1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thân mạn tính: nguyên nhân và điều trị

Thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thân mạn tính: nguyên nhân và điều trị

Thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thân mạn tính: nguyên nhân và điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh thận mạn là bệnh lý suy giảm cấu trúc và chức năng thân mạn tính. Khi bị bệnh thận mạn như suy thận mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối,... có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây. 

1 Đại cương thiếu máu do bệnh thận mạn

1.1 Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn là gì?

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể giữ vai trò lọc máu. Khi các chức năng thận bị suy giảm, lượng máu lọc được ít đi, gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. 

Thiếu máu ở người bệnh bệnh thận mạn (CKD), bệnh thận giai đoạn cuối, ghép thân là tình trạng hay gặp. Ngoài do chức năng thận suy giảm, nó còn liên quan đến các rổi loạn khác như huyết học, dạ dày ruột, hormone,... Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây thiếu máu trong phần dưới đây. 

Thiếu máu do bệnh thận mạn
Thiếu máu do bệnh thận mạn

1.2 Nguyên nhân gây thiếu máu ở người bệnh thận mạn

Khi bị mắc bệnh thận, cấu trúc và chức năng của thận bị suy giảm, đặc biệt bị suy giảm mạnh và kéo dài khi bệnh nhân đã chuyển qua giai đoạn suy thận mạn tính. Cụ thể là do sản xuất thiếu các chất sau:

1.2.1 Thiếu Erythropoietin (EPO)

Đây là nguyên nhân chủ yếu, EPO là chất kích thích tủy xương tạo máu. Erythropoietin (EPO) khi bình thường có nồng độ từ 3-30 mU/ml, khi hemoglobin (viết tắt Hb) giảm xuống thì EPO tăng lên đến 100 lần. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống nhỏ hơn 30 -40 ml/p, mối tương quan nghịch này bị giảm, con số tỉ lệ dưới 100 lần.

Ngoài ra, thiếu hụt EPO còn gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. 

1.2.2 Thiếu sắt

Người bị suy thận mạn, việc ăn uống kém đi cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt. Thiếu Sắt gây thiếu máu do sắt có vai trò tham gia vào cấu tạo huyết sắc tố Hemoglobin của hồng cầu. Cụ thể, hai trường hợp thiếu sắt như sau: 

Thiếu sắt tuyệt đối: do mất máu, loạn sản mạch máu ruột, chảy máu do ure máu cao, thường xuất phát từ bệnh lý.  

Thiếu sắt tương đối ( thiếu sắt chức năng): sắt trong cơ thể sẽ được lấy từ nguồn dự trữ khi bị thiếu, tuy nhiên bệnh nhân thận mạn cơ thể khó huy động hoặc không huy động được nguồn dự trữ này. [1] 

Thiếu sắt là một trong các nguyên nhân gây thiếu máu
Thiếu sắt là một trong các nguyên nhân gây thiếu máu

1.2.3 Tan máu

Các tế bào hồng cầu bị tăng phá hủy hơn ở người mắc bệnh thận mạn do nhiều nguyên nhân. 

1.2.4 Thiếu dinh dưỡng

Người bị bệnh thận mạn ăn uống thường kém, đây là nguyên nhân gây nên thiếu máu nhưng dễ bị bỏ qua. Các chất dinh dưỡng như vitamin B12, axit folic có vai trò quan trọng trong tạo máu, có hàm lượng cao trong thực phẩm ăn uống. 

2 Thiếu máu gây ra hậu quả gì?

Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn có thể gây nên các bệnh tim mạch do tim phải hoạt động nhiều hơn như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, có thể gây suy tim,...

Ngoài ra, khi bị thiếu máu còn gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, mệt mỏi. Do vậy, những người bị thiếu máu kể cả không phải do nguyên nhân bị bệnh thận mạn nên tìm hiểu và điều trị kịp thời để cải thiện sức khỏe cho bản thân. [2] 

3 Chẩn đoán thiếu máu ở bệnh thận mạn

3.1 Chẩn đoán xác định

 Chẩn đoán thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn dựa vào nồng độ của huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu:

Bệnh nhân trên 15 tuổi: khi Hb <130 g/l ở nam và <120 g/l ở nữ.

Bệnh nhân từ 12-15 tuổi: khi Hb <120 g/l.

Bệnh nhân từ 5-12 tuổi: khi Hb <115 g/l.

Bệnh nhân từ 6 tháng-5 tuổi: Hb <110 g/l.

Nên xét nghiệm Hb và buổi lọc máu giữa tuần do nồng độ Hb có sự khác nhau giữa các thời điểm và bị ảnh hưởng bỏi mỗi lần lọc máu ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo.  

Thiếu máu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Thiếu máu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

3.2 Tần suất đánh giá thiếu máu (đo lường nồng độ Hb máu)

Cần đánh giá tình trạng thiếu máu định kỳ ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn để điều trị dự phòng cho bệnh nhân.

Đối với người bị bệnh thận mạn nhưng không bị thiếu máu:

  • Bệnh thận mạn giai đoạn 3 cần đánh giá ít nhất 1 năm/ 1 lần.
  • Bệnh thận mạn giai đoạn 4-5 cần đánh giá ít nhất 2 lần/ 1 năm.
  • Bệnh thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng: cần đánh giá ít nhất 3 tháng 1 lần. 

Với người bệnh thận mạn bị thiếu máu nhưng không điều trị bằng phương pháp ESA:

  • Bệnh thận mạn không do đái tháo đường và người bệnh lọc màng bụng: ít nhất 3 tháng 1 lần.
  • Ít nhất hàng tháng với người bệnh thận nhân tạo.

3.3 Đánh giá các tình trạng liên quan

Đánh giá sơ bộ bao gồm:

Tế bào máu ngoại vi, ferritin máu.

Đếm tế bào hồng cầu lưới tuyệt đối.

Độ bão hòa transferin(TSAT), nồng độ Vitamin B12Acid Folic.

4 Điều trị bệnh 

4.1 Phương pháp ESAs (Erythropoiesis Stimulating  Agents)

Phương pháp này là phương pháp điều trị thay thế cho phương pháp điều trị Erythropoietin nội sinh do có nhiều ưu điểm hơn. 

Thời điểm: Dùng điều trị khi người bệnh mắc bệnh thận mạn có mức huyết sắc tố Hb 90-100g/l. Cần chẩn đoán các nguyên nhân gây thiếu mác khác và cân nhắc lợi ích - tác hại trên cơ thể bệnh nhân. 

Mục tiêu:  tăng nồng độ Hb lên 115g/l.  Nếu nồng độ Hb>130g/l, ngừng điều trị bằng phương pháp này. 

Liều dùng: Liều dùng dựa vào Hb, cân nặng và tình trạng lâm sàng của người bệnh. Các thuốc: Epoetin alfa, Epoetin beta, Darbeopetin-alfa, CERA. Điều chỉnh liều dựa vào nồng độ Hb, sự thay đổi sau khi dùng thuốc, liều ESAs hiện dùng và tình trạng lâm sàng của người bệnh.

Đường dùng:

Với người bệnh thận nhân tạo: nên dùng đường tiêm, tiêm ESAs dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.

Với người bệnh bệnh thận mạn và người bệnh lọc màng bụng: dùng ESAs đường tiêm dưới da.

4.2 Bổ sung sắt

Như đã nói ở trên, sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Do đó, bổ sung sắt là phương pháp được dùng để điều trị cho người thiếu máu kể cả không do nguyên nhân bệnh thận mạn.Ngoài ra, sắt còn giúp cải thiện các chức năng nhận thức, nâng cao miễn dịch,... cho cơ thể. 

Bổ sung sắt từ thực phẩm cũng là phương pháp an toàn và hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ cho người bệnh.

Thực phẩm giúp bổ sung sắt
Thực phẩm giúp bổ sung sắt

4.3 Bổ sung sắt bằng thuốc

Người bệnh thiếu máu chưa sử dụng ESAs hoặc sắt, có thể dùng sắt tĩnh mạch hoặc dùng sắt uống trong 1-3 tháng.

Lựa chọn đường dùng hợp lý cho người bệnh, giá cả thuốc bổ sung sắt phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân. 

Lưu ý khi bổ sung sắt

Khi  truyền sắt, nên theo dõi người bệnh 60 phút. 

Không dùng sắt truyền tĩnh mạch khi người bệnh đang có nhiễm trùng toàn thân.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Cleveland Clinic (Ngày đăng 23 tháng 7 năm 2018). Anemia of Chronic Disease, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Cleveland Clinic (Ngày đăng 23 tháng 7 năm 2018). Anemia of Chronic Disease, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thiếu máu gây ra hậu quả gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thân mạn tính: nguyên nhân và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thân mạn tính: nguyên nhân và điều trị
    GN
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633