1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh thấp tim

Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh thấp tim

Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh thấp tim

Trungtamthuoc.com - Bệnh thấp tim là tình trạng van tim bị tổn thương vĩnh viễn do sốt thấp khớp. Tổn thương van tim có thể bắt đầu ngay sau khi nhiễm liên cầu khuẩn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ. Phản ứng miễn dịch gây ra tình trạng viêm trong cơ thể có thể dẫn đến tổn thương van tim. [1]

1 Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim bắt đầu như một cơn đau họng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A) có thể lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác giống như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác. Nhiễm trùng Strep thường gặp nhất ở thời thơ ấu.

Ở một số người, nhiễm trùng strep lặp đi lặp lại khiến hệ thống miễn dịch phản ứng chống lại các mô của cơ thể, bao gồm cả viêm và sẹo van tim. Đây được gọi là sốt thấp khớp. Bệnh thấp tim là hậu quả của tình trạng viêm và sẹo ở van tim do sốt thấp khớp. [2]

Bệnh thường ảnh hưởng đến các van tim, đặc biệt là van hai lá và động mạch chủ. Viêm mãn tính có thể gây hẹp các van dẫn đến giảm lưu lượng máu qua tim hoặc rò rỉ các van khiến máu chảy lệch hướng. Hậu quả của những điều này cuối cùng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh thấp tim

2 Cơ chế bệnh thấp tim

Sốt thấp khớp là tình trạng viêm muộn, biến chứng không viêm do viêm họng do streptococci tán huyết nhóm A.

Sốt thấp khớp xuất phát từ phản ứng miễn dịch qua trung gian và tế bào xảy ra 1-3 tuần sau khi bắt đầu viêm họng do liên cầu khuẩn. Các protein liên cầu khuẩn tìm thấy trong hệ thống miễn dịch đặc biệt là các protein M của vi khuẩn và các kháng nguyên tim như myosin và nội mô van.

Sốt thấp khớp thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi nhưng bệnh thấp tim thường xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành. Các yếu tố môi trường như vệ sinh kém và điều kiện sống đông đúc làm tăng sự lây truyền vi khuẩn gây bệnh thấp khớp.

3 Triệu chứng của bệnh thấp tim

Trước đó 1 đến 2 tuần, người bệnh người bệnh nhiễm liên cầu nhóm da gây viêm họng với triệu chứng toàn thân như: Thân nhiệt tăng nhẹ hoặc cao, mệt mỏi, biếng ăn, ho và tức ngực...

Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm tim phụ thuộc vào các khu vực của tim liên quan, bao gồm màng ngoài tim, cơ tim hoặc van tim.

Người bệnh thấp tim nếu bị viêm van tim nghe thấy tiếng thổi tâm trương ở giữa mỏm, đáy tim bởi tăng cường độ tiếng T3.

Viêm cơ tim trong người bệnh thấp tim thường có biểu hiện như: Nhịp tim nhanh, có ngoại tâm thu nhĩ, thất hoặc không, đôi khi tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm.

Trường hợp viêm màng ngoài tim sẽ nghe tiếng tim mờ, một số có tiếng cọ màng tim.

Người bệnh thấp tim cũng có biểu hiện viêm khớp, đa phần ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn gồm khớp gối, cổ chân - tay, khớp khuỷu. Những bệnh nhân này thường bị đau khi đi lại, vận động bị giới hạn hơn, có thể bị sưng nóng hoặc đỏ. Những bệnh nhân này có đáp ứng tốt với salicylat, nếu khỏi sẽ không có di chứng, không điều trị cũng sẽ lành sau 4 tuần.

Triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương của bệnh thấp tim là hiện tượng múa giật và thường hết sau 4-6 tuần. Không những thế, người bệnh còn có thể có biểu hiện ban vòng màu hồng, không gặp ở mặt, mất sau vài gay hoặc nổi những hạt dưới da, không đau.

Trường hợp bị thấp tim nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị khó thở, ho khan, phù, gan to, nổi tĩnh mạch cổ...

Để chẩn đoán chính xác bệnh thấp tim, ngoài ra người bệnh cần làm xét nghiệm công thức máu, điện tâm đôg, chụp tim phổi, siêu âm tim.

Người bệnh thấp tim có những triệu chứng như thế nào?

4 Điều trị bệnh thấp tim

Quản lý bệnh thấp tim có thể được chia thành phòng ngừa và quản lý lâu dài. Dự phòng tiên phát bệnh thấp tim tập trung vào việc nhận biết nhanh chóng điều trị liên cầu nhóm A để ngăn ngừa sốt thấp khớp cấp tính.

Thuốc tiêm bắp Benzathine penicillin G là loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị viêm họng do liên cầu nhóm A.

Nếu được chẩn đoán là sốt thấp khớp cấp tính, mục tiêu điều trị là ngăn chặn phản ứng viêm để giảm thiểu ảnh hưởng của viêm lên tim và khớp. Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, cách hiệu quả duy nhất để ngăn ngừa tiến triển của bệnh thấp khớp là điều trị dự phòng thứ phát gồm: Tiêm Penicillin cứ sau 3 đến 4 tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A tái phát gây ra đợt sốt tái phát cấp tính, dẫn đến tiến triển của bệnh thấp khớp.[3] [4] [5]

Tạo van tim bóng hai lá qua da là liệu pháp tiêu chuẩn cho người hẹp van hai lá khi không có hồi quy, rối loạn nhịp tim và huyết khối nhĩ trái. Can thiệp phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính trong các trường hợp nặng của bệnh van tim bao gồm thay thế van hoặc sửa chữa.

Nếu bệnh nhân bị suy tim do bệnh van tim, bệnh nhân nên được điều trị nội khoa bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta. Trong đó, thuốc ức chế men chuyển dùng cho những trường hợp suy tim này là Perindopril, Enalapril. Thuốc lợi tiểu thường dùng cho những người bệnh này là Furosemid...

Điều trị và phòng ngừa thấp tim như thế nào?

5 Cách phòng bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nếu phòng bệnh tốt co thể giảm nguy cơ này.

Để phòng ngừa thấp tim, chúng ta cần giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, vệ sinh cá nhân đặc biệt là mũi họng thường xuyên. Đồng thời, luôn luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ, ngực vào mùa đông để tránh viêm họng hay bệnh về đường hô hấp.

Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần phải được thăm khám và điều trị triệt để, đặc biệt nếu có biểu hiện như trên.

Người bệnh đã từng bị thấp tim cần có chế độ tiêm phòng theo đúng hướng dẫn để phòng tránh tái phát và để lại di chứng gây suy tim.

Qua bài viết này, trungtamthuoc.com đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh thấp tim, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của John Hopkinsmedicine, Rheumatic Heart Disease, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, Rheumatic Heart Disease, WHO. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Clarissa Dass; Arun Kanmanthareddy, Rheumatic Heart Disease, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Bo Reményi, Nigel Wilson, Andrew Steer, Beatriz Ferreira, Joseph Kado, Krishna Kumar, John Lawrenson, Graeme Maguire, Eloi Marijon, Mariana Mirabel, Ana Olga Mocumbi, Cleonice Mota, John Paar, Anita Saxena, Janet Scheel, John Stirling, Satupaitea Viali, Vijayalakshmi I. Balekundri, Gavin Wheaton, Liesl Zühlke, and Jonathan Carapetis, World Heart Federation criteria for echocardiographic diagnosis of rheumatic heart disease—an evidence-based guideline, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  5. ^ Tác giả: David A Watkins, Andrea Z Beaton, Jonathan R Carapetis, Ganesan Karthikeyan, Bongani M Mayosi, Rosemary Wyber, Magdi H Yacoub, Liesl J Zühlke, Rheumatic Heart Disease Worldwide: JACC Scientific Expert Panel, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Nguyên nhân gì gây ra thấp tim?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh thấp tim 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh thấp tim
    UP
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy tuyệt vời, tôi sẽ giới thiệu bạn bè đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595