1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Tìm hiểu những chẩn đoán bệnh lý liên quan đến môi

Tìm hiểu những chẩn đoán bệnh lý liên quan đến môi

Tìm hiểu những chẩn đoán bệnh lý liên quan đến môi

Nguồn: Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 2

Chủ biên: PGS.TS.Nguyên Văn Thường

1 VIÊM MÔI (Cheilitis)

1.1 Đại cương

Là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính của môi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh môi hoặc niêm mạc trong khoang miệng.

1.2 Nguyên nhân: do các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh.

Bệnh cảnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng, tiếp xúc với ánh sáng mạn tính, hoặc nhiễm trùng.

Các bệnh lý hệ thống: lichen phẳng, lu-pus ban đỏ, bệnh da bọng nước tự miễn, bệnh Crohn, sarcoidosis và suy dinh dưỡng.

1.3 Viêm môi dạng chàm (eczem-atous cheilitis)

Lâm sàng:

  • Cơ năng: ngứa, cảm giác bỏng rát, đau.
  • Tổn thương cơ bản: dát đỏ, môi khô, bong vảy, nứt môi.
  • Vị trí: môi, có thể lan sang vùng da xung quanh, ít gặp ở niêm mạc miệng.

ảnh

ảnh

Nguyên nhân:

  • Nội sinh: viêm da cơ địa.
  • Ngoại sinh: viêm môi tiếp xúc (dị ứng hoặc kích ứng). Liếm môi (chronic lip licking) là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Chẩn đoán dựa trên:

  • Khám tổng thể da và niêm mạc.
  • Tiền sử cá nhân, gia đình có cơ địa atopy.
  • Tiền sử tiếp xúc các chất nghi ngờ gây dị ứng.
  • Patch test: dị nguyên nghi ngờ. Patch test (+): khả năng cao viêm môi tiếp xúc dị ứng, chưa loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị:

  • Tránh tiếp xúc chất nghi ngờ dị ứng, kích ứng.
  • Corticoid tại chỗ (nhóm 4 - 6) 2 lần/ngày trong 1-2 tuần.
  • Tacrolimus tại chỗ: sử dụng lâu dài thay cho corticoid.
  • Dưỡng ẩm không có lanoin (như là petrolatum).

1.4 Viêm môi do nhiễm trùng

1.4.1 Virus

Thường gặp là HSV (herpes simplex vi-rus), type 1 gặp nhiều hơn type 2. Biểu hiện đặc trưng là mụn nước nhỏ li ti kích thước khoảng 1 - 2mm chứa dịch trong, tập trung thành đám, có thể dập vỡ đóng vảy tiết hay gặp ở vùng viêm môi (xem chi tiết tại bài Herpes simplex miệng).

ảnh

1.4.2 Vi khuẩn

Có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng răng lợi, nhọt vùng miệng, chốc hóa nặng gây loét, hoại tử hoặc do nhiễm trùng trực tiếp như nhiễm xoắn khuẩn giang mai,...

ảnh

ảnh

1.4.3 Nhiễm kí sinh trùng Leishma-nia

Là kí sinh trùng đơn bào, thuộc trùng roi, kí sinh nội bào tế bào đơn nhân và đại thực bào, lây truyền qua muỗi cát, có nhiều thể, hay gặp ở Nam Mỹ, tại Việt Nam có báo cáo 3 trường hợp tại Quảng Ninh năm 2001.

Lâm sàng: thể da, da - niêm mạc và nội tạng. Bệnh diễn biến cấp tính hoặc mạn tính.

Tổn thương da: ban đầu dạng sẩn lan dần ra xung quanh sau đó có loét (giống ngọn núi lửa, với một cạnh nâng lên và miệng núi lửa trung tâm), trên tổn thương có thể được phủ bởi lớp vảy tiết, hay lan đến niêm mạc mũi. Thường đau tại tổn thương

1.5 Viêm môi góc miệng (ANGU-LAR CHEILITIS)

Là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính của môi.

Lâm sàng: ban đỏ, bong vảy, nứt góc miệng. Tổn thương thường ở cả hai bên, gây đau.

Nguyên nhân: nhiễm trùng nấm Can-dida albicans, ít phổ biến hơn là tụ cầu vàng.

Yếu tố thuận lợi: góc môi xệ xuống gây chảy nước bọt mạn tính, răng giả kéo lệch góc môi, thiếu máu, suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán: dựa trên lâm sàng.

Cận lâm sàng: làm xét nghiệm soi tươi tìm nấm để chẩn đoán nguyên nhân.

Điều trị:

  • Các biện pháp làm giảm độ ẩm quá mức vùng góc miệng.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng, cải thiện tình trạng răng giả (nếu có).
  • Điều trị căn nguyên: nấm, vi khuẩn.

• Nấm: xem chi tiết tại bài nhiễm nấm Candida miệng

• Tụ cầu: mỡ kháng sinh tại chỗ (Mupirocin 2 lần/ngàỵ trong 7-14 ngày)

• Sau khi làm sạch, sử dụng kem bảo vệ da khỏi ẩm ướt như petrolatum hoặc Kẽm oxyt bôi tối

1.6 Viêm môi bong vẩy (EXFOLIA-TIVE CHEILITIS)

Tình trạng viêm mạn tính, không phổ biến. Nguyên nhân không rõ, một số trường hợp liên quan nhiều đến sang chấn vùng môi, cắn môi, liếm môi, hoặc một số roi loạn tâm lý. Chẩn đoán viêm môi bong vảy là chẩn đoán loại trừ.

Lâm sàng: có thể gặp ở môi trên, môi dưới hoặc cả hai môi. Môi khô, đóng vảy dính, cứng, bong vảy để lại nền màu hồng, vài tiếng sau môi đóng vảy, bong vảy nhanh chóng, cảm giác khô, ngứa khó chịu.

Mô bệnh học: á sừng, xốp bào, xâm nhập viêm mạn tính.Chương 27Bệnh của môi628- Điều trị khó: corticoid tại chỗ (mức độ 4 - 6) 2 lần/ngày trong 1-2 tuần sau đó thay bằng tacrolimus 0,03% bôi duy trì. Kết hợp với dưỡng ẩm môi. Một số báo cáo điều trị hiệu quả với thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân viêm môi bong vảy do tật liếm hay cắn môi (tie).

ảnh

1.7 Viêm môi tương bào (PLAS-MA CELL CHEILITIS)

Là tình trạng viêm lành tính, tự phát và hiếm gặp. Nguyên nhân chưa rõ, đặc trưng bởi sự xâm nhập dày đặc tương bào ở trung bì nông, được mô tả lần đầu bởi Zoon 1952, bệnh có thể biểu hiện viêm môi, viêm quy đầu hoặc viêm âm đạo.

Lâm sàng: đặc trưng là mảng đỏ ranh giới rõ kèm theo trợt, loét, nứt, chảy máu, đóng vảy tiết cứng. Vị trí hay gặp ở môi dưới. Một số báo cáo về tổn thương khoang miệng và đường tiêu hóa trên kèm theo.

Chẩn đoán xác định: dựa vào mô bệnh học: xâm nhập dày đặc tương bào ở trung bì nông.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm môi tiếp xúc dị ứng.
  • Viêm môi ánh sáng.
  • Lichen phẳng.
  • Lupus kinh.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Giang mai.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Giang mai

ảnh

Điều trị: khó, kém đáp ứng.

  • Corticoid bôi tại chỗ loại mạnh.
  • Corticoid tiêm trong thương tổn.
  • Điều trị khác: tacrolimus, cyclospo-rin, kháng sinh tại chỗ; griseofolvin uống; laser excimer.

1.8 Viêm các tuyến ở môi (CHEILITIS GLANDULARIS)

Là bệnh viêm mạn tính hiếm gặp liên quan đến viêm tuyến nước bọt nhỏ của môi dưới. Thường gặp ở nam giới 40-70 tuổi. Người trẻ và phụ nữ cũng có thể gặp. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh như tiếp xúc ánh sáng mạn tính, hút thuốc lá, nhiễm trùng.

Lâm sàng: môi dưới sưng phồng. Nhiều lỗ kích thước như đầu đinh ghim từ đó tiết nước bọt. Triệu chứng cơ năng: cảm thấy đau, thô ráp, xuất hiện chất dính và khô trên môi. Có thể có loét trợt bề mặt, đóng vảy tiết. Nhiễm khuẩn thứ phát có thể dẫn đến loét, áp xe, chảy dịch, một vài trường hợp ghi nhận ung thư biểu mô tế bào vảy thứ phát.

Mô bệnh học: không đặc hiệu, quá sản tuyến nước bọt, giãn ống tuyến, trung bì có xâm nhập viêm của tế bào lympho, tương bào.

ảnh

Hầu hết được phát hiện đơn độc, tuy nhiên có thể là một biểu hiện trong một bệnh cảnh khác.

Hội chứng Melkersson - Rosenthal: nứt lưỡi, liệt mặt và viêm môi dạng u hạt

ảnh

Mô bệnh học:

  • Phản ứng u hạt không phải xuất hiện thường xuyên đặc biệt trong giai đoạn sớm của bệnh. Có thể chỉ có phù nề, xâm nhập viêm quanh mạch của bạch cầu lympho, tương bào. Trường hợp điển hình: hình ảnh phản ứng u hạt không hoại tử, không tìm thấy vật thể ngoại lai hay nhiễm trùng. Khó phân biệt với phản ứng u hạt trong bệnh sarcoidosis hoặc bệnh Crohn.

ảnh

1.9 Phù mạch (ANGIOEDEMA)

Là thuật ngữ chỉ tình trạng sưng nề cấp tính ở môi, mi mắt, mặt, bộ phận sinh dục, niêm mạc đường hô hấp trên, đường tiêu hóa. Phù mạch chia làm hai loại: Phù mạch chia làm hai loại:

  • Phù mạch liên quan đến mày đay: đáp ứng với điều trị kháng histamin và corticoid.
  • Phù mạch không liên quan đến mày đay: không đáp ứng với kháng hista-min và corticoid

ảnh

Tiếp cận bệnh nhân có sưng nề môi:

ảnh

1.10 Viêm môi do thuốc (DRUG-IN-DUCED CHEILITIS)

Các tình trạng dị ứng thuốc (như hồng ban đa dạng do thuốc, hồng ban cố định nhiễm sắc, hội chứng Steven - Johnson và Lyell)

ảnh

ảnh

1.11 Viêm môi do ương retinoid

Ban đỏ, khô môi, bong vảy, nứt môi sau uống retinoid đường uống. Mức độ nặng phụ thuộc vào liều uống.

Điều trị: sử dụng dưỡng ẩm. Tổn thương thuyên giảm hoàn toàn sau khi ngừng thuốc.

ảnh

1.12 Viêm môi trong các bệnh lý hệ thống

Bệnh lupus ban đỏ:

  • Bệnh lupus ban đỏ hĩnh đĩa, tỷ lệ tổn thương miệng khoảng 3 - 20% bệnh nhân lupus ban đỏ hình đĩa. Biểu hiện là mảng đỏ, ranh giới rõ, dày sừng, bong vảy, trung tâm teo. Có kèm theo tăng giảm sắc tố, giãn mạch. Tổn thương có thể ở trán, má, tai, đầu, niêm mạc miệng (xem chi tiết bài lupus ban đỏ hình đĩa)

ảnh

ảnh

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: tổn thương môi trong Lupus ban đỏ hệ thống thường là tổn thương viêm loét niêm mạc miệng trong đợt cấp của bệnh.

ảnh

1.13 Bệnh lichen phẳng (Xem chi tiết bài lichen phẳng niêm mạc miệng)

Lichen phẳng (LP) là rối loạn viêm mạn tính ảnh hưởng đến da và niêm mạc. Li-chen phẳng ở niêm mạc miệng thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên. Có thể đơn độc hoặc kết hợp với các dạng tổn thương lichen phẳng khác.

Tổn thương môi trong lichen phẳng cũng tồn tại ở ba dạng: dạng mạng lưới, dạng ban đỏ (teo) và/hoặc dạng bọng nước, trợt loét

ảnh

1.14 Tổn thương ung thư và tiền ung thư ở môi

Viêm môi ánh sáng (actinic cheilitis):

  • Rối loạn tiền ung thư do tiếp xúc với ánh sáng mạn tính, gặp chủ yếu ở người có type da sáng máu, làm việc ngoài trời, khu vực có khí hậu nóng, khô.
  • Các yếu tố nguy cơ: tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, bệnh lý nhạy cảm ánh sáng: khô da sắc tố, porphyrias, bạch tạng...
  • Thường gặp môi dưới hơn môi trên, môi khô, nứt nẻ, bong vảy, dày sừng liên tục, cảm giác sờ như “giấy nhám”.

Ung thư biểu mô tế bào vảy ở môi (xem chi tiết bài ung thư biểu mô tế bào vảy ở miệng): là loại ung thư da phổ biến thứ hai sau ung thư biểu mô tế bào đáy. Ung thư biểu mô tế bào vảy niêm mạc miệng là loại ung thư phổ biến nhất trong các ung thư ở miệng

ảnh

ảnh

2 TĂNG SẮC TỐ MÔI (Lip hyperpigmentation)

2.1 Đại cương

Tăng sắc tố ở môi là một biểu hiện thường gặp trong thực hành lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thay đổi sinh lý, các khối u ác tính, bệnh lý hệ thống.

2.2 Tiếp cận tổn thương tăng sắc tố môi

Tiếp cận tổn thương tăng sắc tố môi:

  • Bước 1: loại trừ các tổn thương mạch máu

• Các tổn thương mạch máu có thể gặp: tím trung ương, u máu, bớt rượu vang, bất thường mạch máu, Kaposi’s sarcoma.

• Loại trừ các tổn thương có màu đỏ, xanh, tím.

  • Bước 2: phân loại các tổn thương theo mức độ: đơn độc (focal), một vài tổn thương (multiple), lan tỏa (diffuse).

2.3 Các loại tổn thương tăng sắc tố môi

2.3.1 Tổn thương tăng sắc tố đơn độc

Mảng sắc tố ở môi (melanotic macule)

Tăng sắc tố lành tính, thường gặp ở phụ nữ trung tuổi. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở nam giới và người trẻ tuổi.

Lâm sàng: thường là mảng đơn độc kích thước < l cm, tuy nhiên cũng có thể lớn hơn, ranh giới rõ, bờ không đều, đồng nhất, màu nâu đen chủ yếu ở môi dưới, ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác như khoang miệng, âm đạo, dương vật. Không có triệu chứng cơ năng kèm theo. Tổn thương thường không thay đổi kích thước và màu sắc theo thời gian.

Mô bệnh học: tăng sắc tố lớp đáy, đặc biệt ở nhú trung bì, kèm theo xâm nhập melanin quanh mạch ở trung bì nông, số lượng té bào sắc tố bình thường.

Điều trị: bệnh lý lành tính không cần điều trị, chỉ định điều trị khi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Phẫu thuật cắt bỏ tổn thương, liệu pháp lạnh, laser, IPL có thể lựa chọn.

ảnh

Lentigines

Lentigines còn gọi là lentigo, có tổn thương là dát phắng màu nâu, đen kích thước < 0,5cm, bờ không đều, ở cả da và niêm mạc. Tổn thương có thể đơn độc (lentigo simplex), thường gặp ở môi hoặc lợi. Tình trạng lentigines lan tỏa hay còn gọi là hội chứng lentiginosis có liên quan đến một số hội chứng di truyền (được thảo luận sau). Khác với tàn nhang (thường gặp ở vùng tiếp xúc với ánh sáng và nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng), lentigo có thể ở bất kì vùng nào, kể cả niêm mạc, không đậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Mô bệnh học: kéo dài mào liên nhú, tăng số lượng tế bào hắc tố ở lớp đáy không hình thành ổ sắc tố. Khác với tàn nhang chỉ có tăng sắc tố ở lớp tế bào đáy (không tăng sinh tế bào hắc tố). Chỉ điều trị khi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

ảnh

Solar lentigines

Lâm sàng: dát, mảng màu nâu, đen kích thước từ vài mm đến vài cm, ranh giới rõ phân bố chủ yếu ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh thường gặp ở người già có type da sáng màu.

Mô bệnh học: kéo dài mào liên nhú thành hình chùy, các mào liên nhú nối với nhau, teo phần biểu bì giữa các mào liên nhú, tăng số lượng tế bào sắc tố mà không tạo ổ sắc tố.

Bớt sắc tố (melanocytic nevus)

Những sẩn, mảng đơn độc màu xanh, nâu, xám nổi gồ lên mặt da. Mô bệnh học: tương tự như bớt sắc tổ ở da thấy các ổ tế bào hắc tố ở trong niêm mạc.

Melanoacanthoma

Bệnh lành tính, hiếm gặp, thường xuất hiện ở người trưởng thành có type da tối màu. Lâm sàng: vùng tăng sắc tố đơn độc, phẳng hoặc hơi gồ cao, ranh giới rõ không có triệu chứng cơ năng, kích thước từ vài mm đến vài cm có thể gặp ở môi, niêm mạc má, lợi, vòm miệng. Vị trí phổ biến nhất là ở niêm mạc má

ảnh

Nguyên nhân: một số giả thuyết cho rằng melanoacanthoma là một khối u lành tính ở da và niêm mạc, một số giả thuyết lại cho rằng đây là hiện tượng phản ứng lại với các chấn thương tại chỗ và bệnh thoái triển sau khi loại bỏ các chấn thương.

Mô bệnh học: quá sản lớp gai, tăng sắc tố lớp đáy, tăng sinh tế bào hắc tố và tế bào sừng.

Điều trị: melanoacanthoma là tổn thương lành tính, có thể chỉ định lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.

Ung thư tế bào hắc tố ở môi (mel-anoma)

Bệnh ở vị trí này rất hiếm, thường gặp ở người sau 50 tuổi.

Lâm sàng: mảng không đối xứng màu nâu hoặc đen, không đồng nhất, tiến triển chậm, bờ không đều, không triệu chứng hoặc khối tiến triển nhanh, loét, chảy máu. Ưng thư tế bào hắc tố ở niêm mạc tiên lượng kém hơn tổn thương ở da, xu hướng di căn phổi, gan, não, xương. Tỷ lệ sống sót trong 5 năm khoảng 5%.

Điều trị: cắt rộng tổn thương, điều trị hóa chất nếu khối u di căn

ảnh

Bệnh Bowen tăng sắc tố (pigmented Bowen’s disease) hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy thể tăng sắc tố (pigmented squamous cell carcinoma):

Rất hiếm gặp

Amalgam tattoo

Tổn thương tăng sắc tố ở miệng gây ra do lắng đọng các hỗn hợp vật liệu nha khoa (bạc, thiếc, thủy ngân, đồng, kẽm) vào mô mềm khoang miệng.

Lâm sàng: mảng màu xanh, xám, đen, đơn độc thường gặp ở môi, lợi, niêm mạc má, vòm miệng cạnh các vật liệu nha khoa

ảnh

ảnh

2.3.2 Tổn thương tăng sắc tổ lan tỏa

Khai thác về thời gian xuất hiện tổn thương và thăm khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng toàn thân kèm theo rất quan trọng trong việc đánh giá các tổn thương tăng sắc tố lan tỏa ở môi.

ảnh

Xuất hiện từ nhỏ và không có triệu chứng toàn thân kèm theo

Tăng sắc tố sinh lý: thường gặp ở người châu Á, người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha, và người gốc Địa Trung Hải, là kết quả của quá trình tăng sản xuất mel-anin từ tế bào hắc tố. Biểu hiện lâm sàng là các mảng phân bố đối xứng ở môi, ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác như lợi, niêm mạc má, vòm miệng, lưỡi.

Tàn nhang: thường gặp ở người có type da sáng màu. Biểu hiện là nhiều dát, mảng màu nâu sáng, đồng nhất phân bố vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bao gồm cả vùng môi.

Bớt ota: mảng màu xám xanh, không đều, thường ở một bên theo vùng phân bổ của dây thần kinh (VI và/hoặc V2) bao gồm cả môi trên.

Đốm sắc tố bẩm sinh (inherited pattern lentiginosis): tổn thương dạng lentigo di truyền trội nhiễm sắc thể thường. Biếu hiện là nhiều tổn thương dạng lentigo ở trung tâm mặt, môi mà không có ở niêm mạc miệng và không có triệu chứng toàn thân. Một số vị trí hiếm gặp như mông, khuỷu tay, chân.

Xuất hiện từ nhỏ và có triệu chứng toàn thân kèm theo

Nhiều tổn thương dạng nốt ruồi ở môi là nhóm bệnh thuộc hội chứng lentigino-sis.

Hội chứng Peutz-Jeghers:

  • Rối loạn di truyền trội nhiễm sắc thể thường, khởi phát từ nhỏ đặc trưng bởi các tổn thương sắc tố ở niêm mạc, xuất hiện nhiều polyp dạng har-matoma ở niêm mạc dạ dày ruột và có nguy cơ ác tính cao.
  • Tổn thương sắc tố ở da, niêm mạc: tỷ lệ gặp cao, khoảng 95% các trường hợp. Tổn thương dạng lentigo thường là những chấm phẳng màu xám xanh- nâu kích thước từ 1 - 5mm, gặp chủ yếu ở vùng môi, quanh miệng (94%), lòng bàn tay (74%), niêm mạc má (66%), lòng bàn chân (62%) hoặc có thể gặp ở mũi, vùng quanh hậu môn, sinh dục. Tổn thương xuất hiện trong 1 - 2 năm đầu đời, sau đó tăng kích thước và số lượng, thoái triển dần sau tuổi dậy thì ngoại trừ những tổn thương ở niêm mạc má. Nguy cơ ác tính rất hiếm gặp

ảnh

Hội chứng Bandler:

  • Rối loạn di truyền trội, nhiễm sắc thể thường.
  • Mảng, dát tăng sắc tố ở môi, niêm mạc miệng, da quanh miệng, tay và móng kèm theo dị dạng mạch máu đường ruột gây xuất huyết tiêu hóa.

Hội chứng LEOPARD:

  • Rối loạn di truyền trội, nhiễm sắc thể thường, xuất hiện từ nhỏ.
  • Tổn thương da: nhiều lentigo phân bố ở môi, mặt, cổ, phía trên thân mình, không có tổn thương niêm mạc miệng, kèm theo bất thường điện tim, tăng nhãn áp, bất thường cơ quan sinh dục, điếc, hẹp động mạch phổi và chậm phát triển.

ảnh

Hội chứng NAME hay LAMB hay Camey complex:

  • Bệnh di truyền trội, nhiễm sắc thể thường: các khối u lành tính của mô liên kết có chứa chất nhày và gelatin ở tim, da; tăng sắc tố ở da và hoạt động quá mức của các tuyến nội tiết như u tuyến yên, tuyến giáp...
  • Tổn thương dạng lentigo kích thước dưới 5mm ranh giới rõ màu nâu, đen hoặc những mảng sắc tố màu đen có thể gặp bất cứ đâu ở da, niêm mạc, thường gặp ở khóe mắt trong, niêm mạc sinh dục. Có thể gặp các tổn thương khác như bớt xanh, dát cà phê sữa, bớt spilus

ảnh

Nốt ruồi ở trung tâm mặt (centrofacial lentiginosis):

  • Rối loạn di truyền trội, nhiễm sắc thể thường, xuất hiện từ nhỏ.
  • Tổn thương da: tổn thương dạng len-tigo phân bố dạng cánh bướm ở mũi, má, ít gặp hơn ở môi trên, trán, mi mắt.
  • Tổn thương nội tạng: bất thường xương, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần kinh.

Đốm sắc tố bẩm sinh (inherited pat-terned lentiginosis):

  • Rối loạn di truyền trội, nhiễm sắc thể thường, gặp từ nhỏ.
  • Nhiều lentigo tập trung ở trung tâm mặt, môi. Vị trí ít phổ biến hơn như mông, khuỷu tay, tay và chân. Không có tổn thương trong miệng.
  • Không có bất thường nào liên quan khác.

Xuất hiện ờ người trưởng thành và không có triệu chứng toàn thân

Hội chứng Laugier-Hunziker: tăng sắc tố mắc phải ở môi, niêm mạc miệng và vùng đầu chi (thường gặp là tình trạng tăng sắc tố dọc móng). Không có triệu chứng toàn thân kèm theo

ảnh

Bệnh lý viêm niêm mạc:

  • Viêm môi tiếp xúc, lichen phẳng, pem-phigus, pemphigoid, lupus ban đỏ hệ thống, tăng sắc tố sau viêm.
  • Lichen phẳng ở môi: sẩn, mảng sắc tố màu tím trên môi, nhìn rõ mạng lưới wickham trên dermoscopy

ảnh

Viêm môi tiếp xúc tăng sắc tố:

  • Thường gặp ở nữ, trẻ tuổi đến trung tuổi.
  • Nguyên nhân: do viêm môi tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng, thường gặp nhất là do son môi.
  • Lâm sàng: ban đầu có thể là viêm môi tiếp xúc kích ứng hay dị ứng: cảm giác bỏng rát, ngứa, sưng nề, có mụn nước, bong vảy vùng môi, sau đó đỡ để lại những mảng, dát màu nâu sáng ranh giới không rõ hoặc tổn thương tăng sắc tố lan tỏa toàn môi. Một số trường hợp không có biểu hiện viêm môi trước đó.

ảnh

Tăng sắc tố do thuốc (drug-induced pigmentation): một số loại thuốc chỉ gây ra tăng sắc tố ở môi, một số loại khác lại gây tăng sắc tố ở môi và cả những vị trí khác (bảng dưới đây).

ảnh

Hồng ban cố định nhiễm sắc (fixed drug eruption):

  • Tình trạng dị ứng thuốc chậm lành tính, thường do một số loại thuốc (sulfonamid, NSAID, barbiturat, tet-racyclin, carbamazepin) gây ra.
  • Lâm sàng: dát, mảng hình oval ranh giới rõ, màu nâu nhạt. Có thể gặp tổn thương dạng bọng nước, vết trợt.
  • Một nghiên cứu trên 125 bệnh nhân hồng ban cố định nhiễm sắc, 20,8% bệnh nhân có tổn thương đơn độc ở môi, 20% bệnh nhân có tổn thương đơn độc ở sinh dục và 11,2% bệnh nhân có tổn thương cả môi và sinh dục.

Tăng sắc tố do hút thuốc lá:

  • Một số thành phần của thuốc lá gây kích thích sản xuất melanin.
  • Lâm sàng: tổn thương tăng sắc tố màu nâu đen thường gặp ở môi, niêm mạc lợi phía trước, niêm mạc má. Mức độ thẫm màu phụ thuộc vào thời gian và số lượng thuốc hút. Tổn thương thoái lui trong vòng 3 năm sau khi cai thuốc.

ảnh

Xuất hiện ở người trưởng thành và có triệu chứng toàn thân kèm theo

Bệnh Addison

Bệnh lý suy tuyến thượng thận:

  • Tổn thương da: mảng sắc tố màu xanh đen lan tỏa có thể gặp vị trí bất kỳ ở niêm mạc miệng như môi, lưỡi, lợi, niêm mạc má. Niêm mạc sinh dục, da cũng có thể có tổn thương.
  • Triệu chứng toàn thân: yếu cơ, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón hoặc ỉa chảy và hạ huyết áp.

Tình trạng tăng sắc tố ở môi cũng có thể gặp trong bệnh Cushing, hội chứng Nelson, bệnh cường giáp, to đầu chi.

Bệnh thừa Sắt di truyền (hereditary hemochromatosis): bệnh di truyền lặn, nhiễm sắc thể thường. Tuổi khởi phát 30-50 tuổi. Lâm sàng: tam chứng cổ điển: biểu hiện xơ gan, tăng sắc tố, tiểu đường. Tổn thương ở miệng gặp ở 25% bệnh nhân biểu hiện là mảng sắc tố màu xám xanh. Da màu đồng hoặc màu xám gặp ở khoảng 70%. Tăng sắc tố phản ánh tình trạng tăng sản xuất melanin.

Nhiễm độc kim loại nặng: các kim loại nặng gây ngộ độc như asen, chì, vàng, bạc, thủy ngân... Lâm sàng: tăng sắc tố màu xanh đen ở môi, viền lợi. Ngoài ra còn có triệu chứng toàn thân phụ thuộc vào loại kim loại bị nhiễm độc.

Nhiễm HIV: nhiều mảng sắc tố trên môi, lợi, vòm miệng, niêm mạc má. Tổn thương có thể ngẫu nhiên hoặc do tăng sắc tố sau viêm do nhiễm Candida mạn tính, hoặc là tình trạng tăng sắc tố do thuốc sau khi sử dụng thuốc chống nấm, thuốc kháng vi khuẩn, virus, hoặc là do chính bản thân các virus, vi khuẩn gây ra như nhiễm trùng CMV, hay Pneumocys-tis carinii.

ảnh

ảnh

 

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633