1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Thai trứng (chửa chứng): Định nghĩa, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thai trứng (chửa chứng): Định nghĩa, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thai trứng (chửa chứng): Định nghĩa, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Thai trứng là một các bệnh thường gặp ở phụ nữ đến tuổi sinh sản. Theo thống kê, Việt Nam là một trong các nước có tỉ lệ phụ nữ bị mắc thai trứng khá cao trên thế giới. Vậy thai trứng là gì? Triệu chứng nhận biết như thế nào? Có điều trị được không? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1 Thai trứng là gì?

Thai trứng (chửa trứng) là tình trạng bệnh lý do sự tăng sinh bất thường của lớp tế bào nuôi có trong gai nhau. Chúng biến thành các túi chứa đầy dịch, không thông với nhau nhưng dính lại với nhau thành chùm giống như trứng ếch.

Thai trứng không được coi là một bào thai thực sự nhưng người gặp phải tình trạng này lại có những biểu hiện như người đang mang thai.

Hình ảnh thai trứng
Hình ảnh thai trứng

Thai trứng được phân làm 2 loại, đó là:

  • Thai trứng toàn phần: là sự kết hợp của 1 trứng không chứa thông tin di truyền với 1 tinh trùng bình thường. Do không có hệ thống thông tin di truyền đầy đủ nên nó không thể phát triển thành thai nhi mà thay vào đó là thai trứng.
  • Thai trứng bán phần: là sự kết hợp của 1 trứng với 2 tinh trùng. Tuy có đủ thông tin duy truyền nhưng hợp tử lại không bình thường do đó cũng không thể phát triển thành thai nhi.[1]

Thai trứng thường là u lành tính nhưng cũng mang lại nhiều bất lợi cho sức khỏe của người phụ nữ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thai trứng ác tính, u nguyên bào nuôi,... Và thậm chí là tử vong.

2 Các triệu chứng thường gặp của bệnh

Một số biểu hiện thường gặp ở những người bị thai trứng có thể gần giống với người mang thai bình thường, đó là:

  • Trễ kinh: hầu hết người mang thai đều bị trễ kinh.
  • Rong huyết: triệu chứng này rất phổ biến ở người thai trứng thường xuất hiện sau khi trễ kinh vài tuần. Máu ra ít hoặc nhiều, loãng, kéo dài, có màu sẫm đen, đôi khi là đỏ tươi.
  • Nghén nặng: bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn, người mệt mỏi, đôi khí bị phù, tăng huyết áp và có protein niệu. Dễ chẩn đoán nhầm thành dọa sảy thai.
  • Một số người có tử cung lớn hơn so với thực tế tuổi thai. Đôi khi là nhỏ hơn do trứng thoái triển.
  • Không nghe thấy tiếng tim thai, không sờ thấy các phần của thai khi khám giữa thai kì.
  • Thiếu máu do thiếu Sắt là chủ yếu (chiếm khoảng 54%).
  • Cường giáp với các biểu hiện như tim nhanh, tay run, vã mồ hôi,...
Nghén nặng là một trong các dấu hiệu của thai trứng
Nghén nặng là một trong các dấu hiệu của thai trứng

3 Đối tượng có nguy cơ bị thai trứng

Với mỗi chủng tộc khác nhau, tỷ lệ người bị mắc bệnh thai trứng cũng khác nhau. Theo thống kê, tỉ lệ này ở Mỹ là 1/12000. Trong khi ở nước ta là 1/500.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng khiến nguy cơ mắc bệnh thai trứng tăng lên:

  • Độ tuổi mang thai: phụ nữ mang thai ở tuổi trên 35 hoặc dưới 20 thì nguy cơ bị thai trứng cũng cao hơn so với độ tuổi từ 20 - 35.
  • Tiền sử sản khoa: những người từng bị thai trứng, có tiền sử sảy thai hoặc đã mang thai nhiều lần cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Chế độ dinh dưỡng: những người không chú trọng tới vấn đề dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất, đặc biệt Vitamin A và protein động vật cũng có nguy cơ cao mắc thai trứng.

4 Chẩn đoán bệnh thai trứng

Việc chẩn đoán bệnh thai trứng thông thường sẽ được tiến hành như sau:

  • Thăm hỏi các dấu hiệu bệnh.
  • Khám bụng dưới và âm đạo.
  • Xét nghiệm beta-HCG tăng cao.
  • Xét nghiệm FT3, FT4 tăng (bệnh nhân bị cường giáp).
  • Siêu âm thấy hình ảnh như chùm nho.[2]

5 Điều trị bệnh

Khi có dấu hiệu thai trứng, sản phụ nên đến khám chuyên khoa để kịp thời phát hiện và được điều trị triệt để, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

5.1 Chuẩn bị trước khi điều trị

Làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, điện giải, chức năng gan thận, tuyến giáp, X-quang tim phổi.

Tư vấn tình trạng bệnh, phương pháp chữa trị cho người bệnh và người nhà.

Khám chuyên khoa các bệnh đi kèm để có biện pháp điều trị cụ thể không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Xét nghiệm tiền hóa trị một ngày trước khi bắt đầu điều trị.

5.2 Các cách điều trị bệnh

5.2.1 Hút nạo buồng tử cung

Gây mê hoặc tiền mê. Truyền Glucose 5% hoặc Lactat Ringer hoặc Natri clorua 0,9% theo đường tĩnh mạch.

Nong cổ tử cung đến số 8-12, hút thai trứng bằng ống Karman 1 hoặc 2 van.

Truyền tĩnh mạch Oxytocin để co hồi tử cung.

Lấy bệnh phẩm xét nghiệm mô học.

Sử dụng kháng sinh: Doxycyclin hoặc Cephalexin trong 5 ngày.

Theo dõi sau hút nạo, nếu sau 3 ngày khám lại thấy tử cung còn to do còn mô trứng hay ứ dịch thì phải nạo lại.

Hút nạo buồng tử cung
Hút nạo buồng tử cung

5.2.2 Cắt tử cung

Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị thai trứng ác tính, bệnh nhân bị chảy máu tử cung nặng không cầm được, bệnh nhân đã sinh đủ con hoặc trên 40 tuổi.

5.2.3 Hóa trị dự phòng với thai trứng nguy cơ cao

Liều đơn hóa trị 1 đợt duy nhất thông thường là:

  • Tiêm 4 liều Methotrexate 1mg/kg cách mỗi ngày.
  • Dùng Acid Folinic 0,1mg/kg sau mỗi 24 giờ tiêm Methotrexate.

Với người men gan cao:

  • Tiêm tĩnh mạch 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày liều 1,25mg/m2 Actinomycin D.

Những người không có điều kiện ở bệnh viện dài ngày: 

  • Tiêm bắp 5 ngày liều Methotrexate 0,4mg/kg.

Lưu ý: không sử dụng hóa trị nếu bệnh nhân có bạch cầu dưới 3000/mm3, bạch cầu đa nhân trung tính dưới 1500/mm3, tiểu cầu dưới 100000/mm3 hoặc chỉ số men gan SGOT, SGPT trên 100 UI/L.

Tác dụng phụ của hóa trị có thể gặp phải là: hiễm độc huyết học và tủy xương, nhiễm độc đường tiêu hóa, nhiễm độc da và gan. Với mỗi trường hợp sẽ có cách khắc phục riêng cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

5.3 Theo dõi tình trạng bệnh nhân sau điều trị

Theo dõi chỉ số beta-hCG để xác định thai trứng đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa. Thực hiện 2 tuần một lần trong vòng 3 tháng đầu hoặc cho đến khi nồng độ beta-hCG dưới 5mIU/ml 3 lần.

Theo dõi chỉ số beta-hCG
Theo dõi chỉ số beta-hCG

Theo dõi sự co hồi tử cung, kích thước nang hoàng tuyết, tình trạng ra huyết ở âm đạo và kinh nguyệt.

Sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 1 năm sau khi điều trị như: sử dụng viên uống tránh thai phối hợp (nếu không có chống chỉ định), bao Cao Su, triệt sản.

Khi bệnh nhân đạt các tiêu chuẩn beta-hCG dưới 5mIU/ml 3 lần, tử cung bình thường, không có di căn thì sẽ được xuất viện.[3]

5.4 Theo dõi tình trạng bệnh sau xuất viện

Kiểm tra nồng độ beta-hCG 1 tháng/lần trong 6 tháng đầu, giảm xuống 2 tháng/lần trong 6 tháng tiếp theo và 3 tháng/lần trong vòng 12 tháng sau đó.

Theo dõi trong ít nhất trong 6 tháng nếu thai trứng nguy cơ thấp và 12 tháng với thai trứng nguy cơ cao.

Sau thời gian 1 năm khi nồng độ beta-hCG về mức bình thường, người bệnh có thể có thai trở lại. Tuy nhiên khi có dấu hiệu mang thai cần đi khám ngay để đề phòng tái phát bệnh.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh thai trứng. Hy vọng bài viết đã cũng cấp cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của MedlinePlus (Ngày đăng: ngày 2 tháng 11 năm 2021). Hydatidiform mole, MedlinePlus. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Lisa E Moore, MD (Ngày đăng: ngày 8 tháng 4 năm 2021). Hydatidiform Mole, Medscape. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Sassan Ghassemzadeh, Fabiola Farci, Michael Kang (Ngày đăng: ngày 17 tháng 6 năm 2021). Hydatidiform Mole, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa bệnh thai trứng như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Thai trứng (chửa chứng): Định nghĩa, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Thai trứng (chửa chứng): Định nghĩa, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
    TV
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633