1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. 7 loại thuốc giảm đau răng tại nhà hiệu quả tức thì

7 loại thuốc giảm đau răng tại nhà hiệu quả tức thì

7 loại thuốc giảm đau răng tại nhà hiệu quả tức thì

Trungtamthuoc.com - Đau răng là bệnh thường gặp phải ở mọi đối tượng, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây nhức răng có thể xuất phát từ nhiễm trùng, mọc răng khôn hay đau răng do chấn thương, va đập. Vậy có những loại thuốc chữa đau răng, sâu răng nào dùng có hiệu quả tốt và nhanh nhất với người bệnh? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

1 Đau răng là gì?

Đau răng là tình trạng xung quanh răng bị đau nhức, ê buốt. Đau răng có thể xuất hiện liên tục trong nhiều ngày hoặc chỉ kéo dài từng cơn. Những trường hợp nhẹ như đau do nướu bị kích thích có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, những tình trạng đau răng nghiêm trọng do sâu răng, đau răng khôn hoặc nhiễm trùng cần đến thăm khám nha khoa để được điều trị kịp thời. [1]

 

Triệu chứng nhận biết đau răng
Triệu chứng nhận biết đau răng

2 Nguyên nhân bị đau răng

Các nguyên nhân chính là thủ phạm gây ra đau răng thường là:

  • Mảng bám trên bề mặt răng
  • Do không vệ sinh răng đúng cách
  • Thói quen ăn uống không hợp lý
  • Do vi khuẩn gây bệnh
  • Do răng khôn mọc lệch
  • Do cấu trúc răng hay gặp chấn thương ở răng

3 Thuốc trị đau răng nhanh chóng và hiệu quả

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng giảm đau nhức răng, chẳng hạn nhóm thuốc NSAID, thuốc giảm đau răng Paracetamol, thuốc kháng sinh răng… Để sử dụng an toàn và hiệu quả, cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ và bác sĩ.

3.1 Thuốc chữa đau răng dạng viên uống 

3.1.1 Thuốc Diclofenac (Cataflam)

Diclofenac được dùng khá phổ biến để trị đau nhức răng. Thuốc thuộc nhóm NSAID có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Diclofenac ức chế lên cả 2 Cyclooxygenase là COX-1 và COX-2 làm giảm tạo thành các chất trung gian gây viêm như Prostaglandin… thuốc được coi là thuốc tác dụng giảm đau mạnh nhất trong nhóm giảm đau chống viêm không steroid. Thuốc chuyên dùng cho trường hợp đau răng dữ dội kèm ê buốt và sưng tấy. [2].

Liều dùng:

  • Viên uống hàm lượng 25mg: có thể uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn no
  • Viên uống hàm lượng 50mg: có thể uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn no
  • Liều khuyến cáo từ 75-150mg/ngày, sau ăn no

Lưu ý:

  • Tác dụng phụ hay gặp nhất là viêm loét dạ dày hoặc làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Những đối tượng có tiền sử bị đau dạ dày nên đổi sang thuốc khác hoặc cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi dùng.
  • Thuốc gây biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ..khi dùng liều cao kéo dài, nên cân nhắc sử dụng với người cao tuổi có bệnh lý nền liên quan đến huyết áp và tim mạch.
  • Thuốc không được sử dụng cho phụ nữ có thai do ức chế tổng hợp Prostaglandin.
  • Người có tiền sử bị hen không nên sử dụng thuốc

Một số chế phẩm của Diclofenac:

Cataflam được sản xuất bởi công ty Dược phẩm Novartis- thương hiệu hàng đầu Thụy sĩ. Chế phẩm có 2 hàm lượng Cataflam 25mg và Cataflam 50mg. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén dễ bảo quản và tiện lợi mang theo. Giá khoảng 35.000 - 40.000đ/vỉ 10 viên Cataflam 25mg, khoảng 52.000đ/vỉ 10 viên Cataflam 50mg

Fenaflam của công ty Dược Hậu Giang chứa hàm lượng diclofenac 25mg , hộp có 20 viên nén, dùng điều giảm đau răng hiệu quả. Giá 1 hộp khoảng 50.000 đồng/ 20 viên

Cataflam loại 25mg và 50mg
Cataflam loại 25mg và 50mg

 

Cataflam 50mg
cataflam50mgcp1 U8513 130x130Xem tất cả ảnh
Cataflam 50mg

52.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-18617-15
Dạng bào chếViên nén bao đường
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmd2635

Cataflam 25
cataflam1 N5326 130x130Xem tất cả ảnh
Cataflam 25

400.000Còn hàng

Công ty đăng kýNovartis Pharma Services AG
Số đăng kýVN-18616-15
Dạng bào chếViên nén bao đường
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ 10 viên
Mã sản phẩmv895

3.1.2 Thuốc kết hợp Ibuprofen và paracetamol ( Alaxan/ Hapacol Pain)

Ibuprofen thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên thường được sử dụng đường uống trong giảm đau răng. Cơ chế của thuốc là ngăn cản tạo prostaglandin và thromboxan do ức chế enzym đặc hiệu của chúng prostaglandin synthetase. Ngoài ra, hoạt chất ibuprofen còn ức chế sự tổng hợp prostacyclin ở thận, với những bệnh nhân có rối loạn về thể tích huyết tương, bị suy gan, suy thận cần cẩn trọng khi sử dụng vì có thể gây giảm dòng máu tới thận gây ứ nước. Trong nhóm NSAID đây là thuốc hạ sốt và chống viêm tốt, những tác dụng chống viêm chỉ xuất hiện sau 2 ngày điều trị. Ibuprofen được ứng dụng điều trị các cơn đau cấp tính như Đau Bụng Kinh, đau răng…  [3]

Liều dùng:

  • Được khuyến cáo sử dụng là 200mg/ lần và cách 4-6 giờ sẽ lặp lại liều. Khi tình trạng đau tăng lên có thể tăng liều lên 400mg, tuy nhiên 1 ngày không được dùng quá 1,2g.

Tác dụng phụ:

  • Trên hệ tiêu hóa nhẹ hơn các thuốc NSAID khác
  • Cần thận trọng trên những đối tượng suy gan, suy thận do ức chế dòng máu tới thận gây ứ nước.

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm, được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Sự kết hợp của thuốc giảm đau, kháng viêm Ibuprofen với thuốc giảm đau Paracetamol có tác dụng giảm đau được tối đa. Thuốc thích hợp sử dụng giảm đau răng từ nhẹ đến trung bình.

Một số chế phẩm có chứa Ibuprofen và Paracetamol

Alaxan được coi là thuốc trị đau nhức răng hiệu quả hiện nay, giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH United International Pharma, hộp 100 viên nén. Giá khoảng 130.000 đồng/ hộp 100 viên.

Sản phẩm thay thế khi Alaxan hết hàng là MyPara Forte (5 vỉ x 20 viên) (Công ty Cổ Phần S.P.M sản xuất, giá khoảng 128.000/Hộp), Hapacol Pain (Dược Hậu Giang sản xuất, giá khoảng 77.000 đồng/ hộp 100 viên).

Alaxan giảm đau răng hiệu quả
Alaxan giảm đau răng hiệu quả

Alaxan (vỉ 10 viên)
alaxan A0187 130x130Xem tất cả ảnh
Alaxan (vỉ 10 viên)

124.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH United International Pharma
Số đăng kýVD-23414-15
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmhm25

Hapacol Pain
thuoc hapacol pain 0 E1686 130x130Xem tất cả ảnh
Hapacol Pain

66.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam.
Số đăng kýVD-26598-17
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng24 tháng
Mã sản phẩmaa6844

3.1.3 Thuốc chữa đau răng Paracetamol (Panadol/Efferalgan)

Paracetamol là thuốc giảm đau răng, đau đầu và hạ sốt được sử dụng rất phổ biến. Paracetamol thuộc nhóm giảm đau nhưng không chống viêm, cơ chế giảm đau của thuốc đến nay chưa được làm rõ. Paracetamol có nhiều dạng bào chế, trong đó dạng viên sủi 500mg trị đau răng nhanh được chỉ định phổ biến. 

Liều dùng:

  • Theo cân nặng từ 10-15mg/kg/lần, sau mỗi 4-6 giờ.
  • Dạng viên uống 500mg thì có thể dùng từ 1-2 viên/ lần với người lớn, nên uống sau ăn no

Lưu ý:

  • Thuốc không ức chế COX-1 như nhóm NSAID nên không gây tác dụng phụ lên dạ dày.
  • Paracetamol gây độc cho gan khi sử dụng liều cao. Do chuyển hóa thành chất N-acetyl benzoquinonimin làm ức chế Glutathione tại gan. 

Một số chế phẩm có chứa Paracetamol:

Panadol sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu GSK, được sản xuất bởi công ty Công ty Sterling Drug (M) Sdn, Bhd. Panadol có 2 mẫu, Panadol đỏ và Panadol xanh, trong đó Panadol đỏ có tác dụng giảm đau mạnh hơn do có chứa thêm Caffein. Là thuốc không kê đơn, hộp 12 viên x 10 vỉ. Sản phẩm có giá khoảng 195.000đ/hộp 12 vỉ x 10 viên.

Tylenol được sản xuất bởi hãng Janssen với hàm lượng Paracetamol; 500mg giảm đau đầu, đau răng… từ nhẹ đến trung bình. Giá khoảng 160.000 đồng 1 hộp.

Viên sủi Efferalgan 500mg cho tác dụng nhanh hơn, dạng hòa tan dễ sử dụng cho nhiều đối tượng. Hộp 4 vỉ x 4 viên.  Giá sản phẩm khoảng 70.000 đồng/ 16 viên.

Các thuốc có chứa paracetamol
Các thuốc có chứa paracetamol

Panadol
panadol 11 T8363 130x130Xem tất cả ảnh
Panadol

195.000Còn hàng

Công ty đăng kýGlaxoSmithKline Pte., Ltd.
Số đăng kýVN-22261-19
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 15 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma643

3.1.4 Thuốc kháng sinh răng miệng (Rodogyl, Naphacogyl)

Thuốc kháng sinh thường hay sử dụng trong tình trạng viêm nướu, nhiễm khuẩn răng, thánh phần có chứa Spiramycin và Metronidazol.

Spiramycin là kháng sinh nhóm Macrolid, có tác dụng kìm khuẩn do ức chế tổng protein của tế bào vi khuẩn. Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn gram dương, không có tác dụng diệt khuẩn đường ruột. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Liều dùng ở người lớn : 6000000 - 9000000 IU/ngày, chia từ 2-3 lần/ ngày. Liều có thể lên tới 15000000 IU/ngày, với tình trạng nhiễm khuẩn nặng, dùng nhiều lần trong ngày.

Metronidazol: một kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazol có tác dụng tốt diệt khuẩn kỵ khí có nhiều ở khoang miệng và ống tiêu hóa. Thuốc diệt khuẩn bằng cách liên kết với cấu trúc ADN làm ngừng quá trình sao chép của vi khuẩn, làm vi khuẩn bị tiêu diệt. Liều dùng đường uống là 250 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày hoặc với liều 500 mg/lần, 2 lần/ngày ở người lớn. Khi sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Kết hợp Metronidazol và Spiramycin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn răng miệng như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp-xe răng, dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng [4]

Một số chế phẩm trên thị trường:

Rodogy thành phần kháng sinh Metronidazol và Spiramycin có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, của công ty Sanofi, hộp 20 viên. Chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Gía sản phẩm khoảng 148.000 VNĐ/hộp 20 viên

Thuốc Naphacogyl của công ty dươc phẩm Nam Hà phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng răng miệng. Hộp 2 vỉ x 10 viên và trong thành phần chứa Metronidazole 125mg, Acetyl Spiramycin 100mg. Gía sản phẩm khoảng 20 – 25.000 đồng/ Hộp 2 vỉ x 10 viên.

Nhóm thuốc kháng sinh trị đau răng
Nhóm thuốc kháng sinh trị đau răng

Naphacogyl
naphacogylviennen E1871 130x130Xem tất cả ảnh
Naphacogyl

20.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà
Số đăng kýVNB-2711-05
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩmA577

Rodogyl
rodogyl L4145 130x130Xem tất cả ảnh
Rodogyl

285.000Còn hàng

Công ty đăng kýSanofi (Pháp)
Số đăng kýVN-3748-07
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 10 viên
Mã sản phẩma689

3.2 Thuốc giảm đau răng tại chỗ dạng dung dịch, gel bôi

3.2.1 Thuốc gây tê tại chỗ (Benzocaine)

Benzocain thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ, nhờ vào tính chất ức chế thuận nghịch sự khử cực và sự trao đổi ion của màng tế bào, làm rối loạn xung động thần kinh cảm giác ở vị trí bôi thuốc. Hoạt chất này tác động vào màng tế bào thần kinh bằng cách liên kết thuận nghịch với ức chế các kênh Natri. Benzocain ở dạng không ion hóa đi qua lớp màng kép ở màng tế bào sẽ bị ion hóa có tác dụng ức chế kênh natri khi liên kết thành công với tiểu phần alpha. Quá trình khử cực cũng như truyền tín hiệu bị chậm lại làm phát sinh hiệu điện thế bị giảm và gây cảm giác tê cục bộ, mất cảm giác đau. [5]

Liều dùng:

  • Thuốc có nhiều dạng bào chế như dạng gel, dung dịch, dạng xịt, làm giảm đau nhanh, giảm đau răng tức thì tại khu vực đau, nhưng duy trì trong thời gian rất ngắn nên phải lặp lại nhiều lần trong ngày. 
  • Sử dụng Benzocaine 2,5 – 20 % dạng dung dịch, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lưu ý: 

  • Thuốc có thể gây dị ứng và sốc phản vệ, trẻ dưới 2 tuổi không được sử dụng và không được sử dụng quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Không dùng cho đối tượng có phản ứng dị ứng với thuốc gây tê này.
  • Những người bị rối loạn nhịp tim, thiếu hụt G6PD được chống chỉ định khi sử dụng thuốc này.
  • Đối tượng mang thai hay đang cho con bú, trước khi sử dụng thuốc có hoạt chất Benzocain nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì chưa có chứng minh nào cho thấy sự an toàn. 
  • Một số tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc như đau, ngứa, phù nề vùng bôi, cũng có thể gặp chậm nhịp tim, hạ huyết áp, nên việc sử dụng trên đối tượng người cao tuổi, người quá mẫn, người có vết thương sâu hoặc bỏng nặng không được khuyến cáo.

Một số chế  phẩm chứa Benzocaine:

Anbesol Gel có thành phần chính là benzocaine 20% dùng trong điều trị đau răng bằng cách gây tê cục bộ khu vực đau. Sản phẩm của thương hiệu Anbesol, Mỹ.  Dùng bôi 4 lần/ ngày . Gía khoảng  230.000 VNĐ/tuýp

Anbesol gel bôi có benzocain
Anbesol gel bôi có benzocain

3.2.2 Thuốc trị đau răng Dentanalgi OPC

Dentanalgi chứa menthol, camphor, procaine kết hợp cùng các thảo dược thông mạch, tạo giác, sao đen.có tác dụng giảm đau răng, chữa nha chu, viêm nướu răng. Trong đó, Menthol có tác dụng giãn mạch, giảm cảm giác đau. Camphor gây kích ứng các đầu dây thần kinh, giảm cảm giác khó chịu. Procain có tác dụng gây tê tại chỗ. Các thành phần thảo dược hỗ trợ sát trùng, viêm lợi, sâu răng.

Liều dùng: nhỏ 1ml khoảng 30 giọt vào 60ml nước đun sôi để nguội, rồi ngậm và súc miệng ít nhất 3 lần trong ngày. Có thể tẩm thuốc vào bông rồi đặt vào khu vực răng đau  3-4 lần/ ngày.

Lưu ý:

Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, hay trẻ có tiền sử co giật, động kinh

Gía sản phẩm khoảng 25.000 /Chai

Dung dịch dentanalgi giảm đau răng hiệu quả
Dung dịch dentanalgi giảm đau răng hiệu quả

Dentanalgi
dentanalgi 1 Q6003 130x130Xem tất cả ảnh
Dentanalgi

25.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm OPC
Số đăng kýVD-19912-13
Dạng bào chếDung dịch
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 7ml
Mã sản phẩma1558

3.2.3 Muối vi lượng chữa đau răng Camilia Boiron

Camilia Boiron có thể dùng cho trẻ từ 1 đến 30 tháng tuổi, với thành phần thiên nhiên lành tính được nhiều bố mẹ tin dùng.  Thuốc có hiệu quả rõ rệt khi điều trị các triệu chứng đau răng ở trẻ nhỏ do mọc răng.

Tác dụng của các thành phần:

  • Chamomilla 9CH giúp giảm cơn đau răng, hiệu quả với đau do mọc răng và khó chịu ở trẻ
  • Phytolacca decandra 5CH tác động lên nướu răng. Chống viêm, sưng và giảm đau nướu
  •  Rheum 5CH có vai trò trong giảm rối loạn tiêu hóa kèm chảy dãi ở trẻ nhỏ

Liêu dùng

Mỗi ống là 1 liều, cho bé uống trực tiếp dung dịch, nếu sau đó bé vẫn quấy khóc thì cho uống thêm 1 ống nữa. Không quá 5 ống/ ngày, sử dụng kéo dài 3 ngày nhưng không nên quá 8 ngày.

Lưu ý

  • Sử dụng hết dung dịch khi đã mở
  • Sử dụng theo khuyến cáo trên 3 ngày không giảm, nên dừng thuốc và đi thăm khám ở bác sĩ
  • Gía sản phẩm khoảng 385.000 đồng/hộp x 30 tép muối
Muối giảm đau răng cho bé Camilla
Muối giảm đau răng cho bé Camilla

4 Cắt liều thuốc đau răng như thế nào?

Cần xác định nguyên nhân đau răng trước khi sử dụng thuốc giảm đau. Nếu là đau răng do không vệ sinh răng miệng đúng cách, chỉ cần giảm triệu chứng tại nhà như chườm đá, súc miệng ,đánh răng thường xuyên. Còn nếu đau do sâu răng, viêm nướu, chấn thương mạnh ở răng thì cần đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.

Có thể uống thuốc đau răng để giảm đau tức thì khi đau quá mức và không thể đến nha khoa ngay lập tức. Việc cắt liều thuốc đau răng cần được kê đơn của bác sĩ, nên đến phòng khám và bệnh viện để được chẩn đoán và kê liều chính xác.

Dưới đây là một số cách cắt liều thuốc đau răng tham khảo ở người lớn.

Đơn 1:

1. Naphacogyl  2 viên 2 lần / ngày

2. Seratiol speptid 10mg  2 viên x 2 lần/ ngày

3. Panadol 500mg 2 viên x 2 lần/ ngày

4. Rutin C 2 viên x 2 lần/ ngày

Đơn 2:

1. Rodogyl 2 viên x 2 lần/ ngày

2. Alpha choay 5mg 2 viên x 2 lần/ ngày

3. Efferalgan ( paracetamol) sủi 500mg 1 viên x 2 lần/ ngày

4. 3B (B1, B6, B12) 2 viên x 2 lần/ ngày

5 Bài thuốc trị nhức răng tại nhà

Những bài thuốc dân gian trị nhức răng tại nhà cũng mang lại hiệu quả khi chưa thể đến nha khoa thăm khám. Cách làm đơn giản với những nguyên liệu có ngay tại căn bếp nhà bạn, giúp giảm đau nhanh chóng, giúp duy trì hoạt động bình thường trong ngày.

5.1 Bài thuốc trị đau răng bằng lá trầu không

Dược liệu phổ biến được sử dụng chữa nhức răng mang lại tác dụng vô cùng hiệu quả.  Lá Trầu Không có tính cay ấm do đó đặc tính kháng viêm, sát khuẩn cao làm dịu đau nhanh chóng mà không cần thuốc. Trong những trường hợp đau vừa và nhẹ, lá trầu không rất phù hợp làm nguyên liệu chữa trị.

Cách thực hiện:

Cách 1: 

  • Dùng lá trầu không trực tiếp, rửa sạch rồi đen giã nát với một ít muối. 
  • Thêm chút  rượu trắng hòa vào hỗn hợp. 
  • Đợi trong khoảng từ 10-15 phút để lắng cặn xuống dưới, sau đó lọc lấy phần nước trong phía trên. 
  • Sử dụng bông gạc sạch nhúng nước vào vùng đau răng trong khoảng 10 phút, làm nhiều lần trong ngày và thực hiện kiên trì trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả đáng kể

Cách 2: 

  • Kết hợp trầu không, búp bàng và củ nghệ tươi theo tỷ lệ 1:1:1, có thể lấy mỗi thứ 50g, đem rửa sạch giã nát và ngâm với rượu trắng.
  • Trước khi dùng thuốc nên đun thuốc trong bình cách thủy khoảng 30 phút.
  • Để nguội rồi dùng bông gòn thấm vào chỗ bị nhức. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần và kiên trì trong nhiều ngày sau để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài thuốc trị đau răng bằng lá trầu không
Bài thuốc trị đau răng bằng lá trầu không

 

5.2 Bài thuốc chữa đau răng bằng tỏi, gừng tươi

Gừng được biết đến làn nguyên liệu chống viêm kháng khuẩn tốt. Gừng không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm lạnh mà còn giảm đau răng và trị hôi miệng vô cùng hiệu quả.

Cách làm: sử dụng 1 củ gừng tươi nhỏ, đem cạo sạch, giã nát rồi đắp xung quanh khu vực đau răng trong vòng khoảng 15 phút. Tác dụng nhanh chóng nên cơn đau răng sẽ được giảm ngay tức thì.

Tỏi không chỉ được ứng dụng nhiều trong điều trị khó tiêu, tiêu hóa kém mà còn có khả năng trị nhiễm trùng, đau nhức răng do tính sát khuẩn cao. 

Cách làm: nghiền nhỏ tép tỏi cho thêm một ít muối ăn vào trộn đều rồi đắp lên chỗ đau răng. Trong ngày nên đắp nhiều lần, có thể từ 2-3 lần và duy trì trong khoảng 10 phút sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức.

Dân gian thường kết hợp cả tỏi và gừng trong bài thuốc trị đau răng để đạt kết quả cao hơn.

Cách làm: dùng 1 tép tỏi tươi, 1 nhánh gừng tươi, đem rửa sạch và giã nát cùng 1 ít muối ăn. Cho 1 ít cồn trắng khuấy đều hỗn hợp, để lắng động rồi chấm bông gòn xung quanh vị trí răng đau. Làm nhiều lần trong ngày và duy trì nhiều ngày liên tục đến khi hết đau.

Kết hợp gừng và tỏi trị đau răng
Kết hợp gừng và tỏi trị đau răng

5.3 Bài thuốc chữa đau răng bằng lá lốt

Một mẹo chữa đau răng nữa khá an toàn và mang lại hiệu quả cao là sử dụng lá lốt. Với tính ấm vị cay tác dụng kháng khuẩn cao, có thể dùng cả phần lá và phần rễ cây để trị đau răng:

Cách làm:

Phần lá:  nhặt 1 nắm Lá Lốt rửa sạch và đun sôi với ít muối loãng trong khoảng vài phút. Để nước nguội rồi lấy súc miệng 3-4 lần , cơn đau răng sẽ giảm tức thì. Duy trì trong nhiều ngày để có kết quả tốt nhất.

Phần rễ: lấy phần rễ cây lá lốt, giã nhỏ với ít muối hạt rồi lọc lấy nước, sử dụng nước này thấm vào chỗ đau răng bằng tăm bông.

5.4 Bài thuốc trị đau nhức răng bằng hành tây

Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, Hành Tây còn được coi là dược liệu điều trị đau nhức răng vô cùng hiệu quả. Nguyên nhân xuất phát từ trong thành phần của củ hành tây có Lưu Huỳnh khi tiếp xúc với nước bọt trong miệng sẽ phản ứng với axit tạo thành hợp chất gây tê,  giảm đau tốt. Ngoài ra, hành tây còn dùng để giảm chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách làm: 

Rửa sạch củ hành tây, cắt thành miếng nhỏ và đắp lên vị trí đau nhức, để yên trong vòng 15 phút đến khi không còn cảm nhận thấy mùi cay nồng của hành nữa thì dừng lại.

Hành tây trong bài thuốc trị đau răng
Hành tây trong bài thuốc trị đau răng

5.5 Một số bài thuốc cổ truyền trị đau răng

Bài thuốc 1

  • Sử dụng Đại hoàng, đem đi sắc thật đậm.
  • Dùng để ngậm rồi nhổ đi

Bải thuốc 2

  • Sử dụng Bồ Kết tán nhỏ và đắp lên chân răng
  • Hoặc sử dụng Bồ kết (đã đốt tồn tính), tán nhỏ thành bột để xỉa lên chân răng

6 Lưu ý khi dùng thuốc trị nhức răng tại nhà

Các thuốc trị đau răng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng nếu được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau, dưới đây là một số lời khuyên từ dược sĩ khi sử dụng thuốc đau răng tại nhà:

6.1 Về liều lượng

  • Khi sử dụng thuốc đau răng nên có sự tư vấn từ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng tại nhà và không được sử dụng quá liều quy định.
  • Người dị ứng với thành phần hay tá dược nào của thuốc nên dừng ngay sử dụng và liên hệ cơ sở y tế gần nhất.
  • Người cao tuổi hoặc người đang điều trị bệnh lý cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau răng.
  • Sử dụng đúng theo liều khuyến cáo của thuốc, không sử dụng quá liều làm tăng tác dụng không mong muốn với cơ thể.

6.2 Về cách dùng

  • Không nên lạm dụng sử dụng thuốc đau răng thường xuyên khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, dùng lâu thuốc sẽ giảm tác dụng do hiện tượng nhờn thuốc
  • Kết hợp vệ sinh răng miệng, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, làm tăng nguy cơ hỏng men răng, dễ dàng cho sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

6.3 Về mục đích sử dụng

  • Sử dụng thuốc giảm đau chỉ mang lại kết quả tạm thời với người bệnh bị đau răng khôn. Vì vậy cần đến nha khoa để thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất điều trị
  • Các trường hợp đau răng do sâu răng, vỡ răng, nứt răng thuốc giảm đau không điều trị dứt điểm được bệnh, cần phải đi trám răng, trồng răng giả tại nha khoa để giảm triệu chứng bệnh.

6.4 Về bài thuốc dân gian

  • Những bài thuốc trị đau răng chỉ đem lại hiệu quả trong trường hợp đau vừa và nhẹ. 
  • Các dược liệu chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị được nguyên nhân gây ra đau nhức, nên khắc phục được tạm thời chứ không dứt điểm
  • Cần đến nha khoa nếu dùng không hiệu quả, tránh để nặng thêm tình trạng bệnh, mất nhiều thời gian, chi phí hơn.

6.5 Kết luận 

Các loại thuốc đau răng trên đem lại hiệu quả nhanh chóng tức thì tại nhà nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng thuốc như vậy.  Tránh lạm dụng thuốc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Nên đến bác sĩ nha khoa thăm khám để biết nguyên nhân bệnh và thuốc điều trị đau răng phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Sky Wei Chee Koh và cộng sự ( đăng ngày 1 tháng 5 năm 2019), Managing tooth pain in general practice Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024
  2. ^ Tác giả Robert A. Alfaro và Donald D. Davis (đăng ngày 22 tháng 5 năm 2023), Diclofenac, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024
  3. ^ Abdel Aaal Elkamshoushi và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2022). Regular use of ibuprofen reduces rat penile prostaglandins and induces cavernosal fibrosis, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Tác giả Y Roche 1, R N Yoshimori, (đăng tháng 9 năm 1997) In-vitro activity of spiramycin and metronidazole alone or in combination against clinical isolates from odontogenic abscesses. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Benzocaine topical, Drugs.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tôi muốn mua thuốc cho trẻ con dưới 2 tuổi thì dùng loại nào được?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
7 loại thuốc giảm đau răng tại nhà tức thì và nhanh nhất 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • 7 loại thuốc giảm đau răng tại nhà tức thì và nhanh nhất
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Bài viết cung cấp nhiều thông tin hay, hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633