Thuốc trị hắc lào (lác đồng tiền) nặng, lâu năm tại nhà hiệu quả
Trungtamthuoc.com - Hắc lào là bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Khu vực hay bị bệnh thường là những vùng kém vệ sinh, đổ mồ hôi nhiều như háng, bẹn…Để điều trị, người bệnh thường dùng các tuýp bôi hoặc thuốc uống trị hắc lào, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa khó chịu rất hiệu quả. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về các loại thuốc trị hắc lào trong bài viết dưới đây.
1 Hắc lào là bệnh gì và dấu hiệu bị hắc lào?
Hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền là bệnh da liễu phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân thường do nấm gây ra, tuỳ theo vị trí bệnh xuất hiện, có hắc lào bẹn, hắc lào bụng, hắc lào háng…
Biểu hiện triệu chứng hay gặp nhiều nhất là ngứa da, đặc biệt khi ra mồ hôi. Trên vết ngứa có kèm theo chốc vẩy, tổn thương bề mặt da. Các tổn thương ban đầu tròn như hình bầu dục hoặc hình đồng xu, sau đó lan dần thành mảng lớn hình đa cung nổi trên da. Màu sắc có thể đỏ hoặc nâu, nhiều khi kèm theo các vết mủ vàng, dễ bong dịch lan rộng ra các vùng khác. [1]
Đối tượng nam giới bị nhiều hơn nữ giới, vào thời tiết nóng ẩm xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Bệnh có thể lây lan thông qua dùng chung khăn mặt, quần áo, tiếp xúc với vị trí tổn thương.
2 Thuốc trị hắc lào an toàn và hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh lác đồng tiền là do nấm, nên các thuốc dùng điều trị chủ yếu thuộc nhóm thuốc trị nấm. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, dưới đây là phân loại các nhóm thuốc hay được sử dụng:
2.1 Thuốc chống nấm nhóm Azol
Đây là nhóm được sử dụng phổ biến nhất, diệt nấm trên cơ chế ngăn tổng hợp ergosterol và các lipid màng tế bào thông qua ức chế enzym đặc hiệu 14 alpha-demethylase. Phổ kháng nấm rộng gồm cả nấm men, nấm ngoài da, nấm nội tạng.
2.1.1 Thuốc kháng nấm nhóm Imidazol
Thuốc hay dùng là ketoconazol, clotrimazole, miconazol… nhóm này nhạy cảm với nấm, tác động diệt nấm và chuyển hoá tốt hơn Triazole.
Ketoconazol
Là thuốc chống nấm phổ rộng, ức chế hoạt tính cytochrom P450 là enzym cần thiết cho quá trình duy trì màng tế bào nấm bền vững. Sự ức chế này giảm lượng ergosterol gây nên sự thay đổi tính thấm màng và gây chết nấm.
Tác dụng: kháng nấm toàn thân, điều trị nhiều loại nấm như nấm da, nấm candida, nấm tóc…
Tác dụng phụ: thường gặp các biểu hiện như đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hoá, phát ban. Một vài trường hợp hiếm gặp như sốc phản vệ, đau đầu, viêm da…
Một số sản phẩm thường gặp: Kedermfa Cream ,Nizoral Cream
Miconazole
Là một imidazole tổng hợp, tác dụng chống nấm phổ rộng, ức chế hoạt tính cytochrom P450 là enzym cần thiết cho quá trình duy trì màng tế bào nấm bền vững. Sự ức chế này giảm lượng ergosterol gây nên sự thay đổi tính thấm màng và gây chết nấm.
Tác dụng: kháng nấm với các nấm ngoài da và vi nấm men, kháng khuẩn với vi khuẩn gram dương và trực khuẩn. Hỗ trợ làm liền vết thương ngoài da do nấm gây lên.
Tác dụng phụ: có thể gây rối loạn tiêu hoá, điều trị dài ngày gây tiêu chảy, dạng kem bôi gây kích ứng bỏng rát trên da. Một số trường hợp rối loạn chức năng gan.
Một vài sản phẩm như: Axcel Miconazole, Daktarin oral gel, Zarin Cream…
Clotrimazole
Thuốc chống nấm tổng hợp nhóm imidazol, có phổ rộng, tác dụng tại chỗ tốt, chỉ định trong điều trị nấm trên da hiệu quả. Cơ chế diệt nấm bằng thay đổi tính thấm màng tế bào nấm, làm rò rỉ các chất thiết yếu ra ngoài bằng cách liên kết với Phospholipid trong màng.
Tác dụng:
- Diệt nấm ngoài da, ngăn chặn sự lây lan và sinh sôi của chúng
- Trị viêm nhiễm ,sưng đỏ, trị ngứa ngáy, tái tạo da non
- Còn được dùng trong phác đồ trị viêm âm đạo
Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng da, viêm da dị ứng tại vị trí bôi. Rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn..
Các sản phẩm thường gặp: Thuốc bôi Clotrimazole 1%, Canesten..
2.1.2 Thuốc kháng nấm nhóm Triazole
Các thuốc hay dùng là Itraconazole, Fluconazole…cùng phổ tác dụng nhưng chuyển hoá chậm hơn nhóm Imidazol
Itraconazole
Itraconazole thuốc chống nấm được chỉ định chủ yếu khi bị hắc lào đường sinh dục. Được sử dụng dưới dạng viên uống, ức chế sự sinh trưởng của vi nấm trên da, tiêu diệt và loại bỏ chứng nhanh chóng. Cơ chế thuốc thông qua ức chế ergosterol trong màng tế bào vi nấm.
Tác dụng:
- Thuốc có khả năng diệt nhiều loại nấm khác nhau
- Giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm đỏ trên da, ngăn sự lan rộng tới vùng da khác
- Làm lành các vết tổn thương, tái tạo da
Tác dụng phụ thường gặp như rối loạn tiêu hoá, chán ăn, buồn nôn, tổn thương gan
Chống chỉ định với người dị ứng với thuốc và phụ nữ có thai hoặc cho con bú…
Các thuốc chứa Itraconazole như: Sporanox, Sporal
Fluconazol
Fluconazole gắn thêm 2 gốc Flo có phổ kháng khuẩn rộng. Cơ chế ức chế chọn lọc cytocrom P450 ở nấm, làm thay đổi tính thấm màng, thoát các chất cần thiết cho sự tồn tại của vi nấm như Kali, acid amin …từ đó tế bào nấm bị tiêu diệt
Tác dụng tốt trên hầu hết các chủng nấm, diệt nấm ngứa, làm mất các vết mụn nước, ửng đỏ trên da ngăn ngừa nấm lây lan và tái phát, kích thích tái tạo tế bào da nhanh chóng,
thuốc có tác dụng cực mạnh, được kê đơn trong trường hợp nấm nặng, lâu năm.
Tác dụng phụ: có thể gặp các triệu chứng trên hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt. Trên hệ tiêu hoá như buồn nôn, tiêu chảy. Các phản ứng trên da như nổi mẩn, ban, phù..
Chống chỉ định: rối loạn porphyrin cấp, người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai chỉ sử dụng khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
Các thuốc chứa Fluconazol như: Flunaz, Diflucan, Triflucan…
2.2 Thuốc kháng nấm Griseofulvin
Tương tự như các thuốc trị nấm khác Griseofulvin có khả năng ức chế nhiều loại nấm, kháng ngứa và ngăn ngừa bệnh lan rộng cực hiệu quả. Cơ chế của thuốc tác động trực tiếp lên tế bào nấm, phá vỡ cấu trúc màng, làm chúng không thể sao chép và bị tiêu diệt. [2]
Tác dụng:
- Thuốc diệt nấm, kháng viêm, giảm ngứa và ngăn chặn lan rộng trên da
- Ngăn chặn bội nhiễm vi khuẩn, tái tạo da mới, lành tổn thương da
Tác dụng phụ : trên hệ tiêu hoá, gây buồn nôn, chán ăn, mề đay. Có thể gặp kích ứng bề mặt da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Chống chỉ định: người có tiền sử dị ứng với thành phần và tá dược trong viên uống, người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc suy gan không nên dùng
Các thuốc có Griseofulvin như: Fulvicin, Grisactin, Griseofulvin 500mg…
2.3 Thuốc kháng nấm Allylamine
Tương tự thuốc kháng nấm azole, allylamines tác động vào một loại enzyme squalene monooxygenase trên màng tế bào nấm, ức chế tổng hợp màng tế bào dẫn đến chết nấm.
Được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh nấm da là Terbinafine, bào chế dạng kem bôi và viên uống.
Tác dụng: Thành phần của thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và tấn công của nấm, cải thiện được các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Thuốc được dùng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.Thuốc được kê đơn trong trường hợp bị hắc lào hay các bệnh ngoài da do nấm gây nên
Tác dụng phụ: có thể gặp các trường hợp rối loạn chức năng gan, rối loạn tiêu hoá, phù mặt, phát ban sau khi dùng
Chống chỉ định: người mẫn cảm với thuốc và người bị lác đồng tiền trên mặt, vùng kín. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không dùng Terbinafine.
Một số thuốc hay gặp: Lamisil. Terbinafine STELLA…
2.4 Thuốc trị hắc lào chiết xuất thảo dược
2.4.1 Thuốc trị hắc lào dạng nước Lax
Thuốc bào chế dạng nước bôi được dùng khá phổ biến trị hắc lào hiệu quả. Sản phẩm an toàn với mọi loại da vì thành phần tự nhiên lành tính. Kết hợp nhiều dược liệu giúp tiêu diệt nhanh nấm và vi khuẩn trên da.
– Thành phần:
- Bạch phàn
- Lá muồng trâu
- Tam tiên đơn
- Tinh chất nghệ
- Xà sàng tử
Tác dụng:
- Sát trùng tốt, loại bỏ được nấm trên bề mặt da, ngăn ngừa lây lan sang vùng da lành.
- Giảm triệu chứng ngứa ngáy, đỏ da, mụn nước
- Kích thích liền da, tái tạo da mới trong thời gian ngắn
- Ngăn cản sự bội nhiễm của vi khuẩn bên ngoài, ngăn chặn hình thành sẹo do hắc lào.
Cách sử dụng: làm sạch vùng da bị tổn thương rồi dùng tăm bông tẩm cồn xoa trực tiếp lên vùng da bệnh. Bôi 1 ngày 2-3 lần, duy trì 1 tuần nếu không thuyên giảm thì sử dụng loại khác.
Chống chi định: người bị tổn thương tại các vị trí nhạy cảm như bộ phận sinh dục, mặt..các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, đang cho con bú không được dùng
Giá tham khảo khoảng 280.000 đồng/ lọ
3 Lưu ý khi dùng thuốc trị lác đồng tiền
Dùng thuốc là lựa chọn đầu tay trị hắc lào, tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng điều trị bệnh:
3.1 Về cách dùng
- Là thuốc kê đơn nên cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đọc ký hướng dẫn sử dụng khi dùng để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.
- Nếu có tiền sử dị ứng với thuốc hay bất kỳ thực phẩm nào nên thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
- Tránh sử dụng thuốc trên vùng da có vết thương hở, khu vực nhạy cảm như mặt, bộ phận sinh dục…đối với dạng thuốc bôi
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi, giúp tăng tính thấm hoạt chất, không băng vết thương lại sau khi bôi
- Phải thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, nếu không có thể gây tương tác nguy hiểm. Đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em nên hạn chế sử dụng, nếu mắc bệnh nên tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ cơ thể quần áo. Không sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Có chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất.
3.2 Về liều lượng
- Thăm khám tại bệnh viện khi bị bệnh để xác định mức độ bệnh và liều lượng sử dụng
- Bôi thuốc đều đặn lên vùng da bị giảm lây lan sang vùng khác của cơ thể
- Để tránh tái phát cần kiên trì bôi liên tục 2 tuần nữa sau khi đã thấy giảm hết các triệu chứng
- Bôi không quá dày cũng không quá mỏng, theo đúng hướng dẫn vì nếu bôi sai làm bệnh tình có thể nặng hơn.
3.3 Về tác dụng phụ
- Các thuốc kháng nấm toàn thân hay gặp tác dụng phụ hơn thuốc bôi, cần báo với bác sĩ ngay, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống thuốc
- Các tác dụng phụ hay gặp như đau bụng, buồn nôn, chức năng gan, thận suy giảm, người mệt mỏi, xanh sao, chán ăn..
- Trong quá trình điều trị nếu bệnh không cải thiện, có dấu hiệu nặng hơn và bội nhiễm nên dừng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ.
4 Mẹo chữa hắc lào bằng dược liệu
4.1 Điều trị bằng rau răm
Theo y học cổ truyền rau răm có tính ấm nên có khả năng giải độc, sát trùng mạnh, tiêu viêm, tán hàn tốt. Nên dùng điều trị các bệnh viêm da cơ địa, tổ địa, hắc lào rất hiệu quả
Cách dùng:
- Hái tầm 20 lá rau răm, rửa sạch để ráo nước. Sau đó đem giã với 1 ít muối
- Hỗn hợp thu được đem đắp vào vùng da bị bệnh trong khoảng 15-20 phút
- Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện bài thuốc này từ 2-3 lần trên ngày, duy trì khoảng 2 tuần dù đã khỏi triệu chứng vì cần thời gian để lành da và tránh bội nhiễm.
4.2 Chữa hắc lào ở háng bằng tỏi
.Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, trong tỏi chứa nhiều thành phần co thể diệt được cả vi khuẩn và vi nấm nên dùng điều trị các bệnh ngoài da như hắc lào rất hiệu quả.
Cách sử dụng tỏi:
- Dùng tỏi tươi, thái lát mỏng, đập dập
- Lau sạch vùng da bị bệnh và đắp tỏi tươi lên
- Để trên da từ 5-7 phút rồi dùng khăn lau sạch
- Thực hiện ngày 2 lần, tới khi khỏi hết các triệu chứng
4.3 Bồ kết trị hắc lào
Trong Bồ Kết có hàm lượng Saponin lớn, có tác dụng chống viêm, diệt nấm, diệt vi khuẩn rất tốt. Do đó có thể sử dụng bồ kết trị hắc lào như sau:
- Chuẩn bị bồ kết tươi khoảng 12g, Muồng Trâu tươi 200g, cồn
- Giã nhỏ bồ kết và muồng trâu rồi đổ cồn vào đậy kín
- Để ủ trong 10 ngày rồi mang ra bôi lên khu vực bị hắc lào
- Mỗi lần bôi để trên da khoảng 1 giờ rồi rửa lại bằng nước sạch
- Sử dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi hết bệnh
4.4 Nghệ tươi trị hắc lào
Nghệ tươi và tinh bột nghệ có chứa Curcumin chống viêm rất tốt có tác dụng hiệu quả điều trị bệnh viêm nhiễm ngoài da như hắc lào, mẩn ngứa. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng tái tạo da, làm lành vết thương nhanh chóng, hạn chế đê lại thâm sẹo. Do đó có thể dùng trị bệnh hắc lào như sau:
- Dã nát nghệ tươi hoặc xay nhuyễn đắp lên da tổn thương 5-6 lần trong ngày
- Hoặc dùng tinh bột nghệ hoà với nước bôi lên da từ 2-3 lần trong ngày
4.5 Chữa hắc lào bằng chuối xanh
Phương pháp này được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Trong lượng chuối xanh chứa các chất ức chế môi trường phát triển của vi nấm . dùng chuối xanh điều trị hắc lào như sau:
- Chọn chuối tiêu xanh tươi, nhiều Nhựa, thái thành lát mỏng
- Đem chà xát chuối nên vùng da bị tổn thương, tránh chà quá mạnh gây phản tác dụng
- Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, sáng tối. Duy trì trong 7-10 ngày triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Aditya K Gupta và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2005), Dermatophytosis: the management of fungal infections. PubMed.Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024
- ^ Tác giả Parisa Aris và cộng sự (Ngày đăng 18 tháng 10 năm 2022), Griseofulvin: An Updated Overview of Old and Current Knowledge. Pubmed.Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024