1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Tiêu chảy ở trẻ em và 4 nguyên tắc xử trí tiêu chảy tại nhà - Bộ Y Tế 

Tiêu chảy ở trẻ em và 4 nguyên tắc xử trí tiêu chảy tại nhà - Bộ Y Tế 

Tiêu chảy ở trẻ em và 4 nguyên tắc xử trí tiêu chảy tại nhà - Bộ Y Tế 

Tiêu chảy gây mất nước và điện giải nếu không bồi phụ kịp thời sẽ gây sốc và tử vong. Vậy làm nguyên tắc xử trí tiêu chảy tại nhà là gì? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.

1 Trẻ em bị tiêu chảy khi nào?

Trẻ em được coi là tiêu chảy khi gặp tình trạng đi ngoài từ 3 lần trở lên, phân có kết cấu lỏng cũng như nhiều nước hơn bình thường. Nếu bé vẫn đang bú mẹ thì phân lỏng, hơi nhiều nước hoặc đi ngoài trên 3 lần/ngày vẫn được xem là bình thường. Để biết được trẻ có đi ngoài hay không mẹ cần phải quan sát thể chất phân cũng như đánh giá về số lượng đi ngoài hằng ngày. Các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy thường rất dễ nhận biết, do đó nếu có bất thường thì rất có thể trẻ đã bị tiêu chảy. 

Tiêu chảy trẻ em được phân làm 3 loại:

  • Tiêu chảy cấp: Thời gian bị tiêu chảy dưới 2 tuần. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do virus. Tiêu chảy cấp thường xuất hiện một cách đột ngột, bệnh nhân thường gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng liên tục, đi kèm với đó là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác cũng như mất nước nghiêm trọng. 
  • Tiêu chảy kéo dài: Thường kéo dài trên 2 tuần, tiêu chảy kéo dài thường rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Lỵ: Tình trạng tiêu chảy kèm theo máu lẫn trong phân. 

2 4 nguyên tắc trong điều trị tiêu chảy tại nhà 

Xử trí tiêu chảy ở trẻ em
Xử trí tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy kéo dài hoặc lỵ thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế được được thăm khám và điều trị kịp thời. Với trẻ bị tiêu chảy cấp thì có thể điều trị ngay tại nhà khi mới xuất hiện triệu chứng bệnh, điển hình là đi ngoài trên 3 lần và phân nhiều nước hơn so với bình thường. 

2.1 Nguyên tắc 1

Không cho trẻ uống các loại nước ngọt, đồ uống có ga do có thể làm tăng nồng độ thẩm thấu múa từ đó khiến tình trạng mất nước trở lên nghiêm trọng hơn. Lượng dung dịch cần bù sẽ phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi. Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì cần uống từ 50 - 100ml sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Dùng cốc và thìa nhỏ đút từ từ để trẻ uống, nếu bị nôn có thể dừng lại từ 5 - 10 phút rồi tiếp tục cho uống. 

2.2 Nguyên tắc 2

Khi bé bị đi ngoài nhiều lần thì vẫn cần duy trì việc ăn uống. Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần vẫn trong giai đoạn bú thì cần cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn bình thường. Nếu đã ăn dặm thì cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, calo. Kết hợp với việc cân bằng giữa ngũ cốc, thịt, cá, trứng,... mẹ có thể cho thêm dầu hoặc mỡ vào thức ăn của bé. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rau xanh, hoa quả là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trong thời gian bé bị đi ngoài. Tránh cho trẻ ăn những dạng thức ăn khó tiêu, mẹ có thể nấu cháo, súp cho bé ăn nhưng cần tránh cho quá nhiều đường. Sau khi ngừng tiêu chảy thì tăng cường thêm 1 bữa phụ vào các ngày và kéo dài trong khoảng 1 tuần. Điều này nhằm giúp trẻ nhanh khỏe hơn, hồi phục thể chất. 

2.3 Nguyên tắc 3

Bổ sung kẽm cho trẻ trong và sau quá trình tiêu chảy. Kẽm rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng ở người bị tiêu chảy. Theo đó hoạt chất có thể làm giảm mức độ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, quá đó giảm thiểu tối đa nguy cơ tái mắc tiêu chảy trong 2 - 3 tuần sau khi bị lần đầu. Ngoài ra, hoạt chất cũng giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, đồng thời hỗ trợ tăng cường thể chất của trẻ. 

Liều lượng dùng kẽm cho trẻ:

Đối tượng dùng Liều lượng sử dụng 
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi10mg/lần/ngày và uống liên tục trong 10 - 14 ngày
Trẻ em trên 6 tháng tuổi20mg/lần/ngày và uống liên tục trong 10 - 14 ngày

Lưu ý: Việc dùng kẽm cần được duy trì sau 10 - 14 ngày kể cả sau khi đã cầm tiêu chảy. 

2.4 Nguyên tắc 4

Nếu việc điều trị tại nhà không hiệu quả hoặc có các biểu hiện sau thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ:

  • Trẻ không ăn uống được hoặc bỏ bú nhiều ngày. 
  • Tình trạng có dấu hiệu nặng lên. 
  • Sốt cao không hạ hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt không kê đơn thông thường. 
  • Phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hoặc trẻ nhỏ có lẫn nhầy máu.
  • Trẻ khát nước nhiều hoặc có hiện tượng đi ngoài liên tục.[1]

Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài rõ ràng nhất. Do đó nếu thấy bé có biểu hiện khó chịu, tần suất đi ngoài hoặc thể chất phân khác thường thì cần có biện pháp xử trí kịp thời. 

Tài liệu tham khảo


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633