1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu do cơ thể thiếu khoáng chất sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành huyết sắc tố, vì vậy lượng sắt giảm sẽ làm giảm nồng độ huyết sắc tố trong máu. [1] Thiếu máu thiếu sắt làm giảm hiệu suất làm việc do các cơ phải phụ thuộc vào chuyển hóa yếm khí ở mức độ lớn hơn bình thường. Vậy trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thì điều trị như thế nào?

1 Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu được định nghĩa là huyết sắc tố dưới hai độ lệch chuẩn của giá trị trung bình đối với tuổi và giới tính của bệnh nhân. Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin. Do đó, thiếu máu thiếu sắt thì các tế bào hồng cầu sẽ nhỏ và nhược sắc.

2 Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có thể do cung cấp không đủ, giảm hấp thu hay mất máu.

Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt là do đâu?

Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây thiếu sắt đưa vào cơ thể.

Bình thường sắt được hấp thu vào cơ thể dưới 2 dạng là sắt heme và sắt không heme. Trong đó sắt hem được hấp thu vào cơ thể người tốt hơn. Tuy nhiên, sắt không heme lại chiếm khoảng 90% trong chế độ ăn uống và sự hấp thu của nớ ảnh hưởng nhiều bởi các chất khác. Thịt và axit ascorbic là hai nguồn cung cấp chất sắt có thể hấp thu và Sinh khả dụng khá tốt. Người ra thấy rằng ở những vùng mà người dân có nguồn thức ăn chính là thịt thì tỷ lệ người thiếu máu thiếu sắt ít hơn là khu vực ăn ít thịt.

Chất ức chế hấp thu sắt trong bữa ăn là polyphenol có trong các loại trà, rau và phytate có trong ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên chúng có thể trở thành nguồn cung cấp sắt được hấp thu tốt nếu có thể axit ascorbic như một chất tăng cường.

Chảy máu có thể gây suy giảm sắt. Nếu mất máu đủ, thiếu máu thiếu sắt xảy ra. Một lần mất máu đột ngột sẽ tạo ra chứng thiếu máu hồng cầu. Tủy xương được kích thích để tăng sản xuất huyết sắc tố, do đó làm cạn kiệt chất sắt trong nguồn lưu trữ của cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra do mất chất sắt trong nước tiểu. Nếu một mẫu nước tiểu mới thu được xuất hiện có máu nhưng không chứa tế bào hồng cầu, nghi ngờ có huyết sắc tố.

Thiếu máu thiếu sắt do giảm hấp thu sắt. Giảm tiết axit dịch vị dạ dày kéo dài có thể tạo ra thiếu sắt vì axit là điều kiện cần thiết để giải phóng sắt từ thực phẩm. Sau đó, nó có thể được chelate với chất nhầy và các chất khác để giữ cho nó hòa tan và có sẵn để hấp thụ trong tá tràng.

Phẫu thuật loại bỏ ruột non hoặc bệnh mạn tính, tiêu chảy kéo dài có thể làm giảm hấp thu sắt. Ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật barective, giảm axit dịch vị trong dạ dày sau phẫu thuật làm giảm sự hấp thu sắt. Ngoài ra, bệnh nhân có xu hướng ăn ít thức ăn hơn sau phẫu thuật, thường ít thịt, dẫn đến giảm lượng sắt heme.

Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt có thể gặp ở những trẻ đẻ non, thiếu cân...

3 Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thường thấy mệt mỏi và giảm khả năng thực hiện lao động nặng nhọc, chuột rút chân khi leo cầu thang.

Trong một số trường hợp, trẻ bị thiếu máu có biểu hiện thèm đá, hay Cần Tây lạnh hay các rau lạnh khác để hút hoặc nhai, hoặc không dung nạp lạnh.

Ở các bé này còn thấy thành tích học tập kém đi do trẻ thay đổi hành vi, rối loạn thiếu tập trung do thiếu máu thiếu sắt.

Thậm chí, vì thiếu máu thiếu sắt nên trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng, mắc chứng khó thở với thức ăn đặc, hoặc bệnh phổi, tim trở nên xấu đi.

Khi khám thực thể ở những bé này thấy trẻ sơ sinh bị suy giảm tăng trưởng, móng tay hình thìa, màng nhầy nhợt nhạt. Không những thể lưỡi trẻ bóng loáng do teo các nhú lưỡi, có vết nứt ở khóe miệng. Nếu bệnh tiến triển nặng trẻ có hiện tượng lách to, nhiễm khuẩn. [2]

4 Biến chứng của thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt làm giảm hiệu suất làm việc do các cơ phải phụ thuộc vào chuyển hóa yếm khí ở mức độ lớn hơn bình thường. Sự thay đổi này được cho là do thiếu hụt các enzyme hô hấp có chứa sắt hơn là do thiếu máu.

Thiếu máu nghiêm trọng do bất kỳ nguyên nhân nào có thể gây thiếu oxy và tăng nguy cơ suy mạch vành và thiếu máu cơ tim. Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính chuyển biến nặng hơn.

Viêm dạ dày teo xảy ra trong tình trạng thiếu sắt với sự mất dần dần sự bài tiết axit, pepsin, và yếu tố nội tại và sự phát triển của một kháng thể đối với các tế bào thành dạ dày.

Hiếm khi, thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng có liên quan đến phù nề, tăng áp lực nội sọ

Ngoài ra, tổn thương vĩnh viễn thần kinh có thể gặp ở thai nhi bị thiếu sắt.

5 Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Trong điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cần điều trị càng sớm càng tốt, cần phải đảm bảo tăng huyết sắc tố lên mức bình thường. Trong đó, cần phải tăng lượng sắt vào cơ thể và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ. Bình thường số lượng huyết sắc tố (Hb) ở trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi dao động từ 14 đến 20g/dL.

Điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng cách bổ sung thêm sắt cho trẻ.

5.1 Điều trị cụ thể thiếu máu thiếu sắt

Trước tiên, ta cần bổ sung sắt cho trẻ bằng các chế phẩm muối sắt (II) hay phức hợp sắt III qua đường uống 

Với sắt(II) sulfat chứa 20% sắt nguyên tố, liều điều trị cho trẻ là từ 3 đến 6 mg/kg mỗi ngày, chia làm 3 lần. Liều dự phòng cho trẻ từ 4 tháng trở lên chỉ được nuôi bằng sữa mẹ là 1mg/kg/ngày, dùng đến 6 tháng tuổi. Với các bé từ 6 tháng đến 2 tuổi ở khu vực có tỷ lệ thiếu máu trên 40% có thể dự phòng 10 - 12,5mg/kg mỗi ngày. Còn các bé từ 2 đến dưới 5 tuổi thì liều dự phòng là 30mg mỗi ngày, hoặc các bé từ 5 đến 12 tuổi thì bổ sung liều 30 -60mg. Liều dự phòng dùng trong 3 tháng liên tiếp trong 1 năm. Hoặc có thể sử dụng chế phẩm khác chứa sắt(II) gluconat với liều tương tự như trên.

Hoặc dùng phức hợp sắt (III) Hydroxide Polymaltose với liều mỗi ngày từ 4 đến 6 mg/kg chia làm 3 lần trong ngày, uống từ 6 đến 8 tuần.

Nếu trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thì sau 5 đến 10 ngày điều trị hồng cầu  lưới và hemoglobin tăng lên, trong đó chỉ số Hb tăng 2,5 - 4,0g/ngày. Trên 10 ngày thì chỉ số Hb sẽ tăng thêm 1 đến 1,5g/l mỗi ngày.

Nếu trẻ không thể bổ sung hay hấp thu sắt bằng đường uống thì cho bé dùng chế phẩm tiêm bắp như sau:

  • Dùng dung dịch tiêm phức hợp sắt dextran chứa 50mg Fe trong mỗi ml.
  • Lượng sắt cần bổ sung khi tiêm (ml) tính như sau: [3]

V (ml) = 0,0442 x (Hbbt - Hbbn) x LBW + (0,26 x LBW).

Trong đó:

  • LBW là trọng lượng cơ thể gầy tính theo kg, nếu trẻ có cân nặng từ 5 đến 15kg thì dùng trọng lượng cơ thể thực tế.
  • Hbbt là giá trị huyết sắc tố mong muốn, thường là 12g/dL nếu từ 15kg trở xuống hoặc 14,8 nếu trên 15kg.
  • Hbbn là giá trị huyết sắc tố của trẻ đo được (g/dL).

Có thể cho trẻ tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng dung dịch sắt natri gluconat hoặc phức hợp sắt (III) hydroxide sucrose. Khi dùng phương pháp này sẽ cho kết quả an toàn và hiệu quả hơn so với sắt dextran. Với các bé từ 2 tuổi trở lên và có chạy thận nhân tạo thì dùng với liều 0,5mg/kg mỗi lần, 2 tuần dùng 1 lần, dùng trong 12 tuần. Còn các bé không phụ thuộc lọc máu hay màng bụng thì 4 tuần dùng 1 liều như trên, trong 12 tuần.

Cung cấp sắt qua bữa ăn hàng ngày.

Đồng thời, để tăng khả năng hấp thu sắt thì trẻ cần được bổ sung thêm Vitamin C với liều từ 50 đến 100mg mỗi ngày.

Nếu trẻ có chỉ số Hb từ 40g/l trở xuống, hoặc cần nâng Hb nhanh hay bị thiếu máu nặng biến chứng suy tim thì cần phải truyền máu.

Đồng thời, cần điều trị các bệnh gây thiếu sắt như bệnh đường ruột mạn tính, bệnh gây mất máu mạn tính hay thay đổi chế độ dinh dưỡng.

5.2 Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu thiếu sắt

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ đó là do thiếu cung cấp. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều sắt như:

  • Trứng gia cầm, gan và nội tạng động vật.
  • Các loại thịt, cá hải sản có nhiều sắt như bò, lợn, cua biển, cá thu, tôm…
  • Các loại rau xanh cung cấp sắt từ thực vật như rau cần tây, cải, rau ngót, rau dền...
  • Các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt như: cam, chanh, ổi, Bưởi,...
  • Bổ sung một số thực phẩm cung cấp sắt như: Gạo Lứt, sữa, ngũ cốc, bánh cho người thiếu sắt…
  • Không dùng thực phẩm hạn chế khả năng hấp thu sắt vào cơ thể như chè, cà phê, coca...

5.3 Dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Những trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Trẻ uống sữa ngoài thay sữa mẹ trước 1 tuổi.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không được cung cấp thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi.
  • Trẻ uống sữa công thức không được bổ sung sắt.
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi uống hơn 24 ounce (710 mililit) sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
  • Trẻ em có một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế.
  • Trẻ em đã tiếp xúc với chì.
  • Trẻ em không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt.
  • Trẻ em thừa cân hoặc béo phì.
  • Trẻ em gái ở tuổi vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì cơ thể mất chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt. [4]

Để đề phòng bé bị thiếu máu thiếu sắt, mẹ cần nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu không có sữa mẹ thì phải dùng sữa có bổ sung thêm sắt.

Đồng thời, trong chế độ ăn hàng ngày phải có đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt như trên.

Bổ sung sắt cho bà mẹ mang thai.

Nếu trẻ sinh non hay bị thiếu cân thì cung cấp thêm sắt tùy theo cân nặng như sau:

  • Với các bé từ 2,0 đến 2,5 kg mỗi ngày cần bổ sung thêm 1mg/kg sắt.
  • Với các bé từ 1,5 đến 2,0 kg hàng ngày cần bổ sung thêm 2mg/kg sắt.
  • Với các bé dưới 1kg thể trọng mỗi ngày cần bổ sung thêm 4mg/kg sắt.

Phụ nữ mang thai cần được dùng thêm sắt ở dạng viên nang hỗn hợp có chứa vitamin, Canxi và sắt. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu (huyết sắc tố dưới 11g/dL), hãy sử dụng sắt vào một thời điểm khác trong ngày so với canxi vì canxi ức chế hấp thu sắt.

Nếu trẻ sơ sinh cai sữa sớm và cho ăn sữa bò cần nhiều chất sắt hơn vì nồng độ canxi trong sữa bò cao hơn sẽ ức chế sự hấp thu sắt. Thông thường, trẻ sơ sinh dùng thêm sắt từ ngũ cốc tăng cường.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về thiếu máu thiếu sắt để điều trị cho phù hợp.l

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của gosh.nhs.uk, Anaemia, gosh.nhs.uk. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả:  James L Harper, Iron Deficiency Anemia, Medscape. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Drug.com, Iron Dextran, Drug.com, Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Iron deficiency in children: Prevention tips for parents, Mayoclinic. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Biến chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633