1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Thuốc trị nhiệt miệng - Giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt

Thuốc trị nhiệt miệng - Giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt

Thuốc trị nhiệt miệng - Giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt

Trungtamthuoc.com - Nhiệt miệng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, ở cả người lớn và trẻ nhỏ và sẽ mau chóng biến mất. Tuy nhiên, các triệu chứng của nhiệt miệng gây ra như sưng đỏ, đau nhức lại khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần, ăn uống hàng ngày. Thuốc trị nhiệt miệng chính là giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhất để đẩy lùi, làm giảm khó chịu khi nhiệt miệng. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu cụ thể về các thuốc trị nhiệt miệng qua bài viết dưới đây.

1 Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, khu trú, thường xuất hiện trên bề mặt các mô mềm, niêm mạc, nướu hoặc các vị trí trong khoang miệng. Các nốt nhiệt miệng không xuất hiện ở bề mặt môi mà chủ yếu bên trong môi và tình trạng này không lây nhiễm qua hô hấp.

Các nốt nhiệt thường có hình tròn, gần tròn có bề mặt màu trắng hoặc hơi vàng với viền bao quanh màu đỏ.

Nhiệt miệng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi ăn uống, nói chuyện..

Các nốt nhiệt thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần mà không cần can thiệp điều trị.

Nhiệt miệng khiến người bệnh rất mệt mỏi
Nhiệt miệng khiến người bệnh rất mệt mỏi

2 Thuốc trị nhiệt miệng là gì?

Các thuốc nhiệt miệng hiện nay chủ yếu tập trung vào việc điều trị các triệu chứng viêm, đau nhức do vết loét gây ra, giúp nốt nhiệt thu hẹp kích thước, không gây khó chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian phục hồi và ngừa nguy cơ tái phát. 

Thuốc trị nhiệt miệng giảm đau nhức khi nhiệt miệng
Thuốc trị nhiệt miệng giảm đau nhức khi nhiệt miệng

3 Bị nhiệt miệng lưỡi dùng thuốc gì? 

3.1 Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là nhóm thuốc để điều trị, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm khi phải tiếp xung trong môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ. Dùng kháng sinh giúp bảo vệ vết loét khỏi các vi khuẩn trong khoang miệng, giúp vết loét mau lành, tránh tiến triển nghiêm trọng hơn, giảm sưng, viêm cung như ngừa nguy cơ vết loét tái phát. Với những vết nhiệt miệng nghiêm trọng, bị nhiễm trùng nếu không được dùng kháng sinh sớm có thể gây viêm nhiễm ăn sâu vào dưới mô, tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Có thể chọn kháng sinh phổ rộng để điều trị nhiệt miệng như Doxycyclin-kháng sinh giúp ức chế độc tố vi khuẩn phổ rộng trên nhiều chủng vi khuẩn. Kháng sinh Doxycycline trị nhiệt miệng chủ yếu ở dạng nước súc miệng, có thể hữu ích trong việc kiểm soát vết loét tái phát. Doxycycline uống liều thấp cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc viên.

Điều trị kéo dài bằng thuốc kháng sinh đối với vết loét miệng có thể gây ra các biến chứng như nấm miệng hoặc nhiễm nấm miệng. Nếu vết loét nghiêm trọng và không được điều trị, nhiễm trùng do vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu hơn như viêm mô tế bào hoặc đau thắt ngực Ludwig. 

Giảm viêm nhiễm khi bị nhiệt miệng bằng kháng sinh
Giảm viêm nhiễm khi bị nhiệt miệng bằng kháng sinh

Bên cạnh đó, việc dùng Doxycyclin dùng lâu có thể gây rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, tăng nguy cơ tổn thương tế bào gan nên người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.[1]Chính vì thế, chỉ nên dùng kháng sinh khi bị nhiệt miệng nghiêm trọng, được bác sĩ chỉ định còn các trường hợp nhiệt nhẹ thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh cần dùng đúng số ngày chỉ định để tránh tình trạng kháng kháng sinh mà các nốt nhiệt nhẹ thường sẽ hết nhanh chỉ sau 1-2 tuần.  

Một số thuốc kháng sinh có thể sử dụng khi điều trị nhiệt có thể dùng như: Doxycycline 100mg Mekophar, Cyclindox 100mg,...

Doxycycline 100mg Mekophar
thuoc doxycycline 100mg mekophar 7 V8646 130x130Xem tất cả ảnh
Doxycycline 100mg Mekophar

110.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar
Số đăng kýVNA-4455-01
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmA292

3.2 Thuốc gây tê cục bộ

Các thuốc gây tê cục bộ được sử dụng để giảm cơn đau do vết loét gây ra khi cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng ăn uống, giao tiếp, tinh thần của người bệnh. Các thuốc gây tê cục bộ trong điều trị nhiệt miệng chủ yếu ở dưới dạng kem, gel bôi, tác động trực tiếp, khu trú lên vết thương.

Gảm đau do nhiệt miệng bằng thuốc gây tê tại chỗ
Gảm đau do nhiệt miệng bằng thuốc gây tê tại chỗ

Thành phần gây tê được sử dụng phổ biến nhất trong các thuốc chữa nhiệt miệng là Lidocain và benzocain.

Lidocaine: Lidocaine 2% là loại thuốc trị lở loét theo toa được sử dụng phổ biến nhất . Nó hoạt động bằng cách làm tê khu vực trong miệng của bạn để bạn không cảm thấy đau do lở loét. Nó có dạng gel mà bạn có thể bôi trực tiếp lên vết loét của mình. Nếu bạn có nhiều vết loét, bạn cũng có thể sử dụng nó như một loại thuốc rửa.

Lidocain được cho phép sử dụng để điều trị nhiệt miệng, viêm họng phát huy hiệu quả làm tê liệt cơn đau nhanh chóng khiến cơn đau bắt đầu dịu lại sau khoảng 30 phút sử dụng mà rất an toàn, ít gây tác dụng phụ khi dùng. Có thể bôi lại sau khoảng 3 giờ. Lidocain là liệu pháp điều trị ngắn hạn nên nếu sử dụng vài ngày không hiệu quả thì nên ngưng dùng và báo với bác sĩ. Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad chứa Lidocain đến từ Đức là chế phẩm rất tốt để giảm đau, viêm khi bị loét miệng.[2]

Kamistad gel N
kamistad1 M5856 130x130Xem tất cả ảnh
Kamistad gel N

67.000Còn hàng

Công ty đăng kýStada Arzneimittel AG
Số đăng kýVN-17164-13
Dạng bào chếGel
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 10g
Mã sản phẩma1511

Benzocain thường sử dụng ở nồng độ 5-20% dưới dạng không kê đơn để giúp giảm đau vết tại vị trí loét. Tuy nhiên, benzocaine là một chất gây dị ứng nên không sử dụng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm.[3]

==> Xem thêm các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác tại đây: Nước súc họng kháng khuẩn - “tường lửa” ngăn chặn sự virus corona xâm nhập vào cơ thể

3.3 Thuốc giảm đau, kháng viêm

Các thuốc giảm đau giúp hỗ trợ làm dịu các triệu chứng đau nhức khi bị nhiệt. Nhóm thuốc trị viêm loét miệng lưỡi có công dụng giảm đau phổ biến được sử dụng khi bị nhiệt miệng là Corticoidsteroids, nhóm NSAIDS như: Flurbiprofen, Benzydamine,….

3.3.1 Thuốc NSAIDS

NSAID ngăn chặn việc sản xuất một số hóa chất cơ thể gây viêm. NSAID rất tốt trong việc điều trị cơn đau do tổn thương mô chậm, giúp giảm viêm xương khớp, viêm loét miệng, viêm họng. Tuy nhiên việc dùng các thuốc NSAIDS lâu ngày cơ thể tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, loét miệng nên thường chỉ dùng để giảm đau thời gian ngắn.[4]Các thuốc NSAIDS thường được chỉ định để giảm các cơn đau nhức do nhiệt có tác dụng nhanh, phát huy tác dụng tạm thời để giảm nhanh cơn đau.

Các thuốc giảm đau nhóm NSAIDS chủ yếu chứa các hoạt chất như: ibuprofen, naproxen,...

Hagifen
thuoc hagifen 0 D1373 130x130Xem tất cả ảnh
Hagifen

65.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam.
Số đăng kýVD-20553-14
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmaa7350

3.3.2 Thuốc Corticosteroids

Một lựa chọn khác cho những người bị nhiệt miệng nặng hơn là dùng steroid. Steroid giúp giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Steroid có dạng lỏng và gel mà bạn có thể bôi trực tiếp lên vết loét hoặc dùng để súc miệng. Các lựa chọn bao gồm bột nhão triamcinolone acetonide 0,1%, gel hoặc thuốc mỡ clobetasol 0.05% và gel fluocinonide. Các nghiên cứu cho thấy steroid có thể tăng tốc độ chữa lành và giúp giảm đau. 

Các thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả

Triamcinolone acetonide 0,1%: Là hoạt chất điều trị nhiệt miệng nhóm corticosteroids phổ biến nhất. Triamcinolone acetonide 0,1% chủ yếu để điều trị tạm thời biểu hiện lở loét trong miệng. Triamcinolone acetonide 0,1% chủ yếu ở dưới dạng bột nhão để dính lên các vị trí có vết loét. Triamcinolone acetonide 0,1% giúp giảm sưng, đau, là corticosteroid cường độ trung bình. Khi dùng chấm hoặc ấn một lượng nhỏ hỗn hợp lên khu vực cần điều trị cho đến khi hỗn hợp dính lại và tạo thành một lớp màng trắng, trơn. Có thể dùng tăm bông để bôi các loại thuốc chấm nhiệt miệng này. Đừng cố phết hoặc chà xát hỗn hợp vào. Thoa Triamcinolone acetonide 0,1% lên nốt nhiệt 2 đến 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nha sĩ. Có thể xảy ra bỏng rát, ngứa, kích ứng, khô hoặc đỏ vùng điều trị. Loại thuốc sức trị lở miệng chứa Triamcinolone acetonide 0,1% được dùng nhiều nhất hiện nay là thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia đóng dưới dạng gói bôi trị nhiệt miệng màu xanh dùng bôi trực tiếp lên nốt nhiệt để giảm viêm nhiễm.[5]

Orrepaste 5g
orrepaste5gttt1 D1671 130x130Xem tất cả ảnh
Orrepaste 5g

65.000Còn hàng

Công ty đăng kýHOE Pharmaceuticals
Số đăng kýVN-10297-10
Dạng bào chếGel
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp nhôm 5g
Mã sản phẩmhm1669

3.4 Thuốc sát trùng tại chỗ

Những người bị lở loét nghiêm trọng hơn có thể cần chất khử trùng tại chỗ để ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp đẩy lùi vi khuẩn trên bề mặt vết loét. Các sản phẩm giải phóng oxy có thể được sử dụng làm chất tẩy rửa để làm sạch vết thương. Các lựa chọn phổ biến bao gồm carbamate peroxide (Gly-Oxide), chlorhexidine gluconate, bạc nitrat, Benzalkonium clorid, Hydrogen peroxide khi thu được ở dạng dung dịch 3% nên được pha loãng với lượng nước tương đương trước khi bôi trực tiếp lên vết loét hoặc dưới dạng nước súc miệng. Natri bicacbonat, ở dạng dung dịch (½ đến 1 thìa cà phê trong 4 ounces nước) hoặc ở dạng bột nhão, cũng có thể được sử dụng để làm sạch vết thương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những loại thuốc này giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành.[6]

Zytee giúp trị nhiệt miệng hiệu quả
Zytee giúp trị nhiệt miệng hiệu quả

3.5 Các thuốc khác

Chất che phủ hoặc chất làm mềm da là lớp phủ bảo vệ ngăn chặn sự kích ứng của vết loét và các đầu dây thần kinh liên quan bằng cách cung cấp một lớp phủ bề mặt che chắn vị trí khỏi kích ứng cơ học; kích thích từ thực phẩm có tính axit, mặn hoặc cay; và nhiệt độ thay đổi. Các chất phủ này là những chất trơ về mặt dược lý. Chúng thường giúp giảm đau miễn là chúng còn nguyên tại chỗ, nhưng có thể khó giữ chúng dính chặt trong thời gian dài. Khi lớp phủ bảo vệ được kết hợp với tác nhân trị liệu, sẽ thu được lợi ích gấp đôi. Chất bít ngăn chặn sự kích thích bên ngoài của vết thương và cũng giữ tác nhân trị liệu tại chỗ. Các lựa chọn OTC phổ biến bao gồm Bismuth subsalicylate, sữa Magie (magie hydroxit) và huyền phù Mylanta (nhôm hydroxit/magie hydroxit/simethicone). Mỗi lần dùng khoảng 5 mL đến 10 mL. Có thể dùng làm nhiều lần để duy trì hiệu quả giảm đau. Hãy chắc chắn rằng bạn không nuốt những loại thuốc này. 

Các thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất nên phối hợp nhiều nhóm thuốc kể trên để phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn các thuốc chữa nhiệt miệng có thành phần từ thiên nhiên nếu lo sợ gặp phải tác dụng phụ. thuốc nhiệt miệng nguồn gốc thảo dược thường được lựa chọn là Thuốc Nhiệt miệng PV, nhiệt miệng Nhất Nhất, Livecool Nam Dược,... chứa các hoạt chất thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm rất tốt, đặt biệt lại là các dòng thuốc trị viêm loét miệng an toàn ở trẻ em. Với Nhiệt miệng PV, nhiệt miệng Nhất Nhất thì dùng dưới dạng viên còn Livecool Nam Dược dưới dạng bột pha, trẻ nhỏ chưa nuốt được viên thuốc tiện sử dụng hơn.

Bột Sủi Thanh Nhiệt Livecool Hương Dưa Gang
bot sui thanh nhiet livecool huong dua gang 1 R7866 130x130Xem tất cả ảnh
Bột Sủi Thanh Nhiệt Livecool Hương Dưa Gang

Liên hệCòn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Nam Dược
Số đăng ký11026/2019/ĐKSP
Dạng bào chếBột sủi
Quy cách đóng góiHộp 10 gói x 7g
Mã sản phẩmaa7605

4 Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nhiệt miệng

Các nốt nhiệt miệng sẽ mau chóng hết và hạn chế tái phát tỏ lại nếu người bệnh xây dựng được chế độ sinh hoạt, chăm sóc răng miệng, nghỉ ngơi, sinh dưỡng hợp lý. Do đó bên cạnh việc dùng thuốc, người lệnh cần tuân thủ, xây dựng lối sống lành mạnh dựa trên các gợi ý dưới đây:

Hạn chế đồ ăn cay nóng khi bị nhiệt miệng
Hạn chế đồ ăn cay nóng khi bị nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày bằng cách đánh răng 2-3 lần sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, cạo lưỡi và nước súc miệng để làm sạch, cuốn trôi vi khuẩn và thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.

Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn có tính chua, nhieu acid để tránh vết loét nghiêm trọng hơn.

Nên để bác sĩ thăm khám chỉ định dùng thuốc, không tự ý dùng.

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho cơ thể thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi đồng thời xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên để có đề kháng khỏe, giúp hạn chế tái phát bệnh.

Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhiều loại trái cây, rau quả, các loại đồ uống, nước ép thanh mát để thanh lọc, hạ nhiệt cho cơ thể, giảm nóng trong, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Nếu dùng thuốc mà không thấy đỡ cần ngừng dùng, đi tái khám để thay đổi biện pháp khắc điều trị hiệu quả hơn.

5 Giải đáp một số thắc mắc của khách hàng về các thuốc trị nhiệt miệng

5.1 Trẻ em bị nhiệt miệng bôi thuốc gì?

Trẻ nhỏ là đối tượng cần hết sức cẩn trọng trong việc dùng thuốc vì nếu dùng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sau này. Chính vì thế, các thuốc bôi nhiệt miệng cho bé nên ưu tiên có nguồn gốc từ thảo dược, thành phần an toàn với sức khỏe.

5.2 Thuốc bôi nhiệt miệng có nuốt được không?

Các thuốc trị nhiệt miệng chủ yếu được bào chế dưới dạng các loại kem bôi trực tiếp vào các nốt nhiệt. Để duy trì được hiệu quả thì thuốc phải được giữ lâu tại vị trí tổn thương. Chính vì thế, người dùng không nên nuốt để thuốc được kéo dài tác dụng. Đặc biệt một số thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa nên người dùng không nên nuốt thuốc.

6 Cách chữa nhiệt miệng dân gian

Với những ai không thích dùng thuốc, ưu tiên lựa chọn các biện pháp điều trị an toàn, tại nhà từ các loại thảo dược, nguyên liệu sẵn có thì có thể tham khảo 3 công thức trị nhiệt miệng đơn giản, dễ thực hiện dưới đây:

6.1 Súc miệng nước muối thường xuyên

Giảm nhiệt miệng nhờ súc miệng nước muối
Giảm nhiệt miệng nhờ súc miệng nước muối

Nước muối có tính khử trùng, sát khuẩn răng miệng và có tác dụng giảm viêm tốt nên rất hữu ích để sử dụng giúp làm vết loét mau lành. Người bệnh có thể ra hiệu thuốc mua nước muối sinh lý theo tỷ lệ tiêu chuẩn đã được pha sẵn sử dụng hoặc tự pha nước muối tại nhà theo công thức:

1 thìa cà phê muối hạt (5g) pha trong 230ml nước sạch, khuấy đều đến khi tan hết.

Dùng nước muối đã pha để súc miệng đều đặn hàng ngày, 15-30 giây/lần, súc miệng nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn xong. Cách nhiệt miệng này dùng trong 1 ngày đã thấy sự thay đổi rõ rệt sưng, đau trong miệng.

6.2 Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật Ong có vị ngọt, khi ngậm không gây rát nốt nhiệt như muối nên hay được các mẹ sử dụng để trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ. Mật ong chống viêm, kháng khuẩn tốt nên giúp giảm sưng đỏ, đau nhức và bảo vệ vết loét khỏi viêm nhiễm.

Dùng mật ong để điều trị nhiệt miệng bằng cách bôi trực tiếp mật ong lên các nốt nhiệt khoảng 3-4 lần/ngày, đến khi khỏi.

6.3 Dầu dừa giảm nhiệt miệng hiệu quả

Dầu dừa chứa lượng lớn acid lauric giúp giảm đau nhức, vết loét nhiệt miệng gây ra nhanh.

Để chữa lành nốt nhiệt, lấy lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên vị trí loét vài lần trong ngày. Khi dùng dầu dừa thì nên tránh nuốt nước bọt, ăn uống để thời gian tác động của dầu dừa có thể kéo dài nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của FDA (Ngày đăng 3 tháng 8 năm 2018). Questions and Answers for Consumers on Doxycycline, FDA. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023
  2. ^ Tác giả Jennifer Robertson (Ngày đăng 18 tháng 5 năm 2022). A Guide to Prescription and OTC Canker Sore Medications, Goodrx. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023
  3. ^ Chuyên gia của NHS. About lidocaine for mouth and throat, NHS. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023
  4. ^ Chuyên gia của Clevelandclinic (Ngày đăng 25 tháng 1 năm 2020). NonSteroidal Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs), Clevelandclinic. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023
  5. ^ Chuyên gia của WebMD. Triamcinolone Acetonide Paste - Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023
  6. ^ Chuyên gia của AAOM (Ngày đăng 31 tháng 12 năm 2007). Canker Sores - Treatment, AAOM. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    có thuốc nhiệt miệng nào tốt không?


    Thích (1) Trả lời 1
    • hiện Trung tâm thuốc có bán nhiều thuốc nhiệt miệng đăng trên trang chủ, bạn liên hệ Website Trung tâm thuốc Central Pharmacy để được tư vấn cụ thể nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thuốc trị nhiệt miệng - Giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thuốc trị nhiệt miệng - Giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633