1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé chi tiết theo từng độ tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé chi tiết theo từng độ tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé chi tiết theo từng độ tuổi

Trungtamthuoc.com - Ăn dặm kiểu Nhật là một trong ba phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay. Phương pháp ăn dặm này rèn được cho trẻ tính tự lập nhưng cũng đòi hỏi nhiều nguyên tắc và lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn cho con. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ

1 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

1.1 Định nghĩa

Giống như tên gọi, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho con ăn bổ sung có nguồn gốc từ Nhật Bản với phương pháp chế biến độc đáo, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, tạo niềm hứng thú cho con và giúp con phát triển khỏe mạnh.

Đặc điểm của phương pháp này là thức ăn sẽ được phân thành các phần khác nhau chứ không trộn lẫn như phương pháp ăn dặm truyền thống, có thể áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khuyến cáo cho trẻ ăn dặm khi trẻ đủ 180 ngày tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Xem thêm: Hướng dẫn ăn dặm cho trẻ theo từng nhóm tuổi và những lưu ý

1.2 Ưu nhược điểm 

Lợi ích

Hạn chế

Nhờ phương pháp chế biến đặc biệt, cho trẻ ăn thức ăn từ lọc đến đặc, từ nghiền mịn đến thô mà bé có thể nhanh chóng học được kỹ năng nhai trong quá trình ăn dặm

Giúp trẻ rèn được tính tự lập, hạn chế phụ thuộc vào cha mẹ

Thực đơn thay đổi đa dạng, con có thể cảm nhận được hương vị của từng loại thực phẩm. Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, thực đơn trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thay đổi đa dạng, con có thể cảm nhận được hương vị của từng loại thực phẩm, tạo sự hứng khởi và yêu thích ăn uống

Trẻ có thể tự lựa chọn được loại thức ăn yêu thích, tạo tâm lý thoải mái mỗi khi con ăn, cha mẹ bớt lo lắng mà con cũng hạn chế được tình trạng bỏ bữa

Người Nhật không sử dụng nước xương, nước thịt để nấu cho con mà sử dụng nước dùng dashi, có vị ngọt tự nhiên từ rau củ, giúp con khỏe mạnh, hạn chế tình trạng béo phì

Nếu con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào, mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết

Phương pháp chế biến tương đối cầu kỳ, mẹ cần liên tục thay đổi thực đơn cho con để kích thích cảm giác thèm ăn

2 Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật?

Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn dặm kiểu Nhật
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn dặm kiểu Nhật

Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành cho con ăn dặm kiểu Nhật. Ban đầu, cho trẻ ăn cháo theo tỷ lệ 1:10 đã được nghiền mịn, mỗi ngày 1 bữa.

Sau khi trẻ đã quen, mẹ có thể tăng dần số lượng. Nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm bằng cách nghiền cùng với cháo. Sau 1 tháng, lượng thức ăn của trẻ có thể tăng lên ngày 2 bữa, bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa protein như đậu hoặc cá.

3 Nguyên tắc của phương pháp

Một số nguyên tắc mẹ cần nắm được khi cho con ăn dặm theo phương pháp này, bao gồm:

  • Cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn để trẻ cảm nhận được hương vị cũng như kích thích vị giác của con.
  • Tạo môi trường khi ăn thoải mái, phù hợp, không ép buộc hoặc không gò bò khi con không muốn ăn.
  • Cha mẹ cũng không nên tạo áp lực quá lớn về các chỉ số cân nặng khi nuôi con theo phương pháp này, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.
  • Luôn làm mới thực đơn hàng ngày cho con bằng các loại thực phẩm, rau củ có màu sắc bắt mắt.
  • Nấu cháo theo tỉ lệ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô để con phát triển được phản xạ nhai.
  • Hình thành cho trẻ thói quen tự lập trong quá trình ăn uống.
  • Không xay thức ăn mà chỉ nghiền và rây để làm mịn.

4 Cách chế biến thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

4.1 Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật

Cách nấu cháo ăn dặm
Cách nấu cháo ăn dặm

Mỗi độ tuổi sẽ có cách nấu cháo với tỉ lệ gạo và nước khác nhau. Độ đậm đặc của cháo sẽ được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ, để giúp bé hình thành phản xạ nhai và nuốt. Dưới đây là cách nấu cháo từ gạo và từ cơm để mẹ có thể tham khảo:

Độ tuổi

Nấu cháo từ gạo

Nấu cháo từ cơm

5-6 tháng tuổi

Nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 (1 phần gạo với 10 phần nước)

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:4 (1 phần cơm với 4 phần nước)

7-8 tháng tuổi

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:8 (1 phần gạo với 8 phần nước)

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:3 (1 phần gạo với 3 phần nước)

9-11 tháng

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:5 (1 phần gạo với 5 phần nước)

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:2 (1 phần gạo với 2 phần nước)

12-18 tháng

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:2 (1 phần gạo với 2 phần nước)

Nấu cháo theo tỉ lệ 1:1 (1 phần gạo với 1 phần nước)

Nếu mẹ sử dụng nồi để nấu cháo cho con, thì sau khi đun sôi, mẹ nên để nhỏ lửa để tránh tình trạng mất nước trong khoảng 20 phút, tiếp tục ủ cháo cho mềm.

Nếu mẹ sử dụng các nồi hoặc dụng cụ chuyên dụng để nấu cháo thì chỉ cần bỏ nguyên liệu rồi ấn nút là được.

4.2 Cách nấu nước dùng dashi

Cách nấu nước dùng Dashi
Cách nấu nước dùng Dashi

Có 2 loại nước dùng dashi phổ biến giúp kích thích vị giác cho trẻ bao gồm: Súp rau và nước dùng dashi kiểu Nhật.

Về cơ bản, khi nấu thức ăn bổ sung (đồ ăn dặm) cho trẻ sẽ không sử dụng gia vị mà sẽ lấy vị ngọt tự nhiên của các nguyên liệu. Dưới đây là cách nấu 2 loại nước dùng dashi phổ biến:

4.2.1 Nấu nước dùng dashi từ rau củ

Nguyên liệu cho 2 bát:

  • Bắp cải, cà rốt, Hành Tây 250g.
  • 4 cốc nước.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch, sơ chế nguyên liệu, cắt miếng phù hợp.
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa, ninh trong khoảng 20 phút để rau chín mềm.
  • Bước 3: Lọc lấy nước dùng, sử dụng rau để nấu đồ ăn mặn.

4.2.2 Nấu nước dùng dashi kiểu Nhật

Nguyên liệu cho 2,5 bát:

  • Tạo bẹ miếng (kích thước 6x3cm).
  • Cá thu bào: 3g.
  • Nước 3 cốc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế sạch tải bẻ, cắt miếng, cho vào nồi ngâm nước khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Đun nhỏ lửa, vớt tảo ra trước nước sôi. Sau đó, cho các thu bào vào nồi, đun tiếp trong khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, để khoảng 3 phút rồi lọc lấy nước dùng.

5 Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật
Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

5.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn tập nuốt

Giai đoạn 1 bao gồm những trẻ từ 5-6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn với tần suất 1 bữa/ngày.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này:

  • Nấu đồ ăn mềm, mịn bằng cách sau mịn đồ ăn để trẻ dễ nuốt.
  • Không thêm gia vị vào đồ ăn của trẻ, tận dụng vị ngọt tự nhiên từ thức ăn.
  • Không nên giữ đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nên để đồ ăn sau khi nấu bằng với nhiệt độ cơ thể.
  • Nấu và nghiền cháo theo tỷ lệ 1:10 để trẻ dễ tiêu hóa, sau đó theo dõi bé và tăng dần số lượng.
  • Khi trẻ đã quen thì mẹ có thể thêm rau xanh nghiền mịn vào thực đơn của con.
  • Tiến hành thêm thực phẩm có chứa protein vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4. Một số trẻ có thể ăn đậu phụ từ tuần thứ 3 và cá vào tuần thứ 4. Sau khi ăn dặm được 1 tháng thì cho trẻ ăn 2 bữa 1 ngày.
  • Thực đơn trong giai đoạn này chủ yếu xoay quanh 2 nhóm dưỡng chất chính là tinh bột và vitamin từ rau củ quả, khi trẻ đã làm quen được với phương pháp ăn dặm này thì mẹ có thể bổ sung protein vào bữa ăn của con.
  • Mẹ có thể điều chỉnh số lượng thức ăn tùy theo nhu cầu và tốc độ phát triển của trẻ.
  • Nên cho con ăn vào một giờ nhất định.

5.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn nhai trệu trạo (7-8 tháng tuổi)

Áp dụng cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn 2 bữa/ngày.

Ngoài các thực phẩm tương tự như giai đoạn 1, mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, bổ sung thêm các loại rau củ quả để tăng độ bắt mắt cho món ăn.

Đối với giai đoạn này, mẹ nên luộc mềm thức ăn để trẻ có thể dễ dàng nghiền nát chỉ bằng một lực nhỏ.

Khi chế biến, mẹ nên cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ vừa miệng.

Đa dạng các loại thực phẩm cho trẻ sao cho trẻ dễ nuốt mà không bị vướng.

Vì số lượng thức ăn trong giai đoạn này tăng lên do đó mẹ cần tính toán sao cho cân bằng được các nhóm dưỡng chất.

Nên cho con ăn mỗi ngày một món, theo dõi tình hình và cho con thử sức với các món mới.

5.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn nhai tóp tép (9-11 tháng)

Đối với trẻ từ 9-11 tháng tuổi, con có thể cắn thức ăn bằng răng cửa, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn so với 2 giai đoạn trước.

Giai đoạn này, thức ăn của trẻ cần tăng độ đậm đặc và độ cứng vì con đã có thể nhai được. Bên cạnh đó, mẹ đã có thể nêm nếm gia vị với một lượng nhỏ để tạo ra hương vị mới cho con.

Số bữa tăng lên thành 3 bữa/ngày. Có thể cho con ăn dặm vào sáng, trưa, tối cùng với gia đình. Việc này giúp tạo ra bầu không khí vui vẻ và khiến con thích thú hơn. Nếu trong thực đơn của cả nhà có các loại thức ăn mềm và vị nhạt thì có thể cho con ăn. Đây cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị với trẻ.

Đặc trưng của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn, nếu để đồ ăn trước mặt, con có xu hướng lấy tay bốc đồ ăn và đưa vào miệng, mẹ không nên ngăn cản con vì đây là giai đoạn con rất tò mò về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần để ý loại thức ăn nào mà con không thích để tránh tình trạng con bày bừa quá nhiều.

Giai đoạn này, lượng Sắt dự trữ trong cơ thể đã giảm, do đó, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, cá để đưa vào thực đơn của bé. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm sữa công thức cho con.

Mẹ có thể làm mẫu khi nhai thức ăn để con bắt chước.

5.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn nhai thành thạo (12-18 tháng)

Giai đoạn này, bé ăn thức ăn cứng ngày càng giỏi. Đây là giai đoạn quan trọng, các loại thực phẩm mà bé ăn được cũng phong phú hơn, do đó thực đơn cần có sự cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất.

Tăng dần độ đậm đặc và độ cứng của thức ăn.

Cho trẻ ăn 3 bữa/ngày.

Có thể tập cho trẻ cầm thìa khi ăn.

Theo dõi loại thức ăn con thích và không thích để điều chỉnh cho phù hợp.

6 Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ vẫn bú mẹ là chủ yếu, số lượng và số bữa ăn dặm rất ít nên mẹ không cần quá lo lắng để tính toán công thức cân bằng dinh dưỡng cho con. Mẹ nên lên thực đơn phong phú, nhiều màu sắc để con hứng thú với bữa ăn. Mẹ có thể tham khảo cách chế biến thức ăn cho con trong sách ăn dặm kiểu Nhật.

6.1 Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10.
  • Cà rốt 10g.
  • Nước dùng dashi 15ml.

Cách thực hiện

  • Cà rốt luộc mềm, cho thêm nước dùng dashi vào đánh nhuyễn.
  • Cho bé ăn riêng hoặc trộn cùng với cháo.

6.2 Bí ngô nấu sữa

Nguyên liệu:

  • Bí ngô: 10g.
  • 15ml sữa bột đã pha.

Cách thực hiện:

  • Bí ngô bỏ vỏ và hạt, luộc đến khi mềm, nghiền nhỏ.
  • Thêm sữa vào và đánh nhuyễn.

6.3 Đậu phụ nhuyễn

Nguyên liệu:

  • 10g đậu phụ.
  • Nước cà chua (đã bỏ vỏ và hạt, lọc qua rây): 10ml.
  • Cháo tỷ lệ 1:10.

Cách thực hiện:

  • Đậu bọc giấy bạc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây, nghiền mịn.
  • Thêm nước cà chua và đánh nhuyễn.
  • Cho trẻ ăn cùng với cháo, không trộn lẫn.

6.4 Cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 10g lá cải bó xôi.
  • 15ml nước dùng dashi.
  • Cháo tỷ lệ 1:10.

Cách thực hiện:

  • Cải bó xôi luộc mềm, ngâm nước để loại bỏ vị đắng, sau đó vớt ra vắt nước và nghiền nhỏ.
  • Cho nước dùng dashi vào và nghiền nhuyễn.
  • Cho trẻ ăn cùng với cháo, không trộn lẫn.

6.5 Cháo cá

Nguyên liệu:

  • 5-10g cháo nấu theo tỷ lệ 1:10.
  • 5-10g cá.
  • 10-15g rau cải.

Cách thực hiện:

  • Cá hấp chín, bỏ da và xương, giã nhuyễn, lọc qua rây với nước dùng dashi.
  • Rau cải luộc, giã nhuyễn, lọc xơ qua rây.
  • Trộn cá, rau cải với cháo và cho bé ăn.

6.6 Cháo bắp cải

Nguyên liệu:

  • 10g bắp cải.
  • 10ml nước dùng dashi.
  • Cháo tỷ lệ 1:10.

Cách thực hiện:

  • Luộc bắp cải cho mềm rồi nghiền nhỏ.
  • Cho nước dùng dashi vào và đánh nhuyễn.
  • Cho trẻ ăn cùng với cháo, không trộn lẫn.

7 Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng

7.1 Cháo cá hồi

Nguyên liệu:

  • 15g cá hồi tươi.
  • 10g cà rốt
  • 30ml nước dùng dashi.
  • Gia vị.

Cách chế biến:

  • Cá hồi cắt miếng 5-8mm, hấp chín.
  • Cho cà rốt và nước dùng dashi vào nồi, đun với lửa nhỏ.
  • Thêm bột năng, nấu sôi và đổ vào bát đựng cá hồi.

7.2 Cháo bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • Nước dùng dashi.
  • Cháo nấu theo tỷ lệ 1:5.

Cách thực hiện:

  • Bí đỏ rửa sạch, cắt mỏng, luộc hoặc hấp cho mềm.
  • Cho nước dùng vào trộn đều.

8 Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 12-18 tháng

8.1 Thịt lợn xào rau

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn mông (thái nhỏ).
  • Cà chua, cà tím (bỏ vỏ, thái nhỏ).
  • Nước dashi.
  • Dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Đun nóng dầu, cho thịt lợn, cà chua, cà tím vào xào cùng.
  • Thêm nước, ninh 2-3 phút.

8.2 Canh rau

Nguyên liệu:

  • Cải bắp.
  • Cà rốt, hành tây.

Cách thực hiện:

  • Cắt nhỏ rau cho vừa ăn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, ninh cho đến khi rau nhừ.

9 Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy

9.1 Khái niệm

Ăn dặm tự chỉ huy là ăn phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng với đặc điểm:

  • Cho con ăn thô ngay từ ban đầu.
  • Cho con ăn những gì con thích.
  • Thức ăn không được say hoặc nghiền nhuyễn mà sẽ giữ nguyên bản, chỉ luộc hoặc hấp mềm sau đó để con tự cầm ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật là cho bé ăn từ loãng đến đặc, giúp trẻ hình thành được khả năng nhai và nhận biết mùi vị của món ăn.

9.2 So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp

Cả 2 phương pháp đều hướng tới mục tiêu để con rèn luyện tính tự lập, lựa chọn được loại thức ăn ưa thích của mình. Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của 2 phương pháp:

 

Ưu điểm

Hạn chế

Ăn dặm kiểu Nhật

Bé được làm quen với thức ăn từ lỏng đến đặc

Các món ăn được chế biến riêng, giúp trẻ cảm nhận được hương vị

Con có thể lựa chọn loại thức ăn mình ưa thích

Tốn nhiều thời gian chế biến

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật nhiều, lỉnh kỉnh

Mẹ cần phong phú thực đơn hàng ngày để con thích thú

Ăn dặm tự chỉ huy

Rèn luyện tính tự lập ở trẻ

Con có thể tự lựa chọn loại thức ăn mình ưa thích

Giúp con nhận biết được hương vị của từng món ăn

Trẻ sớm phát triển kỹ năng nhai nuốt

Mẹ không tốn nhiều thời gian khi chuẩn bị đồ ăn cho con

Thời gian đầu thường khó khăn do trẻ chỉ thích nghịch đồ ăn

Mẹ mất thời gian dọn dẹp

Chế biến không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con

9.3 Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW

Nhằm mục đích tận dụng tối đa ưu điểm của cả 2 phương pháp, mẹ có thể tiến hành kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy sao cho phù hợp.

Mẹ có thể xen kẽ áp dụng cả 2 phương pháp cho con theo từng ngày hoặc từng tháng. Ví dụ, với những hôm bận rộn, mẹ có thể để con ăn theo phương pháp tự chỉ huy và ngược lại, với những hôm có nhiều thời gian, mẹ có thể để con ăn dặm theo kiểu Nhật vì cần thời gian chế biến và trang trí cầu kỳ hơn. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật trong tháng thus 6 và thứ 7, với những tháng tiếp theo mẹ có thể cho con ăn dặm tự chỉ huy.

Việc kết hợp cả 2 phương pháp này cũng khiến mẹ không vấp phải sự phản đối của những người xung quanh đặc biệt là thế hệ trước.

Một số lưu ý:

  • Chuẩn bị ghế ăn dặm, dụng cụ ăn dặm để con ngồi trong mỗi bữa ăn, không dùng đồ chơi, không rong bé, không cho con ăn xem tivi hoặc điện thoại trong khi ăn uống.
  • Nếu kết hợp cả 2 phương pháp trong cùng 1 bữa ăn thì mẹ nên cho con ăn tự chỉ huy trước sau đó mới cho ăn dặm theo kiểu Nhật.
  • Không ép con khi con không muốn.

10 So sánh ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

Đặc điểm của ăn dặm truyền thống là trẻ sẽ được ăn bột loãng đến đặc, rau củ và các loại thực phẩm khác sẽ được xay nhuyễn và trộn cùng với cháo. Khi trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm băm nhỏ.

10.1 Giống nhau

Ăn từ lỏng đến đặc.

Ăn từ ít đến nhiều.

Khi mới làm quen với ăn dặm, trẻ thường ăn đơn giản, sau đó tăng dần số lượng và đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Mỗi bữa ăn đều được cân bằng đầy đủ các nhóm dinh dưỡng.

10.2 Khác nhau

 

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm truyền thống

Nguyên liệu

Sử dụng nguồn nguyên liệu phổ biến tại Nhật như cá hồi, rong biển, đậu tương,...

Ưu tiên các loại thực phẩm có sẵn, dễ tìm mua tại địa phương như thịt lợn, tôm, cua, cá,...

Cách sơ chế

Sử dụng các phương pháp sơ chế như nghiền, rây, lọc,...

Sử dụng phương pháp xay nhuyễn

Dụng cụ nấu nướng

Cầu kỳ, mỗi dụng cụ có một chức năng riêng như cối, rây lọc, lò vi sóng,...

Đơn giản, mẹ có thể sử dụng các dụng cụ sẵn có trong gia đình

Cách chế biến

Sử dụng nước dùng dashi nấu từ rau củ hoặc từ cá hồi và rong biển, cấp đông và sử dụng dần, làm mất đi nhiều loại vitamin\

Để riêng từng loại thức ăn để con cảm nhận được hương vị

Sử dụng nước hầm xương, các dưỡng chất khó tan trong nước nên vẫn ở lại trong xương và thịt

Xay nhuyễn các nguyên liệu và nấu cùng với nhau

Kỷ luật bàn ăn

Không ép buộc, để con tự ăn

Thường ép buộc con ăn

10.3 Ưu nhược điểm

 

Ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm truyền thống

Ưu điểm

Rèn cho trẻ tính tự lập

Có lộ trình rõ ràng, hướng dẫn chế biến thức ăn theo từng độ tuổi

Giúp trẻ cảm nhận được hương vị của từng món ăn

Giúp trẻ phát triển khả năng nhai nuốt

Nguồn nguyên liệu sẵn có

Dễ nấu, không cầu kỳ

Phù hợp với truyền thống

Hạn chế

Nấu nướng mất nhiều thời gian

Giai đoạn đầu thường khó khăn khi tập cho trẻ ăn dặm

Chủ yếu chăm con dựa vào kinh nghiệm hoặc lời khuyên từ những người đi trước mà không có lộ trình rõ ràng

Việc trộn lẫn các loại nguyên liệu khi nấu làm cho trẻ không cảm nhận được hương vị của từng món ăn

Trường hợp dị ứng với thức ăn sẽ khó xác định được nguyên nhân

11 Kết luận

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong ba phương pháp được nhiều bà mẹ Việt Nam áp dụng do có những điểm tương đồng với phương pháp ăn dặm truyền thống. Áp dụng nguyên tắc của mỗi phương pháp để con có hành trình ăn dặm đầy đủ dưỡng chất mà mẹ không tốn quá nhiều công sức.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Ăn dặm kiểu Nhật có gây khó khăn gì cho mẹ và bé không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào c ạ, Ăn dặm kiểu Nhật thông thường sẽ có khó khăn trong giai đoạn đầu tập cho bé và thời gian nấu nướng, chuẩn bị cũng lâu hơn so với ăn dặm truyền thống, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm. Chị có thể tham khảo thông tin trong bài viết nhé, cảm ơn c đã quan tâm ạ!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900.888.633