1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Thuốc viên tròn là gì? Đặc điểm và kỹ thuật bào chế thuốc viên tròn

Thuốc viên tròn là gì? Đặc điểm và kỹ thuật bào chế thuốc viên tròn

Thuốc viên tròn là gì? Đặc điểm và kỹ thuật bào chế thuốc viên tròn

Trungtamthuoc.com - Ngoài các dạng thuốc viên nén, viên bao phim thông thường, viên tròn cũng là một trong số những dạng bào chế ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về phương pháp bào chế viên tròn

1 Viên tròn là gì?

Viên tròn là gì?
Viên tròn là gì?

Viên tròn được định nghĩa là dạng thuốc rắn, thuốc có dạng hình cầu, thường được dùng để uống.

Viên tròn được bào chế từ bột thuốc, tá dược, với yêu cầu và khối lượng đã được quy định. Trong Đông y, viên tròn có tên gọi khác là ‘thuốc hoàn’.

Viên tròn là dạng bào chế thuốc đã được sử dụng từ lâu. Có tài liệu ghi nhận thuốc hoàn của Trung Quốc từ cách đây khoảng 3000 năm. Hiện nay, các dạng bào chế khác như viên nén và viên nang ra đời, làm cho viên tròn ít được sử dụng. Tuy nhiên, ở nước ta, một số bệnh viện hoặc xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất viên tròn, đặc biệt là các dạng thuốc hoàn. [1]

2 Phân loại

Theo nguồn gốc:

  • Viên tròn tây y: Với thành phần được bào chế từ các hóa dược, có khối lượng dao động khoảng 0,1 đến 0,5g.
  • Thuốc hoàn: Với thành phần được bào chế chủ yếu từ các loại thảo mộc có nguồn gốc từ thiên nhiên, các loại khoáng vật, phương pháp bào chế dựa theo Y học cổ truyền. Tùy thuộc vào tá dược dính hoặc thể chất, thuốc hoàn lại được chia ra làm nhiều loại khác nhau.

Theo phương pháp bào chế:

  • Viên chia: Bào chế theo phương pháp chia viên.
  • Viên bồi: Bào chế theo phương pháp bồi viên.

Ngoài ra còn có viên nhỏ giọt, được bào chế theo phương pháp nhỏ giọt.

3 Ưu nhược điểm của viên tròn

Ưu nhược điểm của viên tròn được đề cập theo bảng dưới đây:

Ưu điểm

Nhược điểm

Kỹ thuật bào chế tương đối đơn giản, không cần phải sử dụng và trang bị các thiết bị quá phức tạp, dễ áp dụng ở tuyến y tế cơ sở

Là dạng thuốc rắn, do đó, tương đối ổn định về mặt hóa học, ít biến chất, dễ dàng phối hợp được nhiều loại dược chất trong mỗi viên

Kích thước và thể tích gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển và bảo quản

Có bao ngoài để bảo quản dược chất và che dấu được mùi vị khó chịu hay khu trú tác dụng của thuốc tại ruột

Khó tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng: Dễ bị biến thiên khối lượng giữa các viên. Đối với thuốc hoàn được bào chế từ các loại dược liệu chưa biết rõ hoạt chất, việc đánh giá chất lượng gây ra nhiều khó khăn

Viên tròn được bào chế theo phương pháp chia viên ở quy mô nhỏ, khó đảm bảo vệ sinh

4 Các loại tá dược và cách lựa chọn tá dược

Các loại tá dược và cách lựa chọn tá dược
Các loại tá dược và cách lựa chọn tá dược

Thành phần của viên tròn chứa dược chất và tá dược do đó, việc lựa chọn tá dược cũng rất quan trọng.

Tá dược sử dụng trong bào chế viên tròn có nhiều điểm tương đồng với tá dược dùng trong viên nén. Tuy nhiên, tá dược dính được coi là nhóm tá dược quan trọng nhất, là yếu tố góp phần tạo nên hình dạng của viên. Do đó, việc lựa chọn tá dược trong viên tròn cũng đóng vai trò tương tự như trong viên nén, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải phóng dược chất ở đường tiêu hóa.

Tá dược dính

Nước

Sử dụng khi dược chất có đặc điểm là dễ hòa tan hoặc trương nở trong nước để tạo ra khả năng dính nhất định, thường dùng trong phương pháp bồi

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng với các loại tá dược khác như mật ong, siro để điều chỉnh độ dính

Mật ong

Có ưu điểm là độ dính tốt, có khả năng điều vị, đem lại tác dụng cùng với dược chất

Thường được sử dụng cho các dạng viên hoàn mềm với tác dụng bổ khí, nhuận phế, giải độc,...

Mật Ong là loại tá dược dễ đảm bảo được độ nhuận dẻo của viên tròn

Để tăng khả năng dính và tăng độ tinh chế, người ta thường tiến hành luyện mật bằng cách cho thêm vào mật ong 20% nước, đun sôi và lọc qua gạc, sau đó cô cách thủy

Siro đơn

Có độ dính vừa phải, dễ phối hợp với dược chất, không ảnh hưởng quá nhiều đến độ rã, khả năng giải phóng dược chất của viên, siro đơn cũng có tác dụng điều vị tốt

Cao dược liệu

Có tác dụng dược lý, kết hợp cùng với dược chất và tá dược trong các công thức thuốc hoàn theo phương pháp bồi viên

Thông thường, ngta sử dụng các dược liệu khó nghiền bột, chế thành cao lỏng để làm tá dược bồi viên

Hồ tinh bột

Dùng làm tá dược dính trong các viên tròn Tây y bào chế theo phương pháp chia viên

Hồ tinh bột có thể phối hợp với các loại tá dược dính khác

Trong quá trình sử dụng, hồ tinh bột sau khi chế phải dùng ngay để tránh nguy cơ xâm nhập

Dịch thể gelatin

Thường dùng gôm arabic 5-10% trong nước cho những viên có dược chất khó kết dịch hoặc những viên có chất lỏng khó phân tán trong khối bột

Dịch gôm được phối hợp để làm tăng độ dính của một số tá dược khác như Glycerin, hồ tinh bột

Tá dược dính tổng hợp

Thường được dùng trong viên nén như dịch thể CMC, NaCMC,...Các loại tá dược này dễ giải phóng dược chất nhưng trong một số trường hợp có thể gây tương kỵ với dược chất. Ví dụ: Metyl cellulose tương kỵ với tanin, phenol,..

Tá dược độn

Tinh bột

Tương đối trơ về mặt hóa học và dược lý, dễ dàng tìm kiếm, làm cho viên dễ rã

Có thể phối hợp cùng với bột đường để đảm bảo độ chắc của viên

Bột đường

Tương đối trơ về mặt dược lý, làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc, có tác dụng điều vị cho viên

Bột mịn vô cơ

Hay dùng các loại bột như magnesi oxyd, kaolin, calci carbonat,...

Các tá dược này có khả năng hút tốt, dùng cho viên chứa dược chất lỏng, mềm, háo ẩm

Tá dược rã

Có thể dùng các loại tá dược rã hòa tan như Lactose, bột đường hoặc tá dược rã trương nở như tinh bột, dẫn chất cellulose

5 Kỹ thuật bào chế thuốc viên tròn

5.1 Phương pháp chia viên

Là phương pháp được dùng sớm nhất, có kỹ thuật tương đối đơn giản, không đòi hỏi nhiều trang thiết bị phức tạp.

Nguyên tắc:

  • Từ bột dược chất và tá dược, tạo thành các khối dẻo.
  • Chia thành viên tròn có khối lượng quy định.

Áp dụng khi điều chế viên tròn Tây y, điều chế hoàn sáp, hoàn hồ, hoàn mật.

Quy trình

Mục đích

Kỹ thuật và lưu ý

Tạo khối dẻo

Phối hợp bột dược chất và bộ tá dược với tá dược dính lỏng để tạo thành khối dẻo

Khối dẻo yêu cầu có thể chất dẻo dai, sờ không dính tay, không dính vào dụng cụ, đồng nhất và có độ ẩm thích hợp

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định thể chất của viên

Nếu khối quá mềm, viên sẽ bị biến dạng trong quá trình bảo bảo, dễ dính vào nhau và dính vào đồ bao gói

Nếu khối viên quá cứng, dễ gây nứt vỡ

Nếu dược chất là chất chất rắn thì phải nghiền mịn, trộn bột kép với tá dược rắn (tá dược độn, rã, bột màu,..) rồi thêm từ từ tá dược dính thể lỏng hay mềm nhào trộn kỹ cho đến khi thu được khối dẻo đồng nhất

Nếu dược chất mềm, lỏng thì thêm tá dược dính và nhào trộn để tạo khối dẻo

Nếu tá dược dính có tính chất đặc sánh, khó trộn đặc biệt vào mùa lạnh thì có thể đun nóng tá dược trước khi trộn

Nghiền trộn giúp cho khối dẻo đồng nhất, sau khi nghiền trộn có thể để khối dẻo ổn định trong khoảng 15 đến 30 phút

Chia viên và hòa chỉnh viên

Sau khi khối dẻo ổn định, tiến hành chia viên trên bàn chia đối nếu số lượng ít hoặc máy chia viên nếu số lượng nhiều

Khi chia viên, người ta cho khối dẻo lên bàn lăn đã rắc bột trơn nhằm mục đích chống dính

Sử dụng thanh lăn hoặc mặt trên của dao cắt để lăn khối dẻo thành từng thỏi có độ dài bằng số viên cần chia

Cắt rời từng viên

Làm tròn viên trên dao cắt

Tiếp tục hoàn chỉnh viên bằng bàn xoa hoặc tiếp tục áo viên bằng một lớp bột mỏng

5.2 Phương pháp bồi viên

Được tiến hành tương tự như bao đường viên nén.

Nguyên tắc:

  • Đi từ ‘nhân’ cơ bản rồi bồi dần từng lớp.
  • Bồi cho đến khi viên đạt kích thước theo yêu cầu.

Gây nhân

Là giai đoạn khó thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viên do đó, cần phải tính toán được đúng lượng nhân cần thiết, sử dụng tá dược có độ dính thấp để tránh tình trạng bết dính

Kích thước nhân khoảng 0,5 đến 1mm

Thường gây nhân sẵn để dùng nhân

Viên tròn Tây y thường sử dụng các hạt đường kính

Viên viên sử dụng bột dược liệu, xát hạt, chải hạt hoặc phun tá dược lỏng vào khối bột để gây nhân

Nhân sau khi làm xong sẽ đem sấy khô để dùng dần

Bồi viên

Lấy lượng nhân vừa đủ, tiến hành bồi viên cho đúng kích thước quy định

Nguyên tắc bồi dần từng lớp, cứ một lớp tá dược dính lại bồi một lớp bột dược chất

Tính toán lượng tá dược dính và lượng bột thuốc sao cho phù hợp, nếu thừa tá dược dính thì viên dễ bết dính, nếu thừa dược chất thì dễ tạo thành các nhân mới

Muốn thu được các viên có kích thước đồng đều, cần phải sang chọn viên qua các cỡ sàng quy định

Để viên được chắc và tròn, cần sấy viên trong quá trình bồi

5.3 Phương pháp nhỏ giọt

Là phương pháp được sử dụng nhiều trong những năm gần đây ở nước ngoài.

Nguyên tắc: Hòa tan hoặc phân tán dược chất vào tá dược được đun chảy, tiến hành nhỏ giọt và làm đông rắn thành những viên tròn.

Phương pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định như:

5.4 Bao viên

Mục đích bao viên:

  • Hạn chế tình trạng các viên dính vào nhau hoặc dính vào dụng cụ, đồ bao gói.
  • Che dấu được mùi vị khó chịu của dược chất.
  • Hạn chế tác động của môi trường bên ngoài, gây ảnh hưởng đến hoạt chất.
  • Hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc.
  • Khu trú tác dụng ở đường tiêu hóa.

5.4.1 Bao bột mịn

Mục đích tránh dính viên, thường áp dụng cho quy mô nhỏ. Các bột bao thông dụng:

  • Bột talc: Chống dính tốt, viên bóng đẹp, bột có thể chất mịn.
  • Bột lycopod: Dùng cho viên có màu.
  • Bột than thảo mộc: Dùng cho viên hoàn.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng bột Cam Thảo, bột cà phê, bột Quế,...

Cách tiến hành: Rắc bột lên khối viên rồi lắc cho bột bám đều.

5.4.2 Bao màng mỏng

Giúp bảo vệ viên, hạn chế mùi vị khó chịu của dược chất.

6 Tiêu chuẩn chất lượng của viên tròn

6.1 Tiêu chuẩn chất lượng đối với viên tròn nói chung

Tiêu chuẩn chất lượng đối với viên tròn nói chung
Tiêu chuẩn chất lượng đối với viên tròn nói chung

Dưới đây là tiêu chuẩn chất lượng của viên tròn nói chung theo quy định của Dược điển Việt Nam:

Hình dạng

Viên tròn đều, giữ nguyên hình dạng khi bảo quản, mặt viên khô nhẵn

Khi cắt đôi viên sẽ thấy được cấu trúc bên trong đồng nhất

Khối lượng trung bình

Lấy 10 viên trong mỗi lô, tính khối lượng trung bình. Khối lượng trung bình không được vượt quá hoặc thấp hơn 10% khối lượng ghi trên công thức

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho viên bao ngoài

Thời gian rã

Viên phải tan rã trong vòng 1 giờ

6.2 Tiêu chuẩn chất lượng đối với hoàn mềm và hoàn cứng

Chỉ tiêu

Viên hoàn mềm

Viên hoàn cứng

Cảm quan

Hoàn hình cầu, giữ nguyên hình dạng khi bảo quản

Viên có thể chất mềm, mùi dược liệu, màu đen nhánh

Hình cầu, giữ nguyên hình dạng trong quá trình bảo quản

Có mùi của dược liệu pha chế

Độ đồng nhất

Dùng dao cắt đôi hoàn, quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường, mặt cắt phải đảm bảo đồng màu, nhẵn, mịn

Dùng dao cắt đôi hoàn, quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường, mặt cắt phải đảm bảo đồng màu

Độ ẩm

11-15%

6-10%

7 Ví dụ về viên tròn Terpin - Codein

Một số chế phẩm trên thị trường ở dạng viên hoàn
Một số chế phẩm trên thị trường ở dạng viên hoàn

Chuẩn bị:

  • 0,05g terpin hydrat.
  • Một centigam Codein.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Cách tiến hành:

  • Codein là dược chất độc, do đó trong quá trình điều chế, có thể thêm tá dược màu để kiểm tra độ phân tán của dược chất.
  • Terpin hydrat là dược chất sơ nước, khó nghiền mịn, khó kết dính do đó, phải tính toán được lượng tá dược dính và tá dược thích hợp.
  • Tùy vào khối lượng viên để tính toán lượng tá dược độn thích hợp, nếu không có quy định cụ thể thì mỗi viên có thể có khối lượng từ 0,1 đến 0,3g.
  • Tiến hành trộn bột kép.
  • Tạo khối ẩm.
  • Chia viên theo kỹ thuật chung.
  • Áo viên với bột talc.

8 Kết luận

Viên tròn là dạng bào chế hiện nay không còn phổ biến, thường áp dụng đối với quy mô ở xưởng sản xuất nhỏ hoặc bệnh viện. Bài viết trên đây nêu lên các loại tá dược và phương pháp bào chế viên tròn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Sách Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 2 (Nhà xuất bản Y học). Viên tròn, trang 203-213. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633