1. Trang chủ
  2. Chấn Thương Chỉnh Hình
  3. Đánh giá chấn thương sọ não dựa vào thang điểm Marshall và Rotterdam

Đánh giá chấn thương sọ não dựa vào thang điểm Marshall và Rotterdam

Đánh giá chấn thương sọ não dựa vào thang điểm Marshall và Rotterdam

Trungtamthuoc.com - Thang điểm CT đánh giá chấn thương sọ não dựa vào hai thang điểm tiên lượng đối với chấn thương sọ não dựa trên phim CT là Rotterdam và Marshall. Cùng tìm hiểu về cách để đo lệch đường giữa (Midline shiftshift), đánh giá sự đè ép bể não nền theo mức độ, tính khối lượng khối choáng chổ trên CTscan.

Bác sĩ: Trần Văn Vũ

Chấn thương sọ não - Ảnh minh họa

1 Thang điểm Marshall

Thang điểm Marshall phân loại chấn thương sọ não
      Loại         Mô tả  Tỉ lệ tử vong
I. Tổn thương lan tỏa
  • Không thấy tổn thương bệnh lý 
 6.4%
II. Tổn thương lan tỏa
  • Đường giữa lệch(MLSa) từ 0 - 5mm
  • Bể não nền vẫn còn thấy
  • Tổn thương tăng hoặc lẫn lộn tỉ trọng tính đượcb ≥ 25cm3, có thể bao gồm nứt xương và dị vật 
 11%
III. Tổn thương lan tỏa (phù)
  • Đường giữa lệch từ 0 - 5mm
  • Bể não nền bị đè ép hoặc bị xóa bỏ hoàn toànc
  • Không có tổn thương tăng hoặc lẫn lộn tỉ trọng tính được ≥ 25cm
  11%
IV. Tổn thương lan tỏa (di lệch nhiều)
  • Đường giữa lệch > 5mm
  • Không có tổn thương tăng hoặc lẩn lộn tỉ trọng tính được ≥ 25 cm3  
  44%
V. Tổn thương choáng chổ đã phẫu thuật
  • Bất kì tổn thương nào của sọ não đã phẫu thuật loại bỏ

  30%

VI.Khối tổn thương không phẫu thuật
  • Khối tổn thương tăng hoặc trộn lẩn tỉ trọng tính được ≥ 25cm
  • Không được phẫu thuật loại bỏ
   34%

 Chú thích:

  • a : “MLS”= midline shift
  • b: Tính khối choáng chổ trên CT
  • c: để đánh giá bể não nền 

2 Thang điểm Rotterdam

Thang điểm Rotterdam trong chấn thương sọ não
                                       Đặc điểm                                                                Điểm
Bể não nền
Bình thường0
Bị đè ép  1
Biến mất2
Đường giữa lệch
0-5mm0
> 5mm1
Khối tổn thương ngoài màng cứng
Không có0
1
Xuất huyết trong não thất hoặc tSAHa 
Không có0
Có 1
Điểm cộng thêmb+1

Chú thích:

  • (a)Traumatic subarachnoid hemorrhage
  • (b)Một điểm được cộng thêm trong tổng điểm để tạo ra một khoảng điểm từ 1 đến 6 để tạo ra sự đồng thuận với thang điểm Marshall nguyên bản
Tỉ lệ tử vong liên quan với tổng điểm trong “thang điểm Roterdam”a
ĐiểmTỉ lệ tử vong ( bao gồm tỉ số thực tế và %)
1  0/36 (0%)
241/600 (6.8%)
3112/733 (16%)
4  121/465 (26%)
5138/261 (53%)
669/114 (61%)
(a) Đây là tỉ lệ tử vong trong vòng 6 tháng.
Chấn thương sọ não - Ảnh minh họa

3 Đo đường giữa như thế nào?

MLS = BPD/2- SP

Hình 58.2: Sự đo lường đường giữa trên mặt phẳng Axial của phim CT không thuốc của não với khối máu tụ dưới màng cứng mạn tính

4 Đánh đè ép bề não nền như thế nào ?

Hình 58.1: Các bể não nền

Tình trạng của bể não nền được đánh giá ở trên mặt phẳng Axial của phim CT scan không thuốc ngang mức thân não (hình 58.1) tại vị trí nó được chia làm 3 cánh tay ( một cành sau (posterior limb) và 2 cành bên (lateral limb))

Các dấu hiệu có thể tìm thấy:

1. Bình thường: Cả 3 cành đều mở 

2. Đè ép 1 phần: 1 hoặc 2 cành bị xóa mờ

3. Biến mất: Cả 3 cành đều bị xóa

5 Thể tích khối choáng chổ được tính như thế nào ?

V = (A*B*C)/2

Trong đó:

  • A, B,C là bề dày, rộng và cao lớn nhất của khối máu
  • A,B,C : tính theo đơn vị cm
  • V tính theo đơn vị cm3

(Cơ sở của cách tính này sẽ được mình trình bày rõ hơn trong một bài viết khác nếu được)

Ảnh chụp X-quang não - Minh họa

6 Tài liệu tham khảo

  • Chinese Journal of Traumatology Volume 19, Issue 1, February 2016, Pages 25-27. A comparative study between Marshall and Rotterdam CT scores in predicting early deaths in patients with traumatic brain injury in a major tertiary care hospital in Nepal.
  • Kate Liesemer, MD,Jay Riva-Cambrin, MD, MSc, Kimberly Statler Bennett, MD, MPH, Susan L. Bratton, MD, MPH, Henry Tran, MD, Ryan R. Metzger, PhD and Tellen D. Bennett, MD, MS reports on Pubmed: Use of Rotterdam CT Scores for Mortality Risk Stratification in Children with Traumatic Brain Injury
  • Jose D. Charry, Jesus D. Falla, Juan D. Ochoa, Miguel A. Pinzón, Jorman H. Tejada, Maria J. Henriquez, Juan Pablo Solano,3 and Camilo Calvache. External Validation of the Rotterdam Computed Tomography Score in the Prediction of Mortality in Severe Traumatic Brain Injury. 2017 August. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5602255/
  • Yazan Abu Omar , Bashar M Attar, Rohit Agrawal, Tejinder Randhawa, Muhammad Majeed, Yanting Wang, Carlos Roberto Simons-Linares, Yuchen Wang. Revised Marshall Score: A New Approach to Stratifying the Severity of Acute Pancreatitis. December,2019. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31286346/

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633