Co thắt thực quản: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Trungtamthuoc.com - Thực quản là một cơ quan thuộc hệ thống tiêu hóa, là ống cơ nối liền giữa miệng và dạ dày. Nó có vai trò đưa thức ăn từ yết hầu vào dạ dày. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi cơ thực quản bị co thắt? Sau đây hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về những triệu chứng và cách điều trị bệnh co thắt thực quản.
1 Co thắt thực quản - Nguyên nhân và phân loại
1.1 Co thắt thực quản là gì?
Co thắt thực quản là bệnh lý xảy ra do rối loạn vận động của cơ trơn thực quản, bao gồm các cơn co thắt không đồng đều, co thắt có thể tự phát hoặc do nuốt gây ra.
1.2 Nguyên nhân gây co thắt thực quản
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ, có một số yếu tố mà người ta nghĩ nhiều đến nó là căn nguyên có thể kể đến như:
- Rối loạn phức hợp hệ thống thần kinh khiến cho hệ thống cơ của thực quản hoạt động không đồng bộ.
- Stress, căng thẳng kèm theo các bệnh lý qua đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản...
- Các bệnh khác như: viêm thực quản hổi lưu, tắc thực quản,...
1.3 Yếu tố nguy cơ
Những đối tượng sau dễ xảy ra bệnh lý co thắt thực quản:
- Phụ nữ.
- Ăn hoặc uống thức ăn nóng hoặc lạnh hoặc chất lỏng.
- Ợ nóng.
- Trào ngược dạ dày thực quản bệnh (GERD).
- Lo lắng.
1.4 Phân loại co thắt thực quản
Co thắt thực quản có thể chia thành 2 loại:
- Co thắt thực quản lan tỏa: Cơn co thắt liên tục trong các cơ thực quản, đi kèm với phản ứng nôn.
- Co thắt thực quản cục bộ (Nutcracker): Cơn đau mạnh trong cơ thực quản nhưng ít gây nôn.[1]
2 Dấu hiệu co thắt thực quản và chẩn đoán
Đau ép vùng ngực, bệnh nhân thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, triệu chứng này có thể nhầm lẫn với bệnh lý đau thắt ngực.
Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt, cảm giác như bị mắc nghẹn trong cổ họng.
Nôn.[2]
Bác sĩ có thể chẩn đoán co thắt thực quản bằng các phương pháp sau:
- X - quang thực quản: Bệnh nhân được cho uống bari để tạo lớp phủ trên bề mặt niêm mạc thực quản rồi chụp X - quang.
- Đánh giá cơ nuốt.
- Nội soi.
3 Điều trị co thắt thực quản
Nếu tình trạng co thắt chỉ thỉnh thoảng mới diễn ra, có thể không cần can thiệp điều trị. Hạn chế tối đa những yếu tố có thể gây nên tình trạng bệnh.
Nếu vấn đề co thắt ảnh hưởng đến việc ăn uống, việc điều trị có thể được chỉ định:
Điều trị các nguyên nhân gây co thắt như:
- Ợ nóng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Điều trị các rối loạn tâm lý cơ bản, chẳng hạn như lo âu hay trầm cảm, cũng có thể giúp làm giảm co thắt thực quản.
Điều trị triệu chứng:
- Thuốc giãn cơ nuốt, có thể bao gồm thuốc Nitrate, như Isosorbide (Isordil), Nifedipine (Procardia), Diltiazem (Cardizem, Tiazac…) hoặc Dicyclomin (Bentyl).
- Có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm kiểm soát cơn đau như Amitripxylin, Imipramine (Tofranil) và Trazodone...
- Hiếm khi phải chỉ định phẫu thuật trong điều trị.[3]
4 Thay đổi thói quen sinh hoạt khi bị nhiễm
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tiến triển của bệnh co thắt thực quản, do đó thay đổi thói quen sinh hoạt là một trong những cách giúp hạn chế tiến triển của căn bệnh này.
Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn; hạn chế tối đa cảm giác ức chế, căng thẳng, cãi vã. Khi ăn cần loại bỏ suy nghĩ sợ hãi bị nghẹn.
Tìm cách kiểm soát căng thẳng. Co thắt thực quản có thể phổ biến hơn hoặc nghiêm trọng hơn khi bị stress. Tìm cách để giảm stress trong cuộc sống hàng ngày, tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày. Một số căng thẳng là không thể tránh khỏi, nên tìm cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng.
Giảm thiểu đồ uống kích thích như rượu, bia, trà đặc vì chúng có thể khiến cơ thực quản co thắt nhiều hơn.
Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt.
Ăn chậm, nhai kỹ để tránh tình trạng khó nuốt.
Chọn thức ăn không nóng cũng không lạnh, nên để thức ăn ấm để chúng hạn chế tác động lên cơ thực quản.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Ahmad Malas, MD (Ngày đăng: ngày 7 tháng 8 năm 2019). Esophageal spasms, Medscape. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: nhân viên phòng khám Mayo (Ngày đăng: ngày 23 tháng 10 năm 2020). Esophageal spasms, Mayo Clinic. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: Neha Pathak, MD (Ngày đăng: ngày 03 tháng 9 năm 2020). Esophageal spasms, WebMD. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.