3 nhóm thuốc bôi kiến ba khoang đốt cực nhạy được bác sĩ khuyên dùng
Trungtamthuoc.com - Kiến ba khoang là một loại côn trùng thuộc bộ Cánh cứng, có thể tiết ra chất độc qua sự tiếp xúc khi đập, nghiền nát…, gây ra viêm da tiếp xúc với nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, ban đỏ, mụn nước… Xử trí vết kiến ba khoang đốt bằng thuốc bôi là giải pháp hữu hiệu và an toàn. Vậy, nên chọn loại thuốc bôi nào trong trường hợp này? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1 Những điều cần biết về kiến ba khoang
1.1 Kiến ba khoang là gì?
Kiến ba khoang, hay còn được gọi là kiến hoang, kiến gạo, kiến nhốt…, có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc họ Staphylinidae, bộ Coleoptera (Cánh cứng). Con trưởng thành của những con bọ này thường dài 7-10 mm và rộng 0,5 mm. Đầu của chúng có màu đen bóng, ngực và bốn đốt bụng đầu tiên có màu đỏ, cánh có màu xanh lam và hai đốt bụng cuối cùng có màu đen. Số lượng kiến ba khoang tăng rõ rệt trong mùa mưa vào tháng 7 và tháng 8. Loài động vật này thường được tìm thấy trong các loại cây trồng nông nghiệp cũng như trong vườn nhà.
Thực tế là chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu con kiến ba khoang vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ khi chúng ta cố gắng đánh bật chúng hoặc giết chúng bằng cách nghiền nát hoặc đập, chúng sẽ tiết ra một chất dịch cơ thể có chứa pederin trên vùng da tiếp xúc.
Paederin chỉ được tổng hợp ở khoảng 90% con cái. Ấu trùng và con đực chỉ lưu trữ paederin thu được từ mẹ hoặc do ăn phải. Nó là chất gây mụn nước và ngăn chặn quá trình nguyên phân bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein và DNA mà không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp RNA.
1.2 Kiến ba khoang thường xuất hiện khi nào?
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa, đặc biệt sau những trận mưa lớn chúng thường bay tới khu vực có ánh sáng nên khu vực dân cư là nơi thường phát hiện nhiều. Vì vậy cần có biện pháp phòng tránh và nhận biết loại côn trùng này.
1.3 Bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi?
Những vết đỏ rát do kiến ba khoang cắn thường xuất hiện sau 12-24 giờ, và sau đó các tổn thương sẽ thành bọng nước bỏng rát, nếu không có bội nhiễm thì sẽ khô và bong vảy sau 5-7 ngày. Tuy nhiên vết thâm để lại sẽ khá lâu mới mất.
1.4 Vết kiến ba khoang cắn trông như thế nào?
Các triệu chứng có thể xuất hiện sau 24 đến 48 giờ tiếp xúc và mất một tuần hoặc hơn để biến mất. Các vị trí thường liên quan là mặt, cổ, vai và cánh tay. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể phụ thuộc vào nồng độ pederin và thời gian tiếp xúc trên cơ thể, các dấu hiệu chung như sau:
- Sưng và cảm giác nóng rát trên phần cơ thể bị ảnh hưởng.
- Sự hiện diện của các tổn thương màu đỏ theo đường thẳng tạo ra vết roi trên da.
- Tổn thương dạng hôn ở khuỷu tay và các bề mặt lân cận của đùi do vùng lành tiếp xúc với vùng nhiễm bệnh.
- Đôi khi có thể thấy dị ứng đường hô hấp, mắt hoặc da.
- Pederin trên tay và quần áo/khăn trải giường có thể được truyền sang và gây ra các tổn thương ở các vùng khác (ví dụ: bộ phận sinh dục và vùng quanh hốc mắt), mặc dù bản thân bệnh viêm da không thể truyền được.
- Sau 24 đến 48 giờ, vết bệnh có thể chuyển sang màu đen hoặc bị nhiễm trùng.
Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với herpes simplex, bỏng chất lỏng, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng cấp tính nhưng chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán đúng do các đặc điểm dịch tễ học này (sự xuất hiện của các trường hợp tương tự ở một khu vực nhất định, tỷ lệ mắc bệnh theo mùa và nhận dạng bọ cánh cứng)[1].
1.5 Biến chứng và chẩn đoán lâm sàng
Biến chứng chính của viêm da do Paederus là cơn đau liên quan đến phát ban. Các biến chứng thứ cấp bao gồm: Nhiễm trùng, loét và bong tróc da, tăng sắc tố sau viêm và sẹo.
Viêm da Paederus được chẩn đoán lâm sàng bằng cách:
Sinh thiết da của một tổn thương ban đầu cho thấy chứng xốp hóa bạch cầu trung tính , mụn nước và hoại tử dạng lưới của lớp biểu bì. Thâm nhiễm viêm ở biểu bì chứa nhiều bạch cầu trung tính.
Các sinh thiết sau đó cho thấy bệnh gai đen không đều, các tế bào sừng bề mặt nhợt nhạt, bệnh sừng hóa trên bề mặt, hoại tử biểu bì hợp lưu và sự hình thành gai trên đáy[2].
1.6 Chẩn đoán phân biệt với các bệnh da liễu khác
- Zona là bệnh bị hay nhầm lẫn với kiến ba khoang nhất, đặc biệt sự nhầm lẫn này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Zona là bệnh do nhiễm virus Varicella-zoster. Các thương tổn thường dọc theo dây thần kinh gồm các vệt dát đỏ, cảm giác nóng rát ban đầu và sau đó sẽ nổi mụn nước thành chùm trên khu vực này. Tiến hành các xét nghiệm sẽ phát hiện được tế bào ly gai và tế bào đa nhân khổng lồ.
- Bệnh herpes da: bệnh cũng có các sang thương trên da tương tự viêm da do côn trùng nhưng nguyên nhân của bệnh do virus herpes nên hướng điều trị khác với kiến ba khoang cắn. Các biểu hiện trên da như mụn nước mọc thành chùm tại môi, mắt, sinh dục kèm đau rát và nóng nhiều tại các khu vực bị tổn thương.
2 Hướng dẫn xử lý khi bị kiến ba khoang cắn
Khi bị kiến ba khoang cắn cần phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu loại bỏ được hết độc tố, vết thương nhẹ sẽ chóng khỏi. Dưới đây là hướng dẫn xử lý tham khảo:
2.1 Loại bỏ kiến ba khoang
Nếu bị kiến ba khoang cắn, bạn nên nhẹ nhàng phủi kiến ra khỏi bề mặt cơ thể bằng một miếng giấy hoặc mảnh vải. Tuyệt đối không đập kiến sẽ làm chất độc lan rộng gây tổn thương nặng nề hơn.
2.2 Rửa sạch vết thương
Rửa sạch da dưới vòi nước sạch để rửa trôi độc tố nhiều nhất có thể. Sau đó dùng cồn sát khuẩn nhẹ vết thương và sử dụng các thuốc bôi dịu da. Không nên dùng ngay các sản phẩm có corticoid vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2.3 Điều trị tại cơ sở y tế gần nhất
Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà, sau vài ngày sẽ hồi phục da. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu nhiễm trùng kèm sốt, vết thương mưng mủ hay khi bị kiến ba khoang cắn vào mắt thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám và điều trị.
2.4 Điều trị kiến ba khoang cắn theo từng giai đoạn tổn thương
- Ngay sau khi bị cắn: bề mặt da sẽ có cảm giác râm ran, có thể dùng nước muối sinh lý trung hoà độc tố côn trùng từ 3-4 lần/ngày.
- Sau 6-8 giờ xuất hiện các vết ban đỏ, rát đỏ dưới vùng da tổn thương, và sau 24 giờ sẽ xuất hiện các thương tổn điển hình: sử dụng các thuốc làm dịu da như hồ nước, hay các loại mỡ kháng sinh kết hợp corticoid bôi như Fucidin H, bôi ngày 3-4 lần trong khoảng 2-3 ngày.
- Sau 3 ngày trường hợp có bọng nước, mủ sẽ bung: sử dụng dung dịch chấm milian, thuốc tím pha loãng bôi 1-2 lần/ngày
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết còn vết thâm: có thể sử dụng các sản phẩm trị thâm như kem nghệ.
3 Cách trị kiến ba khoang đốt bằng thuốc bôi
Khi phát hiện đã tiếp xúc với dịch có độc của kiến ba khoang, bạn nên rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ pederin, sau đó chườm lạnh ướt để giảm thiểu triệu chứng có thể xảy ra. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ giúp điều trị triệu chứng và phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng hơn.
3.1 Thuốc bôi kiến ba khoang đốt là gì?
Thuốc bôi kiến ba khoang là các chế phẩm sử dụng tại chỗ cho vùng da chịu ảnh hưởng của chất độc pederin, giúp ngăn ngừa phản ứng viêm lan rộng hơn, giảm ngứa rát, phồng rộp, đồng thời giúp mau lành vết thương hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng corticosteroid tại chỗ có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng và sưng tấy. Kem dưỡng da có nguồn gốc từ Sambucus ebulus cũng đã được chứng minh là làm dịu ngứa và giảm viêm do phát ban, cũng như đẩy nhanh quá trình giải quyết triệu chứng. Hiệu quả của kem dưỡng da calamine trong việc giảm viêm da tiếp xúc do Paederus fuscipes đã được nghiên cứu nhưng còn hạn chế[3].
Thuốc bôi kiến ba khoang được sử dụng phối hợp với nhau trong điều trị viêm da tiếp xúc do pederin ở mức độ nhẹ tới trung bình với các triệu chứng ngoài da.
3.2 Các loại thuốc bôi kiến ba khoang cắn
3.2.1 Thuốc sát khuẩn, làm dịu da
Các thuốc sát khuẩn, làm dịu da thường được sử dụng bao gồm: Hồ nước, betadin, milian, xanh methylen… Bên cạnh đó, các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với khả năng chống viêm, làm sạch, làm dịu, giúp nhanh chóng làm lành vết thương ngoài da cũng được sử dụng như thuốc bôi chứa Sambucus ebulus, Lô Hội, rau má…
Trong trường hợp viêm da trung bình tới nặng với các triệu chứng như đỏ rát, phồng rộp, mụn nước…, các chế phẩm làm sạch, làm dịu này thường được kết hợp với corticoid tại chỗ hoặc kháng sinh tại chỗ, giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh, giảm thiểu các biểu hiện khó chịu, đau đớn.
Một vài sản phẩm sát khuẩn, làm dịu da thường sử dụng như:
Hồ nước
Hồ nước có thể mua dễ dàng tại các nhà thuốc khi bị kiến ba khoang cắn. Thành phần hồ nước có chứa oxit kẽm, Glycerin, bột talc… có vai trò chống viêm, làm lành tổn thương do kiến cắn cũng như các bệnh da liễu khác. Thuốc bào chế dạng hỗn dịch dùng đường bôi, bôi vào vết thương ngày 2-3 lần. Hồ nước được sản xuất bởi Công ty cổ phần hoá dược Việt Nam, Duoc VTYT Hai Duong... giá bán khoảng 5,000đ. /Lọ 20g.
Liên hệCòn hàng
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Hoá Dược Việt Nam |
Số đăng ký | VD-32124-19 |
Dạng bào chế | Hỗn dịch dùng ngoài |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 20g |
Mã sản phẩm | p2156 |
Xanh methylen
Là loại thuốc bôi ngoài da điều trị các bệnh da liễu được sử dụng rộng rãi trong y học. Dung dịch được bào chế dưới 2 dạng là xanh methylen 1% và dung dịch milian, 2 dạng có tỷ lệ thành phần khác nhau nhưng tác dụng điều trị trên da giống nhau. Cụ thể:
- Dung dịch xanh methylen 1% có xanh methylen và nước với tỷ lệ 1/100. Xanh methylen 1% của công ty cổ phần hoá dược Việt Nam, Dược vật tư Y tế Hải Dương...,giá bán khoảng 5000đ/ lọ 17ml
- Dung dịch milian có thêm các thành phần khác như Ethanol 96%, tím gentian. Sản phẩm Milian OPC 20ml của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC có giá bán 12.000 đồng/lọ 20ml
Công dụng các dung dịch dùng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu do virus herpes, vết côn trùng, kiến ba khoang cắn. Sử dụng đường bôi từ 1-2 lần/ngày.
5.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần hóa dược Việt Nam |
Số đăng ký | VS-4972-16 |
Dạng bào chế | Dung dịch |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ x 17ml |
Mã sản phẩm | A856 |
12.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC |
Số đăng ký | VD-18977-13 |
Dạng bào chế | Dung dịch dùng ngoài |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 20ml |
Mã sản phẩm | a1518 |
3.2.2 Corticoid tại chỗ
Các glucocorticoid có tác dụng chống viêm trung bình tới mạnh khi được sử dụng tại chỗ trên vùng da bị ảnh hưởng bởi độc tố pederin cho hiệu quả tương đối tốt trong việc ngăn ngừa các triệu chứng viêm mở rộng, cải thiện các biểu hiện ngứa rát, sưng đỏ…
Một số corticoid tại chỗ thường gặp trong điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây nên như Hydrocortisone, betamethason… Hiện nay, các chế phẩm bôi da thường kết hợp corticoid và kháng sinh hoặc Acid salicylic, giúp tăng hiệu quả điều trị, làm bong lớp dày sừng và bảo vệ vùng da bị tổn thương tốt hơn, tránh nhiễm trùng.
Một vài thuốc bôi corticoid thường dùng như:
Gentrisone
Thành phần thuốc gentrisone gồm các chất chính là Betamethasone, Clotrimazole và Gentamicin. Thuốc dùng đường bôi ngoài da điều trị sưng, ngứa, viêm do côn trùng cắn, kiến ba khoang đốt, và một vài bệnh da liễu khác. Sử dụng bôi từ 1-2 lần/ngày với liều lượng vừa đủ. Sản phẩm gentrisone sản xuất bởi công ty Shinpoong Daewoo, giá bán khoảng 20.000 đồng/ tuýp 10g.
20.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Shinpoong Daewoo |
Số đăng ký | VD-21761-14 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 10g |
Mã sản phẩm | a369 |
Betnovate
Betnovate thuốc bôi corticoid với các thành phần gồm Clioquinol, Betamethasone và Neomycin.Thuốc kê đơn chỉ định điều trị bệnh da liễu như chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng… thông thường thuốc sử dụng ở người lớn đều đặn 1-3 lần/ngày, trẻ em thì cần tuân theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ. Betnovate của công ty Glaxo SmithKline Pte., Ltd- Anh, giá khá cao khoảng 1.300.000/ tuýp 15g.
3.2.3 Kháng sinh tại chỗ
Trong khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một biến chứng gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng các chất kháng sinh bôi ngoài da có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng là điều cần thiết. Các chất kháng sinh thường gặp nhất là acid fusidic, gentamicin.
Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, các chế phẩm kháng sinh thường được kê khi các biện pháp sát khuẩn, làm sạch cho đáp ứng là chưa đủ để chấm dứt hoặc cải thiện phần lớn các triệu chứng của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang hoặc các vùng tổn thương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Một và thuốc bôi kháng sinh tại chỗ thường gặp:
Fucidin
Thành phần trong fucidin là Acid fusidic có hàm lượng 20mg. Được bào chế dưới dạng kem bôi da có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên khu vực da tổn thương, mà chủ yếu là vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu. Cơ chế hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp protein, làm chết tế bào vi khuẩn, vì vậy thuốc chống bội nhiễm hiệu quả và làm lành nhanh vết thương trên da. Khi bị kiến ba khoang đốt nên bôi một lượng kem vừa đủ từ 2-3 lần /ngày, khoảng 5-7 ngày. Thuốc Fucidin Cream 15g của thương hiệu LEO Pharma- Đan Mạch, có giá khoảng 120.000 đồng/ tuýp 15 g.
120.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Invida (Singapore) Private Limited |
Số đăng ký | VN-14209-11 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 15g |
Mã sản phẩm | a362 |
Fucidin-H
Tuýp bôi có sự kết hợp của acid Fusidic và thuốc corticoid Hydrocortison acetat mang lại tác dụng diệt vi khuẩn trên da kèm khả năng chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa hiệu quả. Trong điều trị kiến ba khoang cắn thuốc giúp hạn chế bội nhiễm trên các vết loét, vết mủ trên da. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất chỉ nên bôi từ 3-4 lần/ngày và không dùng quá 7 ngày. Thuốc Fucidin H được sản xuất bởi Công ty Leo Pharm Products, có giá khoảng 110.000 đồng/ tuýp 15g.
110.000₫Còn hàng
Công ty đăng ký | Invida (Singapore) Private Limited |
Số đăng ký | VN-17473-13 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 15g |
Mã sản phẩm | m1912 |
Nhóm thuốc | Thuốc sát khuẩn, làm dịu da | Corticoid tại chỗ | Kháng sinh tại chỗ |
Hoạt chất | Cồn Iod, Kẽm oxyde, xanh methylen, Rau Má, lô hội… | Hydrocortisone, betamethason… | Acid fusidic, gentamicin… |
Tác dụng | Làm sạch da, bảo vệ da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa rát, mau lành vết thương | Chống viêm, giảm ngứa | Diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn |
Chỉ định | Viêm da tiếp xúc nhẹ do kiến ba khoang | Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhẹ tới vừa | Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhẹ tới vừa có nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn |
Lưu ý khi sử dụng | Phối hợp bắt buộc với corticoid tại chỗ hoặc kháng sinh tại chỗ | Sử dụng trong thời gian ngắn | Dùng khi các thuốc sát khuẩn không có hiệu quả |
3.3 Lưu ý khi dùng thuốc bôi kiến ba khoang đốt
Không nên sử dụng corticoid kéo dài với liều cao, có thể dẫn đến các tác dụng phụ toàn thân như suy thượng thận…
Trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang bằng thuốc bôi, tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với nước và các tác nhân gây hại khác.
Khi thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương cần rửa sạch tay và lau khô.
Tránh làm vỡ mụn nước vì có thể bị nhiễm trùng gây ra nhiều tác hại đáng kể.
Khi vết thương gần hồi phục, đang trong giai đoạn “ăn da non” nên sử dụng thuốc bôi tránh sẹo như kem nghệ, contractubex…
Trong khi bị viêm da do dính độc pederin, tuyệt đối không dùng tay gãi vì có thể làm tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn.
Nhiều người sử dụng thuốc bôi chứa Acyclovir trị kiến ba khoang để thoa lên vùng da dính độc pederin. Thực tế đây là một thuốc kháng virus, có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây nên lại không có sự xuất hiện của virus, vì vậy các thuốc này dường như không có tác dụng. Đôi khi, việc chẩn đoán nhầm giữa viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và zona vì có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau dẫn đến việc kê đơn nhầm.
4 Mẹo phòng ngừa kiến ba khoang cắn tại nhà
4.1 Vệ sinh sạch sẽ
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa và có nhiều ở những nơi ẩm ướt, vì vậy dọn dẹp khu vực nhà ở sạch sẽ, loại bỏ các khu vực ao tù nước đọng cũng giảm sự xuất hiện của loài kiến này.
Ngay sau khi phát hiện dính phải độc tố pederin từ kiến ba khoang hoặc thấy xác kiến ba khoang bị đè bẹp, nghiền nát, bạn cần nhanh chóng thu dọn xác kiến (đeo bao tay nhé), rửa sạch tay và vùng da tiếp xúc bằng xà phòng. Hầu như ở mọi gia đình đều có sẵn cồn iod như betadin, povidon iod…, hãy dùng một lượng vừa đủ để sát khuẩn ngay lập tức vùng da dính độc.
Nếu bạn chỉ bị ở mức độ nhẹ, tức là chỉ có các dấu hiệu nhẹ như ban đỏ nhẹ, ngứa nhẹ, hơi rát, hãy duy trì rửa bằng nước muối sinh lý 3-4 lần mỗi ngày để làm sạch và trung hòa độc tố, vết thương sẽ nhanh hồi phục. Nếu bạn bị nặng hơn một chút, hãy làm sạch bằng cồn iod, xanh methylen, kẽm oxyde… và phối hợp với các thuốc bôi do bác sĩ chỉ định.
Điều quan trọng là bạn cần phát hiện ra sớm, tránh để tình trạng bị nặng thêm rõ ràng mới điều trị vì khi đó vừa lâu khỏi lại dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
4.2 Biện pháp phòng ngừa kiến ba khoang
Kiến ba khoang có đặc tính là rất ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng huỳnh quang. Vì vậy, bạn nên tránh ở quá gần nguồn sáng vào ban đêm; thay đèn huỳnh quang bằng đèn sợi đốt hoặc halogen.
Sử dụng màn che có kích thước lỗ lưới nhỏ để tránh kiến ba khoang bò vào người trong khi ngủ.
Khi phát hiện có kiến ba khoang, tuyệt đối không nên nghiền nát mà hãy dùng túi nilong hoặc găng tay để loại bỏ.
Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng quanh khu vực nhà và trong phòng cũng là một biện pháp tốt.
Cuối cùng, hãy học cách nhận diện đặc điểm hình thái của kiến ba khoang và các dấu hiệu đặc trưng khi tiếp xúc với độc tố pederin cùng các biện pháp xử trí thích hợp nếu chẳng may tiếp xúc với dịch độc của kiến ba khoang để có thể giảm thiểu hậu quả do chúng gây ra.
5 Một số câu hỏi thường gặp khi bị kiến ba khoang đốt
5.1 Bà bầu bị kiến ba khoang đốt bôi gì?
Đối với đối tượng phụ nữ có thai việc sử dụng thuốc nên phải có hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Các thuốc bôi kiến ba khoang thường chỉ có tác dụng tại chỗ, ít ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu có thể rửa qua vết thương bằng nước sạch, hoặc nước muối sinh lý rồi bôi mỡ corticoid từ 3-4 lần/ngày.
5.2 Bị kiến ba khoang cắn vào mắt phải làm sao?
Mắt là cơ quan nhạy cảm nếu không xử lý nhanh, dưới tác động của nọc độc kiến ba khoang có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần bình tĩnh sơ cứu theo các bước sau:
- Loại bỏ hoàn toàn kiến ra khỏi mắt bằng tăm bông hoặc dụng cụ y tế
- Vệ sinh mắt bằng khăn lau sạch, giặt qua nước rồi nhẹ nhàng rửa bớt độc tố trên mắt giảm ngứa ngày, sưng đỏ. Không dụi mắt làm tổn thương lan rộng hơn.
- Đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi thị lực ngăn chặn những biến chứng về thị lực nguy hiểm có thể xảy ra.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về kiến ba khoang với các thuốc bôi hiệu quả nhất đến độc giả.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Shabab Nasir và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 2 năm 2015). Paederus beetles: the agent of human dermatitis, Biomedcentral. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Maham Ghani (Ngày đăng tháng 10 năm 2019). Paederus dermatitis, DermNet. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Brooke A. Beaulieu, Seth R. Irish (Ngày đăng 12 tháng 5 năm 2016). Literature review of the causes, treatment, and prevention of dermatitis linearis, Journal of Travel Medicine. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022