0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai có sao không?

Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai có sao không?

, 4 phút đọc

, Cập nhật:
Xem:
528

Rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ. Chúng bao gồm chuột rút, đau đớn trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu nhiều bất thường hoặc vô kinh. Khi đó, các thuốc điều hòa kinh nguyệt là một trong những giải pháp phù hợp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về các thuốc điều hòa kinh nguyệt.

1 Thông tin chung về chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt, hay còn được gọi là nguyệt san, xảy ra trong những năm giữa tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Kinh nguyệt đại diện cho thời kỳ rụng trứng với đặc điểm là dòng máu chảy ra từ tử cung, qua cổ tử cung và ra ngoài qua âm đạo. Ở người bình thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn hàng tháng, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt. 

1.1 Kinh nguyệt xuất hiện như thế nào?

Lần kinh nguyệt đầu tiên thường xảy ra ở độ tuổi từ 12 đến 13 tuổi. Kinh nguyệt thường xảy ra từ 2 đến 3 năm sau khi vú phát triển ban đầu (vú mới chớm nở). Thời gian chu kỳ kinh nguyệt trung bình là khoảng 28 ngày nhưng ở một số người thì chu kỳ có thể dao động từ 21 ngày đến 35 ngày vẫn được coi là bình thường.

Hầu hết phụ nữ bị chảy máu trong khoảng 3 đến 5 ngày nhưng thời gian bình thường có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, một phụ nữ trung bình mất khoảng 30 mL máu và thay băng vệ sinh khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày.

Trường hợp không có kinh nguyệt được coi là bình thường bao gồm: phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

1.2 Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng và thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt điển hình là:

  • Đau bụng kinh

đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên bị chuột rút khi có hành kinh. Cơn đau xuất hiện ở bụng dưới nhưng có thể lan xuống lưng dưới và đùi. Có 2 trường hợp xảy ra khi đau bụng kinh:

Đau bụng kinh nguyên phát. Cơn đau bụng hoặc chuột rút xảy ra do các cơn co thắt trong tử cung và thường nghiêm trọng hơn khi chảy máu nhiều. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hormone prostaglandin khiến cơ tử cung co lại.

Đau bụng kinh thứ phát. Đau có thể kèm với một tình trạng sức khỏe hoặc thể chất khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

Nhiều người bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt
Nhiều người bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt
  • Rong kinh

Khi bị rong kinh, lượng kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều hơn bình thường (có thể kéo dài hơn 7 ngày). Rong kinh thường đi kèm với đau bụng kinh vì những cục máu đông lớn đi qua có thể gây ra những cơn đau quặn thắt.

Rong kinh là một loại chảy máu tử cung bất thường. Ngoài ra, chảy máu nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bất thường khác như băng huyết. 

Nguyên nhân gây rong kinh bao gồm: mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng, sử dụng các thuốc tránh thai, mang thai hoặc sảy thai,...

  • Vô kinh

Vô kinh là không có kinh nguyệt. Có 2 loại vô kinh là vô kinh nguyên phát (ngay từ đầu đã không có kinh nguyệt, có thể xảy ra ở những cô gái không có dấu hiệu phát triển giới tính), vô kinh thứ phát (trước đó vẫn có kinh đều đặn, nhưng đột ngột dùng lại trong ít nhất 3 tháng). 

Nguyên nhân gây vô kinh có thể do: dậy thì muộn, thay đổi nội tiết tố, giảm cân, rối loạn ăn uống, thường xuyên hoạt động thể chất mạnh, căng thẳng, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng,...

  • Kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít

Kinh nguyệt không đều tức là thời gian của chu kỳ kinh có thể kéo dài đến 35 ngày. Tình trạng này phổ biến ở tuổi vị thành niên và thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. 

Kinh nguyệt ít thường gặp ở những năm đầu tiên khi có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh.

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một  là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra trong một tuần trước kỳ kinh nguyệt ở hầu hết các chu kỳ. Các triệu chứng thường hết trong vòng 4 ngày sau khi bắt đầu chảy máu. 

1.3 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể là nguyên nhân của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và cũng dễ dẫn đến các biến chứng sau:

  • Thiếu máu

Rong kinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Mất máu hơn 80 mL máu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng điển hình bao gồm: mệt mỏi, choáng váng và da nhợt nhạt,... Thiếu máu trầm trọng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

  • Loãng xương: 

Vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều do giảm nồng độ estrogen có liên quan đến chứng loãng xương và nguy cơ gãy xương. Đặc biệt, việc giảm mật độ xương ở thời kỳ thanh thiếu niên rất nghiêm trọng do đây là khoảng thời gian mà xương phát triển mạnh mẽ nhất.

  • Vô sinh:

Một số tình trạng liên quan đến chảy máu nhiều, chẳng hạn như u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. 

  • Giảm chất lượng cuộc sống:

Rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là đau và chảy máu nhiều, có thể ảnh hưởng đến năng suất học tập, công việc và các hoạt động xã hội.

2 Thuốc điều hòa kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến, nhưng ít khi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này, thì việc điều chỉnh lại lối sống bao gồm chế độ ăn uống và sinh hoạt là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt. 

2.1 Thuốc giảm đau và chuột rút

Khoảng 5-15% phụ nữ bị đau bụng nguyên phát trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể lan đến vùng lưng hoặc đùi gây cản trở các hoạt động sống. Khi đó, các loại thuốc sau có thể được sử dụng để làm dịu cơn đau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID có khả năng ngăn chặn prostaglandin, hormone làm tăng co bóp tử cung. Ngoài ra, chúng là thuốc giảm đau hiệu quả giúp kiểm soát các yếu tố gây viêm nhiễm có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều.

Các hoạt chất hiệu quả và được sử dụng nhiều để điều trị rối loạn kinh nguyệt là Ibuprofen, Naproxen, Axit mefenamic. Trong đó, Axit mefenamic cần có đơn của bác sĩ. 

Lưu ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc NSAID nào trong thời gian dài hoặc hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét đường tiêu hóa. Vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong vài ngày của chu kỳ kinh nguyệt.

Có thể dùng các thuốc nhóm NSAIDs để giảm đau bụng kinh
Có thể dùng các thuốc nhóm NSAIDs để giảm đau bụng kinh

Đây là một lựa chọn tốt để thay thế cho các thuốc nhóm NSAID, đặc biệt ở những phụ nữ bị loét hoặc tổn thương dạ dày. Ngoài ra có một số sản phẩm kết hợp acetaminophen với các hoạt chất khác, chẳng hạn như hoạt chất lợi tiểu, để giảm thêm triệu chứng đầy hơi. 

2.2 Thuốc chứa nội tiết tố nữ

Các thuốc có thành phần tương tự như hormone sinh dục nữ như oestrogen và Progesterone (ở dạng tổng hợp được gọi là progestin) gồm các estrogen, progestatif, phối hợp estrogen-progestatif với nhiều tên biệt dược khác nhau. Hợp chất estrogen được sử dụng trong hầu hết các thuốc tránh thai đường uống (OC) kết hợp là estradiol. Có nhiều loại proestin khác nhau, nhưng các loại phổ biến bao gồm levonorgestrel, drospirenone và norgestrel. 

Bên cạnh tác dụng tránh thai, các thuốc này còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Thuốc sẽ tạo nên hiện tượng kinh nguyệt giả giúp ổn định tâm lý, giảm bớt sự lo âu và căng thẳng; đồng thời có thể giảm đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản. Vì nếu lạm dụng thuốc để trì hoãn kinh nguyệt lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý như rối loạn nội tiết tố, teo buồng trứng, rong kinh hoặc thậm chí là vô sinh.

Một loại thuốc có chứa estradiol và progesterone Dienogest, đã được chứng minh trong các thử nghiệm nhỏ là có hiệu quả trong điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.

Nhóm thuốc này thường được dùng để điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, bao gồm rong kinh (ra máu nhiều), thống kinh (đau dữ dội) và vô kinh (không có kinh). Chúng cũng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung.

Thuốc tránh thai tiêu chuẩn thường có dạng hộp 28 viên với 21 ngày dùng thuốc "có hoạt tính" (nội tiết tố) và 7 ngày dùng thuốc "không có tác dụng" (giả dược).

Tuy nhiên, không nên lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi thuốc tránh thai vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc tránh thai kết hợp bao gồm nhức đầu, buồn nôn, đầy bụng, căng tức ngực và chảy máu giữa các kỳ kinh. Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai kết hợp thường gây ra các tác dụng phụ này. Nói chung, thuốc ngừa thai ngày nay an toàn hơn nhiều so với thuốc ngừa thai ngày xưa vì chúng chứa liều lượng estrogen thấp hơn nhiều.

Thuốc điều hòa kinh nguyệt chứa nội tiết tố nữ
Thuốc điều hòa kinh nguyệt chứa nội tiết tố nữ

Lưu ý rằng, tất cả các OCs có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu, đột quỵ, đau tim và xuất hiện cục máu đông. Nguy cơ này tăng cao đối với những phụ nữ hút thuốc, trên 35 tuổi hoặc những người có tiền sử mắc các rối loạn chuyển hóa, có các yếu tố nguy cơ tim mạch (chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường) hoặc đã gặp các biến cố tim trong quá khứ. Một số loại thuốc ngừa thai kết hợp có chứa progestin, chẳng hạn như drospirenone, có nguy cơ gây cục máu đông cao hơn levonorgestrel.

  • Thuốc Progestin 

Progestin có bản chất là progesterone tổng hợp, thường được sử dụng cho những phụ nữ có kinh nguyệt không đều để khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, chúng cũng hỗ trợ ngăn chặn tình trạng rong kinh và đau bụng kinh, đồng thời có thể chống lại sự phát triển của ung thư tử cung và buồng trứng.

Thuốc Progestin có thể là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ không thích hợp với các thuốc tránh thai có chứa estrogen, chẳng hạn như những người hút thuốc trên 35 tuổi.

Thuốc Progestin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm đường uống, dụng cụ đặt tử cung (như vòng tránh thai) hoặc thuốc tiêm. 

Mirena là sản phẩm vòng tránh thai duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng. Vòng tránh thai này giữ nguyên vị trí trong tử cung và giải phóng progestin Levonorgestrel trong tối đa 5 năm, do đó được coi là một lựa chọn tốt về lâu dài.

Trong quá trình sử dụng thuốc Progestin, các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chuột rút, mụn trứng cá, đau lưng, căng ngực, nhức đầu, thay đổi tâm trạng và buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng, nhưng những u nang như vậy thường không gây ra triệu chứng và tự khỏi. Phụ nữ có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hoặc bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng nên cân nhắc khi sử dụng vòng tránh thai này. [1]

2.3 Thuốc chủ vận GnRH

Các chất chủ vận kích thích hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH) đôi khi được sử dụng để điều trị tình trạng rong kinh nặng. Chất chủ vận GnRH có khả năng ngăn chặn sự giải phóng hormone sinh sản LH (hormone tạo hoàng thể) và FSH (hormone kích thích nang trứng). Kết quả là buồng trứng ngừng rụng trứng và giảm sản xuất estrogen sau khoảng 14 ngày sử dụng.

Các chất chủ vận GnRH bao gồm Goserelin cấy ghép (Zoladex), tiêm leuprolide hàng tháng (Lupron Depot) và thuốc xịt mũi nafarelin (Synarel). Hiện có một số thuốc đối kháng GnRH đường uống mới (elagolix và relugolix). 

Thuốc chủ vận GnRH được dùng để điều trị rong kinh
Thuốc chủ vận GnRH được dùng để điều trị rong kinh

Tuy nhiên, nhóm thuốc chủ vận GnRH không phù hợp để sử dụng lâu dài. Vì sử dụng dài ngày có thể làm dừng hẳn quá trình tiết LH và FSH của tuyến yên. Ngoài ra, nhóm thuốc chủ vận GnRH còn tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, loãng xương, thay đổi cân nặng và trầm cảm,... giống như thời kỳ mãn kinh. Vì thế, phụ nữ không nên dùng các loại thuốc này quá 6 tháng. 

Bên cạnh đó, phụ nữ đang dùng thuốc chủ vận GnRH nên sử dụng các phương pháp ngừa thai không có nội tiết tố, chẳng hạn như bao Cao Su. Vì thuốc chủ vận GnRH có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

2.4 Thuốc Danazol

Danazol là một hoạt chất có cấu trúc tương tự Testosterone (hormone sinh dục nam). Hoạt chất này ức chế estrogen, do đó ức chế kinh nguyệt và ngăn ngừa tình trạng rong kinh hoặc chảy máu quá nhiều. 

Tuy nhiên, thuốc Danazol không thích hợp để sử dụng lâu dài và do tác dụng phụ làm nam tính nên nó chỉ được sử dụng trong một số trường hợp hiếm hoi. Hiện nay, thuốc chủ vận GnRH đã thay thế phần lớn việc sử dụng danazol.

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Danazol bao gồm lông mặt, giọng nói trầm hơn, tăng cân, mụn trứng cá và giảm kích thước ngực,...

2.5 Thuốc không chứa nội tiết tố

Axit tranexamic là một loại thuốc mới để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng và là loại thuốc không chứa nội tiết tố đầu tiên để điều trị chứng rong kinh. Axit tranexamic được dùng dưới dạng thuốc viên. Nó có bản chất là một loại thuốc chống tiêu sợi huyết giúp máu đông lại.

Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng việc sử dụng thuốc này cùng với các thuốc tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ đông máu, đột quỵ hoặc đau tim. Ngoài ra, không nên dùng Axit tranexamic ở những phụ nữ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch [2]

3 Dược liệu dùng để điều hòa kinh nguyệt

Trong Y học Cổ truyền, có nhiều loại dược liệu có công dụng giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Điển hình là cây Ích mẫu (tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sw) hoặc có tên gọi khác là cây sung úy, cây chói đèn. Cây ích mẫu có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm alcaloid, Flavonoid, Saponin, tanin và một lượng nhỏ tinh dầu. 

Từ lâu, ích mẫu đã được biết đến là dược liệu quý dùng để điều hòa kinh nguyệt, trị bế kinh, tắc kinh, giảm đau bụng kinh hoặc rong kinh,... Bên cạnh đó, ích mẫu còn được sử dụng để  giảm ứ máu tích tụ sau khi sinh, chữa tăng huyết áp, bổ tim mạch, lợi tiểu,...

Hiện nay, nhiều loại thực phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt có bản chất là các loại thảo dược thiên nhiên. Chúng vừa tiện lợi, lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, nếu lo ngại về các tác dụng không mong muốn của thuốc tây, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc dược liệu.

Cây ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt
Cây ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt

4 Giải đáp thắc mắc về thuốc điều hòa kinh nguyệt

4.1 Uống thuốc điều hòa kinh nguyệt khi có thai có sao không?

Nhiều người lo lắng về việc không biết mình có thai, trong khi đang sử dụng các thuốc điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với hormone trong thuốc tránh thai gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Khi bạn biết rằng mình đang mang thai, hãy ngừng uống thuốc tránh thai và đến các cơ sở y tế để được theo dõi về sức khỏe thai nhi. 

4.2 Nếu có dự định có con, khi nào nên ngừng thuốc điều hòa kinh nguyệt?

Đối với các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, có bản chất là thuốc tránh thai, thì quá trình rụng trứng sẽ trở lại bình thường sau vài tuần ngừng dùng thuốc. 

Nếu dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, bạn có thể mang thai ngay khi kinh nguyệt quay trở lại bình thường. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng. Hãy thử thai nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn và kinh nguyệt vẫn chưa quay trở lại.

Sau khi ngừng dùng thuốc, nếu bạn chưa sẵn sàng thụ thai, hãy cân nhắc sử dụng một hình thức tránh thai khác. Hơn nữa, việc thụ thai ngay sau khi ngừng thuốc không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây hại cho thai nhi. 

4.3 Tôi ngừng uống thuốc tránh thai nhưng kinh nguyệt không quay trở lại

Nếu bạn không có kinh trong vài tháng, bạn có thể bị vô kinh sau khi uống thuốc. Thuốc ngăn cơ thể bạn tạo ra các hormone liên quan đến sự rụng trứng và kinh nguyệt. Khi bạn ngừng uống thuốc, có thể mất một thời gian dài để cơ thể bạn bắt đầu sản xuất lại các hormone này.

Có thể mất đến 3 tháng, hoặc hơn, để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường sau khi ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, nếu kinh nguyệt của bạn không đều trước khi bạn bắt đầu uống thuốc, thì có thể kinh nguyệt sẽ lại như vậy sau khi bạn ngừng uống thuốc. Nếu trong thời gian này, bạn có quan hệ tình dục không an toàn, hãy thử thai nếu kinh nguyệt chưa quay trở lại. 

4.4 Uống thuốc điều kinh bao lâu thì ra kinh nguyệt?

Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau vài tuần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phải mất vài tháng thì máu kinh mới xuất hiện. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ rối loạn mà kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên căng thẳng hoặc có lối sống không lành mạnh thì nguy cơ kinh nguyệt sẽ xuất hiện chậm hơn. 

Tóm lại, các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt rất đa dạng nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì việc duy trì thói quen sống lành mạnh cũng rất quan trọng để điều hòa kinh nguyệt. 

>>>Xem thêm: Chuyên Gia Giải Thích: Tại Sao Không Được Uống Sữa Vào Lúc Đói?

Tài liệu tham khảo

  1. ^ John D. Jacobson (Ngày đăng: Ngày 10 tháng 12 năm 2019). Menstrual disorders, Mount Sinai. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 04 năm 2023.
  2. ^ Healthwise Staff (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 11 năm 2021). Medicines That Can Cause Changes in Menstrual Bleeding, HealthLink BC. Ngày truy cập: Ngày 29 tháng 04 năm 2023.
Ngày đăng

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      logo
      Nhà thuốc uy tín số 1 Nhà thuốc
      uy tín số 1
      Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100%
      chính hãng
      Dược sĩ giỏi tư vấn miễn phí Dược sĩ giỏi tư
      vấn miễn phí
      Giao hàng toàn quốc Giao hàng
      toàn quốc
      Gửi
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0868 552 633