1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Thuốc trị ghẻ ngứa bôi và uống dứt điểm tại nhà chỉ sau vài ngày

Thuốc trị ghẻ ngứa bôi và uống dứt điểm tại nhà chỉ sau vài ngày

Thuốc trị ghẻ ngứa bôi và uống dứt điểm tại nhà chỉ sau vài ngày

Trungtamthuoc.com - Ghẻ ngứa là bệnh da liễu phổ biến do ký sinh trùng gây ra. Bệnh ghẻ có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy cùng tìm hiểu về các loại thuốc ghẻ thông thường được sử dụng trong bài viết dưới đây.

1 Tổng quan về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ hay còn gọi là ghẻ nước, ghẻ ruồi, bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) đào hang và ký sinh trên da. Bệnh ghẻ biểu hiện với các tổn thương dạng nước tại lòng bàn tay, ngấn cổ tay, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, mông hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh rất dễ lây lan ở những người sống chung hoặc sinh hoạt chung trong gia đình. Bệnh ghẻ có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, và thường xuất hiện nhiều ở khu vực dân cư đông đúc, điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh. [1]

Các dấu hiệu nhận biết ghẻ nước thường biểu hiện sau 2-3 tuần, bao gồm:

  • Cảm giác ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm vì đây là khoảng thời gian ghẻ cái đào hang và đẻ trứng.
  • Xuất hiện các mụn nước, tổn thương tại vùng da bị ghẻ cái xâm nhập. Mụn nước riêng rẽ và nằm rải rác ở vùng da nông. Ngoài ra có các vết xước, đỏ da, vết thâm và mụn mủ trên da. Khi sử dụng kim chích vào các vết mụn này sẽ có dịch chảy ra và nếu lấy kim khều ra sẽ có ghẻ cái bám vào đầu kim
  • Ngứa kéo dài khiến người bệnh gãi liên tục gây ra sự tổn thương chàm hoá, sừng hóa trên da.
 Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước
 Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước 

Bệnh ghẻ hoàn toàn có thể điều trị khỏi và các thuốc trị bệnh thường cần có sự kê đơn của bác sĩ. Mỗi trường hợp bệnh sẽ có sự đáp ứng khác nhau, người bệnh nên cân nhắc về loại thuốc và liều dùng phù hợp.

===> Xem thêm bài viết:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ghẻ

2 Thuốc bôi trị ghẻ ngứa hiệu quả

Thuốc bôi thường là lựa chọn đầu tiên trong điều trị ghẻ vì chúng trực tiếp tác động lên vùng da nhiễm. Thuốc có tác dụng tại chỗ nhanh mà ít gây tác dụng phụ nguy hiểm. [2]

2.1 Thuốc xịt trị ghẻ chứa permethrin (5%)

Thuốc bôi Permethrin 5% là thuốc sử dụng phổ biến ở dạng xịt hoặc kem bôi trong điều trị ghẻ, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận an toàn cho bệnh nhân từ 2 tháng tuổi trở lên trong điều trị ghẻ. [3]

Thuốc trị ghẻ chứa permethrin (5%)
Thuốc trị ghẻ chứa permethrin (5%)

Permethrin 5%, thuộc nhóm pyrethrins, tác động lên hệ thần kinh của cái ghẻ, từ đó làm chúng tê liệt và chết. Kem bôi chứa hoạt chất này có thể diệt mạt, cái ghẻ và trứng ve, trong tác dụng diệt ghẻ thì Permethrin có khả năng tiêu diệt cả chấy và ấu trùng ghẻ, nhưng không tiêu diệt được trứng. Do đó cần điều trị nhắc lại với thời gian và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc:

Đầu tiên nên tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị ghẻ để đảm bảo thuốc thẩm thấu tốt hơn. Sau đó, có thể thoa một lớp kem lên toàn bộ cơ thể, từ cổ trở xuống đến kẽ chân, thoa cả vùng sinh dục. Để thuốc trên da trong khoảng 8-14 giờ (thường là qua đêm), sau đó rửa sạch bằng nước và xà phòng tắm. Nên thực hiện bôi khoảng 1-2 lần mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp lặp lại triệu chứng sau 1 tuần có thể cần bôi lại lần thứ 2.

Towders 150ml
towders 150 ml 1 N5482 130x130Xem tất cả ảnh
Towders 150ml

230.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH Mỹ phẩm và Hóa chất Quang Xanh
Số đăng ký66/17/CBMP-HY
Dạng bào chếDung dịch xịt
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 150 ml
Mã sản phẩmaa5872

Tác dụng phụ thường gặp:

Tuy thuốc được dung nạp tốt, dùng đường bôi ngoài da nhưng vẫn có gặp nhiều tác dụng phụ như ngứa và đỏ da, kích ứng da, dị ứng toàn thân. 

Lưu ý: thuốc không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Vùng da tổn thương nghiêm trọng hoặc vết thương hở tránh bôi thuốc.

2.2 Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P (Diethylphtalat)

Thuốc mỡ D.E.P có thành phần chính là Diethyl phthalate với hàm lượng 9,5g/10g. Đây là thuốc không kê đơn sử dụng trẻ bệnh ghẻ nước, ghẻ ngứa, hay các bệnh ngoài da khác. D.E.P có tác dụng giúp giảm ngứa, diệt ghẻ, giảm viêm cũng như tăng cường quá trình lành vết da bị tổn thương.

Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P (Diethylphtalat)
Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P (Diethylphtalat)

Cách sử dụng thuốc:

Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi, đặc biệt vùng da bị ghẻ hoặc vùng da cần điều trị côn trùng đốt. Bôi một lượng nhỏ DEP lên vùng da này, bôi kỹ khu vực cần điều trị như kẽ tay, kẽ chân, khuỷu tay, mỗi ngày 2 - 3 lần kéo dài khoảng 3-5 ngày tuỳ theo mức độ bệnh.

MỠ D.E.P
mo dep R6864 130x130Xem tất cả ảnh
MỠ D.E.P

7.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Hóa dược Việt Nam
Số đăng kýVS-4968-16
Dạng bào chếKem bôi da
Quy cách đóng góiHộp 8g
Mã sản phẩma251

Tác dụng phụ thường gặp:

Tuy là thuốc bôi ngoài da, D.E.P có thể gây ra kích ứng nhẹ như đỏ da, rát hoặc cảm giác nóng khi bôi thuốc, đặc biệt là trên vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương. Nếu người bệnh có triệu chứng phát ban, ngứa, sưng đỏ thì ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, không dùng cho vùng da tổn thương và các vùng da nhạy cảm như mắt, niêm mạc.

2.3 Thuốc bôi chứa Benzyl Benzoate

Thuốc bôi chứa Benzyl Benzoate có dạng nhũ dịch hoặc dạng kem bôi ngoài da được kê toa phổ biến trong điều trị bệnh ghẻ. Hoạt chất chính Benzyl Benzoate có khả năng tiêu diệt cái ghẻ và cả chấy rận hay ký sinh trùng gây bệnh khác. Thuốc giúp tiêu diệt cái ghẻ trưởng thành và ấu trùng giúp giảm triệu chứng ngứa, viêm hiệu quả. 

Thuốc bôi chứa Benzyl Benzoate
Thuốc bôi chứa Benzyl Benzoate

Cách sử dụng thuốc:

Loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, dầu thừa trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Bôi thuốc có thể lên toàn thân nhưng tránh bôi lên mặt. Chú trọng bôi vào vùng da nhiễm ký sinh trùng nhiều như kẽ tay, kẽ chân, vùng bẹn… để lưu trên da khoảng 8-24 giờ tùy vào hướng dẫn cụ thể và sau đó tắm sạch lại. 

Tác dụng phụ thường gặp:

Benzyl Benzoate có thể gây kích ứng da, đặc biệt ở những người có làn da nhạy cảm với các biểu hiện nóng, rát, đỏ. Thuốc gây khô da và cảm giác bong tróc nhẹ.

Lưu ý: benzyl Benzoate không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi, và dạng nhũ dịch được khuyến cáo cho người từ 12 tuổi trở lên. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

2.4 Thuốc bôi chứa Crotamiton

Các thuốc thoa chứa Crotamiton nồng độ 10% được dùng diệt cái ghẻ và giảm ngứa ở da. Crotamiton có tác dụng diệt cái ghẻ và tiêu diệt trứng nên diệt tận gốc và ít tái phát bệnh trở lại. Ngoài ra nó cũng được sử dụng điều trị ghẻ và các vấn đề trên da khác như viêm da tiếp xúc, dị ứng da.

Thuốc bôi chứa Crotamiton
Thuốc bôi chứa Crotamiton

Cách sử dụng thuốc:

Rửa sạch vùng da, sau đó bôi lớp thuốc mỏng lên da rồi để khô tự nhiên, không rửa lại ngay mà để lưu ít nhất 24 giờ. Bôi thuốc 2 lần mỗi ngày trong 2 ngày liên tiếp, tuy nhiên có thể tiếp tục bôi trong 5 ngày nếu triệu chứng vẫn chưa cải thiện hoàn toàn.

Tác dụng phụ thường gặp: tình trạng kích ứng da, đỏ, nóng hoặc cảm giác châm chích, xuất hiện nhiều thời gian đầu và sau đó giảm dần. Sử dụng Crotamiton trong thời gian dài có thể gây khô da, bong tróc nhẹ.

Lưu ý: không dùng lên vết thương hở, thận trọng với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Eurax
eurax 1 G2545 130x130Xem tất cả ảnh
Eurax

200.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Consumer Health S.A
Số đăng kýVN-17764-14
Dạng bào chếKem bôi da
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 20g
Mã sản phẩmhm435

2.5 Thuốc thoa chứa Lindane 1%

Thuốc bôi ngoài da trị ghẻ và chấy có chứa hoạt chất  Lindane 1%, tuy nhiên hiện nay ít khuyến cáo sử dụng do thuốc gây độc thần kinh và có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ dùng thuốc khi các phương pháp khác không hiệu quả. Lindane có khả năng tiêu diệt cái ghẻ trưởng thành cũng như ấu trùng của chúng, và giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh khác. Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự kê toa của bác sĩ, thường là cho trường hợp ghẻ nặng ở người khoẻ mạnh, có hệ miễn dịch tốt.

Cách sử dụng thuốc: Thoa một lớp mỏng Lindane lên khu vực bị ghẻ, để thuốc trên da trong 8-12 giờ,sau đó rửa sạch lại bằng nước. Chỉ nên sử dụng một lần duy nhất để tránh nguy cơ ngộ độc.

Tác dụng phụ của thuốc:

Thường gặp các phản ứng kích ứng da như đỏ, rát, ngứa sau khi bôi. Ngộ độc thần kinh như co giật, nhức đầu, phản ứng dị ứng.

Lưu ý: chỉ sử dụng khi các biện pháp khác không hiệu quả, không dùng thuốc cho trẻ em, người già, người có miễn dịch kém, người có tiền sử co giật, có bệnh lý thần kinh.

2.6 Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh 5-10%

Các thuốc dùng ngoài chứa hoạt chất lưu huỳnh 10% là phương pháp lâu đời và phổ biến điều trị ghẻ. Thuốc được bào chế dạng bôi và cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng. Hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và diệt ký sinh trùng, trong bệnh ghẻ thì thuốc có khả năng tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng. 

Thuốc chứa lưu huỳnh 5-10%
Thuốc chứa lưu huỳnh 5-10%

Cách sử dụng thuốc:

Tắm rửa toàn thân với xà phòng và lau khô, sau đó thoa lớp mỏng thuốc mỡ lưu huỳnh lên khu vực da cần điều trị và vùng xung quanh. Để thuốc trên da qua đêm (ít nhất 8-10 tiếng) và rửa sạch vào sáng hôm sau. Khuyến cáo bôi mỗi ngày 1 lần, kéo dài trong 3-5 ngày liên tục.

Dung dịch chăm sóc da lưu huỳnh 5% Nam Việt
luu huynh 5 1 F2552 130x130Xem tất cả ảnh
Dung dịch chăm sóc da lưu huỳnh 5% Nam Việt

Liên hệCòn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH Dược Phẩm Nam Việt
Số đăng ký167/22/CBMP-BT
Dạng bào chếDung dịch bôi ngoài
Quy cách đóng góiChai x 60ml
Mã sản phẩmme1215

Tác dụng phụ thường gặp:

Lưu Huỳnh có mùi đặc trưng không dễ chịu, điều này có thể gây khó chịu cho người dùng. Ngoài ra các phản ứng kích ứng da, đỏ da, bong tróc có thể gặp.

Lưu ý: Lưu huỳnh an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai  hơn so với loại thuốc khác, nhưng vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không bôi lên vết thương hở.

3 Thuốc uống trị ghẻ nước

Thuốc uống thường chỉ được dùng trong các trường hợp nặng, tái phát hoặc khi thuốc bôi không hiệu quả hoặc ghẻ tái phát nhiều lần, có thể do ghẻ có khả năng kháng thuốc bôi.

3.1 Thuốc trị ghẻ ngứa Ivermectin

Ivermectin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm bệnh ghẻ và được dùng dưới dạng thuốc uống. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp ghẻ nặng, lan rộng và khó điều trị. Thành phần Ivermectin là hoạt chất chính có khả năng tiêu diệt các loại ký sinh trùng, giun sán, chấy rận. Thuốc được chỉ định khi các thuốc đường bôi không còn hiệu quả và cần thăm khám chắc chắn nhiễm ký sinh trùng trước khi sử dụng.

Thuốc trị ghẻ ngứa Ivermectin
Thuốc trị ghẻ ngứa Ivermectin

Cách sử dụng thuốc:

Liều uống được khuyến cáo theo chỉ định của bác sĩ, thông thường liều tham khảo cho người lớn là 200 microgram/kg, chỉ cần uống 1 liều duy nhất. Trẻ em dùng theo hướng dẫn bác sĩ và trẻ dưới 15kg không dùng thuốc điều trị bệnh. Thuốc nên uống lúc đói, trước bữa ăn khoảng 1 giờ.

Pizar 6
pizar4 D1848 130x130Xem tất cả ảnh
Pizar 6

360.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú
Số đăng kýVD-18099-12
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 4 viên
Mã sản phẩmt413

Tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn và tiêu chảy, một số ít gặp các phản ứng dị ứng, chóng mặt, nhức đầu.

Lưu ý: Ivermectin không được sử dụng tùy tiện và cần có chỉ định từ bác sĩ, chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi hoặc dưới 15 kg.

4 Thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh ghẻ

Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ thường sẽ kết hợp các thuốc giảm triệu chứng ngứa để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Một số nhóm thuốc có thể gặp như:

Thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng
Thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng

4.1 Thuốc kháng histamin

Các thuốc nhóm kháng histamin như Diphenhydramine (Diphen, Benadryl, Nautamine), Cetirizine ( Zyrtec,  Vincezin, Ceritin) có thể giúp người bệnh tránh gãi, hạn chế được tình trạng tổn thương da. Thuốc ức chế các thụ thể histamin, giảm giải phóng chúng nên giảm ngứa nhanh chóng. Thuốc được dùng vào buổi tối sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

4.2 Thuốc tím, milian hoặc castellani

Dùng trong trường hợp vùng da bị ghẻ bị bội nhiễm trùng do vi khuẩn, xuất hiện mụn mủ thì sử dụng chấm thêm các loại thuốc sát khuẩn tại chỗ như milian hoặc castellani. Người bệnh nên chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ.

4.3 Kem steroid, hồ nước

Kem chứa corticosteroid nhẹ, hồ nước được chỉ định kết hợp khi da có hiện tượng chàm hóa. Các thuốc có thể dùng để giảm sưng và ngứa ở vùng da bị tổn thương. Đối với thuốc bôi có chứa steroid nên bôi một lớp mỏng lên vùng da bị ngứa và viêm, dùng 1-2 tuần và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

4.4 Thuốc mỡ salicylic

Thuốc mỡ salicylic chứa Acid salicylic, có hoạt tính làm bong tróc da chết, giảm ngứa và chống viêm thường chỉ định dùng khi bị ghẻ Na Uy. Người bệnh trước khi bôi thuốc diệt ghẻ cần phải ngâm, tắm rồi bôi mỡ salicylic để bong sừng.

5 Cắt liều điều trị bệnh ghẻ

Các thuốc trị ghẻ phần lớn là thuốc kê đơn, nên cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần đến các chuyên khoa phù hợp thăm khám, xác định chắc chắn nhiễm ký sinh trùng để điều trị.  Dưới đây là đơn thuốc tham khảo dành cho nhân viên y tế, người bệnh không được tự ý mua về sử dụng.

Mục tiêu: điều trị nguyên nhân + triệu chứng + hỗ trợ

Đơn 1: sử dụng trọng 5 ngày cho người lớn

  1. Thuốc mỡ bôi D.E.P bôi 2-3 lần/ngày
  2. Fexofenadine 180mg uống 1 viên/ngày.
  3. Vitamin C 500mg uống 1 viên/ngày

Đơn 2: sử dụng trong 5 ngày cho người lớn

  1. Mỡ lưu huỳnh 10% bôi 1 lần/ngày 
  2. Cetirizin 10mg uống 1 viên/ngày
  3. Dung dịch rửa Gynofar rửa vết thương ngoài 2-3 lần/ngày

6 Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ghẻ

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị ghẻ để có hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Bôi thuốc đúng cách và đúng hướng dẫn: thoa thuốc đều khắp cơ thể, đặc biệt vùng da khó bôi như kẽ tay, kẽ chân, nách, bẹn.
  • Vệ sinh quần áo, chăn giường: phải giặt chăn ga, quần áo bằng nước nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C và phơi khô nhằm diệt trứng ghẻ tận gốc.
  • Cần điều trị cho tất cả người xung quanh, tiếp xúc gần với người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và tái nhiễm.
  • Sử dụng đúng liều lượng của thuốc, không tự ý lạm dụng vì nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc chống ghẻ nào.

7 Phương pháp trị ghẻ ngứa trong dân gian

Các liệu pháp dân gian có thể giúp giảm triệu chứng ghẻ ngứa, tuy không thay thế được thuốc đặc trị, nhưng đây là những phương pháp bổ sung hữu ích:

Phương pháp trị ghẻ ngứa trong dân gian
Phương pháp trị ghẻ ngứa trong dân gian

7.1 Lá tắm trị ghẻ ngứa

Một số loại lá tắm trị ghẻ ngứa khá hiệu quả không chỉ với bệnh ghẻ mà các bệnh da liễu khác như dị ứng da, nổi mề đay, rôm sảy… Các loại lá thường dùng như lá khế, lá Trầu Không, lá Neem

7.2 Vỏ cây ba chạc đen trị ghẻ

Vỏ cây Ba Chạc đen từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là ghẻ. Thành phần vỏ chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên da,tiêu diệt ký sinh trùng, bao gồm cả cái ghẻ. Do đó việc dùng nước sắc từ vỏ cây ba chạc để tắm hoặc bôi trực tiếp lên da giúp ngăn ngừa sự lây lan của ghẻ hiệu quả.[4]

7.3 Dầu hạt máu chó chữa ghẻ nước

Dầu hạt máu chó chứa các hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên như curcain và các acid béo, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, chống viêm, và diệt ký sinh trùng.  Do đó được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh ghẻ nước.[5]

8 Một số câu hỏi liên quan

8.1 Khi nào cần bôi thuốc trị ghẻ bộ phận sinh dục nam?

Trước khi sử dụng thuốc trị ghẻ nào cũng cần phải được chẩn đoán mắc chính xác bệnh ghẻ. Tránh nguy cơ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác như viêm nang lông, viêm da tiếp xúc, chàm. Và việc bôi thuốc phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

8.2 Thuốc bảy màu (Silkron) có trị ghẻ không?

Thuốc bảy màu dùng điều trị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm, hoặc các bệnh ở da do corticoid, do thành phần có chứa Gentamicin, Clotrimazole, Betamethasone dipropionate. Vì vậy thuốc không có tác dụng với ký sinh trùng nên với ghẻ, thuốc không có tác dụng. Thuốc chỉ trong với thuốc bôi trị ghẻ trong trường hợp bệnh nhân có hiện tượng bội nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

9 Kết luận

Bệnh ghẻ ngứa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý người bệnh. Bài viết trên chia sẻ một số loại thuốc trị ghẻ ngứa bôi ngoài da mong rằng hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia CDC (ngày đăng 9 tháng 9 năm 2024) About Scabies. CDC. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024
  2. ^ Chuyên gia CDC (Ngày đăng 18 tháng 12 năm 2023) Clinical Care of Scabies. CDC. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024
  3. ^ Tác giả Japbani Nanda; Preeti Patel; Andrew L. Juergens (Ngày đăng 29 tháng 2 năm 2024) Permethrin. Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024
  4. ^ Tác giả Ju Young Yoon và cộng sự (ngày đăng 30 tháng 7 năm 2013) Methanol extract of Evodia lepta displays Syk/Src-targeted anti-inflammatory activity. Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024
  5. ^ Bộ Y tế (Ngày đăng 13 tháng 1 năm 2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. Bộ Y tế. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633