Trẻ khóc đêm phải làm sao? Mẹo trị bằng thần chú cực nhạy
Trungtamthuoc.com - Trong quá trình chăm sóc con, chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã từng thức đêm để dỗ con khóc. Có nhiều nguyên nhân làm trẻ khóc đêm như bụng đói, khó chịu, côn trùng đốt, và thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên việc này lặp lại kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con và cả bố mẹ. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu các mẹo chữa trẻ khóc đêm dễ thực hiện trong bài viết dưới đây.
1 Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm là dấu hiệu bệnh gì?
Hiện tượng khóc về đêm của trẻ thường là biểu hiện sinh lý bình thường, không phải là dấu hiệu của bệnh. Khi trẻ khóc đêm có thể chỉ là cách thể hiện sự khó chịu, trằn trọc, hay giật mình khi mới chớm ngủ. Tuỳ ở độ tuổi tình trạng khóc đêm sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 1 tháng đến 3 tháng, biểu hiện này được gọi là khóc dạ đề, và trẻ sẽ ngừng khóc sau 3 tháng mà không cần điều trị. Còn với trẻ lớn từ 1-3 tuổi, bố mẹ cần quan sát con để nhận biết các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời cho trẻ.
Một vài biểu hiện bất thường ở trẻ khóc đêm:
- Nếu trẻ khóc đêm thường xuyên, kèm theo giật mình, khóc thét, ưỡn người, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài như mỗi ngày khóc 3 giờ vào buổi tối, 1 tuần khóc 3 ngày mà khóc liên tục 3 tuần, thì có thể con đã mắc bệnh lý nào đó. Bố mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Thêm vào đó, trẻ quấy khóc có kèm theo biểu hiện sút cân, bỏ bú, người xanh xao thì phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám kịp thời.
2 Nguyên nhân khóc đêm ở trẻ
Nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định cụ thể, dưới đây là các mối liên hệ có thể dẫn đến hiện tượng trẻ 1 tuổi hay khóc đêm như sau:
- Trẻ bị dị ứng sữa bò: các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ quấy khóc nhiều về đêm. Những bà mẹ mất sữa hay không đủ sữa thì nên nuôi con bằng sữa công thức. Nếu cho trẻ uống sữa bò mà có biểu hiện dị ứng ngay như đỏ miệng, sưng môi hoặc các dấu hiệu dị ứng muộn như nôn ói, ọc sữa, tiêu chảy thì mẹ nên dừng ngay việc cho con dùng sữa bò.
- Trẻ bị đau bụng: khi bé đau bụng thì đầu gối dưới chân của bé sẽ có lại ép vào bụng bé, các cơn đau thường đến vào buổi tối, thông thường khoảng 1h-2h sáng lúc bụng bé rỗng. Trường hợp này nếu con vẫn tăng cân đều thì mẹ cần quá lo lắng, còn ngược lại thì cần quan sát xem con có bị sôi bụng, đi phân nát liên tục không vì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý như mất dung nạp Lactose ở trẻ.
- Trẻ bị còi xương, thiếu vi chất: trẻ thường khóc về đêm khi thiếu các dưỡng chất trong người làm trẻ thiếu năng lượng, mệt mỏi khó chịu. Các vi chất giúp trẻ ngủ ngon là vitamin D, canxi, Kẽm, trong đó Canxi tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, tác động trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Các biểu hiện còi xương như trẻ chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm mặc dù quần áo đã nới lỏng, nhiệt độ phòng bình thường. Như vậy mẹ nên bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ đầy đủ hàng ngày.
- Trẻ bị nghẹt mũi: khi thời tiết đổi mùa hay trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị cảm lạnh, sổ mũi, dẫn tới nghẹt mũi. Khi đó giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, quấy khóc vào ban đêm.
- Trẻ mọc răng: từ 5 tháng tuổi trở lên trẻ sẽ mọc răng, gây ra hiện tượng nứt nướu, sốt, khó chịu cũng làm trẻ hay khóc vào ban đêm.
- Tiếng ồn: những âm thanh lớn vào ban đêm sẽ làm cho trẻ giật mình, hoảng sợ dẫn đến khóc thét ở trẻ.
Bố mẹ cần lưu ý khi trẻ khóc thời gian dài về đêm mà liên tục thì cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3 Nên làm gì khi trẻ khóc nhiều về đêm?
3.1 Loại bỏ nguyên nhân
Khi con quấy khóc thường xuyên, cha mẹ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân vì sao trẻ như vậy. Quan sát biểu hiện của con, nếu có co chân ép bụng có thể là bé đang bị đau bụng, hay toát nhiều mô hôi có thể do con bị nóng, hoăc trẻ khóc chỉ là thức dậy sau mỗi chu kỳ ngủ. Tìm được nguyên nhân cụ thể sẽ khắc phục trẻ khóc đêm nhanh chóng.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mái cho trẻ, thay bỉm thường xuyên cho con cũng giảm sự khó chịu, trẻ sẽ ít khóc về đêm hơn.
3.2 Xây dựng thói quen ngủ cho trẻ
Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ vào một giờ cố định cũng mang giảm tình trạng khóc về đêm của trẻ đáng kể. Cha mẹ có thể thiết lập thói quen này cho con bằng cách:
- Không cho trẻ ngủ nhiều vào ban ngày: bố mẹ cần giới hạn thời gian ngủ ban ngày và buổi trưa của con. Không để con ngủ quá nhiều thì vào tối trẻ sẽ không vào giấc nhanh được, bé trằn trọc, quấy khóc.
- Hoạt động nhẹ vào ban ngày: khuyến khích con vận động vào ban ngày, chọn những hoạt động vui chơi nhẹ nhàng phù hợp độ tuổi con không chỉ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn kích thích trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn.
3.3 Tạo môi trường dễ chịu cho trẻ
Môi trường và không gian ngủ cũng góp phần ảnh hưởng không kém đến giấc ngủ của trẻ. Nếu phòng quá sáng, có nhiều tiếng ồn sẽ làm trẻ khó chịu ,không ngủ sâu giấc, dễ thức dậy bật khóc về đêm.
Phòng con nên giữ ở nhiệt độ nhất định, mát mẻ khoảng dưới 30 độ C, quan sát trẻ để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng các bản nhạc không lời, nhẹ nhàng không những giúp phát triển trí não con mà còn như một cách xoa dịu, an ủi trẻ.
3.4 Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Cha mẹ nên có một chế độ ăn hợp lý cho con, đặc biệt là bữa tối. Quan sát cữ ăn của con từ từ xáy dụng bữa ăn phù hợp nhất, tránh để con quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ. Không để trê ăn quá no trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ, và tránh tình trạng quấy khóc vì đói, bố mẹ nên cho con ăn nhẹ như bú sữa, ăn súp, các loại đồ ăn dễ tiêu.
Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin cũng là giảm tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm. Nên tham khảo ý kiến về cách bổ sung và chế độ ăn hợp lý cho trẻ từ 1-3 tuổi.
3.5 Điều trị bệnh cho trẻ
.Vào thời gian chuyển mùa, trẻ thường bị cảm lạnh, nghẹt mũi, hay khi trẻ mọc răng gây sưng đau cũng làm cho trẻ khóc nhiều về đêm. Ngoài ra khi sử dụng mọi biện pháp mà không thấy hiệu quả thì cần nghĩ tới những bệnh đường hô hấp nguy hiểm trẻ có thể gặp phải như viêm phổi, viêm phế quản, .. những trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện nhi điều trị càng sớm càng tốt.
4 Các cách trị trẻ khóc đêm trong dân gian
4.1 Đắp lá trà xanh
Dân gian không chỉ sử dụng lá Trà Xanh trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ, phương pháp này còn hỗ trợ bé ngủ sâu và ngon giấc hơn. Cách làm an toàn, lành tính được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Dưới đây là cách dùng lá trà xanh chữa khóc đêm ở trẻ, mẹ có thể tham khảo:
- Hái lá trà xanh và rửa sạch: mẹ nên chọn những lá còn xanh, tươi, không quá già và bị côn trùng phá. Cần đảm bảo lá trà không có phun thuốc bảo quản hay chứa các hoá chất vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con. Đem lá đi rửa sạch, ngâm muối 1 lúc rồi mang giã nhuyễn nhẹ nhàng.
- Đắp lá trà lên rối con: giã lá trà đến khi thu được dạng bột nhỏ, mẹ đắp lên rốn bé nhẹ nhàng, rồi dùng khăn quấn lại, giữ lá trà xanh lưu trên vùng rốn. Lá trà xanh có tác dụng làm dịu, mùi thơm của lá cũng làm bé giảm căng thẳng, dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
4.2 Sử dụng gừng tươi
Phương pháp sử dụng Gừng tươi chữa khóc đêm ở trẻ cũng được ứng dụng nhiều trong dân gian và mang lại hiệu quả tích cực. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm là bé bị đau bụng, khó tiêu. Trà gừng có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, hỗ trợ tiêu hoá tốt nên rất giảm thiểu khóc đêm ở trẻ. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị gừng và nguyên liệu cần thiết: rửa sạch khoảng 5g gừng tươi thái nhỏ rồi đem hãm với 15g đường trong nước sôi khoảng 15 phút.
- Đem cho con uống: sau khi đã hàm xong trà gừng, mẹ để nguội đến ấm rồi cho bé uống. Nên cho con uống trong vài ngày, nhưng chỉ 1 cốc nhỏ mỗi ngày.
4.3 Dùng lá trầu không
Trầu Không cũng là dược liệu được dân gian tin dùng chữa khóc đêm ở trẻ. Với thành phần có nhiều polyphenol có tác dụng diệt khuẩn trên da hiệu quả, ngoài ra còn giúp giữ ấm bụng ở trẻ, giảm được sự khó chịu, trẻ bớt quấy khóc hơn. Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: mẹ chọn những lá trầu không già, to khoảng bằng lòng bàn tay đem rửa sạch, để ráo khô. Đem hơ trên bếp nhẹ tạo hơi ấm và kích tiết tinh dầu.
Đặt lá trầu không lên rốn con: đặt lá trầu xung quanh vùng rốn của con, giữ trong vài phút đến khi hết ấm thì bỏ ra. Cách này làm ấm bụng con, tạo cảm giác an ủi, giúp bé ngủ ngon hơn.
5 Mẹo chữa trẻ khóc đêm theo tâm linh
5.1 Thần chú trị trẻ khóc đêm
Một trong những nguyên nhân gây khóc ở trẻ được truyền bá trong dân gian là do có ai đó đang trêu chọc trẻ. Vì vậy người ta tin rằng, để loại bỏ được tà khí cần đọc những câu thần chú mỗi lần trẻ khóc đêm. Khi đó, trẻ sẽ yên tâm ngủ ngon hơn, không quấy khóc nữa. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm truyền miệng trong dân gian không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được điều này nên các mẹ cân nhắc, hoặc chỉ tham khảo sử dụng. Không nên lạm dụng, nếu trẻ lặp lại khóc đêm thường xuyên thì phải đi khám chuyên khoa, loại bỏ những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải.
Trước khi đọc thần chú, mẹ cần chuẩn bị một bếp than nóng, có than đỏ mang lên phòng con. Tạo ra tiếng nổ nhỏ bằng cách rắc ít muối vào bếp. Sau đó thắp nhang và đọc câu thần chú như hình.
Đọc xong thần chú, mẹ ôm con hơ qua bếp than, 7 lần với bé trai và 9 lần với bé gái. Sau đó mẹ tiếp tục cầm bếp than đi vòng quanh phòng con, vừa đi vừa đọc câu thần chú này, từ đó xua đuổi được tà khí, con ngủ ngon, yên giấc hơn.
Với trẻ từ 2 đến 3 tuổi mà gặp hiện tượng khóc đêm thì mẹ nên dùng những câu thần chú đánh vào tâm lý trẻ vì lúc này trẻ đã hiểu được lời cha mẹ. Một vài câu thần chú cha mẹ có thể tham khảo như:
“À ơi, ngủ ngoan con nhé, hôm nay có mẹ ngủ cùng nhé”
“Nếu con ngủ ngoan, ngày mai mẹ mua đồ chơi, kẹo cho con nhé”
“Bố/ mẹ ở đây rồi, ngủ ngoan con nhé, bố/mẹ luôn ở cạnh con”
Những câu thần chú này thực chất là những câu nói an ủi, động viên con, giúp tâm lý con thoải mái hơn, không còn hoảng sợ, lo lắng dễ đi vào giấc ngủ sâu, giảm quấy khóc vào ban đêm.
5.2 Kê giường hợp phong thủy
Một trong những quan niệm tâm linh khác khi trẻ khóc nhiều về đêm là kê giường sai phong thuỷ. Theo các chuyên gia, nên đặt giường con xa tường, chéo góc so với cửa chính vì có thể bị ảnh hưởng bởi năng lượng xung quanh như hơi lạnh ở tường. Ngoài ra không đặt gần cửa sổ và nên có rèm chắn giảm ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt con làm con thức giấc.
5.3 Để tỏi ở đầu giường
Tỏi được sử dụng trong dân gian với quan niệm xua đuổi được tà khí, nên mẹ có thể treo vài củ tỏi hoặc đặt vài tép tỏi dưới gối con khi thấy con khóc nhiều về đêm.
5.4 Không để vật sắc nhọn trong phòng
Ông bà ta thường khuyên rằng để hạn chế khóc đêm ở trẻ, bố mẹ không được để những vật sắc nhọn trang trí trong phòng. Những đồ vật này được xem là không tốt cho sinh khí ở phòng, nặng mùi tà khí và không an toàn cho con. Thay vào đó có thể trang trí ảnh thiên nhiên, động vật gần gũi với trẻ.
6 Một vài câu hỏi thường gặp khi trẻ khóc về đêm
6.1 Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì?
Nguyên nhân có liên quan đến việc quấy khóc ở trẻ lớn từ 1-3 tuổi là do thiếu các chất như canxi, vitamin D, kẽm,... trong đó thiếu canxi sẽ khiến trẻ hay giật mình, khóc thét về đêm nhiều nhất. Đây là thành phần chính cấu tạo nên xương và tham gia dẫn truyền thần kinh tốt hơn, vì vậy khi thiếu chất này trẻ thường xuyên mệt mỏi, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Vitamin D có vai trò hấp thu canxi vào xương nên khi bổ sung canxi cần phải kèm theo cả vitamin D.
6.2 Trẻ khóc đêm bao lâu thì nguy hiểm?
Trẻ khóc về đêm đa số đều không nguy hiểm, trừ khi mẹ thấy những dấu hiệu bất thường sau: khóc kéo dài trên 3 tiếng đồng hồ, con bỏ bú, người sốt, tiêu chảy, nôn ói, bụng sôi. Trẻ mệt mỏi, xanh xao, sút cân thì cần đưa ngay đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị.
7 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Melisa Moore (Ngày đăng tháng 11 năm 2010) Bedtime problems and night wakings: treatment of behavioral insomnia of childhood. Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024
- Tác giả Lisa J Meltzer (Ngày đăng năm 2010) Clinical management of behavioral insomnia of childhood: treatment of bedtime problems and night wakings in young children.PubMed.Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024
- Tác giả Jodi A Mindell và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2006) Behavioral treatment of bedtime problems and night wakings in infants and young children. Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024
- Tác giả chuyên gia WebMD (ngày đăng 06 tháng 12 năm 2023) Night Terrors. PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.