1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì? Cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà hiệu quả, không tái phát

Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì? Cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà hiệu quả, không tái phát

Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì? Cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà hiệu quả, không tái phát

Trungtamthuoc.com - Tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiện hay gặp ở hệ tiết niệu, bệnh nhẹ có thể vài ngày rồi tự khỏi, nhưng nếu bệnh kéo dài và thường lặp lại có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Tiểu rắt tiểu buốt thường đi kèm với nhau và gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bị. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 Tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Tiểu buốt, tiểu rắt là 2 bệnh lý thường xuất hiện cùng nhau và đều gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Biểu hiện của tiểu buốt và tiểu rắt có đặc điểm như sau:

Tiểu buốt: là cảm giác bị đau, buốt, rát sau khi hoặc trong khi đi tiểu. Nếu bệnh do sỏi tiết niệu thì cảm giác đau âm ỉ từ lưng và sau khi đi giải sau vẫn còn đau buốt.

Tiểu rắt: là tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần tiểu lượng nước rất ít, luôn cảm thấy buồn tiểu và không kiểm soát được việc đi tiểu. Gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt cũng như tâm lý người bệnh.

Vậy nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt là gì? 

- Bệnh sỏi tiết niệu

Nguyên nhân điển hình gây tiểu buốt, tiểu rắt. Khi sỏi di chuyển trong niệu đạo, cạnh sắc nhọn cọ sát vào niêm mạc gây trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Viên sỏi càng lớn thì triệu chứng càng rầm rộ, kèm theo các nguy cơ tắc nghẽn đường tiểu.

- Viêm đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hay gặp là viêm bàng quang và viêm niệu đạo chiếm tới 80%. Vi khuẩn thường gặp là E.coli, chúng xâm nhập làm tổn thương niêm mạc, gây đau rát khi đi ngoài, nếu bị viêm nặng nước tiểu sẽ có mùi hôi.

- Bệnh rối loạn chức năng bàng quang

Chúng ta sẽ cảm thấy buồn tiểu khi bàng quang đầy, tuy nhiên trong một số trường hợp, hệ thống thần kinh chi phối bị rối loạn, kích thích bàng quang tăng hoạt làm người bệnh luôn cảm thấy mót tiểu. Bàng quang luôn có nước tiểu đọng lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm gây tiểu rắt, tiểu buốt.

- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang, bao quanh bởi niệu đạo, khi sưng viêm sẽ siết chặt, cản trở co bóp của cơ bàng quang, làm tích tụ nước tiểu gây viêm nhiễm

- Viêm âm đạo ở nữ

Khi bị viêm âm đạo xuất hiện các biểu hiện đau rát vùng kín, khí hư có mùi và tiểu buốt tiểu rắt nhiều lần trong ngày. 

 Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt
 Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt

2 Nhóm thuốc trị tiểu buốt tiểu rắt nhanh chóng và hiệu quả

2.1 Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt tiểu rắt

Được chỉ định trong viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn, nấm, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đái buốt, đái rắt. Một số kháng sinh hay dùng như Fosfomycin, Trimethoprim, nhóm quinolone,... tăng cường kháng khuẩn và diệt khuẩn hiệu quả.

2.1.1 Trimethoprim

Kháng sinh dẫn chất của Pyrimidine, có tác dụng kìm khuẩn, chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong đó có tình trạng đái buốt, đái rắt do viêm nhiễm bàng quang. Cơ chế chính của thuốc là ức chế hoạt động enzym đặc hiệu trong vi khuẩn, ngăn chúng sinh sản và phát triển. [1]

Cách dùng: thuốc sử dụng đường uống, mỗi lần 100mg, ngày 2 lần duy trì trong 10 ngày liên tục

Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn. Một vài trường hợp có vàng da, tắc mật, trầm cảm nhưng hiếm gặp.

Lưu ý khi sử dụng: phụ nữ mang thai và cho con bú không sử dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh nhân thiếu máu, suy gan, suy thận chống chỉ định sử dụng thuốc.

2.1.2 Ciprofloxacin 500mg

Kháng sinh nhóm Quinolon, diệt khuẩn phổ rộng, tác dụng hiệu quả trên nhóm gram âm. Được ứng dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dưới cơ hoành, trong đó có tiểu buốt, tiểu khó, viêm đường tiết niệu, bàng quang, sinh dục.

Cách dùng: Dạng viên nén sử dụng bằng đường uống. Uống sau bữa ăn 2 giờ để đạt hiệu quả tốt. Ngày 1 viên, thời gian điều trị tham khảo ý kiến bác sĩ

Tác dụng phụ: thường gặp như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.. Biểu hiện nôn và buồn nôn cũng có thể gặp sau khi uống thuốc vài giờ.khi sử dụng thuốc nếu gặp các biểu hiện bất thường nào nên báo cáo ngay tới các cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

Thuốc gây viêm gân, đứt gân, đau thần kinh ngoại biên khi sử dụng lâu dài. Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi và tự ý dùng quá liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Nhạy cảm với ánh sáng. Tăng tỷ lệ kháng thuốc nếu dùng lâu dài

Gây chóng mặt nên không lái xe khi dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ sử dụng khi có chỉ định

2.1.3 Fosmicin 500 mg 

Fosmicin 500 mg đến từ thương hiệu Meiji Seika Pharma, Nhật Bản là kháng sinh diệt khuẩn, phổ rộng chứa hoạt chất Fosfomycin . Thuốc có thể xâm nhập vào tế bào, phá vỡ thành bàng ức chế phosphoenolpyruvate synthetase, khiến vi khuẩn tan ra và chết. Chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt.

Cách dùng: thuốc kê đơn, sử dụng theo đường uống, liều lượng 2-3 gram mỗi ngày, chia thành 3-4 lần. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể sử dụng liều lượng khác nhau.

Tác dụng phụ: thường liên quan đến Đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, chán ăn. Khi gặp các dấu hiệu bất thường nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng: rối loạn chức năng gan, thận cần điều chỉ liều trước khi sử dụng

Phụ nữ mang thai và cho con bú không sử dụng thuốc

Vận hành máy móc và lái xe nên cẩn trọng trước khi dùng

Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt tiểu rắt
Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt tiểu rắt

2.2 Thuốc giãn cơ trị tiểu buốt

Nhóm thuốc giúp giảm đau do giãn cơ trơn, giảm co thắt cơ trơn. Cơ trơn thường được tìm thấy tại dạ dày, ruột, bàng quang, tử cung, niệu đạo nên khi chúng co thắt sẽ gây đau, buốt.

Loại thuốc thường được dùng là Nospa, Flavoxate

2.2.1 Nospa

Được sản xuất bởi công ty Sanofi Pháp. Điều trị các cơn đau do co thắt như viêm bể thận, sỏi thận, niệu quản…

Cách dùng: dạng viên nén sử dụng đường uống

Người lớn 3-6 viên/ngày chia ngày 2-3 lần

Trẻ em trên 6 tuổi, giảm liều dùng còn 2-5 viên/ngày chia 2-3 lần

Trẻ từ 1-6 tuổi, chỉ dùng 2-3 viên/ ngày chia 2-3 lần, không quá 1 viên mỗi lần dùng

Tác dụng phụ: hệ tiêu hóa: chóng mặt, buồn nôn

Hệ tim mạch: tụt huyết áp

Lưu ý khi sử dụng: không dùng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với Drotaverine, người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai khi sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

2.2.2 Genurin 200mg

Thuốc chống co thắt thành phần là Flavoxate, điều trị triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt,tiểu buốt, đau khi tiểu, đau bàng quang, xương mu. Chỉ định trong đau do viêm đường tiết niệu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần.

Cách dùng: sử dụng đường uống, liều 1 viên/ lần, ngày dùng 3 lần

Tác dụng phụ:Gây các phản ứng dị ứng, nổi mề đay, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim nhanh…

Lưu ý khi sử dụng:

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi

Kết hợp với kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị cao trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Gây rối loạn dạ dày- ruột, nôn và buồn nôn

Phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Thuốc giãn cơ trị tiểu buốt tiểu rắt
Thuốc giãn cơ trị tiểu buốt tiểu rắt

2.3 Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nhiều trong điều trị tiểu rắt, tiểu buốt. Thuốc xoa dịu sự khó chịu ở bàng quang, niệu đạo, vùng bụng dưới. Kết hợp với thuốc kháng sinh, giãn cơ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả. Thuốc sử dụng phổ biến:

2.3.1 Paracetamol

Thuốc giảm đau phổ biến không có tác dụng chống viêm nên giảm được tác dụng phụ trên dạ dày. Sử dụng điều trị tiểu buốt kèm đau bụng dưới, đau vùng lưng, giảm các triệu chứng đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Cách dùng:

Sử dụng viên 500mg cho người lớn, mỗi lần 1 viên, cách nhau 4-6 tiếng lặp liều.

Trẻ em sử dụng theo cân nặng 15mg/kg/lần

Tác dụng phụ: dùng dài ngày gây ảnh hưởng đến gan, hiếm gặp mề đay, nổi ban

Lưu ý khi sử dụng: không dùng cho người bị dị ứng với paracetamol

Không dùng quá 10 ngày

2.4 Thực phẩm chức năng trị tiểu buốt tiểu rắt

Thuốc Tây chỉ nên sử dụng trong các đợt cấp có nhiều tác dụng phụ và không dùng thời gian dài. Vì vậy thực phẩm chức năng vừa hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn vừa phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả khi sử dụng lâu dài

2.4.1 Viên uống tiểu đêm Dạ Minh Châu

Sản xuất bởi công ty Sao Thái Dương (Việt Nam),thành phần gồm các dược liệu như Thỏ Ty Tử, Tiểu Hồi Hương, ích trí nhân… an toàn và lành tính. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, giảm đau lưng mỏi gối, tốt cho sinh lý nam giới

Cách dùng: ngày uống 2 lần x 1 viên/ lần. Nên uống trước ăn 1 giờ

Giá sản phẩm tham khảo: 48.000 đồng/ hộp 30 viên

Viên tiểu đêm thảo dược Dạ Minh Châu
vien tieu dem thao duoc da minh chau 1 M5543 130x130Xem tất cả ảnh
Viên tiểu đêm thảo dược Dạ Minh Châu

48.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Sao Thái Dương
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 6 viên
Mã sản phẩma299

2.4.2 Thuốc tiểu buốt của Nhật Kobayashi

Viên uống cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần. Phòng các bệnh viêm đường tiết niệu như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, bàng quang… dựa trên cơ chế thúc đẩy sự co bóp tự nhiên tại bàng quang. 

Cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi uống 5 viên/ lần, ngày 2 lần

Thuốc có giá giao động khoảng 450.000 đồng/ lọ 60 viên. 

2.4.3 Niệu bảo

Được sản xuất bởi công ty dược phẩm Thái Minh, thành phần chính là Kim Ngân Hoa có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bàng quang khi đi tiểu.

Cách dùng: 

Trẻ từ 3-12 tuổi uống 2 viên/ ngày chia làm 2 lần

Người lớn dùng 4 viên/ ngày chia ngày 2 lần

Nên uống sau ăn sáng và trước ăn tối

Giá sản phẩm tham khảo: 145.000 dong/ hộp 20 viên

Niệu Bảo
nieu bao 2 U8682 130x130Xem tất cả ảnh
Niệu Bảo

125.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmhm1896

2.4.4 Ích thận vương

Thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn như Đan sâm, Hoàng Kỳ, Mã Đề, râu mèo… mang lại tác dùng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Hỗ trợ giảm viêm đường tiết niệu, sinh dục, giảm tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả. 

Uống 2-3 viên/ lần, dùng 2 lần trong ngày ở người lớn. Uống trước bữa ăn 30 phút là tốt nhất.

Giá sản phẩm tham khảo: 235.000/ hộp 30 viên

Ích Thận Vương
ich than vuong 10 T7714 130x130Xem tất cả ảnh
Ích Thận Vương

235.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông Ty Cổ Phần Tư Vấn Y Dược Quốc Tế
Số đăng ký8510/2019/ĐKSP
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma896

3 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu rắt tiểu buốt

Sử dụng thuốc điều trị tiểu buốt, tiểu rắt sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên đa số các thuốc đều cần phải có sự kê đơn của bác sĩ, vì vậy để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ, người bệnh cần chú ý như sau:

  • Uống thuốc theo hướng dẫn, không tự ý tăng giảm liều hay bỏ không dùng thuốc nữa khi thấy giảm triệu chứng. Đặc biệt đối với kháng sinh phải dùng đủ liều, tránh hiện tượng kháng thuốc về sau.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi đang điều trị bệnh khác hay đang sử dụng bất kỳ thuốc hay thực phẩm chức năng khác, tránh tương tác thuốc và các tác dụng phụ không đáng có
  • Khi gặp bất cứ dấu hiệu khác thường nào cần liên hệ ngay lại với bác sĩ
  • Uống đủ nước hàng ngày, sử dụng thêm các thực phẩm lợi tiểu, hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn
  • Hạn chế dùng các chất kích thích, quan hệ tình dục bừa bài trong quá trình điều trị bệnh

4 Mẹo điều trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà

Mẹo điều trị tiểu buốt tại nhà chỉ nên áp dụng khi tình trạng bệnh nhẹ, nếu có các biến chứng nặng như nhiễm khuẩn, đau bụng cấp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác

4.1 Uống nhiều nước

Uống nhiều nước làm tăng lượng nước trong bàng quang giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu ra ngoài theo nước tiểu. Giảm các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt do nhiễm khuẩn nhẹ rất hiệu quả.

4.2 Tăng cường bổ sung vitamin C

Vitamin C hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả nhờ làm tăng độ axit của nước tiểu, từ đó tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.

4.3 Dùng nước râu ngô 

Râu Ngô có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu. Uống nước râu ngô giúp tăng lượng nước tiểu, kích thích tăng bài tiết. Nếu đang tiểu rắt,tiểu buốt sử dụng râu ngô rất có hiệu quả, nên nấu hàng ngày uống đến khi khỏi hẳn [2]

Nước râu ngô trị tiểu buốt tiểu rắt
Nước râu ngô trị tiểu buốt tiểu rắt

4.4 Uống nước dừa trị tiểu buốt tiểu rắt

Nước dừa ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, còn là thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt cao. Thúc đẩy đào thải độc tố nhanh chóng ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt rất hiệu quả. 

Chỉ nên dùng 2 quả dừa trong ngày, đối tượng phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng, đặc biệt thời gian đầu thai kỳ.

4.5 Xây dựng thói quen đi tiểu lành mạnh

Không chỉ khi bị bệnh rồi mới thay đổi thói quen, để hạn chế bệnh lặp lại, nên xây dựng thói quen đi vệ sinh lành mạnh, cụ thể:

Trong quá trình đi tiểu không nên rặn, tăng hoạt động bàng quang, làm cơ trơn tại đây bị kích thích không cần thiết, ảnh hưởng đến khả năng điều tiết về sau

Không nhịn tiểu, tích tụ vi khuẩn trong cơ thể, lâu ngày gây viêm nhiễm đường sinh dục và gây biến chứng về sự điều tiết sau này

Vệ sinh hệ sinh dục sạch sẽ hàng ngày và sau quan hệ

4.6 Mặc quần áo thoáng mát, không gây khó chịu

Hạn chế mặc quần áo bó sát, đặc biệt là khu vực vùng kín, tạo điều kiện ẩm ướt kích thích vi khuẩn phát triển.Chọn quần áo thông thoáng vừa không gây kích thích bàng quang, vừa hạn chế được nấm ngứa

4.7 Hạn chế các chất kích thích

Một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng bàng quang là trà, cà phê như chúng tôi đã có đề cập tới trong các đề mục phía trên. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng tiểu buốt, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.

5 Chữa tiểu rắt, tiểu buốt bằng các bài thuốc dân gian

Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các loại thảo dược trị đái buốt rất hiệu quả như râu ngô, cỏ tranh, Râu Mèo, lá cối xanh.. Bên dưới là một số bài thuốc được áp dụng trong dân gian

Bài thuốc 1

Sử dụng: hạt cỏ dành dành, lá huyết dụ, Sinh Địa, lá tre, Rau Má, đỗ đen mỗi thứ 20g

Đun sắc uống hàng ngày

Dùng đến khi khỏi hẳn

Bài thuốc 2:

Sử dụng thổ Phục Linh, kim ngân hoa, mã đề, quả ké, mỗi thứ 20 gam

Sắc chung với nhau, uống thay nước hàng ngày, đến khi khỏi

Bài thuốc 3:

Dùng Kim tiền thảo, cỏ bí ngô, Đinh Lăng, rau Diếp Cá, Trạch Tả, mỗi thứ 20 gam

Sắc uống trong 1 ngày thay nước. Sử dụng đến khi nào khỏi hẳn.

6 Cách phòng ngừa đi tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ và nam giới

Do cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau nên tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở nữ thường nhiều hơn nam giới. Và vì đặc thù giới tính nên cách phòng ngừa bệnh có sự khác nhau:

Đối với nữ giới

  • Viêm âm đạo là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới nên cần vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt là trong ngày có kinh.
  • Không thụt rửa âm đạo quá sâu
  • Không dùng các Dung dịch vệ sinh có tính chất tẩy rửa mạnh, có nhiều Hương Phụ liệu dễ gây kích ứng.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, 4-6 tiếng 1 lần
  • Sử dụng bao Cao Su khi quan hệ 
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây rau xanh lợi tiểu

Đối với nam giới

  • Vệ sinh thường xuyên và đúng cách cơ quan sinh dục, không sử dụng xà phòng, chất có độ tẩy rửa cao
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Không mặc quần lót quá bó sát vào bộ phận sinh dục, nên chọn vải dễ thấm hút mồ hôi
  • Hạn chế thủ dâm
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm nhiều đường
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe tuyến tiền liệt ít nhất 1 năm 1 lần

7 Kết luận

Có nhiều cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt khác nhau, bao gồm cả sử dụng thuốc kê đơn và không kê đơn tùy thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, nên sử dụng kèm thêm các thực phẩm chức năng, hỗ trợ tái phát bệnh hiệu quả. Mong bài viết đã giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh và các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Tyler R. Kemnic, Meghan Coleman 2 (Ngày đăng 28 tháng 11 năm 2022) Trimethoprim Sulfamethoxazole.PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024
  2. ^ Tác giả Z Maksimović và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 11 năm 2004) Diuretic activity of Maydis stigma extract in rats. Pubmed.Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    niệu bảo dùng có hiệu quả không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ thuốc có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bàng quang khi đi tiểu ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì? Cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà nhanh nhất, không tái phát 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì? Cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà nhanh nhất, không tái phát
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    mình bị và uống các loại này khỏi nha

    Trả lời Cảm ơn (7)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633