1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Thai quá ngày sinh: dấu hiệu, cách xử trí và biện pháp dự phòng

Thai quá ngày sinh: dấu hiệu, cách xử trí và biện pháp dự phòng

Thai quá ngày sinh: dấu hiệu, cách xử trí và biện pháp dự phòng

Trungtamthuoc.com - Hầu hết, trẻ sơ sinh đều không chào đời vào đúng ngày dự sinh. Bên cạnh việc sinh non khiến sức khỏe của cả mẹ và bé thì việc thai quá ngày sinh cũng có những ảnh hưởng không hề nhỏ nếu không xử trí kịp thời. Hãy tìm hiểu về tình trạng thai quá ngày sinh và cách xử trí qua bài viết sau!

1 Khái niệm thai quá ngày sinh

Thời gian mang thai được tính từ ngày đầu tiên sau khi sản phụ hết lần kinh nguyệt cuối cùng. Trung bình là khoảng 280 ngày ngày hoặc 40 tuần.

Thai quá ngày sinh là những trường hợp thai kéo dài quá 42 tuần hoặc quá 294 ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.[1]

Mang thai quá ngày mà chưa chuyển dạ có rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên thì trường hợp này khá ít người gặp phải.

Các nguyên nhân khiến sản phụ mang thai quá ngày dự sinh thường là mang thai con đầu lòng, bà bầu bị béo phì,... 

Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai

2 Nguy cơ có thể gặp khi thai quá ngày sinh

Việc mang thai quá ngày sinh có thể gặp một số rủi ro sau:

  • Thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến khó đẻ.
  • Lượng nước ối có thể bị cạn dần khiến việc sinh thường khó khăn hơn.
  • Có phân trong phổi của thai nhi khiến trẻ bị khó thở sau sinh.
  • Nguy hiểm nhất là tình trạng thai chết lưu

Những rủi ro khác có thể gặp là khả năng cao thai phụ sẽ phải sinh mổ thay vì sinh thường. Nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cũng cao hơn so với những người sinh đúng thời gian dự tính.

3 Chẩn đoán thai quá ngày sinh

Việc chẩn đoán thai nhi quá ngày sinh dựa vào các chỉ tiêu sau:

Tuổi thai: tuổi thai quá 42 tuần tính từ ngày đầu của kinh nguyệt cuối cùng. Áp dụng với trường hợp vòng kinh bình thường và người mẹ nhớ được chính xác chu kì kinh nguyệt của mình.

Siêu âm để xác định tuổi thai. Thực hiện trước khi thai khoảng dưới 20 tuần tuổi nếu chu kì kinh nguyệt của người mẹ không đều hoặc không nhớ chính xác ngày đầu kì kinh.

Xác định tình trạng thai nhi và phần phụ thai (nước ối, rau thai,...)

Siêu âm giúp xác định tuổi thai
Siêu âm giúp xác định tuổi thai

Bác sĩ có thể chỉ định thai phụ làm một số xét nghiệm sau:

Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Phương pháp này giúp theo dõi nhịp tim thai và tần số góc của tử cung.

  • Thử nghiệm Non-stress Test: Đo nhịp tim của thai trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 20 phút). Nếu kết quả xấu có nghĩa là thai nhi không khỏe mạnh và cần làm thêm các xét nghiệm khác để kết luận tình trạng thai quá ngày sinh.
  • Trắc đồ sinh vật lý (BPP): Là bản trắc nghiệm liên quan đến nhịp tim, hơi thở, chuyển động và trương lực cơ của thai. 
  • Xét nghiệm CST: Theo dõi đáp án của tim thai với các cơn gò tử cung.

4 Cách xử trí 

Nếu quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, bà bầu nên nhập viện để làm các xét nghiệm xác định xem thai nhi đã trưởng thành hay chưa? Sức khỏe của thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Thai phụ sẽ được theo dõi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Sau đó, các bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện các biện pháp giục sinh để tránh ảnh hưởng lớn tới cả thai và người mẹ.

Việc gây chuyển dạ nên thực hiện khi thai nhi đang nằm trong 41 tuần, không nên chờ đến 42 tuần.

Gây chuyển dạ nên thực hiện khi thai nhi đang nằm trong 41 tuần
Gây chuyển dạ nên thực hiện khi thai nhi đang nằm trong 41 tuần

Nếu cố tử cung bình thường thì gây chuyển dạ bằng cách bấm ối và truyền tĩnh mạch oxytocin để tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ. Cần chú ý theo dõi liều lượng oxytocin cẩn thận.

Nếu cổ tử cung không thuận lợi cần dùng cách làm chín mồi tử cung bằng các cách sau:

  • Dùng Prostaglandin dạng gel đặt vào ống cổ tử cung, liều dùng là 2,5ml. Nếu 6-12 tiếng sau mà cổ tử cung vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến thì đặt tiếp liều thứ 2.
  • Làm giãn cổ tử cung bằng cách nong cổ tử cung bằng ngón tay hoặc đặt một quả bóng nhỏ vào cuối cổ tử cung và bơm nước vào đó đến khi bóng căng. Điều này gây ra áp lực giúp cổ tử cung mở ra. Tạo sự khởi đầu cho một cuộc chuyển dạ.[2]

Thai quá ngày sinh có nguy cơ cao bị suy thai trong quá trình chuyển dạ, do đó cần phải theo dõi bằng monitor để phát hiện sớm và kịp thời xử trí nếu gặp phải tình trạng này.

Trường hợp thai quá to, sản phụ không thể sinh thường, suy thai, nước ối giảm,... bác sĩ có thể quyết định mổ lấy thai.

5 Dự phòng thai quá ngày sinh

Để dự phòng thai quá ngày sinh mẹ bầu cần:

  • Ghi chép ngày hành kinh hằng tháng để nhớ rõ ngày kinh đầu tiên của kì kinh cuối cùng.
Ghi chép chu kì kinh nguyệt
Ghi chép chu kì kinh nguyệt
  • Với những người chu kì kinh nguyệt không đều, cần đi khám thai sớm và khám thai định kì để xác định tuổi thai chính xác.
  • Nếu quá ngày dự sinh một tuần mà vẫn chưa chuyển dạ, phải đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Valinda Riggins Nwadike, MD, MPH (Ngày đăng: ngày 16 tháng 6 năm 2020). What You Should Know About Your Overdue Baby, Healthline. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NCBI (Ngày đăng: ngày 22 tháng 3 năm 2018). Pregnancy and birth: When your baby’s due date has passed, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633