1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Thiếu Vitamin A ở trẻ em: dấu hiệu, cách điều trị - phòng ngừa

Thiếu Vitamin A ở trẻ em: dấu hiệu, cách điều trị - phòng ngừa

Thiếu Vitamin A ở trẻ em: dấu hiệu, cách điều trị - phòng ngừa

Trungtamthuoc.com - Vitamin A có vai trò rất quan trọng cho thị lực, đáp ứng miễn dịch, sự phát triển của xương, sinh sản và biệt hóa tế bào. Không chỉ thế, vitamin A cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai và sự điều hòa của gen trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy thiếu vitamin A ở trẻ em có biểu hiện như thế nào?

1 Vitamin A, nguồn gốc và vai trò

1.1 Vitamin A và nguồn gốc

Vitamin A là vitamin tan trong chất béo đầu tiên được tìm thấy và bao gồm một họ các hợp chất retinoids. Vitamin A có hoạt tính sinh học của Retinol - chất được phân lập từ võng mạc.

Về cơ bản, vitamin A có 3 dạng là các retinol, beta carotene và carotenoid. Trong đó retinol là dạng hoạt động mạnh nhất của vitamin A, được tìm thấy chủ yếu trong động vật như gan, sữa, trứng…

Vitamin A
Vitamin A

Beta carotene được gọi là tiền vitamin A, được tìm thấy nhiều trong thực vật, hoa quả màu vàng, xanh như cà rốt, củ cải đường, gấc…

Các Carotenoid thì chứa nhiều liên kết đôi liên hợp, tồn tại dưới dạng tự do rượu hoặc dạng acyl - este béo.[1]

1.2 Vai trò của vitamin A với cơ thể con người

Trong cơ thể con người retinol là chủ yếu, và dạng hoạt động là 11 - cis - retinol. Các protein liên kết với retinol và điều chỉnh sự hấp thu và chuyển hóa của nó. Vitamin A có vai trò rất quan trọng cho thị lực, đáp ứng miễn dịch, sự phát triển của xương, sinh sản và biệt hóa tế bào. Không chỉ thế, vitamin A cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai và sự điều hòa của gen trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó hoạt động như một chất kích hoạt gen, qua phiên mã thụ thể alpha retinoid.

Vitamin A có vai trò rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em
Vitamin A có vai trò rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em

Sau khi ăn, vitamin A được giải phóng cùng protein trong dạ dày. Các este retinyl này sau đó được thủy phân thành retinol trong ruột non, retinol được hấp thu hiệu quả hơn. Carotenoids được phân cắt trong niêm mạc ruột thành các phân tử retinaldehyd, sau đó được khử thành retinol rồi được ester hóa thành este retinyl. Các ester retinyl có nguồn gốc retinoid và carotenoid đi vào máu và đến gan dưới dạng thành phần của các hạt chylomicrons. Trong cơ thể, 50 đến 80% vitamin A được lưu trữ trong gan, được liên kết với protein của tế bào. Phần vitamin A còn lại được lắng đọng vào mô mỡ, phổi và thận dưới dạng ester retinyl, phổ biến nhất là retinyl palmitate.

Vitamin A có thể được huy động từ gan đến ngoại biên nhờr quá trình khử ester của este retinyl. Trong máu, vitamin A liên kết với protein đặc hiệu (RBP), vận chuyển nó dưới dạng phức hợp với transthyretin. Thông qua thụ thể trung gian, retinol được đưa đến các mô ngoại biên dưới dạng phức hợp RBP-transthyretin.

2 Nguyên nhân thiếu vitamin A

Nguyên nhân gây thiếu vitamin A đó là do cung cấp không đủ hoặc do cơ thể kém hấp thu.

Người ra thấy rằng, nguy cơ thiếu vitamin A gia tăng ở những người ăn chay, người nghiện rượu, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo cuộc sống khó khăn.

Thiếu vitamin A do giảm cung cấp, thay đổi chuyển hóa, hoặc tăng nhu cầu. Thường gặp tình trạng này ở trẻ không được cung cấp sữa giàu vitamin A, hay mẹ không đủ sữa, trẻ bị hạn chế ăn chất béo.

Nếu trẻ bị thiếu Kẽm thì sự tổng hợp protein bị suy giảm, ảnh hưởng đến việc vận chuyển retinol bởi RBP từ gan đến tuần hoàn và đến các mô khác. Do đó, nếu cơ thể thiếu cả Sắt và vitamin A thì cần bổ sung đồng thời.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu vitamin A
Trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu vitamin A

Vì vitamin A tan trong chất béo, nên bất kỳ bệnh đường tiêu hóa nào ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất béo cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin A. Trong đó, trẻ có thể bị thiếu vitamin A do bị xơ nang, xuất huyết, suy tụy, bệnh Crohn hoặc ứ mật, hay trẻ đã từng phẫu thuật ruột non.

Ngoài ra, người ta còn nhận thấy rằng trẻ bị bệnh sởi hay thủy đậu thì nhu câu vitamin A của cơ thể cũng tăng cao. Do đó, nếu không được bổ sung đúng cách sẽ khiến trẻ bị thiếu vitamin A.

3 Biểu hiện của trẻ thiếu vitamin A

Khi thiếu vitamin A trẻ sẽ có biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, ăn kém, lâu lớn, da và tóc khô gãy, đồng thời dễ bị rối loạn tiêu hóa và hô hấp.

Vì vitamin A có vai trò rất quan trọng với chức năng mắt nên khi thiếu sẽ có các tổn thương đặc trưng ở mắt tùy theo mức độ như sau:

Dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất của thiếu vitamin A là hiện tượng giảm thị lực khi thiếu ánh sáng hay gọi là quáng gà. Lúc này trẻ thường có biểu hiện nhìn không rõ, khó nhìn rõ đồ vật và đường đi nên dễ bị vấp ngã khi trời chuyển tối. Vì như vậy nên nhiều trẻ nhỏ thường không dám đi lại hay chạy nhảy chơi đùa.

Triệu chứng thứ 2 xảy ra trên mắt là trẻ bị khô kết mạc, không còn bóng ướt như bình thường từ đó trẻ hay có phản xạ chớp mắt, lim dim. Tình trạng này thường xảy ra ở cả hai mắt, kết mạc dày hơn, màu vàng và nhăn nheo, trên lòng trắng của trẻ còn thất những bọt xốp màu trắng.

Triệu chứng thứ 3 của thiếu vitamin A đó là xuất hiện các vệt Bitot. Đây là tập hợp các tế bào biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày lên và bong vảy, nổi lên trên bề mặt kết mạc mắt là các vết màu trắng. Các vết này nhìn như bọt xà phòng trắng, hay bã đậu như hình tam giác, lắng đọng ở rìa mắt phía thái dương.

Biểu hiện nặng hơn của thiếu vitamin A là giác mạch bị khô, mở đục, có cảm giác như màn sương phủ. Lúc này trẻ thấy khó chịu khi ra ánh sáng, chói mắt hay nheo mắt, thậm chí là sợ ánh sáng.[2]

Thiếu vitamin A gây các bệnh lý về mắt
Thiếu vitamin A gây các bệnh lý về mắt

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể có biến chứng loét giác mạc, sẹo giác mạc và khô đáy mắt.

Để chẩn đoán bệnh thiếu vitamin A ở trẻ ta phải kết hợp với định lượng nồng độ vitamin A trong máu.

4 Điều trị thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ

Cần cho trẻ dùng vitamin A với liều điều trị trong các trường hợp sau:

  • Trẻ bị thiếu vitamin có biểu hiện ra các bệnh lý ở mắt như quáng gà, khô kết mạc, khô giác mạc.
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng dẫn đến thiếu vitamin trầm trọng và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Những trẻ thường xuyên tái phát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hay tiết niệu và da do thiếu vitamin A.
  • Hoặc những trẻ sau khi mắc sởi, ho gà, lao bị suy giảm miễn dịch, vì thời gian phát bệnh nhu cầu vitamin A của cơ thể tăng cao dẫn đến thiếu hụt.

Vitamin A được sử dụng cho trẻ với liều dùng tùy thuộc vào lứa tuổi như sau:

Với các bé dưới 1 tuổi, cho bé dùng chế phẩm chứa Retinol palmitate hoặc Retinol acetate với liều 100.000UI uống 3 lần, vào các ngày 1,2,14. Hoặc tiêm bắp chế phẩm retinol acetate với liều mỗi lần 50.000UI, các ngày 1,2, 14 mỗi ngày dùng 1 lần. 

Với các bé trên 1 tuổi dùng vitamin A dạng uống với liều mỗi lần 200.000UI, uống vào các ngày 1,2,14 mỗi ngày 1 lần.

Cho trẻ uống Vitamin A
Cho trẻ uống Vitamin A

Nếu trẻ bị thiếu vitamin A có tổn thương mức độ nhẹ hơn thì dùng vitamin A với liều thấp hơn cũng chế độ ăn nhiều đạm và chất béo. Lúc này có thể cho trẻ dùng vitamin A hàng ngày với liều mỗi ngày từ 5000 đến 10000UI hay mỗi tuần với liều 25.000UI, dùng tối thiểu 1 tháng.

Không cho trẻ dùng quá liều để tránh ngộ độc vitamin A với biến chứng loãng xương, gan to, xơ gan, tăng áp lực nội sọ.[3]

5 Dự phòng thiếu vitamin A cho trẻ

Để trẻ không bị thiếu vitamin dẫn đến các bệnh lý ảnh hưởng đến thị lực và sức đề khỏe của trẻ thì chúng ta cần chú ý như sau:

Các bé có nguy cơ bị thiếu vitamin A thì cho trẻ dùng với liều dự phòng trong 6 tháng với liều cho các bé dưới 6 tháng tuổi là 50.000UI. Cũng như vậy, các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi thì dùng liều gấp đôi lên, còn các bé trên 1 năm tuổi thì dùng với liều 200.000 UI mỗi ngày.

Còn các phụ nữ cho con bú thì trong 2 tháng đầu sau sinh mỗi ngày uống vitamin với liều 200.000UI để bổ sung vitamin A cho trẻ qua sữa mẹ.

Đồng thời cần lưu ý, nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh, cho trẻ ăn dặm đủ dinh dưỡng và giàu vitamin A. Và kết hợp cho trẻ tiêm chủng phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn theo đúng lịch khuyến cáo của cơ sở y tế.

Hàng ngày, đều bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào bữa ăn hàng ngày như gan, thịt bò, gà, trứng, sữa, cà rốt, rau bina…

Bổ sung vitamin A cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày
Bổ sung vitamin A cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày

Cho trẻ bổ sung vitamin A qua trái cây, hoa quả tươi như cam, xoài, đu đủ…

Hy vọng, qua bài viết này bạn đã nắm rõ được vai trò của vitamin và khi thiếu vitamin sẽ gây ảnh hưởng gì cho trẻ để bổ sung kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH (Ngày đăng: ngày 26 tháng 3 năm 2021). Vitamin A, NIH. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Lizzie Streit, MS (Ngày đăng: ngày 2 tháng 6 năm 2018). 8 Signs and Symptoms of Vitamin A Deficiency, Healthline. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: George Ansstas, MD (Ngày đăng: ngày 12 tháng 10 năm 2016). Vitamin A Deficiency Treatment & Management, MedsCape. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633