1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bị lẹo mắt bôi thuốc gì? Cách trị lẹo mắt hiệu quả chỉ sau 1 đêm

Bị lẹo mắt bôi thuốc gì? Cách trị lẹo mắt hiệu quả chỉ sau 1 đêm

Bị lẹo mắt bôi thuốc gì? Cách trị lẹo mắt hiệu quả chỉ sau 1 đêm

Trungtamthuoc.com - Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Lẹo gây đau nhức, phù nề dưới mi mắt, mất thẩm mỹ và thậm chí ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt. Để điều trị có nhiều phương pháp tuỳ vào trình trạng nặng hay nhẹ của bệnh, trong đó sử dụng thuốc trị lẹo mang lại hiệu quả nhanh chóng, có thể chỉ sau 1 đêm. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 Mụt lẹo ở mắt bao nhiêu ngày thì khỏi?

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn gây sưng viêm ở mí mắt. Ban đầu là nốt mụn đỏ, sau vài ngày bên trong chứa đầy mủ, cảm giác đau nhức khi chạm vào và chớp mắt.

Mụt lẹo thường xuất hiện bên ngoài nhiều hơn bên trong mí mắt, do sự nhiễm trùng thường xảy ra ở nang lông hay tuyến bã nhờn. Nếu mụn lẹo xuất hiện bên trong sẽ có xu hướng đau hơn do nốt viêm bắt nguồn từ tuyến dầu trong mô mắt. [1]

Nguyên nhân gây ra bệnh thường do tụ cầu Staphylococcus. Đây là nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% các trường hợp bị lẹo mắt.  Ngoài ra những yếu tố gây tác động tăng khả năng xâm nhập vi khuẩn vào mắt gồm:

  • Bị viêm mí mắt, dị ứng kết mạc lâu không khỏi.
  • Không tẩy trang kỹ sau khi sử dụng mascara, hay sử dụng sản phẩm makeup hỏng
  • Đang điều trị mụn trứng cá và viêm da bã nhờn nhiều.

Vậy mụt lẹo ở mắt bao nhiêu ngày thì khỏi?

Thông thường nếu không điều trị, trong khoảng từ 1-2 tuần lẹo sẽ tự hết. Trong 1-3 ngày đầu, lẹo sưng đau nhức và tạo mủ, nhưng từ ngày 4-6 trở đi, mủ vỡ ra và mụn giảm dần triệu chứng.

Vệ sinh mắt đúng cách sẽ khiến lẹo nhanh khỏi hơn. Nên sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt trong ngày, để mắt nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và tia cực tím. Chườm ấm lên vùng da quanh mắt mỗi lần từ 10-15 phút, có thể làm nhiều lần trong ngày. 

Tuy nhiên nếu tình trạng lẹo không thuyên giảm, kèm theo các dấu hiệu bất thường như lẹo bị chảy máu, mắt mờ, không nhìn rõ, sưng ngày càng lớn hoặc có lan sang cả mắt khác… người bệnh cần đi đến nhãn khoa gần nhất để bác sĩ tư vấn điều trị. 

 Tụ cầu Staphylococcus nguyên nhân chính gây lẹo mắt
 Tụ cầu Staphylococcus nguyên nhân chính gây lẹo mắt

2 Lẹo mắt nên dùng thuốc kháng sinh gì?

2.1 Thuốc nhỏ trị lẹo mắt

Thuốc nhỏ mắt trị lẹo thường có thành phần gồm các kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin, Neomycin, Polymyxin B,  Natri sulfamethoxazol…thuốc nhỏ có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ, điều trị lẹo mắt khá tốt. 

Chỉ định: các trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn như lẹo mắt, viêm kết mạc…

Ưu điểm:

  • Diệt khuẩn tại chỗ, ít hấp thu vào tuần hoàn nên có thể sử dụng cho đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ.
  • Ít tác dụng phụ hơn so với đường uống
  • Dạng nhỏ mắt thuận tiện, thích hợp với nhiều đối tượng không thể uống

Nhược điểm:

  • Khả năng lưu kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn yếu, thuốc nhanh chóng bị rửa trôi.
  • Phải sử dụng nhiều lần trong ngày
  • Thuốc dạng lỏng, khó bảo quản lâu, dễ nhiễm khuẩn sau mở nắp
  • Một số loại thuốc nhỏ khó thấm vào mô, tiếp cận vị trí viêm
  • Dạng hỗn dịch cần lắc nhẹ để đảm bảo thuốc đủ nồng độ và thành phần trước khi đưa vào mắt.

Một số thuốc nhỏ mắt hay dùng:

2.1.1 Tobrex

Tobrex có chứa kháng sinh tobramycin là một kháng sinh nhóm Aminoglycosid với phổ diệt khuẩn rộng, dạng Dung dịch được sử dụng trong nhiễm trùng mắt, ngoài nhãn cầu mắt hay các phần phụ. Tobrex dùng được cho cả trẻ em và phụ nữ có thai

Liều dùng: 

Lẹo mắt nhẹ:  nhỏ 1-2 giọt/lần, cách 4 giờ nhỏ lại

Lẹo mắt nặng: thời gian đầu nhỏ liên tục, cách 1 giờ nhỏ lại, mỗi lần nhỏ 2 giọt. Sau giảm dần liều lượng như bị nhẹ. Khi hết lẹo thì dừng hẳn.

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc kê đơn nên chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ

Thuốc gây ra tác dụng phụ như xung huyết mắt.

Tobrex trị lẹo mắt
Tobrex trị lẹo mắt

Tobrex 0.03% 5ml
tobrex1 J3272 130x130Xem tất cả ảnh
Tobrex 0.03% 5ml

125.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-21921-19
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 5ml
Mã sản phẩma787

2.1.2 Cravit 5ml

Cravit chứa thành phần chính là Levofloxacin, kháng sinh nhóm phổ rộng Fluoroquinolon, kháng sinh diệt khuẩn mạnh với phổ rộng và khả năng thấm sâu vào hốc mắt. Được chỉ định điều trị lẹo, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm bờ mi… ngoài ra còn sử dụng trong dự phòng phẫu thuật mắt. 

Liêu dùng: tuỳ vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng có liều dùng khác nhau, thông thường là 1 giọt/ lần, ngày 3 lần.

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc là thuốc kê đơn, có kháng sinh phải kiểm soát đặc biệt nên chỉ được khi có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ

Các tác dụng phụ của thuốc như rối loạn giác mạc lan toả.

Cravit 5ml trị lẹo mắt
Cravit 5ml trị lẹo mắt

Cravit 0.5%
cravit I3034 130x130Xem tất cả ảnh
Cravit 0.5%

145.000Còn hàng

Công ty đăng kýSanten Pharmaceutical Co., Ltd.
Số đăng kýVN-5622-01
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 5ml
Mã sản phẩma237

2.1.3 Rohto Antibacterial

Thuốc của hãng V.Rohto trị nhiễm trùng mắt có sự kết hợp của nhiều thành phần kháng viêm, kháng histamin như: Chlorpheniramine Maleate, natri Sulfamethoxazole,Dikali Glycyrrhizinate, Epsilon-aminocaproic Acid. Điều trị lẹo, viêm kết mạc dị ứng, giảm ngứa, sưng mí mắt khi nhiễm vi khuẩn

Liều dùng: nhỏ 2-3 giọt/ lần, ngày sử dụng 5-6 lần

Lưu ý khi sử dụng:

Thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi bác sĩ chỉ định

Người mẫn cảm với thành phần của thuốc không được sử dụng

Rohto Antibacterial trị lẹo măt hiệu quả
Rohto Antibacterial trị lẹo măt hiệu quả

Rohto AntiBacterial
rohtoantibacterial1 H3151 130x130Xem tất cả ảnh
Rohto AntiBacterial

46.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH Rohto - Mentholatum
Số đăng kýVD-24640-16
Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ x 10 ml
Mã sản phẩmaa1909

2.2 Thuốc mỡ trị lẹo mắt

Thuốc mỡ trị lẹo mắt cũng chứa đa dạng các kháng sinh như Oxytetracycline; Chloramphenicol, Polymyxin B, Tobramycin; Neomycin…

Chỉ định: các trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn như lẹo mắt, viêm kết mạc…

Ưu điểm

  • Diệt khuẩn tại chỗ, ít hấp thu vào tuần hoàn nên có thể sử dụng cho đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ.
  • Ít tác dụng phụ hơn so với đường uống
  • Dạng tra mắt thuận tiện, thích hợp với nhiều đối tượng không thể uống
  • Thời gian lưu tại vị trí bôi lâu hơn, tăng khả năng diệt khuẩn so với thuốc nhỏ
  • Giảm tần suất dùng thuốc và nên dùng thuốc trước khi đi ngủ.

Nhược điểm:

  • Khả năng xâm nhập kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn yếu hơn đường uống.
  • Phải sử dụng nhiều lần trong ngày
  • Thuốc dạng mỡ, sử dụng ban ngày khá khó khăn
  • Một số loại thuốc khó thấm vào mô, tiếp cận vị trí viêm

2.2.1 Thuốc mỡ tra mắt Oflovid

Tuýp mỡ tra mắt Oflovid chứa Ofloxacin 10,5 mg, thuộc nhóm kháng sinh Quinolone , có phổ diệt khuẩn rất rộng. Dạng mỡ tra có các tá dược như Lanolin tinh khiết, parafin lỏng, giúp lưu thuốc lâu hơn trên mắt. Chỉ định điều trị viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm sụn mi… sử dụng cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Liều lượng: phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh, theo hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý khi sử dụng:

Thuốc có tác dụng phụ khi lạm dụng 

Không dùng cho đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Thuốc mỡ tra mắt Oflovid
Thuốc mỡ tra mắt Oflovid

Thuốc mỡ tra mắt Oflovid
thuoc mo tra mat oflovid F2002 130x130Xem tất cả ảnh
Thuốc mỡ tra mắt Oflovid

110.000Còn hàng

Công ty đăng kýSanten Pharmaceutical Co., Ltd.
Số đăng kýVN-18723-15
Dạng bào chếMỡ tra mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 3,5 g
Mã sản phẩma622

2.2.2 Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%

Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1% sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình,được kê đơn phổ biến tại bệnh viện điều trị nhiễm khuẩn mắt vì tác dụng vô cùng hiệu quả.

Thành phần có chứa  Tetracyclin Hydroclorid 1% với các tá dược như Parafin rắn, Lanolin, Vaseline… chỉ định điều trị các bệnh về  mắt như đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm mi mắt…

Liều dùng: tra vào mắt 3-4 lần trong ngày. Nên dùng khi đi ngủ buổi tối, giảm ảnh hưởng tới tầm nhìn của bệnh nhân.

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc kê đơn của bác sĩ

Ngày này kháng nhiều nên sử dụng không thấy cải thiện cần tái khám để đổi thuốc.

Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%
Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%

Tetracyclin 1% Vidipha
tetracylin 1 vidipha 1 S7052 130x130Xem tất cả ảnh
Tetracyclin 1% Vidipha

6.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương Vidipha
Số đăng kýVD-17566-12
Dạng bào chếMỡ tra mắt
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 5g
Mã sản phẩmhm1517

2.3 Thuốc uống trị lẹo mắt

Kháng sinh đường uống trị lẹo mắt có tác dụng diệt khuẩn, xâm nhập vào các ổ nhiễm khuẩn sâu tốt hơn, nhưng có tác dụng toàn thân, thường được bác sĩ kê khi sử dụng đường bôi và nhỏ mắt không đem lại hiệu quả. [2]

Thuốc được chỉ định cho trường hợp nhiễm khuẩn mắt nặng, viêm sưng kết mạc, kèm biểu hiện sốt hoặc mắc bệnh lý trong cơ thể gây biến chứng tại mắt. Khi sử dụng đường toàn thân thuốc thấm tốt qua hàng rào máu não.

Ưu điểm:

  • Điều trị được nhiễm khuẩn mắt nặng và thấm vào được các phần sâu trong mắt như hốc mắt, tuyến lệ, ống lệ mũi…

Nhược điểm

  • Thường có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc nhỏ mắt và thuốc tra mắt do tác động toàn thân. Các tác dụng phụ hay thường gặp như đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…
  • Bị cản trở bởi hàng rào máu- mắt do khả năng tan trong lipid, nồng độ thuốc trong huyết tương nên hiệu quả tuỳ thuộc từng đối tượng 
  • Phải duy trì uống đủ liều kháng sinh 7 ngày dù đã khỏi trước đó.

Các thuốc kháng sinh đường uống thường được bác sĩ kê đơn như:

Erythromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid với cơ chế kìm khuẩn bằng cách gắn thuận nghịch vào ribosom 50S, ức chế tổng hợp protein trong vi khuẩn gây chết tế bào, vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt. Kháng sinh chủ yếu có vai trò kìm khuẩn, thích hợp dùng điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, hô hấp, mắt. 

Liều dùng được khuyến cáo của erythromycin là 250mg/lần, khoảng 6 giờ lặp lại liều. Với liều 500mg thì cách nhau 12 giờ sẽ lặp liều.

Amoxicillin: Kháng sinh nhóm Beta Lactam, tác dụng diệt khuẩn, do tác động trực tiếp lên thành tế bào vi khuẩn, làm tan thành tế bào gây thoát các chất trong vi khuẩn khiến chúng chết. Amoxicillin có hoạt tính trên cả vi khuẩn Gram âm và  Gram dương nên tác động trên tụ cầu khá tốt. Được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, da, mô mềm, mắt, …

Liều dùng thường tinh theo cân nặng 50/kg/ngày chia làm 2-3 lần uống. Hoặc người lớn khoảng 250mg-500mg cách nhau mỗi 8 giờ, còn trẻ em khoảng 125-250 mg cách nhau mỗi 8 giờ.

Doxycycline: thuộc nhóm kháng sinh kìm khuẩn với cơ chế chính là ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn tương tự nhóm macrolid. Thuốc đi vào tế bào vi khuẩn qua lớp lipid kép sau đó gắn với tiểu phân 30S của ribosome trên ARN vi khuẩn ngăn quá trình sao mã xảy ra, chuỗi polipeptit không được tổng hợp, từ đó gây chết vi khuẩn.

Liều dùng tham khảo: uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần trong ngày đầu, sau đó giảm liều xuống còn 1 viên/ngày khi không còn nhiễm khuẩn nặng. Trẻ em trên 8 tuổi uống theo cân nặng 4-5mg/kg/ngày. Chia làm 2 lần trong ngày, sau đó giảm liều xuống 1 nửa khi không còn nhiễm khuẩn nặng Thuốc không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi, cần kê đơn của bác sĩ, và nên uống thuốc sau ăn no, không nên nằm ngay do thuốc gây loét dạ dày.

Cefalexin: thuộc nhóm cefalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn gram dương mạnh, điều trị các bệnh nhiễm tụ cầu chứa kháng penicillin hay không tiết B lactamase hiệu quả. Cơ chế Cefalexin là tác động trực tiếp lên thành tế bào và tiêu diệt vi khuẩn.

Liều dùng tham khảo: tuỳ theo mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, có thể lên tới 4g/ ngày. Thông thường liều uống là 250-500mg cách 6 giờ mỗi lần ở người lớn.

Thuốc uống trị lẹo mắt
Thuốc uống trị lẹo mắt

3 Những lưu ý khi lựa chọn thuốc trị lẹo mắt cho bà bầu

Đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú là đối tượng đặc biệt, cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ với những thuốc kê đơn, kể cả các sản phẩm có nguồn gốc Đông y hay thực phẩm chức năng trước khi sử dụng cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dù được khuyến cáo có thể dùng.

Thời kỳ 3 tháng đầu là thời gian rất nhạy cảm khi mang thai, giai đoạn này các cơ quan của con đang dần hình thành, phụ nữ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tân dược nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Vì thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi.

Trong các thuốc nhỏ mắt, thành phần hoạt chất nồng độ thấp, tác động tại chỗ, không thấm vào máu , nên ít ảnh hưởng đến thai nhi. Nên khi bị viêm kết mạc, lẹo mắt..bà bầu có thể sử dụng thuốc nhỏ kháng sinh trong thời gian ngắn dưới sự kê toa của bác sĩ chuyên khoa.

Các trường hợp ngứa mắt, khô mắt, dùng các thuốc nhỏ có Natri clorid 0.9%, nước mắt nhân tạo, mẹ bầu cũng có thể sử dụng được

Thuốc trị lẹo mắt cho bà bầu
Thuốc trị lẹo mắt cho bà bầu

4 Đơn thuốc tham khảo chữa lẹo mắt

Trị lẹo mắt thường sử dụng kháng sinh, mà tất cả các kháng sinh đều cần kê đơn của bác sĩ, các đơn thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo dành cho nhân viên trong lĩnh vực y tế, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của chuyên gia nhãn khoa.

Kết hợp điều trị: kháng sinh + chống viêm corticoid + giảm đau + nhỏ mắt

Người lớn:

1. Erythromycin 500mg uống 2 viên/ ngày chia làm 2 lần 

2. Prednisolon 5mg uống 4 viên/ ngày chia làm 2 lần

3. Efferalgan sủi 500mg uống 1 viên/ lần cách 4-6 giờ

4. Nacl 0,9% rửa mắt 4-5 lần trong ngày

5. Tetracylin bôi mắt 4-5 lần trong ngày

Phụ nữ có thai:

1.Nhỏ mắt Tobarmycin ngày 5-6 lần mỗi lần cách nhau 3-4 giờ

2. Alpha choay 5mg uống 4 viên/ ngày chia 2 lần

3. Hapacol 500mg uống 4 viên/ ngày chia 2 lần

4. Nacl 0,9% rửa mắt nhiều lần trong ngày

 Trẻ em trên 7 tuổi

1.Amoxicillin 250mg x 2 lần/ ngày

2.Alpha choay 5mg 2 viên/ ngày chia 2 lần

3 Hapacol 250mg 2 viên/ ngày chia 2 lần

4.Nacl 0,9% rửa mắt 

5 Mẹo chữa lẹo mắt trong dân gian hiệu quả

5.1 Cột chỉ trị lẹo mắt

Từ xa xưa việc cột chỉ chữa lẹo mắt đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt dù chưa có cơ sở nào chứng minh. Phương pháp khá an toàn, dễ làm tại nhà, không tốn kém hay gây tác dụng có hại với cơ thể.

 Quy trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 cuộn chỉ và nước sôi
  • Quấn chỉ vào ngón tay giữa, nếu bị lẹo ở mắt phải thì cột tay trái và ngược lại mắt trái thì cột tay phải. 
  • Cột chỉ 9 vòng xung quanh ngón tay giữa nếu là nữ, còn nam thì cột 7 vòng.
  • Không quấn quá chặt làm máu khó lưu thông 
  • Sau đó hơ ngón tay trên hơi cốc nước nóng cho đầu ngón ấm lên, đem chấm vào vị trí bị lẹo. Làm như vậy khoảng 9 lần đối với nữ và nam là khoảng 7 lần
  • Làm mỗi ngày duy trì đến khi khỏi hẳn

5.2 Cách chữa lên lẹo ở mắt bằng đũa

Phương pháp dùng đũa nóng để trị lẹo được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Bản chất là dùng nhiệt nóng tác động vào vị trí sưng lẹo hỗ trợ giảm sưng, và diệt khuẩn

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 chiếc đũa ăn nên làm bằng gỗ, hơ trên than hoa đến nóng, sau đó quẩn trên 1 tấm vải sạch, tuyệt đối không sử dụng trực tiếp đũa lên mắt.
  • Lăn đều đũa lên vùng bị sưng do lẹo, điều chỉnh nhiệt độ nóng đủ khả năng chịu đựng được.
  • Làm 2-3 lần trong ngày mỗi lần hơ đũa từ 5-7 lần, duy trì vài ngày là lẹo sẽ biến mất

5.3 Trị lẹo mắt bằng trứng gà

Phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian, dễ làm và đạt hiệu quả cao.

Cách thực hiện:

  • Dùng trứng gà đã luộc chín, để nguội đến ấm
  • Bóc bỏ vỏ trứng, rồi lăn đều lên mí mắt bị lẹo đến khi trứng nguội hẳn
  • Lăn trứng khi càng nóng càng tốt, duy trì thời gian được lâu hơn, nhưng phải tự điều chỉnh để vừa với sức chịu đựng và làn da của cơ thể, tránh gây bỏng mắt làm bệnh nặng hơn.
Mẹo chữa lẹo mắt trong dân gian hiệu quả
Mẹo chữa lẹo mắt trong dân gian hiệu quả

5.4 Cách trị lẹo mắt bằng nghệ

Nghệ có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên dùng làm mờ các vết thâm, lành sẹo vô cùng hiệu quả. Trong điều trị lẹo mắt, nghệ còn giúp giảm lây lan sang mắt khác

Cách thực hiện

  • Lấy khoảng 1 củ nghệ to, đem rửa sạch , để ráo
  • Giã nát nghệ rồi hoà vào 1 ít nước tạo hỗn hợp đặc sệt
  • Dùng khăn sạch, mỏng đựng hỗn hợp vừa làm lên rồi  đắp lên vùng da bị lẹo.
  • Để trong vòng 20 phút rồi đi rửa lại bằng nước sạch
  • Duy trì làm mỗi ngày 2-3 lần để đạt kết quả nhanh chóng

5.5 Chữa lẹo bằng lá trầu không

Với tính sát khuẩn và tiêu viêm tốt, lá Trầu Không được sử dụng trị lẹo mắt rất hiệu quả.

Cách làm: 

  • Hái 1 nắm lá trầu không, đem đi rửa sạch, sau đó giã nát
  • Nấu phần lá với nước sôi để khoảng 1-2 phút
  • Dùng nước lá đó sông mắt bị lẹo đến khi nước nguội
  • Thực hiện ít nhất 3 lần/ ngày, trong vài ngày sẽ thấy lẹo xẹp dần và biến mất

6 Bài thuốc y học cổ truyền chữa lẹo mắt

Bài thuốc 1

Dùng 20g Kim Ngân Hoa, 20g Cúc Hoa, 20g Bồ Công Anh cho 3 vị trên vào nồi đổ ngập nước, đun sôi cho nhỏ lửa đun tiếp 15 phút, chắc ra bát nước đầu. Đun tiếp lần hai lấy nước. Trộn 2 lần nước với nhau chia uống 3 lần trong ngày.

Sử dụng:

  • Kim ngân hoa, cúc hoa, bồ công anh theo tỷ lệ 1:1:1 khoảng 20g cho vào nồi, nấu ngập nước, để sôi trong 15 phút rồi bắc bếp. Lấy khoảng 1 bát nước đầu.
  • Thực hiện như thế thêm 1 lần nữa
  • Trộn 2 bát nước vào với nhau chia làm 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc 2

Sử dụng:

  • 2 thìa bột vừng đen và sữa đậu nành đã đun nóng
  • Hoà chung với nhau, cho thêm 1 thìa Mật Ong điều vị
  • Ngày uống 1 lần sau ăn sáng

Bài thuốc 3

  • Nếu bị lẹo có kèm sốt, khô miệng, rối loạn tiêu hoá thì sử dụng bài thuốc:
  • Kim ngân hoa, gai Bồ Kết, liên kiều, bồ công anh: 15g
  • Phòng Phong 12g, Bạch Chỉ 10g, Xuyên Khung 8g, Cam Thảo 6g
  • Hòa chung sắc lấy 2 lần nước. Đem chia 3 lần trong ngày

7 Câu hỏi thường gặp về lẹo mắt

7.1 Lẹo mắt có giống chắp mắt không?

Lẹo mắt và chắp mắt là 2 bệnh khác nhau nhưng thường khó phân biệt. 

Lẹo là tình trạng nhiễm khuẩn gây sưng viêm ở mí mắt. Ban đầu là nốt mụn đỏ, sau vài ngày bên trong chứa đầy mủ, cảm giác đau nhức khi chạm vào và chớp mắt.

Chắp mắt thường là khối u hạt không gây đau, hình thành do tuyến dầu bị rò rỉ gây tắc  nghẽn. Chắp tồn tại lâu dài, được coi là tình trạng viêm mãn tính, không nhiễm khuẩn. 

7.2 Bị lẹo mắt có phải kiêng gì không?

Lẹo gây sưng đau nên người mắc nên tránh những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay, nóng như tỏi, ớt, hành...nên phải kiêng vì chúng làm kích thích tiết nước mắt, có thể lan rộng tình trạng nhiễm khuẩn. Lẹo có thể sưng to hơn và trở nặng hơn
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… gây suy giảm sức đề kháng, bệnh nhân lâu khỏi lẹo hơn
  • Những thực phẩm chứa nhiều đường, sữa cũng nên tránh. Đường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và viêm lan rộng hơn, vì vậy những đồ ăn như bánh ngọt, nước có ga không nên sử dụng trong thời gian bị lẹo
  • Đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh dễ gây kích ứng, khó tiêu hoá, người bị lẹo cũng không nên ăn nhiều

7.3 Mụt lẹo mắt có lây không?

Mụt lẹo không lây, do vậy không cần e ngại khi tiếp xúc, giao tiếp với người đang bị lẹo mắt.

Do đó, để phòng ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn, cần thực hiện một số biện pháp:

Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào mắt

Thường xuyên vệ sinh vỏ chăn gối, khăn mặt nhằm hạn chế lây nhiễm vi khuẩn

Trường hợp người đó bị lẹo, vệ sinh mi mắt sạch sẽ phòng ngừa lây lan qua các vị trí khác tại mắt.

7.4 Bị lẹo là do vệ sinh mắt bẩn?

Bị lẹo là do tuyến dầu ở mi mắt bị nhiễm trùng gây sưng viêm như mụn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ này có thể do vệ sinh mắt bẩn

Khi bạn vệ sinh kém sau makeup hay khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn nhiều nhưng lại không rửa mắt, rửa mặt, các vi khuẩn trên mắt và da tăng lên, các mi mắt cũng dễ bị tắc tuyến bã nhờn, lẹo sẽ dễ hình thành hơn.

7.5 Có nên tự chích lẹo mắt tại nhà không?

Vết mủ ở lẹo mắt có tự ý chích tại nhà được không? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Việc chích lẹo khá đơn giản nhưng có thể để lại rất nhiều hệ luỵ về sau nếu không thực hiện đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Mủ trong mụt lẹo vỡ ra, lan sang khu vực xung quanh làm nhiễm trùng nặng hơn. Ngoài ra có thể để lại sẹo trên mí mắt gây mất thẩm mỹ. Vì vậy để vết lẹo tự khô lại hoặc đến cơ sở nhãn khoa gần nhất nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

8 Kết luận

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng mắt rất phổ biến. Bênh có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng trường hợp nặng nếu không sử dụng thuốc sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Dù bệnh nặng hay nhẹ, cũng nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế phù hợp để điều trị mang lại kết quả cao. Mong bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc về bệnh và thuốc điều trị lẹo đang được sử dụng hiện nay.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Kara J. Bragg (Ngày đăng 31 tháng 7 năm 2023), Hordeolum.Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024
  2. ^ Tác giả Amer F Alsoudi và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 4 năm 2022) Efficacy of Care and Antibiotic Use for Chalazia and Hordeola.Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình bị mụt lẹo ở mắt bao nhiêu ngày thì khỏi hết?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thông thường nếu không điều trị, trong khoảng từ 1-2 tuần lẹo sẽ tự hết. Trong 1-3 ngày đầu, lẹo sưng đau nhức và tạo mủ, nhưng từ ngày 4-6 trở đi, mủ vỡ ra và mụn giảm dần triệu chứng. Chị cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị tình trạng này nhanh hơn c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bị lẹo mắt bôi thuốc gì? Cách trị lẹo mắt nhanh nhất chỉ sau 1 đêm 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bị lẹo mắt bôi thuốc gì? Cách trị lẹo mắt nhanh nhất chỉ sau 1 đêm
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin hay, hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633