1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ) chữa táo bón hiệu quả nhất?

Thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ) chữa táo bón hiệu quả nhất?

Thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ) chữa táo bón hiệu quả nhất?

Trungtamthuoc.com -  Táo bón là tính trạng rối loạn tiêu hoá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Táo bón nếu không điều trị đúng cách, lặp lại thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như bệnh trĩ, nứt hậu môn, thậm chí ung thư trực tràng. 
Để giải quyết tình trạng này nhiều người đã tìm mua nhiều loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc xổ... Vậy những loại thuốc trên khác gì nhau? Sử dụng thuốc táo bón nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1 Thuốc nhuận tràng, thuốc xổ và thuốc trị táo bón khác nhau gì?

Khi bị táo bón nhiều người tìm mua thuốc trị táo bón, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để điều trị. Vậy các thuốc này có điểm gì khác nhau? Nên lựa chọn thuốc nào chữa táo bón?

Sự thật là các thuốc trị táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc xổ đều cùng một nhóm thuốc, thuộc phân loại thuốc nhuận tràng theo y học. Tuy nhiên, tuỳ vào mục đích sử dụng nên đã có cách gọi dân gian khác nhau, làm người bệnh nhầm tưởng các thuốc trên không giống nhau. Chẳng hạn như khi muốn nội soi hoặc phẫu thuật ruột thì cần dùng thuốc nhuận tràng liều cao nhằm loại bỏ nhanh chóng chất thải ra ngoài nên gọi là thuốc xổ.

Như vậy, có những nhóm thuốc nhuận tràng nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu trong phần bên dưới nhé!

2 Các nhóm thuốc nhuận tràng tốt nhất hiện nay

Các thuốc trị táo bón hay còn gọi là thuốc nhuận tràng, đa số thuộc nhóm thuốc không kê đơn, tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là các nhóm thuốc nhuận tràng trị táo bón phổ biến nhất.

Các nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến
Các nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến

2.1 Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc nhuận tràng tạo khối còn gọi là thuốc bổ sung chất xơ vì trong thành phần thuốc chủ yếu là các polysaccharide từ thiên nhiên hoặc tổng hợp như Inuline, Fructo-oligosaccharides, Galacto-oligosaccharides… Cơ chế của thuốc là tạo thành một khối gel kéo chất lỏng vào ruột và làm mềm phân, tạo thành các khối ép vào thành ruột gây kích thích tăng nhu động đào thải ra ngoài. 

Thuốc nhuận tràng tạo khối
Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc có tác dụng chậm, cần mất vài ngày để phát huy, tuy nhiên khá an toàn, có thể dùng lâu dài. Những trường hợp nhẹ, táo bón do chế độ ăn uống không hợp lý, phân cứng thì sử dụng rất hiệu quả. Thuốc được chỉ định cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp của thuốc như đầy hơi, co thắt, tắc nghẽn ruột…Để khắc phục thì nên uống nhiều nước và hạn chế uống khi đi ngủ. 

2.2 Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Thuốc nhuận tràng làm trơn
Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Thuốc nhuận tràng bôi trơn chứa thành phần phổ nhất là dầu khoáng. Cơ chế của thuốc giúp phủ lên phân một lớp màng bôi trơn, dễ dàng di chuyển hơn. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khoảng từ 6-8 tiếng sử dụng, và có ưu điểm không bị chuyển hoá, hấp thu, nên phù hợp những người bị tổn thương hậu môn hoặc bị bệnh tim mạch do giúp giảm áp lực rặn trong quá trình đại tiện. 

Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như chuột rút, đau dạu dày. Thuốc tương tác làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu. Ngoài ra người bệnh cần lưu ý không sử dụng ở tư thế nằm sẽ có nguy cơ hít dầu vào phổi. Thuốc không khuyến khích sử dụng lâu dài vì dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc.

Thuốc có thể dùng dạng uống hoặc thuốc thụt hậu môn được dùng như thuốc xổ, làm sạch ruột trước khi phẫu thuật, nội soi. Biệt dược phổ biến như Fleet Mineral oil Enema có thành phần chính là Monobasic Sodium Phosphat và Dibasic Sodium Phosphat, dùng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. 

Fleet Enema 133ml
fleet enema B0406 130x130Xem tất cả ảnh
Fleet Enema 133ml

105.000Còn hàng

Công ty đăng kýAsian Enterprises Inc.
Số đăng kýVN-21175-18
Dạng bào chếDung dịch thụt trực tràng
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 133ml
Mã sản phẩmm1828

2.3 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng kéo nước vào trong lòng ruột, từ đó làm mềm phân, dễ dàng di chuyển đào thải ra ngoài. Thành phần thuốc thường là các Dung dịch ưu trương và nên uống nhiều nước trong khi sử dụng thuốc, sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị hơn. Nhóm thuốc này được chia thành 3 dạng nhỏ, bao gồm: 

  • Muối nhuận tràng: Magie Citrate, Magie Hydroxide, natri Phosphat (Fleet Phospho-Soda)...

Fleet Phospha-Soda 45ml
fleet phospho soda 45ml 8 J4003 130x130Xem tất cả ảnh
Fleet Phospha-Soda 45ml

Liên hệCòn hàng

Công ty đăng kýAsian Enterprises, Inc.
Số đăng kýVN-19002-15
Dạng bào chếDung dịch uống
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 45ml
Mã sản phẩmm1830

Duphalac 667g/l
duphalac A0101 130x130Xem tất cả ảnh
Duphalac 667g/l

165.000Còn hàng

Công ty đăng kýAbbott Biologicals B.V.
Số đăng kýVN-12829-11
Dạng bào chếDung dịch uống
Quy cách đóng góiHộp 20 gói x 15ml
Mã sản phẩma294
  • Polyethylene glycol: Macrogol 3350 (Constipass, Movicol, Laxido),  Macrogol 4000 (Forlax)

Forlax 10g
forlax 1 O6078 130x130Xem tất cả ảnh
Forlax 10g

120.000Còn hàng

Công ty đăng kýIpsen Pharma
Số đăng kýVN-16801-13
Dạng bào chếBột pha dung dịch uống
Quy cách đóng góiHộp 20 gói
Mã sản phẩmm1871

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu được bào chế dưới nhiều dạng dùng, phù hợp với mục đích sử dụng. Với dạng thuốc đạn sẽ có tác dụng trong 15-30 phút, còn với đường uống thì tác dụng sau khoảng 1-4 giờ. Thuốc được sử dụng phổ biến vì tính an toàn, ít tác dụng phụ, nhưng cần lưu ý đến khả năng mất nước khi dùng nhiều. Đặc biệt thuốc sẽ bị nhờn nếu sử dụng lâu dài. Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi.

2.4 Thuốc xổ làm mềm phân

Loại thuốc này sẽ lấy nước từ ruột để làm mềm phân, từ đó kích thích quá trình đi đại tiện. Hiện nay thuốc phổ biến nhất là Natri docusate (Colace, DulcoEase, Surfak). Chỉ dùng ngắn ngày bởi có thể gây thiếu nước do hấp thụ nhiều nước từ ruột.

Thuốc Docusate tác dụng lên sức căng bề mặt khối phân, làm phâm mềm ra, nước và các chất điện giải từ ruột thấm vào, người bệnh có thể dễ dàng đi ngoài. Thuốc cần thời gian từ 1-3 ngày để phát huy công dụng. Hiệu quả kém hơn các nhóm khác nên hiện nay ít dùng.

Natri docusate
Natri docusate

2.5 Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích được sử dụng như cách trị táo bón nặng, với cơ chế kích thích thần kinh niêm mạc ruột, tăng nhu động giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Những trường phù hợp như người táo bón do giảm nhu động, bất thường thần kinh ruột.  Thành phần của thuốc nhóm này bao gồm các dẫn xuất diphenylmethane là bisacodyl (Bisacodyl DHG, Bisacodyl 5mg, Ovalax), và các anthraquinon tự nhiên Senna Glycoside (Senokot).

Viên nhuận tràng Ovalax
thuocovalax11 C1252 130x130Xem tất cả ảnh
Viên nhuận tràng Ovalax

7.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Traphaco
Số đăng kýVD-27368-17
Dạng bào chếViên bao tan trong ruột
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma637

Thuốc có tác dụng nhanh và kích thích trực tiếp tăng nhu động ruột, có thể tống sạch phân ra ngoài nên được ứng dụng nhiều trong các cuộc phẫu thuật, nội soi ruột. Tuy nhiên thuốc cần có sử chỉ định của bác sĩ trước khi dùng vì nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Các biểu hiện thường gặp như rối loạn tiêu hoá như đau bụng, rối loạn điện giải, mất trương lực cơ. 

=== > Xem thêm bài viết: Táo bón ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán, cách chữa táo bón cấp tốc

3 Bị táo bón uống thuốc xổ được không?

Thuốc xổ đều là các thuốc thuộc nhóm thuốc nhuận tràng nhưng sử dụng liều cao với mục đích làm sạch đại tràng trong thời gian ngắn từ 8-12 tiếng. Thuốc nhanh chóng loại bỏ phân ra khỏi cơ thể, nên giảm táo bón hiệu quả. Tuy nhiên thuốc chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật, nội soi dạ dày và cần có chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc xổ rất hiệu quả trong trị táo bón, nhưng cơ chế thuốc kích thích nhu động ruột mạnh mẽ, làm phân mềm nhanh, nên nếu lạm dụng quá nhiều có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy yếu đường ruột, tiêu chảy, mất nước, chất điện giải.

Nếu với tình trạng táo bón nhẹ, bạn chưa cần phải sử dụng đến thuốc, mà đầu tiên nên có một chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh, kết hợp tập thể dục thể thao, uống đủ nước để cải thiện bệnh. Khi không có hiệu quả, mới nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ sử dụng các nhóm thuốc trị táo bón.

4 Cảnh báo nguy hiểm khó lường khi uống thuốc nhuận tràng giảm cân?

Gần đây có nhiều trường hợp chị em sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân. Điều này vô cũng nguy hiểm và dẫn đến nhiều tai nạn không đáng có. Một trường hợp như chị M.K.H (thị xã Hòa Bình) đã bị ngất xỉu và đưa và bệnh viện cấp cứu do sử dụng thuốc nhuận tràng dài trong 1 tháng nhằm mục đích giảm cân nặng. Bên cạnh đó, chị L.T.T (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích sau khi dùng thuốc nhuận tràng trong 2 tháng để giảm cân. 

Thuốc nhuận tràng có tác dụng đào thải các chất cặn bã trong hậu môn, trực tràng ra khỏi cơ thể. Lúc này các chất dinh dưỡng và calo cũng đã hấp thụ xong ở ruột non nên thực chất quá trình giảm cân là sự mất nước và Muối Khoáng. Do đó, sử dụng lâu dài thuốc sẽ gây ra mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt với hệ tim mạch sẽ tăng khả năng suy tim, với hệ tiêu hoá sẽ có những tổn thương khó hồi phục.

Như vậy sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân là phản khoa học, ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Không sử dụng thuốc nhuận tràng giảm cân
Không sử dụng thuốc nhuận tràng giảm cân

5 Uống thuốc nhuận tràng có hại không?

Thuốc nhuận tràng làm giảm tình trạng táo bón nhanh chóng nên nhiều người lạm dụng thuốc gây nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khoẻ, cụ thể là: 

  • Giảm hiệu quả của thuốc: nhiều báo cáo cho thấy sử dụng thuốc nhuận tràng nhiều sẽ gặp tình trạng nhờn thuốc. Do tạo thói quen xấu cho cơ thể, làm quen dần với tác động của thuốc, và để có hiệu quả như ban đầu thì cần dùng liều cao hơn. Từ đó gây khó khăn trong những lần điều trị táo bón tiếp theo.
  • Mất cân bằng điện giải: các nhóm thuốc nhuận tràng thường làm mềm phân bằng cách tăng thẩm thấu nước từ ruột vào phân, kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ, nhanh chóng đào thải các chất ra ngoài, do đó cũng kéo theo loại bỏ các dinh dưỡng, điện giải và nước.
  • Ảnh hưởng thần kinh, tiêu hoá: một số loại thuốc nhuận tràng dạng muối thẩm thấu, khi dùng nhiều gây dư thừa các ion kim loại sẽ làm khó ngủ, mất ngủ, đau bụng.

Như vậy thay vì sử dụng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống. Nếu tình trạng vẫn dai dẳng kéo dài thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

6 Cách trị táo bón không cần dùng thuốc cho người lớn

Táo bón là một triệu chứng tiêu hoá, không phải bệnh lý, nên với tình trạng nhẹ có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà mà không cần dùng thuốc như:

Cách trị táo bón không cần dùng thuốc
Cách trị táo bón không cần dùng thuốc

6.1 Massage

Khi bị táo bón, bạn nên massage thường xuyên khu vực đáy chậu và vùng bụng sẽ hỗ trợ kích thích ruột tăng cảm giác, dễ đi vệ sinh hơn. Bạn có thể sử dụng tay xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để giảm khó chịu và cải thiện tình trạng táo bón.

6.2 Sử dụng các loại thảo dược dân gian

Các loại thảo dược có tính nhuận tràng như nước chanh, nước cam, muồng trâu… sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón khá hiệu quả.

Ăn nhiều rau củ tươi giúp tăng nhiều chất xơ, hỗ trợ dễ dàng đại tiện. Các loại rau củ như mồng tơi, đậu bắp, táo, ngũ cốc, yến mạch… khắc phục tình trạng bệnh rất tốt.

6.3 Vận động, tập thể dục

Tăng cường tập thể dục đều đặn cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày bạn nên duy trì tập ít nhất 30 phút sẽ giúp nhu động ruột hoạt động ổn định, cơ vòng hậu môn, trực tràng co thắt tốt hơn. 

7 Lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

Để sử dụng thuốc trị táo bón hiệu quả, hạn chế được các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải thì người dùng nên lưu ý những điểm dưới đây:

  • Trước khi sử dụng thuốc, nên áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn trước, nếu không hiệu quả mới dùng các loại thuốc nhuận tràng.
  • Không tự ý lạm dùng thuốc nhuận tràng và cần nhận biết được các nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng như sự nhờn thuốc, mất cân bằng điện giải…
  • Khi lựa chọn bất cứ sản phẩm thuốc trị táo bón nào cũng nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn. Chú ý khi dùng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần báo ngay với chuyên gia để có hướng xử lý phù hợp.
  • Uống đủ nước hàng ngày và đặc biệt khi sử dụng thuốc trị táo bón, tăng tập thể dục thể thao, bổ sung nhiều chất xơ.
  • Trường hợp sử dụng thuốc những vẫn bị táo bón thì cần thăm khám chuyên khoa vì đây có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư ruột, suy giáp…

8 Một số thắc mắc khác về thuốc táo bón

8.1 Uống thuốc xổ đi ngoài bao nhiêu lần?

Thuốc xổ sử dụng nhằm đẩy toàn bộ chất thải khỏi đường ruột trong thời gian ngắn nhằm thực hiện nội soi hoặc phẫu thuật. Nên sau khi dùng thuốc xổ khoảng 3 giờ, người dùng sẽ đi ngoài 6-7 lần (hoặc nhiều hơn) và khi đi lần cuối cùng chỉ ra nước trong, không có cặn thì nội soi được. 

8.2 Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được phải làm sao?

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng mà không thể cải thiện tình trạng táo bón thì cần liên hệ bác sĩ sớm nhất để có phương án điều trị khác phù hợp hơn. Vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như ung thư trực tràng.

8.3 Uống thuốc xổ bao lâu đi ngoài?

Tuỳ vào sử dụng dạng bào chế khác nhau, sẽ có thời gian đi ngoài khác nhau. Cụ thể là, dùng dạng bơm qua đường hậu môn thì sẽ đi ngoài sau khoảng 15-20 phút. Còn với đường uống có thể từ 1-4 tiếng để thuốc có tác dụng.

9 Kết luận

Dùng thuốc trị táo bón để điều trị tình trạng táo bón mang lại hiệu quả nhanh chóng nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bài viết trên đã chica sẻ những thuốc nhuận tràng phổ biến hiện nay cũng như các lưu ý đảm bảo dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

10 Tài liệu tham khảo

  1. Chuyên gia NIH (Ngày đăng tháng 5 năm 2018) Treatment for Constipation. NIH. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  2. Tác giả Amol Sharma 1, Satish Rao (Ngày đăng năm 2017) Constipation: Pathophysiology and Current Therapeutic Approaches. Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  3. Tác giả Jonathan D Siegel 1, Jack A Di Palma (Ngày đăng tháng 5 năm 2005) Medical treatment of constipation. Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  4. Tác giả Carmen Pope, BPharm (Ngày đăng 1 tháng 12 năm 2023) Medicine for Constipation (Laxatives). Drug.com. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633