1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Trungtamthuoc.com - Thoái hóa khớp gối nguyên phát là kết quả của thoái hóa sụn khớp, thường không có lý do nào được biết đến. Điều này thường được coi là thoái hóa do tuổi tác cũng như hao mòn. Thoái hóa khớp gối thứ phát là do ảnh hưởng bởi sau chấn thương hay phẫu thuật khiến trục khớp thay đổi.

1 Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là kết quả của sự hao mòn và mất dần sụn khớp. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ và nam giới cao tuổi. Thoái hóa khớp gối có thể được chia thành hai loại, nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa khớp khối là viêm khớp mà không có bất kỳ lý do tiềm ẩn rõ ràng nào. Viêm xương khớp thứ phát là hậu quả của sự tập trung lực bất thường trên khớp như sau chấn thương hoặc sụn khớp bất thường...[1]

Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là gì?

2 Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối nguyên phát là kết quả của thoái hóa sụn khớp, thường không có lý do nào được biết đến. Điều này thường được coi là thoái hóa do tuổi tác cũng như hao mòn. Người ra cho rằng, bệnh cũng có thể do tăng thoái hóa di truyền, bệnh lý nội tiết - chuyển hóa như đái tháo đường, mãn kinh...

Thoái hóa khớp gối thứ phát là do ảnh hưởng bởi sau chấn thương hay phẫu thuật khiến trục khớp thay đổi. Bệnh có thể xảy ra ở những người có bất thường khớp gối bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài hay vào trong hay quá duỗi...

Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp gối sau khi mắc một số bệnh lý như: bệnh còi xương, huyết sắc tố, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp truyền nhiễm, hoại tử vô mạch, viêm khớp vẩy nến, máu khó đông hay hồng cầu hình liềm...

Các yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng thoái hóa khớp gối là: đứng kéo dài và uốn cong đầu gối lặp đi lặp lại, yếu cơ, nặng cân, người có hội chứng chuyển hóa...[2]

Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp gối?
Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp gối?

3 Chẩn đoán thoái hóa khớp gối như thế nào?

Có đến 80% bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối là nữ giới. Theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp học của Mỹ - ACR năm 1991, ta chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào các tiêu chí sau:

  1. Khi chụp X-quang người bệnh cho thấy các gai xương ở bên rìa khớp đó.
  2. Các chất dịch ở ổ khớp gối đã bị thoái hóa.
  3. Ngưởi bệnh là các đối tượng trên 38 tuổi.
  4. Bệnh nhân có biểu hiện cứng khớp không vượt quá 30 phút.
  5. Khi bệnh nhân vận động khớp thấy có các biểu hiện lục khục.
  6. Đôi khi ở khớp gối có biểu hiện tràn dịch do viêm màng hoạt dịch.
  7. Người bệnh bị biến dạng khớp gối vì có các gai xương hay thoát vị màng hoạt dịch.

Bệnh nhân được xác định là thoái hóa khớp gối khi đồng thời có các tiêu chí từ 1 đến 4, hoặc 1-2-5 hoặc 1-4-5.

Chẩn đoán thoái hóa viêm khớp qua chụp X-quang sẽ thấy các biến đổi của khớp ở từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 của thoái hóa khớp, ở khớp đầu gối thấy các gai xương nhỏ hay nghi ngờ gai xương xuất hiện.
  • Giai đoạn 2 của bệnh, sẽ thấy hình ảnh các gai xương rất rõ ở các khớp gối.
  • Giai đoạn 3 thì các khe hớp ở gối của người bệnh có biểu hiện hẹp vừa phải.
  • Giai đoạn 4, lúc này người bệnh thoái hóa khớp gối rất nặng, khe khớp hẹ nhiều, cùng với đó là xơ hóa xương dưới sụn.
Chẩn đoán người bệnh bị thoái hóa khớp gối như thế nào?
Chẩn đoán người bệnh bị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Để đánh giá người bệnh bị hẹp khe nhiều hay ít, có gai xương, hoặc tràn dịch khớp hay không có thể áp dụng phương pháp siêu âm. Ngoài ra, nhờ siêu âm mà ta có thể xác định độ dày sụn và màng hoạt dịch khớp, các mảnh sụn thoái hóa lạc vào ổ khớp nếu có.

Bệnh nhân có thể được chụp cộng hưởng từ (MRI)) để quan sát khớp ở không gian 3 chiều, nhìn thấy tổn thương của sụn khớp, dây chằng, bao hoạt dịch.

Ngoài ra, người bệnh có thể được nội soi khớp để nhìn thấy các tổn thương thoái hoá của sụn khớp trực tiếp. Đồng thời có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch phân biệt với các bệnh khớp khác.

4 Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Trong điều trị thoái hóa khớp gối cần phải làm giảm đau và phục hồi chức năng của khớp, ngăn ngừa các biến dạng khớp có thể xảy ra. Song song với đó, cần tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng đời sống người bệnh.

4.1 Phương pháp nội khoa điều trị thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân có thể được sử dụng phương pháp nhiệt điều trị bằng siều âm, chườm nóng, hồng ngoại...

Giảm các triệu chứng đau, viêm của thoái hóa khớp bằng các thuốc tác dụng nhanh như sau:

  • Người bệnh thoái hóa khớp để giảm đau dùng Paracetamol với liều từ 1gam đến 2g mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau bậc hai là Ultracet với thành phần bao gồm Tramadol hydrochlorid và Paracetamol với liều 1 đến 2g mỗi ngày.
  • Người bệnh thoái hóa khớp dùng thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) như: Etoricoxib với liều từ 30mg đến 60 mg mỗi, hoặc Celecoxib mỗi ngày uống 200mg. Hoặc thay thế bằng Meloxicam với liều mỗi ngày từ 7,5 đến 15mg. Có thể chống viêm trong thoái hóa khớp gối bằng thuốc khác như: Diclofenac với liều từ 50 đến 100mg mỗi ngày...
  • Để giảm đau tại chỗ cho người bệnh thoái hóa khớp gối có thể sử dụng gel Voltaren Emugel với liều mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
  • Tiêm Corticosteroid nội khớp để điều trị triệu chứng viêm trong thoái hóa khớp gối, như Hydrocortison acetat mỗi đợt tiêm từ 2 đến 3 mũi. Mỗi đợt tiêm cách nhau từ 5 đến 6 ngày, và không tiêm nhiều hơn 4 mũi.
  • Tiêm Axit hyaluronic nội khớp (HA) là một lựa chọn tiêm khác cho viêm xương khớp gối. HA là một Glycosaminoglycan được tìm thấy trên khắp cơ thể người và là thành phần quan trọng của dịch khớp và sụn khớp. HA bị phá vỡ trong quá trình viêm xương khớp và góp phần làm mất sụn khớp cũng như cứng và đau. Bệnh nhân được tiêm chế phẩm Hyalgan với liều 20mg mỗi tuần, tiêm trong vòng 5 tuần.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối

Người bệnh có thể sử dụng Glucosamine sulfate kết hợp với thuốc trên với liều 1,5 gam mỗi ngày để điều trị triệu chứng, hỗ trợ hình thành sụn khớp.[3]

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối.

4.2 Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân có thể được lựa chọn điều trị phẫu thuật bằng cách cắt lọc, rửa khớp, hoặc khoan kích thích tạo xương hay cấy ghép tế bào sụn.

Với những người bị thoái hóa khớp gối tiến triển năng, nhiều chức năng vận động bị hạn chế có thể được chỉ định thay khớp gối nhân tạo.

Trên đây là các thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối, hy vọng sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Brenda B. Spriggs, MD, MPH, FACP (Ngày đăng: ngày 30 tháng 11 năm 2021). Everything You Need to Know About Osteoarthritis (OA), Healthline. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 27 tháng 7 năm 2020). Osteoarthritis (OA), CDC. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: chuyên gia y tế của Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 26 tháng 11 năm 2019). Osteoarthritis, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
      HT
      Điểm đánh giá: 5/5

      Cảm ơn nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình

      Trả lời Cảm ơn (0)
    • Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
      MT
      Điểm đánh giá: 5/5

      Uống glucosamine sulfate trong vòng bao lâu để cải thiện triệu chứng thoái hoá khớp gối?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    0985.729.595