1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Tiêu chảy là tình trạng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài và gây ra những hậu quả không lường. Vậy làm sao để chăm sóc trẻ tiêu chảy kéo dài? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1 Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi đại tiện phân lỏng hoặc nhiều nước, đồng thời tình trạng này diễn ra ít nhất 3 lần mỗi ngày. 

Tiêu chảy kéo dài hay còn gọi là tiêu chảy mãn tính, là tình trạng tiêu chảy bắt đầu bằng các triệu chứng cấp tính như trên, thời gian lâu hơn 14 ngày.

Tiêu chảy kéo dài khi các triệu chứng cấp tính diễn ra dài hơn 14 ngày.
Tiêu chảy kéo dài khi các triệu chứng cấp tính diễn ra dài hơn 14 ngày.

2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể do hậu quả của tình trạng tiêu chảy cấp không được điều trị triệt để làm niêm mạc ruột tổn thương kéo dài. Như vậy, nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể bao gồm các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp như sau:

  • Tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng như: trực khuẩn Shigella, trực khuẩn lỵ E-Coli, phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, Rotavirus, hay Giardia...
  • Tiêu chảy với nguyên nhân không nhiễn trùng như hiện tượng không dung nạp Glucose khi ăn đường, sữa do thiếu men Lactose ở trẻ.

Đồng thời, người ta còn thấy các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy kéo dài như:

  • Trẻ bị tiêu chảy cấp, tái phát nhiều lần và thường xuyên dễ có nguy cơ bị mắc tiêu chảy kéo dài.
  • Hoặc trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng được điều trị không hợp lý: sử dụng kháng sinh kéo dài, lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có thể gây loạn khuẩn đường ruột. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy nhiều làm cho vi khuẩn gây bệnh không được đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ tiếp tục ở trong đường ruột là làm trẻ bị tái phát trở lại...[1]

3 Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài lâu hơn 14 ngày, số lần đi ngoài phân lỏng mỗi ngày thay đổi, mỗi ngày trẻ đi ngoài ít nhất 3 lần.

Tình trạng phân: Phân lỏng, hoặc lúc đặc lúc lỏng, có thể có nhầy bọt hoặc không. Phân trẻ có mùi chua khó chịu.

Rối loạn tiêu hóa làm trẻ ăn khó tiêu, dẫn đến biếng ăn.

Tùy theo biểu hiện triệu chứng của bệnh mà trẻ có biểu hiện mất nước - điện giải từ nhẹ đến nặng.

Nếu trẻ bi mất nước nhẹ đến vừa sẽ có biểu hiện: Toàn thân kích thích, vật vã, mắt trũng, miệng khô, khát nước muốn uống.

Khi trẻ bị mất nước nặng sẽ có biểu hiện li bì, mệt lả, thậm chí là hôn mê, mắt rất trũng, miệng khô, kém uống nước do mệt không uống được.[2]

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài gây nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài gây nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ.

4 ​Các biến chứng của tiêu chảy kéo dài

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bởi khi bị tiêu chảy trẻ thường biếng ăn, lười ăn. Cùng với việc niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đó khiến cho trẻ thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì lại càng khiến bệnh tiêu chảy khó kiểm soát, tạo thành vòng xoắn bệnh lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Rối loạn nước và điện giải: Do trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng kéo theo đó là nước và các chất điện giải ra cùng. Nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài mà không được bổ dung nước và điện giải kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng hơn, thậm chí là tử vong.

Mắc các bệnh lý khác kèm theo: Ở những bé bị tiêu chảy kéo dài có thể mắc một số bệnh nhiễm trùng kèm theo như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường niệu, hoặc nhiễm trùng huyết với những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng.

Tiêu chảy kéo dài có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiêu chảy kéo dài có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.

5 ​Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

Những trường hợp đối tượng bệnh nhi bị tiêu chảy kéo dài, khi có một trong các điều kiện sau cần phải cho nhập viện điều trị:

  • Trẻ sơ sinh đến dưới 4 tháng tuổi.
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc có triệu chứng phù.
  • Những trẻ có các triệu chứng của tình trạng mất nước.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng như viêm khổi, nhiễm trùng máu hoặc khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng.

5.1 Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Để điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ, ta cần tuân theo nguyên tắc điều trị chính như sau:

  • Điều trị và dự phòng mất nước, cung cấp đủ nước và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, hoặc sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng mắc kèm.
​Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ
​Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

5.2 Bù nước và điện giải cho trẻ tiêu chảy kéo dài

Trước tiên chúng ta cần đánh giá xem tình trạng mất nước của trẻ đang ở mức độ nào để có phương pháp bù dịch cho hợp lý.

Bù nước và điện giải cho trẻ có thể thực hiện theo đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Trường hợp trẻ bị mất nước từ nhẹ đến vừa, cơ thể có khả năng dung nạp glucose, ta có thể bù nước và điện giải cho trẻ theo đường uống. Để bù nước và điện giải cho trẻ, hiện nay sử dụng chính là Oresol pha theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Với trẻ đường ruột không hấp thu được glucose gây tiêu chảy thì ta bù nước - điện giải bằng đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ đến khi trẻ có khả năng đáp ứng với glucose.

Với một số trẻ bị mất nước nặng, kèm theo đó là tình trạng nôn mửa nhiều, hoặc trẻ có tốc độ thải phân nhiều trong ngày (nhiều hơn 10ml/kg mỗi giờ) thì phải truyền tĩnh mạch để bù nước điện giải. Trong trường hợp này, khuyến cáo truyền cho trẻ dung dịch Dịch Lactate Ringer hoặc Natri Chlorua 0,9% với tốc tốc độ truyền 75ml/kg trong vòng 4 tiếng.

5.3 Ðiều trị bằng kháng sinh cho trẻ tiêu chảy

Ít khi chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tuy nhiên một số trường hợp có nhiễm khuẩn đường ruột hoặc nhiễm khuẩn ngoài ruột thì cần điều trị kháng sinh đặc hiệu. Khi soi phân tìm ra được vi khuẩn gây bệnh, ta dùng kháng sinh tiêu diệt nguồn bệnh như sau:

Với phẩy khuẩn tả, hoặc Campylobacter:

  • Cho trẻ sử dụng Azithromycin mỗi ngày uống 1 lần với liều từ 6 đến 20mg/kg, uống từ 1 đến 5 ngày.
  • Hoặc cho trẻ sử dụng kháng sinh khác thay thế như: Erythromycin, uống 3 ngày, với liều mỗi ngày 40mg/kg cân nặng.

Với trực khuẩn lỵ:

  • Dùng kháng sinh Ciprofloxacin, 15 mg/kg, mỗi ngày dùng 2 lần, uống trong 3 ngày.
  • Có thể sử dụng kháng sinh Pivecillinam để thay thế, với liều như sau: mỗi lần dùng 20mg/kg, ngày dùng 4 lần và uống trong vòng 5 ngày.

Với trường hợp trẻ bị nhiễm lỵ amip: cho trẻ sử dụng kháng sinh Metronidazole với liều 10mg/kg, 3 lần mỗi ngày, uống trong vòng 5 ngày.

Trường hợp soi phân trẻ có Giardia đơn bào: sử dụng kháng sinh Metronidazole với liều 5mg/kg, 3 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong vòng 5 ngày.[3]

6 Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những điều trị cần thiết cho trẻ tiêu chảy kéo dài, bởi trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.

Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trong chế độ ăn cho trẻ giảm lượng đường lactose xuống, giảm lượng sữa động vật xuống vì nếu trẻ uống nhiều sẽ khiến tình trạng tiêu chảy bị nặng hơn.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, viamin và khoáng chất cần thiết trong bữa ăn cho trẻ để niêm mạc ruột sớm hồi phục, và khác phục tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Ví dụ như thịt, cá, trứng và các loại hoa quả tươi. Lưu ý cho trẻ dùng với lượng vừa đủ.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn khó tiêu, chứa nhiều đường hay các loại đồ ướng có chất tạo màu, có gas. Vì những đồ ăn, thức uống này khiến trẻ tiêu chảy trầm trọng hơn.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ còn đang bú sữa mẹ, bạn cho trẻ bú nhiều lần hơn, không cần cho trẻ kiêng khem quá mức. Nếu trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể bổ sung sữa ngoài không chứa lactose, hoặc sử dụng sữa chua phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Ngoài việc duy trì cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cần cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường sinh hoạt và nước uống. Luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi và tiêm phòng đầy đủ khi có lịch tiêm chủng.

Bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ. Thông qua đó giúp bạn đọc có phương pháp chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh các biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Deirdre Kelly MD (Ngày đăng: ngày 20 tháng 12 năm 2013). The Infant with Chronic Diarrhoea, Wiley Online Library. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH (Ngày đăng: tháng 2 năm 2017). Symptoms & Causes of Chronic Diarrhea in Children, NIH. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Richard Kellermayer, MD, PhDRobert J Shulman, MD (Ngày đăng: ngày 14 tháng 9 năm 2021). Approach to chronic diarrhea in children >6 months in resource-rich countries, Uptodate. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Trẻ bị tiêu chảy lâu ngày thì xảy ra biến chứng gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    QM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình giúp mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633