1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Thiếu vitamin B1 ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Thiếu vitamin B1 ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Thiếu vitamin B1 ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Một trong những bệnh lý điển hình của thiếu vitamin B1 gây ra ở trẻ là bệnh Beriberi hay là bệnh tê phù. Vậy trẻ thiếu vitamin B1 có biểu hiện và điều trị, phòng ngừa thế nào?

1 Nguồn gốc và vai trò của vitamin B1

Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin, là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng của cơ thể. Vitamin B1 có liên quan đến chuyển hóa carbohydrate và chuỗi axit amin phân nhánh, cũng như sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, myelin và axit nucleic. Cũng có một số nghiên cứu cho thấy thiamin đóng vai trò trong các quá trình miễn dịch và chống viêm và điều hòa gen. Thiamin chỉ được lưu trữ trong cơ thể một thời gian ngắn trước khi bài tiết, nên việc sử dụng thiamin thường xuyên là cần thiết để duy trì nồng độ thích hợp.

Thiamin có mặt vừa phải trong hầu hết các loại thực phẩm, trong đó nhiều nhất là ngũ cốc nguyên hạt, gạo đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, đậu nành, các loại hạt, đậu khô, đậu hà lan…[1]

Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc.
Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc.

Ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống, nhu cầu thiamin hàng ngày là 0,2mg, các bé từ 7 đến 12 tháng tuổi mỗi ngày cần 0,3mg. Sau đó nhu cầu hàng ngày sẽ tăng lên theo độ tuổi cho đến trên 18 tuổi là 1,1mg với nữ và 1,2mg với nam.

Thiamin có vai trò giúp các tế bào của cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, phục vụ cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não và hệ thần kinh.

Thiamin cũng đóng một vai trò trong sự co cơ và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, đồng thời cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa pyruvate.

2 Nguyên nhân gây thiếu vitamin B1 ở trẻ em

Thiếu hụt thiamin chủ yếu là do thói quen ăn kiêng dựa vào ngũ cốc hoặc củ đã qua chế biến như gạo, lúa mì, sắn không đủ vitamin b1. Thiamin có thể mất trong quá trình chế biến thực phẩm như vo gạo nhiều lần.

Hoặc thiếu thiamin do trẻ ăn những thực phẩm kháng thiamin như lá trà, cà phê hay men phân hủy thiamin như độc tố nấm mốc. thức ăn để lâu… Ngoài ra, khi tiếp xúc với các chất độc hại, tiêu biểu như rượu cũng có thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa thiamin, mẹ sử dụng rượu trong thai kỳ.

Trẻ có thể mất quá nhiều thiamine qua thận do dùng thuốc lợi quai, thuốc lợi tiểu thẩm thấu hoặc mất tiêu hóa do tiêu chảy mạn tính…

Thiếu vitamin B1 hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng có sự hấp thu, bệnh lý nhiệt đới hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ phần lớn đường tiêu hóa.

Sự hấp thu của tế bào với thiamine bị suy giảm có thể là do khiếm khuyết trong chất vận chuyển thiamine hoặc các enzyme cụ thể dẫn đến thiếu hụt thiamin.

Trẻ bị thiếu thiamin do nhu cầu tế bào tăng lên và bổ sung không đủ trong cấp cứu như nhiễm trùng nặng, sốc…

3 Biểu hiện của thiếu thiamin ở trẻ

Thiếu thiamin có thể khiến trẻ yếu đuối, mệt mỏi, rối loạn tâm thần và tổn thương thần kinh.

Mới đầu, khi thiếu thiamin trẻ có những biểu hiện chung như quấy khóc, chán ăn, nôn và rối loạn tiêu hóa thể táo..

Nhìn vẻ ngoài của trẻ có vẻ mũm mĩm nhưng làn da xanh xao, mềm nhũn và uể oải.

Trẻ thiếu vitamin B1 có biểu hiện thế nào?
Trẻ thiếu vitamin B1 có biểu hiện thế nào?

Khi thiếu thiamin nặng rồi, trẻ sẽ thấy khó thở, nhịp tim nhanh, gan to, mất phản xạ gân gối và khuỷu.

Đồng thời những trẻ thiếu hụt thiamin không tăng trọng lượng, da khô như sáp, thiểu niệu, thậm chí có Albumin trong nước tiểu, có trụ niệu.

Các triệu chứng trên hệ thần kinh của thiếu thiamin ở trẻ như như ngủ gà, sụp mí, dây thần kinh thị giác bị teo nhỏ. Thậm chí, trẻ còn bị liệt dây thần kinh thanh quản dẫn đến tiếng khóc khàn.

Khi thiếu thiamin mức độ nặng trẻ còn có biểu hiện tim phải to, tim nhanh nhịp ngựa phi, suy tim, phù phổi cấp và nguy cơ tử vong đột ngột.

4 Hậu quả do thiếu thiamin ở trẻ em

Một trong những bệnh lý điển hình của thiếu thiamin gây ra ở trẻ là bệnh Beriberi hay là bệnh tê phù, trong đó chia làm 2 thể là Beriberi ướt hoặc Beriberi khô.

Bệnh Beriberi ướt là bệnh do thiếu thiamin gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và được chia thành các dạng cấp tính và mãn tính. Lúc này tổn thương chủ yếu là ở tim và sự suy giảm nhanh chóng xảy ra do tim không có khả năng duy trì chức năng.

Các triệu chứng của bệnh này gồm có nhịp tim nhanh, huyết áp tâm trương thấp, bệnh cơ tim, phù phổi và tím tái. Bệnh beriberi ướt được đặc trưng bởi nồng độ axit lactic tăng cao. Tình trạng này có thể hồi phục khi truyền thiamine, nếu được điều trị sớm.

Beriberi ướt mãn tính, trẻ bị suy tim có sản lượng cao. Mới đầu, trẻ bị giãn mạch ngoại biên, gây ra suy tim có sản lượng cao. Sau đó, sự tiến triển của giãn mạch dẫn đến mất thể tích tương đối trong thận. Sau đó tiếp theo kích thích hệ thống angiotensin renin tăng khả năng giữ nước và muối. Do đó, làm quá tải chất lỏng dẫn đến phù ngoại biên và tràn dịch phổi.[2]

Lúc này trẻ có biểu hiện nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và đau ngực.

Cần phân biệt với suy tim có sản lượng cao do cường giáp.

Thiếu vitamin B1 gây bệnh lý beriberi.
Thiếu vitamin B1 gây bệnh lý beriberi.

Bệnh Beriberi khô chủ yếu tác động đến hệ thống thần kinh cơ, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện:

  • Viêm đa dây thần kinh và đối xứng, sự tăng dần của hệ thống thần kinh ngoại biên chiếm ưu thế hơn.
  • Các thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó đến thần kinh vận động và thực vật. Thông thường, cảm giác xúc giác bị mất trước tiên, tiếp theo là cảm giác đau và cuối cùng là cảm nhận nhiệt độ.
  • Dị cảm với cường độ cao thường bắt đầu từ các chi dưới và dần dần lên đến các chi trên và khu vực ngoại biên.
  • Các phản xạ gân sâu bị mất, cơ bắp ở chân trở nên đau, và mất phản xạ chân, tay. Nếu không được điều trị, trẻ ngày càng suy yếu, teo cơ bắp, và cuối cùng, tê liệt hoàn toàn xảy ra.

Thiếu thiamin ở trẻ còn có thể khiến trẻ bệnh não với biểu hiện nôn mửa, mất phương hướng, rung giật nhãn cầu và liệt cử động mắt.

Trẻ bị thiếu thiamin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh nhiễm trùng huyết và các tình trạng cấp tính.

5 Điều trị và phòng ngừa thiếu vitamin B1 cho trẻ

Với trẻ bệnh thiếu vitamin B1 thì cho dùng chế phẩm vitamin B1 với liều cao như sau:

Trẻ sơ sinh ban đầu tiêm tĩnh mạch liều từ 25 đến 50 mg một lần, sau đó là 10mg tiêm bắp mỗi ngày một lần. Và rồi, từ tuần sau đó mỗi ngày cho trẻ uống 3 đến 5mg mỗi ngày một lần trong ít nhất 6 tuần.

Với trẻ em thì tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trong tuần đầu tiên mỗi ngày 1 lần với liều 10mg. Sau đó sẽ cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần với liều 3 đến 5mg uống trong ít nhất 6 tuần.

Với thanh thiếu niên, cũng tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 1 lần 100mg tối đa 7 ngày, sau đó uống 10mg mỗi ngày một lần.

Nếu mẹ cho con bú thì dùng vitamin B1 với liều 50mg một lần.

Bổ sung vitamin B1 cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Bổ sung vitamin B1 cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nên điều trị vitamin B1 kết hợp với các vitamin nhóm B khác vì thường cùng thiếu đồng thời.

Cần sử dụng thuốc điều trị thiếu vitamin B1 theo đúng chỉ định của bác sĩ, mẹ không tự ý dùng cho trẻ.

Để tránh trẻ thiếu vitamin B1 gây nguy hiểm tính mạng, các bà mẹ mang thai và sau sinh cần bổ sung vitamin B1 vào bữa ăn của mình. Các thực phẩm cần bổ sung đó là rau, thịt, cá, đậu nành hoặc uống vitamin B1 tổng hợp.

Không sử dụng gạo xát, vo gạo quá kỹ, tránh ẩm mốc. Khi nấu ăn cho trẻ không nấu cơm, ngũ cốc quá kỹ, vì như vậy sẽ làm phân hủy vitamin B1.

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ không được kiêng quá mức, mà phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Nếu cho trẻ ăn dặm thì thức ăn của trẻ cũng phải đủ tất cả dưỡng chất, và không cho trẻ ăn dặm quá sớm, trước 4 tháng tuổi.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ bệnh thiếu vitamin B1 ở trẻ, có biện pháp điều trị và dự phòng hợp lý.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Lauren Panoff, MPH, RD (Ngày đăng: ngày 17 tháng 12 năm 2021). What Is Thiamine Deficiency? All You Need to Know, Healthline. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Simon S Rabinowitz, MD, PhD (Ngày đăng: ngày 4 tháng 10 năm 2018). Pediatric Beriberi, Medscape. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bổ sung vitamin B1 bằng đường tiêm cho trẻ mấy đợt? mỗi đợt bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thiếu vitamin B1 ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thiếu vitamin B1 ở trẻ em: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
    JT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595