1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Tìm hiểu các bệnh lý về da: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tìm hiểu các bệnh lý về da: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tìm hiểu các bệnh lý về da: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nguồn: Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 2

Chủ biên: PGS.TS.Nguyên Văn Thường

1 VIÊM DA QUANH MIỆNG

1.1 Đại cương

Viêm da quanh miệng là tình trạng viêm da vùng mặt (thường quanh miệng, có thể quanh mũi, quanh mắt) với biểu hiện sẩn trên nền dát đỏ, mụn mủ mạn tính. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, phụ nữ trẻ tuổi hoặc trung tuổi.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh mô học giống với trứng cá đỏ. Bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp toàn thân hay tại chỗ hoặc cả hai, kèm theo đánh giá các yếu tố nguy cơ.

Sinh bệnh học của bệnh chưa được biết rõ, tuy nhiên các yếu tố sau có thể được xem như là nguyên nhân gây bệnh.

1.2 Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng là các sẩn đỏ, mụn mủ trên nền da đỏ có xu hướng tập trung thành đám quanh miệng. Các vị trí hay gặp nhất bao gồm quanh miệng, vùng nếp gấp mũi - miệng và phần bên của mi mắt dưới. Bệnh thường không có triệu chứng cơ năng.

1.3 Chẩn đoán phân biệt

Viêm da dầu

Viêm da tiếp xúc

Trứng cá đỏ

Hội chứng Haber

Trứng cá thông thường

Tật liếm môi.

Viêm da do Demodex

Phát ban đa dạng do ánh sáng.

Viêm da u hạt quanh hốc tự nhiên (granulomatous periorificial dermatitis - GPD): thường gặp trước tuổi dậy thì, biểu hiện dạng sẩn màu vàng nâu, đỏ da lan tỏa quanh miệng, mũi, mắt hoặc ở vùng ngoài mặt như cổ, thân mình, chi và sinh dục. Mô bệnh học có phản ứng u hạt quanh nang lông.

Lupus miliaris disseminatus faciei (tên khác là acne agminata); vị trí trung tâm mặt, quanh mắt, mũi, môi trên với rất nhiều sẩn lan tỏa màu đỏ hoặc đỏ thịt kích thước 1 - 3mm. Bệnh thường mạn tính, tuy nhiên có thể tự hết sau 1 - 2 năm, thường để lại sẹo.

 

1.4 Điều trị

Ngưng tất cả các thuốc có chứa corti-coid bôi tại chỗ đang sử dụng, lưu ý có thể làm tái phát hoặc nặng thêm các tổn thương da, có thể cần giảm liều chậm.

Dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chứa ceramid, lipid..chú ý bôi nhiều lần trong ngày.

Thuốc kháng sinh: ưu tiên tetracyclin 250mg X 2 lần/ngày (mức độ nặng 500mg X 2 lần/ngày) sau đó đến các thuốc khác: erythromycin lipophilic 400mg X 3 lần/ngày, oxytetracyclin hoặc minocyclin 50- 100 mg X 2 lần/ngày hoặc doxycyclin 50- 100mg X 2 lần/ngày. Liệu trình điều trị trong khoảng 1 - 3 tháng.

Nếu không đáp ứng tốt, có thể chuyển sang Isotretinoin liều thấp thường là 5 mg/ngày X 3 tháng, có thể 2 - 3 mg/ngày là có hiệu quả (0,2 mg/kg/ngày bắt đầu sau đó giảm xuống 0,1 mg/kg/ngày hoặc 0,05 mg/kg/ngày khi có sự cải thiện lâm sàng.

Metronidazol bôi nồng độ 0,75 - 2% dạng gel hoặc cream ngày 2 lần trong 8-16 tuần. Erythromycin 1 - 1,5% bôi ngày 2 lần có tác dụng sau khoảng 5 tuần. Các thuốc bôi khác như tacrolim-us, adapalen, azelaic acid cũng có hiệu quả. Thuốc bôi thường dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc uống. Nếu sau 6-8 tuần nếu không hiệu quả thì chuyển thuốc bôi khác.

2 VIÊM TUYẾN MỒ HÔI MỦ

2.1 Đại cương

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh viêm tuyến apocrine (gland bearing), thường ở vùng nách, bẹn và dưới vú, đặc trưng bởi các tổn thương dạng cục, giống nhọt, hay tái phát, các ổ áp xe chứa chất dịch như mủ, các tổn thương khó lành và sẹo hóa.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.

Bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy thì, hoạt động mạnh nhất ở độ tuổi 20 - 40 tuổi. Ở phụ nữ, bệnh có thể khỏi sau khi mãn kinh. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới (tỷ lệ nữ/nam khoảng 3/1).

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình, hút thuốc lá.
  • Béo phì, tình trạng kháng Insulin, hội chứng chuyển hóa.
  • Rối loạn tắc nghẽn nang lông: trứng cá mạch lươn, viêm mô bào bóc tách (dissecting cellulitis), xoang lông (pi-lonidal sinus).
  • Viêm đại tràng (bệnh Crohn).
  • Các bệnh lý tự miễn hiếm gặp liên kết với bất thường gen PSTPIP1.

2.2 Lâm sàng

Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhân mụn đóng, mở.
  • Các xoang mở liên quan với
  • Các sẩn chắc, đau, các cục lớn. các tổn thương viêm.
  • Mụn mủ, giả nang và áp xe.
  • Sẹo quá phát và sẹo lõm.

Tổn thương có thể gặp ở một hoặc một số các vị trí sau: nách, cổ, vùng dưới vú và mặt trong đùi, vùng hậu môn sinh dục bị nhiều nhất là bẹn, mu, âm hộ, hai bên của bìu, quanh hậu môn, mông, rãnh quanh hậu môn.

Các bệnh da khác có thể gặp kèm theo viêm tuyến mồ hôi mủ bao gồm trứng cá, rậm lông và vảy nến.

Độ nặng và diện tích được đánh giá theo Hurley (1989) gồm ba giai đoạn lâm sàng:

  • Giai đoạn 1: áp xe (một hoặc nhiều ổ), không có rãnh xoang và chưa hình thành sẹo.
  • Giai đoạn 2: áp xe tái phát nhiều lần, hình thành các xoang, sẹo, các tổn thương riêng rẽ.
  • Giai đoạn 3: các 0 áp xe và các rãnh xoang lan rộng, liên kết lại với nhau.

2.3 Mô bệnh học

Xâm nhập nhiều loại tế bào viêm ở phần thấp của trung bì và hạ bì.

Các ổ áp xe xuất hiện trong đợt hoạt động, có thể có đường rò ra bề mặt da, chứa nhiều tế bào viêm và mảnh vụn sừng.

Hình ảnh viêm u hạt và những tế bào khổng lồ.

Bệnh mạn tính có thể có xơ hóa rộng, các nang lông và tuyến mồ hôi bị phá hủy.

2.4 Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định khi có đủ ba tiêu chuẩn:

  • Tổn thương điển hình: gồm các com-edone mở; nốt, sẩn mềm, đau nhiều; áp xe, rãnh xoang, sẹo hình dây (cord-like scarring).
  • Vị trí điển hình: nách, bẹn, quanh hậu môn - sinh dục, mông, dưới vú.
  • Diễn biến mạn tính và hay tái phát: 2 đợt trong 6 tháng gần đây hoặc tổng số đợt > 5.

2.5 Chẩn đoán phân biệt

Nhiễm khuẩn da do tụ cầu

Tổn thương da của bệnh Crohn

Bệnh hột xoài (lymphogranuloma ve-nereum)

U nang dạng biểu bì (epidermoid cyst)

Khối tân sản tiên phát, thứ phát

Bệnh hiếm gặp khác: lao tầng, actino-myces

2.6 Điều trị

2.6.1 Hướng dẫn quản lý bệnh của Hội bác sĩ Da liễu Anh năm 2018

2.6.2 Các biện pháp điều trị chung

Giảm cân, chế độ ăn ít đường, sữa, tinh bột

Giảm đau

Hạn chế ra mồ hôi

Điều trị lo lắng, trầm cảm

Nếu bị nhiễm trùng thứ phát: dùng chất

Ngừng hút thuốc kháng khuẩn lau rửa hoặc tắm nước muối Dần lưu xoang Các biện pháp điều trị chung được áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh. Trong trường hợp bệnh chưa được kiểm soát tốt, cần phải sử dụng các phương pháp cụ thể dưới đây.

2.6.3 Điều trị cụ thể

Kháng sinh:

  • Kháng sinh tại chỗ: Clindamycin 1% hoặc benzoyl peroxid 2 lần/ngày.
  • Kháng sinh uống ngắn ngày cho đợt cấp áp xe do tụ cầu như flucioxacillin.
  • Kháng sinh dài ngày với tác dụng giảm viêm: sử dụng kháng sinh nhóm cyclin như lymecyclin 408mg hoặc doxycyclin 100mg X 1 - 2 lần/ngày trong 12 tuần.
  • Ngoài ra có thể cân nhắc kết hợp clin-damycin hoặc doxycyclin và rifampi-cin cho bệnh nặng. Liều: clindamycin 300mg và Rifampicin 300mg X 2 lần/ngày trong 10-12 tuần.

Đánh giá bệnh nhân sau 12 tuần sử dụng kháng sinh dựa trên các tiêu chí điểm đau VAS, thang điểm chất lượng cuộc sống, số lượng tổn thương bùng phát trong một tháng gần đây. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, có thể sử dụng các liệu pháp sau:

  • Acitretin 0,3 - 0,5 mg/kg/ngày trong 12 tuần.
  • Dapson 25 - 150 mg/ngày sử dụng trong 4-12 tuần. Nếu đáp ứng tốt dùng duy trì với liều 50 - 150 mg/ngày và có thể kéo dài đến 24 tháng (theo một nghiên cứu của Kaur và cộng sự năm 2006).

Đánh giá bệnh nhân sau 12 tuần điều trị. Nếu vẫn đáp ứng kém hoặc không đáp ứng, cân nhắc sử dụng thuốc sinh học:

  • Adalimumab 40 mg/tuần, đây là thuốc sinh học duy nhất được FDA công nhận trong điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ. Đánh giá kết quả ở tuần thứ 12, nếu thấy giảm > 25% tổng số áp xe và sẩn viêm, tiếp tục dùng adalimumab.
  • Trường hợp không đáp ứng với adali-mumab, cân nhắc điều trị bang inflix-imab.
  • Một số thuốc sinh học khác: chất đối kháng IL-ip, secukinumab đang được nghiên cứu.
  • Các thuốc sinh học hiện nay tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có một số lượng lớn bệnh nhân bị kháng thuốc do xuất hiện kháng thể kháng thuốc sau một thời gian dùng thuốc, làm giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh theo thời gian. Một nghiên cứu của Becherel và cộng sự tháng 2/2019 cho thấy nhiều bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc sinh học với Methotrexate cho đáp ứng lâm sàng tốt hơn hẳn so với đơn trị liệu bằng thuốc sinh học (tỷ lệ tương ứng là 75% và 50%).

Các biện pháp kết hợp khác:

  • Dùng viên tránh thai đơn độc đường uống kéo dài như drospirenone hoặc Cyproterone acetate có thể hiệu quả hơn viên kết hợp tiêu chuẩn. Nếu có đáp ứng, sử dụng kéo dài đến 6 tháng hoặc lâu hơn.
  • Tiêm corticoid nội tổn thương đối với tổn thương nodule.
  • Corticoid toàn thân ngắn ngày cho các đợt bùng phát.
  • Metformin điều trị cho những bệnh nhân có tình trạng kháng insulin.
  • Các thuốc điều trị lo lắng, trầm cảm.

Điều trị dùng phẫu thuật:

  • Chích rạch, dẫn lưu các ổ áp xe.
  • Nạo tổn thương bằng curette, cắt chóp các nodule, áp xe và xoang.
  • Tháo rộng tại chỗ các tổn thương nodule, xoang mạn tính.
  • Xạ trị hoặc cắt bỏ toàn bộ các tổn thương.

3 MILIA

3.1 Đại cương

Milia là nang nhỏ chứa đầy keratin, lâm sàng đặc trưng bởi các hạt nhỏ màu trắng ngà, thường ở dưới mi mắt ở người lớn và quanh mũi ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân do sự tích tụ keratin ở da, liên quan đến tắc nghẽn nang lông và các ống tuyến eccrine. Ở trẻ sơ sinh có yếu tố liên quan đến hormon từ mẹ qua thai. Ở trẻ em và người lớn, milia liên quan đến các tổn thương ở da như bệnh lý bọng nước sâu (pemphigoid, ly thượng bì bọng nước...), sau sử dụng lâu dài steroid bôi tại chỗ, sau can thiệp chăm sóc da (laser tái tạo bề mặt da, mài mòn da - dermabrasion).

3.2 Lâm sàng

Tổn thương da điển hình của milia là các sẩn kích thước nhỏ (thường < 3mm) màu trắng ngà, đứng thành cụm hoặc rải rác ở mặt, thân mình tùy theo từng thể riêng biệt và thường không có triệu chứng cơ năng đi kèm.

Milia được phân loại thành milia nguyên phát và milia thứ phát.

Milia nguyên phát: thường do tắc nghẽn keratin thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn.

  • Milia ở trẻ sơ sinh (congenital): gặp ở 40% - 50% trẻ sơ sinh trong 1-4 tuần đầu, ít gặp hơn ở trẻ đẻ non. Các tổn thương dạng chấm trắng, vàng, kích thước đồng đều khoảng 3mm ở mặt, hay gặp nhất ở mũi, da đầu, phần trên thân mình, tay chân, tự biến mất sau vài tuần dù không điều trị gì.

  • Milia lành tính ở trẻ em và người trưởng thành (benign primary milia of children and adults): thường thấy xung quanh mí mắt, trán, nếp nhăn mũi và cơ quan sinh dục. Có xu hướng dai dẳng hơn milia ở trẻ sơ sinh. Nhiều trường hợp trên lâm sàng nhầm lẫn với trứng cá thông thường.

  • Milia thành mảng (milia en plaque): thường liên quan đến gen hoặc bệnh lý tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, lichen phẳng, sau chấn thương, sử dụng cyclo-sporin và ghép thận...) hoặc cũng có thể ở người khỏe mạnh. Tổn thương thường ở vùng đầu, cổ hoặc nách, kích thước có thể đến vài centimet.

  • Milia phát ban đa dạng (multiple eruptive milia): nhiều tổn thương xuất hiện đột ngột, lành tính, thường kèm theo ngứa, xuất hiện ở mặt, cánh tay, tồn tại trong vài tháng.

  • Milia dạng nốt thành cục (nodu-lar grouped milia): hiếm gặp, tổn thương milia kích thước lớn, nổi cao dạng nodule, tiến triển lành tính, sau điều trị không xuất hiện tái phát. + Milia liên quan đến bớt mất sắc tố (nevus depigmentosus with milia): hiếm gặp, Tanigichu và cộng sự báo cáo trường hợp trẻ 3 tháng tuổi có tổn thương bớt giảm sắc tố kèm các sẩn nhỏ trắng, ranh giới rõ. Mô bệnh học xác định tổn thương milia đi kèm bớt mất sắc tố bẩm sinh.
  • Milia liên quan đến gen bệnh di truyền (genodermatosis associat-ed): hội chứng BazexDupre-Christol, hội chứng Rombo, hội chứng Brook-Spiegler, hội chứng Gorlin, pachyon-ychia congenita... Tổn thương milia đi kèm các triệu chứng khác của hội chứng.

     

Milia thứ phát: thường xuất hiện sau tổn thương, sau bệnh lý làm tắc các nang lông, ống tuyến ở bề mặt da.

  • Milia sau chấn thương: tổn thương khu trú tại các vị trí tổn thương da, ví dụ sau bỏng nhiệt, phát ban, bệnh lý bọng nước.
  • Milia thứ phát liên quan bệnh lý bao gồm: pemphigoid, herpes zoster, viêm da tiếp xúc, hội chứng Sweet, lichen phẳng, bệnh phong...

  • Milia liên quan đến thuốc và các sản phẩm chăm sóc da: các loại cream có steroid, sản phẩm chăm sóc da (chứa paraffin, petrolatum), laser, mài da- dermabrasion, áp lạnh có thể gây ra tổn thương milia, tuy nhiên ít gặp.

3.3 Cận lâm sàng

Mô bệnh học: hình ảnh nang (cyst) ở thượng bì chứa nhiều chất sừng, thành nang được lợp với 1 - 3 hàng tế bào biểu mô.

Các xét nghiệm khác tìm bệnh lý đi kèm trong milia thứ phát.

3.4 Chẩn đoán

Dựa vào lâm sàng, tổn thương da đặc trưng xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành.

Mô bệnh học có thể cần thiết trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý khác.

3.5 Chẩn đoán phân biệt

Miliaria (bệnh rôm sảy)

U mềm lây

U tuyến ống mồ hôi

3.6 Điều trị

Phần lớn tổn thương tự mất đi sau vài tuần đến vài tháng, do đó điều trị có thể không cần thiết. Trường hợp tổn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngứa (milia phát ban đa dạng), giảm chất lượng cuộc sống, điều trị được cân nhắc. Các phương pháp được chứng minh có hiệu quả.

Loại bỏ tổn thương bằng kim vô khuẩn, curret là những phương pháp thường được áp dụng. Loại bỏ tổn thương bằng kim vô khuẩn: dùng kim vô khuẩn chích vào chóp của tổn thương sau đó dùng tay hoặc curret loại bỏ chất keratin trắng ngà chứa trong nang.

Đối với các tổn thương lan rộng hoặc milia thành mảng, các báo cáo ca lâm sàng cho thấy retinoid bôi tại chỗ, laser YAG, laser CO2 mang lại hiệu quả tốt và an toàn.

  • Retinoid bôi tại chỗ: Tretinoin 0,1% cream bôi 2 lần/ngày trong 4-6 tuần.

  • Laser: laser CO2 phá hủy tổ chức hoặc laser YAG được dùng để điều trị milia, tuy nhiên laser YAG ít tác dụng không mong muốn và được áp dụng nhiều hơn trong điều trị milia.

  • Lột da hóa học (chemical peels): loại bỏ tế bào chết nhờ lột da có thể làm thông thoáng sự bít tắc năng lông và tuyến eccrin, do đó loại bỏ tổn thương và giảm nguy cơ tái phát.

Cryotherapy (áp lạnh); biện pháp được sử dụng nhiều nhất trước đây. Theo Beutler và cộng sự, có thể xuất hiện các tổn thương milia thành mảng sau áp lạnh, do đó hiện tại ít được khuyến cáo.

Ngoài ra, đối với milia thành mảng, mi-nocylin và etretinat đường uống cũng được báo cáo có hiệu quả trong các ca lâm sàng.

Dự phòng: vệ sinh da sạch sẽ, tẩy tế bào chết định kì, bôi tretinoin sau các thủ thuật laser và mài mòn da có tác dụng hạn chế tổn thương milia.

4 DÀY SỪNG NANG LÔNG

4.1 Đại cương

Dày sừng nang lông là một bệnh da lành tính, thường gặp, có đặc điểm là dày sừng ở phễu và miệng nang lông, hình thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da tạo cảm giác thô ráp, xù xì khi sờ.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ 50- 80% ở thanh thiếu niên, 40% ở người lớn. Tuổi khởi phát thường trong 10 năm đầu đời, triệu chứng có thể nặng lên ở tuổi dậy thì. Bệnh thường nặng lên về mùa đông, có xu hướng cải thiện dần theo tuổi. Nhìn chung bệnh có thể tự thuyên giảm. Nhiều bệnh nhân bệnh tồn tại kéo dài với từng đợt thuyên giảm và vượng bệnh xen kẽ.

Dày sừng nang lông có thể là triệu chứng của một số bệnh da khác như vảy cá thông thường, vảy phấn hồng hay hiếm gặp hơn là viêm da cơ địa.

4.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Dày sừng nang lông được coi là rối loạn di truyền trong quá trình sừng hóa, dẫn đến hình thành các nút sừng ở cổ nang lông. Đặc tính di truyền của bệnh còn chưa được xác định, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh phù hợp với quy luật di truyền trội không hoàn toàn. Bệnh nhân có thương tổn da lan tỏa có sự thiếu hụt trên nhiễm sắc thể 18p.

Gần đây có một số nghiên cứu chứng minh vai trò gây bệnh dày sừng nang lông của Nilotinib một chất kháng tyrosin ki-nase thế hệ thứ 2 được dùng trong điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (chronic myeloid leukemia) kháng imatinib.

4.3 Lâm sàng

4.3.1 Dày sừng nang lông đơn thuần

Tổn thương cơ bản: tổn thương dạng sẩn, màu da hoặc màu đỏ, kích thước khoảng 1 - 2mm, đôi khi có tăng sắc tố ở trung tâm nang lông tạo nên hình ảnh da sần sùi, thô ráp giống như da gà. Xung quanh tổn thương có thể thấy quầng đỏ do viêm. Cậy sẩn sừng có thể thấy cuộn lông nhỏ phía dưới do sợi lông không mọc được qua sẩn sừng. Tổn thương thường tập trung thành đám.

Phân bố: thường ở mặt duỗi các chi, thân mình, mặt, trường hợp nặng có thể lan tỏa toàn thân.

4.3.2 Các thể khác

Dày sừng nang lông đỏ (keratosis pi-laris rubra): sẩn sừng nang lông với dát đỏ quanh nang lông chiếm ưu thế. Vị trí điển hình ở má, trán và cổ.

Lupus dạng hạt kê lan tỏa ở mặt: gặp ở người trẻ tuổi. Tổn thương sẩn sừng nang lông, dát đỏ, tăng sắc tố tại tổn thương. Vị trí: má, thái dương, vùng trước tai và cổ.

4.4 Cận lâm sàng

Dermoscopy: có thể thấy hình ảnh cuộn lông hình tròn hoặc bán nguyệt bên trong sẩn sừng ở thượng bì, có thể thấy dát đỏ xung quanh nang lông.

Mô bệnh học: hình ảnh dày sừng, tăng hạt và nút sừng ở nang lông. Trung bì nông có thể xâm nhập viêm nhẹ quanh mạch của bạch cầu lympho.

4.5 Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào lâm sàng và tiền sử gia đình. Trường hợp không điển hình có thể sinh thiết tổn thương.

4.6 Chẩn đoán phân biệt

Lichen gai, chứng da cóc, dày sừng nang lông teo.

4.7 Điều trị

Dày sừng nang lông không ảnh hưởng đến tính mạng, bệnh chủ yếu gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hiện nay không có phương pháp nào để điều trị đặc hiệu và không có phương pháp điều trị đơn độc nào thực sự có hiệu quả. cần kết hợp nhiều phương pháp.

4.7.1 Chống khô da

Sử dụng các loại xà phòng ít hoặc không có tính tẩy rửa. Tránh tắm nước quá nóng.

Sử dụng kem dưỡng ẩm, làm mềm da (2 - 3 lần/ngày) đều đặn và duy trì lâu dài. Tẩy da chết thường xuyên.

4.7.2 Thuốc bôi tại chỗ

Chỉ định ưu tiên trong thể thông thường, hai thể còn lại tác dụng kém.

Acid Lactic 10%, Acid salicylic 5%: bôi ngày 2 lần trong vòng 3 tháng. Sau điều trị tình trạng dày sừng ban đầu giảm được 66% đối với acid lactic và 52% đối với acid salicylic, kết quả này vẫn duy trì 4 tuần sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng với triệu chứng viêm đỏ.

Dẫn xuất Vitamin A acid (tretinoin 0,05%, adapalen 0,1%, tazaroten 0,05%): dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với dưỡng ẩm và các loại thuốc trên. Bôi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ trong vòng 8-12 tuần. Tazaroten có hiệu quả nhất tuy nhiên dễ gây kích ứng. Nên bắt đầu bằng liều rất thấp sử dụng tuần 1 lần hoặc tuần 2 lần, sau đó tăng liều từ từ cho đến khi đạt 1-2 lần/ngày. Nếu dung nạp tốt có thể sử dụng gel tazaroten 0,1%. Với trường hợp nặng có thể sử dụng liều thấp isotretinoin đường uống.

Khi tổn thương viêm đỏ nhiều corticoid tại chỗ hoạt lực trung bình đến mạnh: ngày 1 lần trong 7-10 ngày. Nếu cần sử dụng lâu dài có thể sử dụng tacrolim-us/pimecrolimus. Trong nghiên cứu của Breithaupt sử dụng Tacrolimus 0,1% bôi ngày 2 lần trong 4 tuần cho thấy 80% có cải thiện, trong đó 22% bệnh nhân có cải thiện > 75%.

Với tổn thương tăng sắc tố nhiều có thể dùng kết hợp hydroquinon 2 - 4% hoặc azelaic 20%.

Ngoài ra có thể dùng ure 10 - 40%, lột da bằng hóa chất, bôi glycolic acid.

4.7.3 Phương pháp can thiệp

Loại bỏ các sẩn sừng bằng kim nhỏ (30G) hoặc lớn (18G). Nên kết hợp với chất dưỡng ẩm, lột da hóa học hoặc siêu mài mòn.

Liệu pháp quang động học (off-label): bôi chất nhạy cảm ánh sáng (acid amino-levulinic hoặc methyl levulinat), sau đó tiến hành chiếu ánh sáng xanh (417nm) hoặc đỏ (630nm) vào vùng tổn thương.

Laser: với thể thông thường có thể sử dụng laser CO2 hoặc Nd:YAG. Với thể dày sừng nang lông đỏ, thể erythromelano-sis follicularis faciei et colli ưu tiên sử dụng PDL, Nd:YAG laser xung dài.

  • Fractional CO2 laser: nghiên cứu của Vasanop sử dụng máy laser CO2 với năng lượng 24 - 30mJ, mật độ 300 spots/cm², hai pass cũng có hiệu quả trong dày sừng nang lông.
  • Laser Nd:YAG 1064nm xung dài: mật độ năng lượng 34 J/cm², spot size 15mm, độ rộng xung 30ms, 4 tuần làm 1 lần, tổng cộng 3 lần có hiệu quả, đặc biệt trong thể đỏ da.
  • Laser Q-switched 1064nm Nd:YAG la-ser cũng có hiệu quả trong dày sừng nang lông: sử dụng mật độ năng lượng 4-5 J/cm², spot size 4mm, 3 pass, 50% bệnh nhân có đáp ứng > 50% sau 10 lần điều trị (2 tuần điều trị 1 lần).
  • Pulse dye laser (595nm): mật độ năng lượng cao (12 J/cm²), spot size 7mm, độ rộng xung 3ms. Cần điều trị nhiều lần (7 lần), 2 lần cách nhau 6 tuần. Hiệu quả điều trị duy trì trong khoảng 9 tháng.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633