1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. 10+ thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp liền sẹo, nhanh hồi sức

10+ thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp liền sẹo, nhanh hồi sức

10+ thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp liền sẹo, nhanh hồi sức

Trungtamthuoc.com - Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Vậy mẹ sau sinh mổ nên kiêng gì? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp lợi sữa, nhanh liền sẹo

1 Tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kỳ cho con bú

Nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú cao hơn đáng kể so với khi mang thai. Trong 4 đến 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng so với 9 tháng ở trong bụng mẹ. Sữa được sản xuất trong bốn tháng đầu cho con bú tạo thành một lượng năng lượng tương đương với tổng năng lượng tiêu hao của thai kỳ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ là giai đoạn cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa cho con và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Đối với những phụ nữ sinh mổ, mẹ thường mất nhiều máu vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng hoàn thiện để góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể, xây dựng nền tảng sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

Trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể mà con nhận được truyền trực tiếp từ mẹ sang con, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu vì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, sức đề kháng cũng như sự phát triển của trẻ.

2 Nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị

Trong quá trình xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ, cần lưu ý một số nhóm dưỡng chất sau:

2.1 Năng lượng

Trong sáu tháng sau khi sinh, có khoảng 750ml sữa được sản xuất mỗi ngày và  người ta ước tính rằng, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp khoảng 70kcal cho trẻ. Để tạo ra 1 lít sữa, cơ thể của người mẹ cần huy động khoảng 700 kcal. Tổng lượng năng lượng khuyến nghị cho các bà mẹ đang cho con bú dao động trong khoảng từ 2300 đến 2500 calo mỗi ngày đối với trường hợp sinh 1 trẻ và 2600 đến 3000 calo mỗi ngày trong trường hợp sinh đôi.

2.2 Chất đạm (Protein)

Protein là thành phần cơ bản của các tế bào sống. Bên cạnh đó, protein còn tham gia vào quá trình sản sinh kháng thể, thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Nếu lượng protein không đủ thì nồng độ casein trong sữa có thể không đủ. Casein là thành phần dinh dưỡng quan trọng của sữa, cần thiết cho sự hấp thu canxi và phốt phát trong ruột của trẻ sơ sinh và có chức năng điều hòa miễn dịch. Thực đơn của bà mẹ sau đẻ mổ cần có sự kết hợp giữa protein có nguồn gốc từ động vật và protein có nguồn gốc từ thực vật.  

Nhu cầu protein khuyến nghị đối với bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu là 79g/ngày với hàm lượng protein từ động vật ≥ 35%.

2.3 Amino acid thiết yếu

Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ sau sinh
Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ sau sinh

Bên cạnh việc bổ sung đủ protein thì khẩu phần dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh mổ cũng cần phải chú trọng đến thành phần các acid amin đặc biệt là những Amino acid cơ thể không tự tổng hợp được.

Nhu cầu khuyến nghị là 251mg/kg/ngày.

2.4 Chất béo

Lipid đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc màng tế bào cũng như dự trữ năng lượng của cơ thể. Chất béo cũng tham gia vào quá trình hòa tan một số vitamin quan trọng đối với cơ thể.

Đối với bà mẹ cho con bú, lipid đóng vai trò bảo đảm chất lượng của sữa mẹ, khiến cho cơ thể mẹ không bài tiết đủ sữa cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Các nguồn thực phẩm cung cấp chất béo có thể kể đến như mỡ, dầu, các loại hạt như vừng, lạc, điều,...

Mẹ cần cân bằng được các loại chất béo từ động vật và từ thực vật để đảm bảo nhu cầu không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Có 2 loại acid béo mà mẹ cần lưu ý bao gồm:

  • Acid béo no (lượng bổ sung không quá 10% lượng khẩu phần): Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật, hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật.
  • Acid béo không no, tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật, các loại cá mỡ.

2.5 Glucid (Chất bột)

Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, bên cạnh đó glucid còn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động của cơ thể.

Việc bổ sung đủ lượng glucid mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển hóa lipid.

2.6 Chất xơ

Hầu như không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa, tham gia đào thải các sản phẩm oxy hóa.

Chất xơ có thể được tìm thấy trong các loại rau củ, ngũ cốc.

2.7 Canxi

Canxi rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú, nếu nhu cầu canxi của mẹ không đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong giai đoạn này.

Nhu cầu canxi khuyến nghị đối với bà mẹ cho con bú là 1300mg/ngày.

2.8 Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong thời gian nuôi con đặc biệt là những bà mẹ đẻ mổ. Việc bổ sung sắt cần được thực hiện nhằm bù đắp lại lượng sắt đã mất đi trong quá trình sinh con.

Sắt và protein là 2 nguyên tố quan trọng góp phần tạo nên huyết sắc tố, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Nhu cầu sắt được khuyến nghị như sau:

  • Đối với bà mẹ cho con bú chưa có kinh trở lại: 8,9 - 13,3 mg/ngày.
  • Đối với bà mẹ cho con bú đã có kinh trở lại: 17,4 - 26,1 mg/ngày.
  • Tuy nhiên, đối với bà mẹ sau sinh mổ, nhu cầu sắt có thể cao hơn so với lượng khuyến cáo, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.9 Kẽm

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng, miễn dịch tế bào và tổng hợp enzyme. Mặc dù hàm lượng kẽm trong sữa mẹ không cao nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ do có Sinh khả dụng cao.

Nhu cầu khuyến nghị kẽm hàng ngày tùy thuộc vào mức hấp thu là từ 6,6 đến 22,0 mg/ngày.

2.10 Iod

Nhu cầu iod của phụ nữ đang cho con bú gần gấp đôi so với phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh, vì ngoài việc đáp ứng yêu cầu của bà mẹ, Iod còn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tổng hợp hormon tuyến giáp.

Nhu cầu iod khuyến nghị đối với bà mẹ đang cho con bú là 250 mcg/ngày. Vì nhu cầu của trẻ sơ sinh là khoảng 90μg/ngày và lượng sữa ăn vào dao động trong khoảng từ 600 đến 1000ml/ngày, nồng độ iốt tối thiểu trong sữa mẹ phải là 100mg/L. Để đạt được điều này, người mẹ phải tiêu thụ ít nhất 250μg iốt mỗi ngày.

2.11 Nhu cầu khuyến nghị đối với một số loại vitamin

Các vitamin cần thiết
Các vitamin cần thiết

Dưới đây là nhu cầu khuyến nghị của một số vitamin cần thiết đối với cơ thể:

Loại vitamin

Vai trò

Nhu cầu khuyến nghị đối với bà mẹ đang cho con bú

Vitamin A

Tham gia vào các phản ứng quang hóa của võng mạc, là chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn.

1100 mcg/ngày

Vitamin D

Việc chuyển Vitamin D của người mẹ vào sữa rất kém, vì vậy trẻ sơ sinh được khuyến cáo bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh và tiếp tục bổ sung cho đến khi trẻ sử dụng sữa công thức giàu vitamin D

20 mcg/ngày

Vitamin E

Phòng chống ung thư, phòng ngừa đục thủy tinh thể

7 IU

Vitamin K

Tham gia vào quá trình đông máu

150 mcg/ngày

Vitamin B1

Tham gia chuyển hóa glucid và năng lượng

1,2 đến 1,3 mg/ngày

Folate

Tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tất cả các loại tế bào của người

500 mcg/ngày

Vitamin C

Chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm khuẩn

145 mg/ngày

2.12 Choline

Đóng vai trò trong vận chuyển và chuyển hóa lipid.

Các thực phẩm giàu Choline mà bà mẹ sau sinh mổ có thể bổ sung bao gồm: Trứng, sữa, gan, các loại hạt.

Nhu cầu Choline được khuyến nghị là 550mg/ngày.

2.13 Nước và chất điện giải

Việc bổ sung nước và các chất điện giải là cần thiết, đóng vai trò cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp các hoạt động trong cơ thể được diễn ra một cách bình thường.

Lượng nước mà bà mẹ cho con bú cần bổ sung hàng ngày là từ 2,5 đến 3 lít nước/ngày.

3 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Cơm cữ sau sinh mổ
Cơm cữ sau sinh mổ

Nhiều mẹ đặt câu hỏi ‘Mới đẻ mổ xong nên ăn gì?’ Như đã đề cập, đối với những bà mẹ sau sinh mổ, nhu cầu sắt cần nhiều hơn vì cần phải bù đắp lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh con. Dưới đây là thực đơn chi tiết dành cho các bà mẹ sau sinh mổ.

3.1 Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tuần

Sau khi sinh, hệ tiêu hóa còn yếu, do đó mẹ không nên bổ sung các loại thực phẩm khó tiêu gây táo bón, ảnh hưởng đến vết khâu cũng như sức khỏe của mẹ.

Do đó, thực đơn trong những ngày đầu sau khi sinh thường ưu tiên những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh và nước để tránh tình trạng táo bón.

Từ ngày thứ 3 trở đi, mẹ có thể bổ sung đa dạng các loại thực phẩm hơn nhưng vẫn ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế thức ăn có quá nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm khó tiêu hóa.

Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh mổ
Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh mổ

Thực đơn số 1:

  • Cháo.
  • Canh rau ngót nấu cùng thịt băm.
  • Một số thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ như thịt bò, thị dê, các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành,... mẹ có thể chế biến để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Thực đơn số 2:

  • Cơm trắng.
  • Canh bí hầm xương.
  • Thịt rang nhạt.

Thực đơn số 3:

  • Cơm trắng.
  • Canh mồng tơi.
  • Cà rốt luộc.
  • Thịt bò kho.

3.2 Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 2 tháng

Đối với bà mẹ sau sinh mổ 2 tháng đã ăn được gần như đầy đủ các loại thực phẩm thông thường, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cần bám sát nhu cầu khuyến nghị để đảm bảo đủ sữa cho con cũng như đủ sức khỏe cho mẹ. Dưới đây là thực đơn ở cữ cho mẹ sau sinh mổ:

 

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7Chủ nhật

Bữa sáng

Cháo trắng nấu cùng thịt băm

Sữa công thức

Chuối

Bún mọc

Kiwi

Ngũ cốc

Sữa công thức

Nho xanh

Bún bò

Dưa hấu

Cháo đậu xanh

Dâu tây

Sữa chua

Cháo thịt băm

Táo

Cơm trắng

Trứng rán thịt

Sữa chua

Bữa trưa

Cá hồi hấp chín

Thịt bò xào

Cơm trắng

Đậu Hà Lan luộc

Cơm trắng

Tôm rang

Canh bí nấu xương

Cơm Gạo Lứt hoặc cơm trắng

Bầu nấu canh

Cá kho nhạt

Rau mồng tơi xào

Cơm trắng

Đu Đủ nấu móng giò

Sườn rim

Cơm trắng

Thịt bò xào đậu Hà Lan

Canh khoai tây

Táo

Cơm gạo lứt

Tim lợn xào

Cá hồi hấp

Đậu luộc

Cơm trắng

Canh xương nấu bí

Thịt kho tàu

Chuối

Bữa tối

Cơm trắng

Thịt lợn rang nghệ

Táo

Cơm trắng

Trứng gà luộc

Tim lợn hầm ngải cứu

Cơm gạo lứt

Canh bầu nấu tôm

Tôm rim

Dưa hấu

Cơm trắng

Thịt kho tàu

Cà rốt luộc

Canh khoai

Cơm gạo lứt

Su su luộc

Thịt viên rim cà chua

Cơm trắng

Canh bí nấu ngô

Thịt băm rang

Thanh long đỏ

Cơm gạo lứt

Sườn hầm hạt Sen táo đỏ

Cà rốt, su hào xào thịt

Thanh long

Mẹ có thể ăn sữa chua, các loại hạt, hoa quả,...để làm bữa ăn phụ, xen kẽ giữa các bữa chính.

3.3 Thực đơn lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ

Thực đơn gợi ý giúp mẹ lợi sữa
Thực đơn gợi ý giúp mẹ lợi sữa

Sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn giúp mẹ lợi sữa:

Thực đơn 1:

  • Cơm trắng.
  • Rau cải luộc.
  • Canh đu đủ nấu chân giò.
  • Thanh long.

Thực đơn 2:

  • Cơm trắng
  • Sườn nấu cà rốt.
  • Rau mồng tơi xào tỏi.
  • Thịt viên rim cà chua.
  • Cá kho nhạt.
  • Dưa lưới.

Thực đơn 3:

  • Cơm trắng.
  • Chân giò hầm táo đỏ.
  • Tôm rang.
  • Lưỡi luộc.
  • Đậu Hà Lan luộc.

Thực đơn 4:

  • Cơm trắng.
  • Sườn khi dứa.
  • Canh rau ngót.
  • Su su, cà rốt luộc.
  • Cam.

Thực đơn 5:

  • Cơm gạo lứt.
  • Canh Mướp Đắng nhồi thịt.
  • Bí ngòi xào bắp bò.
  • Nhãn.

4 Một số điều cần tránh trong quá trình nuôi con bú

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình cho con bú ở bà mẹ sau sinh mổ:

  • Vệ sinh vết khâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức.
  • Tập đi lại nhẹ nhàng để đẩy sản dịch ra bên ngoài đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể, hạn chế táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tránh táo bón gây ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Hạn chế tắm khi vết mổ chưa lành hẳn.
  • Không nên kiêng khem quá mức, nhiều bà mẹ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh mổ thường tự xây dựng chế độ ăn khắt khe, kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ đồng thời gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại đồ ăn cay hoặc đồ ăn quá mặn.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm dễ bị ôi thiu hoặc mẹ có dấu hiệu nghi ngờ chúng đã bị ôi thiu vì dễ có nguy cơ gây ngộ độc.
  • Không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều gia vị.
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Hạn chế lao động quá mức.
  • Điều chỉnh chế độ sống, chế độ sinh hoạt, tăng cường nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi mổ.
  • Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định quá mức.
  • Hạn chế căng thẳng, san sẻ công việc chăm sóc con cái với những người trong gia đình.
  • Bổ sung dinh dưỡng, các nhóm chất cần thiết theo khuyến cáo để mẹ và bé đều khỏe mạnh.

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ

Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ
Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ

Sau sinh mổ mẹ cần dành nhiều thời gian để phục hồi cơ thể. Dinh dưỡng góp phần quan trọng đối với giai đoạn này.

Trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và tiết sữa của mẹ. Bên cạnh đó, trái cây còn cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón, giúp mẹ nhanh phục hồi đường ruột.

Một số loại trái cây mẹ sau sinh mổ nên ăn bao gồm: Đu đủ, Bưởi, cam, quýt, chuối,...

5.2 Mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh mổ nên tránh các thực phẩm khó tiêu đặc biệt là những ngày đầu sau khi mổ, các chất kích thích, các đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng.

5.3 Sau sinh mổ nên uống gì?

Mẹ sau sinh mổ nên uống nhiều nước, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, ngũ cốc lợi lựa, nước gạo lứt,...

5.4 Mẹ sau sinh mổ ăn bắp ngô được không?

Ngô hay bắp chứa nhiều Vitamin B1 rất tốt cho mẹ sau sinh, cải thiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng.

5.5 Mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Giai đoạn mang thai và sau khi sinh mẹ đều có thể uống nước dừa để bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, sinh mổ khiến cơ thể mẹ nhạy cảm, do đó, mẹ cần chờ cơ thể ổn định trước khi uống nhé.

5.6 Mẹ sau sinh mổ ăn tôm được không?

Tôm giàu canxi và chất đạm giúp mẹ phục hồi cơ thể. Mẹ có thể chế biến được nhiều món ăn từ tôm như tôm rim, tôm hấp,... nếu mẹ không bị dị ứng với tôm.

5.7 Mẹ sau sinh mổ ăn thịt bò được không?

Thịt bò chứa nhiều sắt, giúp bổ sung sắt đã mất trong quá trình sinh mổ, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ sau sinh có thể ăn các món ăn được chế biến từ thịt bò nhé.

Một số món ăn gợi ý: Thịt bò kho tiêu, thịt bò xào đậu Hà Lan, thịt bò hầm,...

6 Kết luận

Quá trình mang thai và nuôi con là thời điểm quan trọng mà nhu cầu dưỡng chất mẹ cần lớn hơn nhiều so với thông thường. Trên đây là thực đơn dành riêng cho những bà mẹ sau sinh mổ mà quý bạn đọc có thể tham khảo.

7 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Alejandra Carretero-Krug và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2024). Nutritional Status of Breastfeeding Mothers and Impact of Diet and Dietary Supplementation: A Narrative Review, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  2. Tác giả Susana Ares Segura và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2016). [The importance of maternal nutrition during breastfeeding: Do breastfeeding mothers need nutritional supplements?], PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  3. Tác giả Nicole E. Marshall và cộng sự (Ngày đăng 9 tháng 6 năm 2022). The importance of nutrition in pregnancy and lactation: lifelong consequences, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    mình sinh mổ thì bao lâu được ăn thịt bò?


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    mẹ chồng nấu chân giò cho mình ăn


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
10+ thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp liền sẹo, nhanh hồi sức 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • 10+ thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giúp liền sẹo, nhanh hồi sức
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    thực đơn nhưng k có thời gian nấu

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633