống bờ dưới ổ mắt. Có thể cắt bỏ bớt một phần mỡ nếu cần thiết. Khâu một đến hai mũi khâu đệm bằng chỉ 5/0 vào túi mỡ và màng xương hoặc mỡ dưới cơ vòng mi (hình 16.14). Do vị trí bóc tách gần bề mặt da nên mỡ hốc mắt có thể nhô lên hoặc nổi cục sau khi phẫu thuật nhưng hiện tượng này sẽ tự hết sau một thời gian hoặc có thể xử lý bằng cách tiêm steroid.

1.6.3 Nâng mỡ dưới cơ vòng mi (SOOF)

Đây là quy trình rất có ích để khắc phục đường rãnh ở bờ ổ mắt. Đường rãnh này thường trở nên sâu hơn do sự chảy xệ và suy giảm của các túi mỡ má và mỡ dưới cơ vòng mi. Vì thế, việc kết hợp nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi cùng với kỹ thuật giải phóng dây chằng giữ cơ vòng mi sẽ giúp lấp đầy vào đường rãnh này.

1.6.4 Giải phóng dây chằng giữ cơ vòng mi (Orbicularis-Retaining Ligament release)

Sau khi tiếp cận đến bờ dưới ổmắt, dây chằng giữ cơ vòng mi được giải phóng: điểm bám của dây chằng được giải phóng bằng dụng cụ đầu tù và cắt bằng dao mổ điện ở trước màng xương. Gốc của dây chằng và túi mỡ dưới cơ vòng mi được treo bằng chỉ Prolene (Ethicon) 5/0 vào phần cao nhất của bờ ngoài ổ mắt. Hoặc chúng cũng có thể được treo vào phần trên của bờ ngoài ổ mắt qua đường rạch cắt mí trên trong trường hợp kết hợp cùng lúc cả cắt mí trên và cắt mí dưới.

1.6.5 Các phương pháp khắc phục mí mắt lỏng lẻo

Đối với những trường hợp có mí mắt lỏng lẻo hoặc xệ hay lật bờ mi thì cần tiến hành kết hợp một phương pháp căng da mí mắt dưới trong quá trình cắt mí. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để khắc phục tình trạng lỏng lẻo về chiều ngang của mí dưới.

Treo cơ vòng mi là một phương pháp hiệu quảdành cho những trường hợp mí dưới bị lỏng lẻo mức độvừa và thường được kết hợp trong quá trình cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da. Mở rộng góc mắt ngoài cũng là một giải pháp khá hiệu quảvà không ảnh hưởng đến niêm mạc da góc mắt ngoài. Nếu mí dưới bịlỏng lẻo mức độ nặng thì sẽ cần đến các phương pháp củng cố mí mắt theo chiều ngang ví dụ như di chuyển sụn mi dưới vềphía đuôi mắt để ngăn ngừa lật mí hoặc co rút mi mắt.

1.6.6 Treo cơ vòng mi

Mí dưới lỏng lẻo mức độ nhẹ có thể được khắc phục bằng cách treo cơ vòng mi qua đường rạch ngoài da. Sau khi cắt hoặc di chuyển mỡ hốc mắt, vạt da –cơ được kéo căng và tiến hành treo cơ vòng mi. Cơ vòng mi được khâu vào màng xương của bờ ngoài ổ mắt bằng chỉ sợi đơn 5/0. Lực căng và điểm cố định cơ cần được điều chỉnh để không làm biến dạng đuôi mắt.

1.6.7 Mở rộng góc mắt ngoài

Phương pháp này có thể được kết hợp cùng cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da hoặc đường rạch kết mạc. Qua một đường rạch nhỏ ở đuôi mắt hoặc đường rạch tiêu chuẩn của phương pháp cắt mí trên, bờ ngoài ổ mắt và dây chằng đuôi mắt sẽ lộ ra. Sau đó, điểm bám của dây chằng đuôi mắt được tách khỏi màng xương. Nếu túi mỡ ngoài nhô lên thì có thể cắt bớt cũng qua đường rạch này. Nếu mí mắt quá lỏng lẻo thì cần cắt bớt sụn mi dưới ở vùng đuôi mắt. Dùng chỉ hai kim bằng chỉ tự tiêu 4/0 để cố định lại góc mắt ngoài vào củ hốc mắt Whitnall. Sau khi hai mũi kim cùng được đưa xuyên qua một điểm trên đường màu xám (gray line hay chính là cơ Riolan –nằm ở giữa bờ tự do và chân lông mi) ở phần đuôi của mí mắt dưới, một mũi sẽ được xuyên qua nửa bên dưới của sụn mi còn mũi kia được xuyên qua phần sụn bên trên. Các mũi khâu sau đó được thắt nút và cốđịnh bên dưới đường rạch.

1.6.8 Di chuyển sụn mi dưới

Di chuyển sụn mi dưới là một phương pháp đã được ứng dụng từ lâu để khắc phục sự lỏng lẻo về chiều ngang của mí mắt dưới. Trong phương pháp này, bác sĩ rạch một đường ngang ở đuôi mắt xuống bờ ổ mắt, sau đó giải phóng phần bên dưới của dây chằng đuôi mắt để có thể di chuyển linh hoạt mí dưới. Giữlấy rìa ngoài của sụn mi và tách dải sụn khỏi cơ vòng mi. Sau đó cắt đi một phần bờ mi và cạo bỏlớp kết mạc trên bề mặt sụn, rồi cắt ngắn bớt dải sụn mi. Dải sụn được khâu vào màng xương ngay bên trong bờ ngoài ổ mắt bằng chỉ Prolene 5/0. Cuối cùng dùng kỹ thuật khâu vùi bằng chỉ Vicryl 7/0 để sắp xếp thẳng hàng đường màu xám (cơ Riolan) ởmí mắt trên và mí mắt dưới

1.6.9 Một số điểm quan trọng cần lưu ý

  1. Vì người Châu Á có da dày hơn người phương Tây nên cần hạn chế tối đa việc can thiệp đến lớp da bên ngoài để tránh hình thành sẹo phì đại.
  2. Chỉ nên cắt da ở mức độ vừa phải trong quy trình cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da. Yêu cầu khách hàng nhìn lên trên và há miệng để tránh cắt bỏ quá nhiều da.
  3. Mỡ hốc mắt được che phủ bởi lớp màng mỏng có chứa các mạch máu. Việc kéo mỡ hốc mắt có thể làm đứt các mạch máu ở sâu trong hốc mắt và dẫn đến xuất huyết hốc mắt.
  4. Tránh cắt quá nhiều mỡ. Nếu cắt quá ít thì có thể phẫu thuật lần hai để sửa nhưng một khi đã cắt đi quá nhiều thì sẽ gây trũng hốc mắt và việc sửa lại là rất phức tạp.
  5. Ở người Châu Á, treo cơ vòng mi là một kỹ thuật không chỉ để khắc phục sự lỏng lẻo về chiều ngang của mí mắt mà còn được thực hiện nhằm mục đích thẩm mỹ vì rất nhiều người có cơ vòng mi bị lỏng lẻo nghiêm trọng, tạo nên các nếp nhăn sâu trên da.
  6. Trong khi phẫu thuật, nên để khách hàng ngồi thẳng để kiểm tra xem có bị lật mí, co rút mi mắt hay còn mỡ thừa hay không vì rất khó phát hiện những vấn đề này ở tư thếnằm.
  7. Khi cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da, để tránh làm thay đổi vịtrí của mí mắt dưới thì cần cố gắng giữ lại cơ vòng mi một cách tối đa, cắt da mí dưới một cách vừa phải, khắc phục tình trạng lỏng lẻo của da và treo cơ vòng mi vào bờ ổ mắt.

1.7 Các biến chứng và cách xử lý

Các biến chứng của phương pháp cắt mí dưới cần được ngăn ngừa ngay trong ca phẫu thuật và nếu xảy ra thì cần xử lý ngay lập tức. Biến chứng phổbiến nhất là thay đổi vị trí của mí dưới nhưng ngoài ra còn có các biến chứng khác nghiêm trọng hơn, ví dụnhư mất thị lực.

1.7.1 Co rút mi mắt

Co rút mi mắt là biến chứng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến quy trình phẫu thuật cắt mí dưới. Những người có nhãn cầu nhô xa hơn so với gò má thường rất dễbịvấn đềnày và ngoài ra, mất chức năng cơ vòng mi, lớp giữa của mí mắt bị ngắn lại sau khi phẫu thuật cũng là nguyên nhân làm cho vị trí của mí dưới bị thay đổi.

Sau một thời gian, tình trạng sưng, viêm ở mí mắt sẽ đỡ dần và chức năng cơ vòng mi sẽ khôi phục lại bình thường. Vì thế, việc chăm sóc cẩn thận là điều rất quan trọng trong thời gian đầu hậu phẫu, gồm có tiêm steroid và dùng các loại thuốc chống viêm.

Nếu vấn đềco rút mi mắt còn đi kèm với tình trạng ngắn lại đáng kể của lớp giữa mí mắt thì sẽ cần can thiệp bằng cách phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành kiểm tra bằng cách dùng ngón tay đẩy mí mắt dưới lên trong khi khách hàng nhìn hướng lên trên để đánh giá mức độ co rút của lớp giữa mí mắt. Nếu lớp giữa mí mắt bị co lại đáng kể thì cần giải phóng lớp giữa và cấy vạt mô để giảm mức độ co. Vạt mô này có thể được lấy từ vòm miệng cứng, sụn tai hoặc dùng các chất liệu sinh học như AlloDerm, LifeCell.

1.7.2 Lật mí

Lật mí là một vấn đề tạm thời do sưng trong các trường hợp mí mắt bịlỏng lẻo hoặc cũng có thểxảy ra vĩnh viễn do lớp trước của mí mắt bịngắn lại sau khi cắt đi quá nhiều da (hình 16.15). Để tránh xảy ra vấn đề này thì bác sĩ cần hết sức cẩn thận và chính xác khi cắt da trong quá trình phẫu thuật.

Nếu bịlật mí trong vòng vài ngày sau phẫu thuật với các triệu chứng viêm thì có thể dùng băng keo cố định mí mắt lên trên và tiêm steroid vào túi mỡ để khắc phục và hạn chế phản ứng viêm. Nếu tình hình vẫn không đỡ thì có thể mát-xa và dùng thuốc mỡ steroid trong vòng 3 –6 tháng, sau đó đánh giá xem có cần can thiệp phẫu thuật hay không.

Nếu da mí mắt dưới quá lỏng lẻo thì cần tiến hành các phương pháp căng da mí mắt theo chiều ngang. Nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi và ghép da là những phương pháp được sửdụng đểkhôi phục chiều dài cho lớp trước của mí mắt. Nên thử phương pháp nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi trước vì phương pháp ghép da có thể đểl ại sẹo không mong muốn.

1.7.3 Mí mắt không cân hoặc nổi cục

Việc xác định sai lượng mỡ cần cắt trước khi phẫu thuật hoặc cắt bỏ các túi mỡ không chính xác trong ca phẫu thuật có thể dẫn đến kết quả là hai mí mắt không cân nhau. Nếu sau khi phẫu thuật mà vẫn còn mỡ nhô lên thì có thể sửa lại bằng cách phẫu thuật lần hai sau 6 –8 tuần, còn nếu mắt bị trũng sâu do cắt đi quá nhiều mỡ thì cần khắc phục bằng cách cấy mỡ tự thân (mỡ được lấy từ hốc mắt hoặc vị trí khác trên cơ thể).

Ở những người có nhiều mỡ thừa ở túi mỡ ngoài thì có thể mỡ sẽ vẫn nhô lên, nổi cục trên da sau khi cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc. Trong những trường hợp này thì có thể tiếp tục cắt bỏ mỡ qua một đường rạch mới, nhỏ ở vùng đuôi mắt.

1.7.4 Chứng song thị

Chứng song thị có thể xảy ra tạm thời do sưng các cơ trong hốc mắt hoặc do tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ. Nếu tình trạng song thị kéo dài trong suốt giai đoạn hậu phẫu mà không đỡthì bác sĩ cần tiến hành kiểm tra toàn diện để tìm ra nguyên nhân.

Cơ chéo dưới có thể bị tổn thương nếu sơ suất trong khi cắt túi mỡ trong và giữa do cơ này nằm giữa hai túi mỡ. Ngoài ra, còn có một số trường hợp bị liệt cơ thẳng dưới và hạn chế vận nhãn (sự vận động của nhãn cầu bị hạn chế) sau khi cắt mí dưới.

Với phương pháp cắt mí dưới không lấy mỡ, sự vận động của cơ hốc mắt cũng có thể bị hạn chế nếu không cẩn thận khi di chuyển mỡ. Cần tiến hành thử nghiệm kéo cơ cưỡng bức (forced duction test) cả sau khi đã cố định mỡ ở vị trí mới để tránh biến chứng này. Nếu phát hiện có sự hạn chế mức độ nhẹ sau phẫu thuật thì có thể khắc phục bằng cách thực hiện bài luyện tập chuyển động mắt theo chiều dọc và kiên nhẫn chờ một thời gian. Nếu tình trạng vẫn không có biến chuyển thì có thể cần giải phóng mỡ và các mô lân cận hoặc tiến hành phương pháp phẫu thuật lác để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, một vấn đề về thị lực nữa cũng có thể phát sinh sau khi di chuyển mỡ qua đường rạch ngoài da là chứng rối loạn ảo giác đồv ật di chuyển (oscillopsia) và cần xử lý bằng cách cắt vết sẹo ở giữa cơ chéo dưới và lớp SMAS.

1.7.5 Phù kết mạc

Việc điều trị tình trạng phù kết mạc kéo dài sau khi cắt mí dưới thường rất phức tạp và ởnhững người vốn đã bịphù kết mạc thì việc tiến hành phẫu thuật cắt mí dưới cũng khó khăn hơn bình thường. Mặc dù đến nay cơ chế chính xác của điều này vẫn chưa được làm rõ nhưng sự tăng tính thấm thành mạch sau phẫu thuật và tắc nghẽn mạch bạch huyết được cho là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng phù kết mạc. Nguy cơ khô mắt và phù kết mạc có thể tăng lên khi mở rộng góc mắt, hở mi tạm thời sau phẫu thuật, phẫu thuật cùng lúc cả mí trên và mí dưới và khi cơ vòng mi bị tổn thương khi cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da.

Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, cần sử dụng gạc ép cùng với thuốc mỡ tra mắt steroid, nước mắt nhân tạo và thuốc steroid dạng uống để hạn chế phản ứng viêm. Trong phần lớn các trường hợp, thời gian hồi phục thường là vài tuần đến vài tháng.Nếu tình trạng phù kết mạc vẫn không khỏi thì sẽ cần can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật, ví dụnhư châm kim hoặc cắt kết mạc mi. Bên cạnh đó phương pháp phẫu thuật điện sử dụng năng lượng sóng radio cao tần cũng cho kết quả khả quan.

1.7.6 Xuất huyết hốc mắt

Biến chứng nghiêm trọng nhất của các phương pháp tạo hình thẩm mỹ mí mắt là mất thị lực do xuất huyết hốc mắt với xác suất xảy ra là 1/22.000. Việc kiểm tra kỹ lưỡng bệnh sử của khách hàng trước khi phẫu thuật là điều rất quan trọng. Bác sĩ cần yêu cầu ngừng các loại thuốc và thực phẩm chức năng có chứa chất chống đông máu để tránh xảy ra vấn đề này. Trong suốt ca phẫu thuật, cần chú ý thao tác nhẹ nhàng vì nếu không cẩn thận kéo túi mỡ quá mạnh thì mạch máu có thể bị vỡ và dẫn đễn xuất huyết ở sâu trong hốc mắt. Bên cạnh đó, bác sĩ cần lưu ý khách hàng phải đến kiểm tra ngay lập tức nếu có hiện tượng đau hốc mắt hoặc thị lực có vấn đề. 

Tụ máu trước sụn mi là một hiện tượng có thể xảy ra sau khi cắt mí dưới và có thể xử lý bằng cách chườm lạnh quanh mắt và nâng cao đầu mà không cần thiết phải đặt ống dẫn lưu. Thông thường, hiện tượng này không ảnh hưởng đến thị lực hoặc kết quả thẩm mỹ, trừ khi xảy ra đồng thời hiện tượng tụ máu sau nhãn cầu.

Tụ máu sau nhãn cầu sẽ làm tăng nhãn áp, dẫn đến tắc động mạch võng mạc hoặc chèn ép dây thần kinh thị giác và làm suy giảm thị lực. Các dấu hiệu gồm có đau dữ dội, chứng lồi mắt, suy giảm thị lực, hạn chế vận nhãn và tăng nhãn áp. Nếu phát hiện tắc động mạch trung tâm võng mạc sau khi kiểm tra đáy mắt thì cần can thiệp ngay lập tức vì đây là một trong những vấn đề khẩn cấp và nếu trì hoãn thì khả năng thị lực hồi phục lại như bình thường là rất thấp.

Cách xử lý trong những trường hợp này là tiến hành mở góc mắt ngoài và cắt dây chằng đuôi mắt để giảm áp lực trong hốc mắt, sau đó cần thám sát toàn bộvùng phẫu thuật. Có thể sử dụng phương pháp corticosteroid hệ thống (uống hoặc tiêm) để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ(ischemic optic neuropathy). Nếu thị giác vẫn không trở lại bình thường thì cần cân nhắc đến phương pháp giảm áp hốc mắt bằng cách cắt thành xương.

1.8 Các trường hợp thực tế 

Trường hợp 1: Một khách hàng nữ 62 tuổi bị thoát vị mỡ hốc mắt và nhô cơ vòng mi nhưng da mí mắt chưa quá lỏng lẻo. Bác sĩ tiến hành lấy mỡ và treo cơ vòng mi qua đường rạch ngoài da để khắc phục vấn đề(hình 16.16).

Trường hợp 2: Một khách hàng nữ 58 tuổi có rãnh nước mắt trũng, rãnh bờ ổ mắt và nhô cơ vòng mi nhẹ. Cả ba vấn đề đều được xử lý bằng cách di chuyển mỡ, giải phóng dây chằng hốc mắt –má, nâng túi mỡ dưới cơ vòng mi và treo cơ vòng mi. (Hình 16.17)

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633