Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? 8 mẹo tiêu sữa mẹ cấp tốc
Trungtamthuoc.com - Khi phụ nữ muốn cai sữa cho con hoặc không muốn cho con bú sữa nữa thì sữa tiết ra sẽ khiến ngực đau tức, khó chịu và nếu không sử lý sẽ tăng nguy cơ viêm vú. Vì vậy nhiều mẹ đã tìm đến thuốc tiêu sữa để giải quyết tình trạng này. Vậy có những loại thuốc tiêu sữa nào? thuốc có gây hại gì không? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1 Thuốc tiêu sữa là gì?
Thuốc tiêu sữa là thuốc tác dụng lên hormone kích thích sản sinh sữa, cụ thể là hormone prolactin. Từ đó thuốc làm giảm lượng sữa được tiết ra, thúc đẩy quá trình cai sữa cho bé. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định điều trị các vấn đề liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, u tuyến yên…
Hiện nay có nhiều loại thuốc có khả năng ức chế tiết sữa, trong đó nổi bật là nhóm đồng dạng dopamin, có vai trò như hormone tự nhiên kích thích tuyến sữa ở bà mẹ cho con bú. Một vài sản phẩm thường gặp như Cabergoline (Dostinex), Bromocriptine (Parlodel). Ngoài ra, thuốc tránh thai chứa Ethinyl Estradiol cũng hỗ trợ ngăn ngừa lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên tất cả các thuốc trên chỉ được sử dụng khi có sự cho phép và giám sát của bác sĩ vì chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với cả mẹ và con.
2 Thuốc tiêu sữa có hại không?
Các thuốc tiêu sữa làm giảm đáng kể lượng sữa tiết ra trong thời gian ngắn nên hỗ trợ hiệu quả cho quá trình cai sữa của con. Các thuốc thường tác dụng ức chế trực tiếp hormone prolactin, làm mất sữa nhanh chóng. Song các loại thuốc này làm thay đổi nhanh chóng nội tiết tố và một số thuốc kháng dopamin - chất dẫn truyền trong hệ thống thần kinh nên có những tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khoẻ của mẹ, cụ thể:
- Hạ huyết áp: thuốc làm tiêu sữa có thể ảnh hưởng lên huyết áp của mẹ, làm hạ huyết áp đến mức thấp dưới bình thường, gây nguy hiểm nếu không có phương pháp xử lý kịp thời. Tình trạng này hay xảy ra khi mẹ chuyển tư thế từ ngồi, nằm sang đứng.
- Đau bụng và nôn dữ dội: tác dụng phụ này khá hiếm gặp nhưng có biểu hiện dữ dội. Mẹ sẽ bị nôn kèm đau bụng ngay sau khoảng 2h uống thuốc.
- Chóng mặt điển hình: sữa tiết ra do tác động kích thích truyền lên hệ thống thần kinh, nên khi sử dụng thuốc tiêu sữa sẽ ức chế quá trình dẫn truyền bình thường này dẫn tới hiện tượng chóng mặt, mất thăng bằng. Nhiều trường hợp mới dùng hoặc nhạy cảm với thuốc có thể bị rối loạn tiền đình, ngã, thấy mọi vật đều quay tít.
Như vậy thuốc tiêu sữa mang lại tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm, mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu có bất cứ sự bất thường nào cần phải báo lại ngay để có hướng điều trị kịp thời.
3 Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?
Khi sử dụng thuốc tiêu sữa, mẹ sẽ không cho con bú nên sữa sẽ căng tức và đau trong những ngày đầu. Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc có nên vắt sữa không?
Theo khuyến cáo thì trong quá trình uống thuốc tiêu sữa, mẹ không nên vắt sữa, vì thuốc tiêu sữa đang ức chế prolactin làm giảm lượng sữa tiết ra, nếu mẹ vắt sữa là kích thích truyền tín hiệu về não bộ tăng sản xuất sữa, gây giảm hiệu lực của thuốc. Do đó nên tránh vắt sữa trong khi dùng thuốc tiêu sữa để quá trình diễn ra tự nhiên và hiệu quả hơn.
==>> Xem thêm bài viết: Có nên sử dụng viên uống lợi sữa? Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
4 Các loại thuốc cắt sữa phổ biến hiện nay
Một số loại thuốc cũng có thể làm cạn sữa mẹ, nhưng nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Các phần bên dưới liệt kê một số lựa chọn tiềm năng.
4.1 Thuốc chống prolactin
Các loại thuốc như cabergoline và bromocriptine làm giảm nồng độ prolactin giúp cạn sữa mẹ. Những loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng sữa ngay sau khi sinh, nhưng nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được hiệu quả của những loại thuốc này sau đó trong thời kỳ cho con bú. Các thuốc trên đều là thuốc kê đơn nên chỉ có bác sĩ mới có thể kê đơn những loại thuốc này.
- Bromocriptine (Biệt dược là Parlodel): thuốc được sử dụng lâu đời trong vai trò tiêu sữa. Thành phần của thuốc ức chế sự bài tiết prolactin trực tiếp. Ngoài chỉ định tiêu sữa, thuốc còn dùng điều trị các bệnh về rối loạn nội tiết tố như rối loạn kinh nguyệt, ngăn chặn khối u tuyến vú. Ngày nay thuốc không còn được khuyến cáo sử dụng cho mục đích này nữa vì có tác dụng phụ lâu dài. Các tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn nhịp tim, ảo giác, đau bụng, tiêu chảy. Lưu ý phụ nữ đang cho con bú sau khi sử dụng thuốc thì không cho con bú nữa.
- Cabergoline (Biệt dược là Dostinex): sản phẩm ức chế sản sinh prolactin, làm nhanh chóng giảm sữa tiết ra. Thuốc này ngăn chặn được lượng sữa tiết ra quá mức trong thời gian đầu nuôi con do có thể làm lượng hormone prolactin hạ xuống mức thấp nhất. Liều dùng của thuốc tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ từng mẹ. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân bất thường… Thuốc không sử dụng cho người mắc các bệnh tim, huyết áp, phụ nữ có sức khoẻ yếu. Chưa biết nhiều về tính an toàn của cabergoline đối với trẻ nhỏ nên mẹ sau khi sử dụng thuốc không cho con bú nữa. Vì vậy nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về việc cho con bú trước khi dùng thuốc.
1.050.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Pfizer |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 8 viên |
Mã sản phẩm | aa1223 |
4.2 Estrogen và thuốc tránh thai
Estrogen có thể giúp làm tiêu sữa mẹ. Nếu một người có nhu cầu mang thai, có thể dùng estrogen trong thuốc tránh thai kết hợp nội tiết tố, chẳng hạn như Ethinylestradiol ở một số biệt dược như Marvelon, Vinafolin. Ethinylestradiol được sử dụng là thuốc tránh thai, điều trị rối loạn hormone phụ nữ, rối loạn tuyến tiền liệt.
35.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần sinh học dược phẩm Ba Đình |
Số đăng ký | VD-20333-13 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Mã sản phẩm | hm2312 |
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng lượng sữa sẽ cạn kiệt trong vòng 5–7 ngày, khi sử dụng các thuốc chứa estrogen, khiến biện pháp tránh thai trở thành một chiến lược khả thi trong thời gian ngắn hỗ trợ phụ nữ tiêu sữa.
85.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Bayer (South East Asia) Pte., Ltd. |
Số đăng ký | VN-18818-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 21 viên |
Mã sản phẩm | a505 |
4.3 Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi có thành phần pseudoephedrine có thể làm cạn sữa mẹ. Một phân tích năm 2003 phát hiện ra rằng tác dụng này rõ rệt nhất ở những người đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ cho con bú, khoảng 60–80 tuần sau khi sinh. Một liều 60 miligam (mg) thuốc cảm lạnh pseudoephedrine duy nhất đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng sữa.
Thuốc thông mũi có thể vào sữa mẹ, vì vậy những người thử phương pháp này nên ngừng cho con bú và không sử dụng phương pháp này chỉ để giảm nguồn cung. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng bất cứ loại thuốc nào.
4.4 Vitamin B
Sử dụng liều cao Vitamin B1 (thiamine), B6 (pyridoxine) và B12 (cobalamin) có thể có tác dụng ức chế tiết sữa. Một số nghiên cứu cho thấy liều cao B6, B1 và B12 ức chế tiết sữa ở 96% những người tham gia, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên chưa có đánh giá an toàn khi sử dụng quá nhiều vitamin B1, B12 trong thời gian dài. Còn với vitamin B6 ở liều lượng hơn 200mg mỗi ngày có thể gây mất cảm giác ở tay và chân. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về sử dụng vitamin B để giảm tiết sữa.
5 Cắt liều tiêu sữa tham khảo
Các thuốc tiêu sữa đa số là thuốc kê đơn, cần sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua về nhà sử dụng. Dưới đây là đơn thuốc dành cho nhân viên y tế tham khảo.
Đơn 1: Sử dụng từ 3-5 ngày
- Vinafolin: 1 viên/ngày.
- Aspirin pH8: 4 viên chia làm 2 lần/ngày.
- Paracetamol 500mg, sử dụng khi đau, uống 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng.
Đơn 2: sử dụng trong 5 ngày
- Marvelon : 1 viên/ngày
- Alpha Chymotrypsin 4 viên chia 2 lần/ ngày.
- Vitamin B6 liều cao 200mg/ngày
6 Mẹo tiêu sữa cho mẹ không cần dùng thuốc
Thuốc tiêu sữa có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy để giảm lượng sữa một cách an toàn, nhiều mẹ tìm đến các phương pháp dân gian, lành tính, an toàn hơn.
6.1 Giảm dần số lần bú
Giảm dần số lần cho con bú là phương pháp hiệu quả giúp giảm lượng sữa tiết ra. Khi cho con bú, con mút ti làm đầu ti bị kích thích, từ đó kích thích dây thần kinh tại đây, và truyền đến hệ thần kinh trung ương chỉ huy tuyến sữa bài tiết. Vì vậy khi hạn chế cho con bú là cách an toàn cho các bạn nhanh mất sữa.
Tuy nhiên trong quá trình cho con bú, mẹ không thể dừng đột ngột sẽ gây đau nhức dữ dội. Thay vào đó, có thể dùng bình hút sữa, hút dần hàng ngày, mẹ có thể tham khảo cách tiêu sữa như sau:
- Ngày 1: Sau mỗi 2-3 giờ, mẹ hút 1 lần, và mỗi lần hút khoảng 5 phút.
- Ngày 2: Sau mỗi 4-5 giờ, mẹ hút 1 lần, và mỗi lần hút khoảng 5 phút.
- Ngày 3: Từ ngày thứ 3 trở đi, mẹ hút sao cho cảm thấy thoải mái nhất, bớt căng tức bầu ngực.
Như vậy phương pháp này an toàn nhưng gây nhiều đau đớn cho mẹ. Nên áp dụng các biện pháp massage giảm đau, và một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau để hạn chế đau nhức.
6.2 Hạn chế kích thích núm vú
Không muốn sử dụng thuốc tiêu sữa thì ngoài giảm cữ bú, mẹ nên hạn chế kích thích núm vú. Một số cách có thể hỗ trợ như lựa chọn áo ngực, miếng đệm ngực phù hợp, không làm kích thích núm vú của mẹ. Kích thích núm vú và xẹp nang sữa là hai cơ chế giảm được tình trạng tiết sữa ở mẹ.
6.3 Dùng lá bắp cải
Từ xa xưa, ông bà ta hay dùng là bắp cải để tiêu sữa. Cách này khá an toàn vì trong bắp cải có những thành phần tự nhiên có tác dụng tiêu sữa, giảm cảm giác đau nhức, căng ngực trong quá trình cai sữa cho con. Phương pháp này không có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả, nhưng mẹ có thể áp dụng thử vì tính an toàn, không lo gặp các tác dụng phụ.
Cách thực hiện:
- Đem lá bắp cải rửa sạch, để khô ráo thì bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Đắp trực tiếp lên ngực cho tới khi cảm giác căng nhức không còn.
- Sau mỗi 2 giờ, thì có thể thay lá bắp cải mới.
6.4 Dùng cây xô thơm
Trong cây xô thơm có chứa hàm lượng estrogen, hormone nội tiết tố nữ, có thể làm giảm lượng sữa tiết ra. Mẹ có thể dùng cây xô thơm thay thế cho thuốc tiêu sữa cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần hãm xô thơm với trà, uống hàng ngày. Để tăng vị thơm ngon của trà, mẹ có thể thêm một chút Mật Ong hoặc sữa tươi.
6.5 Ăn lá lốt
Ông bà ta vẫn thường dặn không nên dùng Lá Lốt khi đang cho con bú vì sẽ làm mất sữa nhanh chóng. Vì vậy mẹ có thể áp dụng cách này để làm thuốc tiêu sữa. Bổ sung hàng ngày trong thực đơn ăn uống, nấu nước uống đều hỗ trợ giảm tiết sữa. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về lá lốt với khả năng tiết sữa nên tác dụng tuỳ vào cơ địa mỗi người.
6.6 Dùng trà hoa nhài
Hoa nhài trong Đông y là thành phần chính của các bài thuốc tiêu sữa. Hoa nhài có thể ức chế sản sinh prolactin nên giảm số lượng sữa đáng kể. Để bổ dưỡng và dễ uống hơn, mẹ có thể kết hợp thêm các loại thảo mộc khác, pha trà uống hàng ngày, thúc đẩy quá trình tiêu nhanh chóng.
6.7 Dầu bạc hà
Một số khảo sát cho thấy, dùng dầu Bạc Hà thời gian dài làm giảm đáng kể lượng sữa tiết ra ở mẹ. Cảm giác ngứa ran mà nó gây ra cũng có thể làm giảm cơn đau do căng tức. Vì vậy mẹ có thể áp dụng cách này thay thế cho thuốc tiêu sữa. Cách thực hiện đơn giản, chỉ cần bôi lá bạc hà hoặc dùng tinh dầu bạc hà bôi lên vùng ngực. Tuy nhiên, loại dầu này có độc ở liều cao vừa phải, vì vậy không bao giờ sử dụng nếu vẫn đang cho con bú hoặc đặt trẻ sơ sinh lên ngực, tiếp xúc da kề da với tinh dầu.
6.8 Ăn mùi tây
Thay thế cho thuốc tiêu sữa, mẹ có thể dùng mùi tây. Nguyên nhân trong thành phần của mùi tây có chứa chất ức chế tiết prolactin nên cải thiện được tiết sữa ở mẹ. Sử dụng mùi tây ăn trực tiếp hoặc dùng làm gia vị chế biến đều mang lại hiệu quả. Mỗi ngày dùng khoảng 100gr mùi tây và duy trì 1 tuần sẽ thấy lượng sữa giảm đáng kể.
7 Một số câu hỏi thường gặp về thuốc làm tiêu sữa
7.1 Uống thuốc tiêu sữa bị căng sữa phải làm sao?
Nếu gặp tình trạng đau nhức khi cai sữa cho con, mẹ có thể thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng trên, chẳng hạn như: chườm ấm, chườm lạnh, massage nhẹ nhàng, đảm bảo thoải mái, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc. Nếu căng và đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng không nên hút sữa, sẽ làm kích thích tuyến sữa tiết nhiều hơn giảm hiệu quả thuốc.
7.2 Uống thuốc tiêu sữa có kích sữa lại được không?
Thuốc tiêu sữa thông thường chứa thành phần có tác dụng làm ức chế hormone prolactin, ngăn ngừa sản xuất sữa mẹ. Lượng hormone này giảm dần đến mức thấp nhất khi quá trình cai sữa xong hoàn toàn và tuyến vú sẽ ngưng hoạt động. Như vậy uống thuốc tiêu sữa làm giảm lượng sữa chứ không thể kích sữa quay trở lại. Thay vào đó, mẹ hãy tham khảo một số sản phẩm lợi sữa và cho con bú lại sẽ hỗ trợ kích sữa tốt hơn.
7.3 Uống thuốc tiêu sữa có bị teo vòng 1 không?
Sự căng tròn của bầu ngực trong thời kỳ mang thai và cho con bú được quyết định bởi hormone prolactin và estrogen. Hàm lượng các hormon này tăng mạnh làm kích thích tuyến vú tiết sữa đủ cho con bú nên theo đó bầu ngực của mẹ sẽ lớn hơn. Vì vậy nhiều người lo lắng khi sử dụng thuốc tiêu sữa sẽ giảm vòng 1. Sự thật là khi qua giai đoạn cai sữa, giảm lượng sữa thì vòng 1 sẽ nhỏ lại, mất tính đàn hồi và chảy xệ. Chị em có thể cải thiện bằng các cách sử dụng áo ngực phù hợp, massage ngực, hoặc các phương pháp thẩm mỹ khác.
7.4 Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?
Tuỳ vào loại thuốc được chỉ định của bác sĩ và cơ địa mỗi người có thể hết sữa sau 2-3 ngày sử dụng thuốc tiêu sữa. Một số trường hợp khác thì có thể lên đến 5-7 ngày. Sau khi dùng nếu mẹ có bất cứ dấu hiệu gì bất thường như sưng đau, viêm tuyến vú, sốt thì nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám và điều trị.
7.5 Khi uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Trong quá trình sử dụng thuốc tiêu sữa, mẹ không nên cho con bú vì các thành phần thuốc sẽ qua sữa mẹ, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của con. Các tác hại có thể kể đến, bao gồm:
- Ngộ độc: cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện và vô cùng nhạy cảm với thuốc, nên các hoạt chất và tá dược trong thuốc nếu qua được sữa mẹ sẽ gây độc cho con với các triệu chứng như nôn, buồn nôn, co giật.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển: các chất tiêu sữa thường là thuốc kê đơn tác động đến các hormon cơ thể, có nhiều tác dụng phụ nên khi tiếp xúc với cơ thể bé, làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
- Gây dị ứng: trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm với các chất lạ, mẹ sử dụng thuốc tiêu sữa nếu cho con bú, trẻ có thể bị dị ứng gây ngứa ngáy, khó thở.
7.6 Uống thuốc tiêu sữa rồi có cho con bú lại được không?
Sau khi uống thuốc tiêu sữa, mẹ sẽ cảm nhận được hết sữa từ sau khoảng 2-3 ngày, một số trường hợp có thể đến 5-7 ngày hoặc thậm chí lâu hơn mới có tác dụng.
Trong thời gian uống thuốc cai sữa thì mẹ tuyệt đối không cho con bú lại vì thành phần trong thuốc có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con, nên sử dụng sữa công thức và tập dần cho cho con từ trước 4-5 ngày để trẻ quen dần. Nếu mẹ muốn cho con bú lại sau khi uống thuốc tiêu sữa thì nên đợi thuốc đào thải hết, khoảng từ 2-3 ngày từ lúc uống thuốc tuỳ vào cơ thể mỗi người. Trong trường hợp này mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con và có phương án kích sữa trở lại tốt nhất.
8 Kết luận
Để cai sữa cho con nhiều mẹ tìm đến thuốc tiêu sữa như một biện pháp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Trong bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức về thuốc tiêu sữa và các phương pháp tiêu sữa nhanh an toàn cho mẹ. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.
9 Tài liệu tham khảo
- Tác giả N Bernard , H Jantzem và cộng sự (Ngày 11 tháng 3 năm 2015) Severe adverse effects of bromocriptine in lactation inhibition: a pharmacovigilance survey. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
- Chuyên gia NIH, (Ngày đăng 15 tháng 5 năm 2023) Cabergoline. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
- Tác giả Olufemi T Oladapo và cộng sự (Ngày 12 tháng 9 năm 2012) Treatments for suppression of lactation. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024.
- Tác giả L B Greentree (Ngày đăng 18 tháng 1 năm 1979) Dangers of vitamin B6 in nursing mothers. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
- Tác giả Anne E (Ngày đăng 1 tháng 9 năm 2014) Treatment of Maternal Hypergalactia. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024
- Tác giả Khalidah Aljazaf và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2023) Pseudoephedrine: effects on milk production in women and estimation of infant exposure via breastmilk. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024