1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Thuốc bổ dây chằng giải pháp trong phục hồi tổn thương khớp, nuôi dưỡng gân cơ

Thuốc bổ dây chằng giải pháp trong phục hồi tổn thương khớp, nuôi dưỡng gân cơ

Thuốc bổ dây chằng giải pháp trong phục hồi tổn thương khớp, nuôi dưỡng gân cơ

Trungtamthuoc.com - Giãn dây chằng hay đứt dây chằng gây ra hiện tượng đau nhức khớp gối, giảm khả năng vận động khớp. Việc bổ sung thuốc bổ dây chằng là cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và cải thiện sức khỏe dây chằng. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về thuốc bổ dây chằng và các phương pháp hỗ trợ phục hồi dây chằng trong bài viết dưới đây.

1 Thuốc bổ dây chằng là gì? Tại sao phải bảo vệ dây chằng?

Dây chằng được cấu tạo từ các dải mô liên kết chắc chắn gồm nhiều sợi collagen kết nối với xương khớp. Dây chằng có nhiệm vụ giữ các khớp cố định và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động vận động một cách linh hoạt.  [1].

Tuy nhiên dây chằng dễ bị tổn thương khi chịu áp lực lớn hoặc trong quá trình vận động mạnh, chấn thương khi chơi thể thao và mang vác nặng. Thường gặp nhất là hiện tượng dây chằng bị giãn gây đau nhức dữ dội, sưng phù khu vực tổn thương, các khớp trở lên lỏng lẻo. Những tổn thương nặng hơn như rách hoặc đứt dây chằng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng không những là điều cần thiết để giữ dây chằng luôn dẻo dai, mạnh khoẻ mà còn hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Thuốc bổ dây chằng là gì?
Thuốc bổ dây chằng là gì?

Thuốc bổ dây chằng là các sản phẩm có chứa những thành phần hỗ trợ tăng cường sức khỏe, độ đàn hồi và khả năng phục hồi của dây chằng. Những loại thuốc này thường được sử dụng cho các vận động viên, người tập thể dục cường độ cao hoặc những ai đang phục hồi sau chấn thương dây chằng, những người mong muốn bồi bổ và nâng cao sức khỏe dây chằng.

===> Xem thêm bài viết: Thuốc trị bong gân cổ tay, cổ chân giúp giảm triệu chứng tức thì

2 Thực phẩm chức năng tốt cho dây chằng

Các sản phẩm bổ sung có vai trò quan trọng góp phần giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu cho người bệnh, cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ các biện pháp phục hồi chức năng khác diễn ra tốt hơn.

2.1 Thành phần thường có trong thuốc bổ dây chằng

Các thực phẩm bổ sung có các thành phần phổ biến như Collagen type 1, Mucopolysacharides như Chondroitin, Acid Hyaluronic, hoặc  Vitamin C…

  • Collagen type 1: cấu tạo của dây chằng từ collagen tuýp 1 chiếm tới 95-99%, giúp duy trì độ đàn hồi và sức bền của dây chằng. Do đó việc bổ sung thành phần collagen đặc biệt có lợi trong tái tạo gân, sụn khớp, duy trì độ dẻo dai và khả năng chịu đựng của dây chằng. 
  • Mucopolysaccharides là các chuỗi carbohydrate dài, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mô liên kết, bao gồm dây chằng, sụn và gân. Chúng giúp các sợi collagen liên kết với nhau, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, giảm nguy cơ chấn thương khi thực hiện các hoạt động mạnh. Một số loại Mucopolysaccharides thường gặp như Hyaluronic Acid, Chondroitin Sulfate.
  • Glucosamine giúp tổng hợp glycosaminoglycan, một hợp chất quan trọng cho cấu trúc dây chằng và sụn. Ngoài ra thành phần này còn giúp giảm viêm và đau nhức trong trường hợp dây chằng tổn thương hoặc thoái hoá. Lưu ý những người dị ứng hải sản, tôm cua không nên sử dụng do glucosamin có nguồn gốc từ vỏ động vật giáp xác.
  • Vitamin C có vai trò tổng hợp collagen, giúp tái tạo và sửa chữa dây chằng bị tổn thương. Bên cạnh đó có tính chống oxy hoá cao giúp bảo vệ các mô liên kết khỏi tác dụng gây hại từ gốc tự do.

2.2 Thuốc bổ dây chằng Tendoactive

Thuốc bổ dây chằng Tendoactive
Thuốc bổ dây chằng Tendoactive

Hiện nay, Tendoactive là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong bảo vệ và phục hồi tổn thương dây chằng, vậy Tendoactive có tốt không? Thành phần của Tendoactive gồm Collagen loại I, Chondroitin sulfate, Vitamin C, Mangan, đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì mô liên kết, đặc biệt là gân và dây chằng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Tendoactive có thể chống viêm và chống thoái hóa trên tế bào gân người do ức chế hoạt động của NF-κB, một yếu tố quan trọng trong quá trình viêm, từ đó giảm biểu hiện của các enzyme gây thoái hóa mô như COX-2 và MMP-1. [2]

Tendoactive
tendoactive 6 V8641 130x130Xem tất cả ảnh
Tendoactive

395,000Còn hàng

Công ty đăng kýBioiberica Lab Co., Ltd.
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 15 viên
Mã sản phẩmhm1931

3 Đối tượng nên sử dụng thuốc bổ dây chằng

Thuốc bổ dây chằng giúp hỗ trợ tăng cường và phục hồi dây chằng, thích hợp cho nhiều nhóm đối tượng cụ thể:

  • Vận động viên thể thao và người tập luyện thể thao.
  • Những người thường xuyên mang vác nặng hoặc làm việc chân tay.
  • Người lớn tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp và dây chằng.
  • Người đang trong quá trình phục hồi sau chấn thương dây chằng.
  • Những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý về mô liên kết tác động đến dây chằng.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi tình trạng bệnh sẽ có cách bổ sung và điều trị khác nhau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4 Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ dây chằng

Một số lưu ý trong quá trình bổ sung thuốc bổ dây chằng: 

  • Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Kiên trì sử dụng: Các loại thuốc bổ dây chằng thường không mang lại hiệu quả tức thì; cần thời gian sử dụng đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu collagen, vitamin C, omega-3, và khoáng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Kết hợp lối sống lành mạnh: Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động gây áp lực lớn lên dây chằng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bổ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo thuốc phù hợp với người bệnh.

5 Phương pháp hỗ trợ phục hồi dây chằng không dùng thuốc

Bên cạnh những thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung phục hồi dây chằng tổn thương thì cần kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ để thúc đẩy quá trình cải thiện sức khỏe dây chằng nhanh hơn.

Phương pháp hỗ trợ phục hồi dây chằng
Phương pháp hỗ trợ phục hồi dây chằng

5.1 Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Các thiết bị như băng đai bảo vệ khớp, nẹp hỗ trợ giúp hạn chế cử động khớp gối, giúp ổn định và bảo vệ dây chằng phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt trong giai đoạn đầu tổn thương sẽ giúp giảm đau nhức khó chịu, cải thiện vận động. Tuy nhiên cách này phù hợp với tình trạng giãn dây chằng nhẹ thì hiệu quả sẽ thấy rõ ràng hơn.

5.2 Kết hợp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm cơn đau nhức khó chịu mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Điều này giúp tăng cường sức mạnh, độ linh hoạt, và khả năng chịu áp lực của dây chằng. Vật lý trị liệu gồm các phương pháp bài tập cải thiện vận động, giãn cơ, massage trị liệu, các liệu pháp sóng âm, nhiệt độ, ánh sáng kích thích lưu thông máu.

5.3 Nghỉ ngơi hợp lý 

Nghỉ ngơi là phương pháp đơn giản nhưng rất quan trọng để phục hồi dây chằng tổn thương. Trong thời gian đầu bị chấn thương, cần tránh đặt quá nhiều áp lực lên khu vực bị thương tổn để tránh làm nặng thêm. 

6 Ăn gì bổ gân dây chằng?

Một chế độ ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất là rất quan trọng trong quá trình phục hồi hệ cơ xương khớp. Nên bổ sung các thực phẩm tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt, giảm áp lực lên dây chằng, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức khó chịu.

6.1 Tăng cường thực phẩm giàu protein

Protein cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp tái tạo và phục hồi mô liên kết. Protein xây dựng mô mới và tăng sức mạnh cho gân và dây chằng, cân bằng nồng độ axit bazo, tăng quá trình trao đổi chất, nâng cao thể trạng cơ thể. Một số thực phẩm nhiều protein như thịt gà, thịt bò, cá, trứng, sữa, đậu nành, các loại đậu.

6.2 Thực phẩm giàu Collagen

Collagen là thành phần chính giúp xây dựng và phục hồi mô liên kết của gân, dây chằng và khớp. Việc bổ sung thực phẩm giàu collagen thúc đẩy nhanh chóng phục hồi dây chằng tổn thương và hỗ trợ độ dẻo dai, khỏe mạnh của chúng.  Nguồn thực phẩm chứa nhiều collagen như nước hầm xương, da cá, da gà, sụn bò, giò heo, thạch rau câu.

Thực phẩm bổ gân dây chằng
Thực phẩm bổ gân dây chằng

6.3 Thực phẩm giàu Vitamin D và Canxi

Canxi là thành phần cấu tạo xương khớp, giúp phát triển hệ xương khớp cũng như ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Khi xương chắc khoẻ sẽ hỗ trợ dây chằng bám chắc và hạn chế sự tổn thương. Việc bổ sung canxi còn giúp quá trình vận động linh hoạt, dễ dàng hơn, giảm gánh nặng lên dây chằng nên phòng ngừa các bệnh lý về dây chằng. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, cá mòi, trứng, nấm.

Ngoài ra việc bổ sung thêm Vitamin D góp phần tăng cường hấp thu canxi vào máu tối đa, tăng tích luỹ canxi vào xương. Các thực phẩm giàu vitamin D gồm ngũ cốc dinh dưỡng, lúa mì, các loại đậu, bắp, và ánh nắng mặt trời.

6.4 Trái cây tăng cường vitamin C

Người bị tổn thương dây chằng hoặc muốn bồi bổ dây chằng thì các loại trái cây chứa nhiều vitamin C không thể bỏ qua. Vitamin C có vai trò tổng hợp collagen và chống oxy hóa, bảo vệ gân và dây chằng khỏi tổn thương. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, Bưởi, dâu tây, ớt chuông, kiwi, Đu Đủ, súp lơ xanh.

6.5 Thực phẩm cung cấp omega-3

Omega-3 là thành phần chất béo tốt cho sức khỏe không chỉ với người bình thường, đối với người bị đứt dây chằng gối thì thành phần này hỗ trợ giảm viêm và phục hồi cơ gân rất hiệu quả. Omega-3 kích thích tái tạo collagen, giúp nhanh chóng xoa dịu cơn đau và vận động linh hoạt hơn. Các nguồn thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt chia, Hạt Lanh, quả óc chó.

7 Kiêng ăn gì để nhanh hồi phục dây chằng?

Song song với việc bổ sung các thực phẩm có lợi, việc kiêng khem một số loại thực phẩm gây hại cũng sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi dây chằng diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là danh sách thực phẩm nên tránh:

7.1 Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các món chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như gà rán, khoai tây chiên, bánh chiên, xúc xích rán… có thể gây viêm nhiễm, giảm sự hấp thu các khoáng chất có lợi, cản trở quá trình phục hồi dây chằng.

7.2 Thực phẩm chứa chất kích thích

Các thực phẩm hoặc đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước uống có cồn, cà phê, trà đặc làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng, chậm quá trình tái tạo mô và dây chằng, làm nặng thêm tình trạng viêm.

7.3 Thực phẩm đóng hộp

Các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn không chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bệnh về dây chằng. Bên cạnh đó, trong thực phẩm này có chứa nhiều muối, chất bảo quản, hoặc phụ gia sẽ gây viêm nhiễm, làm chậm lành vết thương. Như vậy người bệnh cần tránh những thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, mì ăn liền…

7.4 Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng khả năng giữ nước và gây sưng viêm, giảm tốc độ phục hồi chấn thương cơ khớp cũng như dây chằng. Các thực phẩm chứa nhiều muối cần tránh như dưa muối, cá khô.

8 Kết luận

Thuốc bổ dây chằng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của dây chằng mà còn hỗ trợ phục hồi sau chấn thương hiệu quả. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập hợp lý để bảo vệ dây chằng một cách toàn diện.
 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả V B Duthon và cộng sự (ngày tháng 3 năm 2006) Anatomy of the anterior cruciate ligament. Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm  2024
  2. ^ Tác giả M Shakibaei 1, C Buhrmann, A Mobasheri (ngày đăng tháng 9 năm 2011) Anti-inflammatory and anti-catabolic effects of TENDOACTIVE® on human tenocytes in vitro . Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633